Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ,
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua đã có nhiều chuyển
biến mạnh mẽ. Các kết quả giám sát nhiều khi không được phản ánh
một cách cụ thể song đã có những ảnh hưởng tích cực vào sự phát
triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, đặt trong điều kiện yêu cầu đổi mới đất nước hiện nay,
hiệu quả giám sát HĐND huyện nhìn chung vẫn còn thấp. Vì vậy,
cần nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân yếu kém và giải pháp phù
hợp trong hoạt động giám sát của Hội đồng để sớm khắc phục hạn
chế trên. Các kết quả giám sát đã phản ánh một cách cụ thể song đã
có những ảnh hưởng tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn
định an ninh chính trị trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, đặt trong điều
kiện yêu cầu đổi mới đất nước hiện nay, hiệu quả giám sát HĐND
huyện nhìn chung vẫn còn thấp. Vì vậy, cần nghiên cứu tìm ra những
nguyên nhân yếu kém và giải pháp phù hợp trong hoạt động giám sát
của Hội đồng để sớm khắc phục hạn chế trên.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giám sát, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế ở
nhiều mức độ khác nhau trên các lĩnh vực khác nhau. Những tồn tại,
3
hạn chế đó có cả nguyên nhân khách quan từ thể chế và chủ quan từ
chính bản thân năng lực của Hội đồng nhân dân và bộ máy giúp việc
vẫn còn có những khoảng cách nhất định so với yêu cầu. Trong khi
đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân nói chung ở địa phương
cũng chưa ý thức đầy đủ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình
đối với hoạt động giám sát của HĐND. Nội dung một số cuộc giám
sát chưa tập trung, chọn đối tượng giám sát chưa phù hợp; hình thức
giám sát chủ yếu chỉ nghe báo cáo bằng văn bản, thiếu khảo sát, kiểm
tra thực tế; thời gian giám sát quá ít nên khó phát hiện được vấn đề;
chưa thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng xem
xét, giải quyết các kết luận sau giám sát; việc mời chuyên gia trên các
lĩnh vực được giám sát để tham gia các buổi làm việc còn rất hạn
chế; một số đối tượng được giám sát còn có biểu hiện cho rằng giám
sát là tìm khuyết điểm, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành
của các cơ quan liên quan; chưa có quy định cụ thể các chế tài cần
thiết đối với hành vi không thực hiện các kết luận, kiến nghị qua
giám sát.... Tất cả những điều này đã hạn chế đáng kể đến hiệu lực và
hiệu quả của quá trình giám sát của HĐND huyện Cần Giờ, thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Đó là lý do tác giả chọn đề tài
“Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ, thành
phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài:
Giám sát và vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát
của các cơ quan dân cử ở nước ta được đề cập nhiều trên các sách
báo, tạp chí, các diễn đàn khoa học. Nghiên cứu hoạt động giám sát
4
của HĐND nói chung và HĐND cấp huyện nói riêng đã được nhiều
đề tài tiếp cận. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu sau đây:
- Bàn về tính chất của HĐND trong điều kiện cải cách bộ
máy nhà nước hiện nay, PGS.TS Bùi Xuân Đức, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, 12/2003.
- Tổ chức và hoạt động của các ban của HĐND, Trương Đắc
Linh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2003.
- Về đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp nhiệm
kỳ 20042009, Đinh Ngọc Quang, Tạp chí Quản lý nhà nước, số
2/2005.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND thành
phố Hà Nội, Bùi Huyền Mai, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà
nước và pháp luật, 2004.
- Năng lực thực hiện chức năng giám sát của HĐND huyện
Hải Dương đối với quản lý hành chính nhà nước về đất đai, Luận văn
thạc sĩ Luật học, Phạm Quang Hưng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2007.
- PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn “Nhân bầu cử Quốc hội và bầu
cử HĐND các cấp, suy nghỉ về vấn đề tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân”, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 3/2011.
- Cao Thị Bích Lan “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
giám sát của Hội đồng nhân dân từ thực tiễn hoạt động của HĐND
Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Hành chính công,
Học viện Hành chính quốc gia Hà Nội, 2005.
5
- Nguyễn Sỹ Tháng “Nâng cao năng lực giám sát của HĐND
thành phố Hà Nội trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường”,
Luận văn thạc sĩ Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia
TP.HCM, 2004.
- Trần Thị Sáu “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
huyện Huyện”, Luận văn thạc sĩ Hành chính công, Học viện Hành
chính quốc gia TP.HCM, 2017.
Các công trình nêu trên chủ yếu tiếp cận HĐND từ góc độ tổ
chức và hoạt động một cách chung chung, còn về chức năng giám sát
của HĐND chỉ khai thác ở khía cạnh nâng cao hiệu lực. Hoạt động
giám sát của HĐND cấp huyện đã có nhiều vấn đề mới được đặt ra cả
về lý luận và thực tiễn, nhưng chưa nhiều các công trình khoa học
nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và đầy đủ, nhất là ở một
địa bàn cụ thể như giám sát của HĐND huyện Cần Giờ, thành phố
Hồ Chí Minh đối với UBND huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí
Minh. Các kết quả nghiên cứu này sẽ là nguồn tư liệu quan trọng cho
việc nghiên cứu hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
trên một địa bàn cụ thể ở Cần Giờ với tính chất là một đề tài độc lập
đi sâu nghiên cứu thực tiễn, để đánh giá mặt được, mặt chưa được
qua đó đưa ra được những giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm tăng
cường hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND huyện Cần Giờ, thành
phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
6
Trên cơ sở hệ thống và làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động
giám sát của HĐND cấp huyện nói chung và thực tiễn hoạt động
giám sát của HĐND huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, luận
văn đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của HĐND
huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Với mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở lý luận về vị trí, chức năng của HĐND; làm
rõ khái niệm giám sát; phân tích đặc điểm, nội dung và hình thức
giám sát của HĐND cấp huyện cũng như các yếu tố ảnh hưởng và
các điều kiện bảo đảm hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện.
- Làm sáng tỏ thực trạng hoạt động giám sát của HĐND
huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay để tìm ra ưu điểm,
hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế.
- Từ các cơ sở trên, đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm
hoạt động giám sát của HĐND huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí
Minh trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động giám sát của HĐND huyện Cần Giờ, Thành phố
Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2021.
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ
Chí Minh.
7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về Nhà nước kiểu mới, HĐND, chức năng giám sát của
HĐND.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, luận văn dựa trên một số phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh, thống kê, khảo sát, thực tiễn để làm sáng tỏ những nội dung cần
nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng và kế thừa thành quả của
một số công trình nghiên cứu, bài viết, báo cáo và các tài liệu liên
quan khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Việc nghiên cứu luận văn sẽ cung cấp cơ sở phương pháp
luận giúp cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước nhìn nhận
đúng đắn tầm quan trọng, vai trò vị trí của hoạt động giám sát của
HĐND cấp huyện trong việc kiểm soát thực thi quyền lực nhà nước ở
địa phương.
- Góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của
HĐND huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần cho Nhân dân.
- Đặt ra những vấn đề mới, tiếp tục nghiên cứu góp phần
hoàn thiện phương thức tổ chức và hoạt động, bảo đảm thực quyền
của HĐND.
8
- Luận văn có giá trị làm tài liệu tham khảo, vận dụng vào
hoạt động thực tiễn của HĐND các cấp, góp phần nâng cao trình độ
chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách
trong các cơ quan chuyên môn của HĐND.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục (bảng, biểu....), luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về hoạt động giám sát của Hội
đồng nhân dân huyện.
Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm hoạt động
giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Chƣơng 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
1.1. Quan niệm về giám sát và hoạt động giám sát của Hội
đồng nhân dân huyện
1.1.1. Nhận thức chung về giám sát
Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu: Giám sát là sự theo
dõi, quan sát, kiểm tra hoạt động của chủ thể có quyền đối với chủ
9
thể khác để biết được đối tượng bị giám sát có thực thi đúng, đủ theo
quy định hay không và quy định về hành vi đối tượng giám sát phải
và được làm có phù hợp với điều kiện thực tiễn hay không và làm rõ
được nguyên nhân của sự vi phạm, sự không phù hợp này.
1.1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
- Vị trí, vai trò và chức năng của Hội đồng nhân dân huyện
trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước
Trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam, HĐND huyện là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương trực
tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ nhân
dân ở địa phương đó. HĐND có quyền quyết định những vấn đề quan
trọng của địa phương theo quy định pháp luật.
- Khái niệm và đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân huyện
Ngày 20/11/2015, Quốc hội khoá XIII đã ban hành Luật
Giám sát của Quốc hội và HĐND nhằm cụ thể hoá hoạt động giám
sát của Quốc hội và HĐND các cấp mà trước đó chỉ có Luật giám sát
của Quốc hội. Trên cơ sở đó hoạt động giám sát của HĐND sẽ được
tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn do pháp luật quy định. Giám sát của HĐND bao gồm: Giám sát
của HĐND tại kỳ họp; giám sát của TTHĐND; giám sát của các ban
HĐND và giám sát của Tổ đại biểu, đại biểu HĐND.
- Vai trò của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
huyện
- Đảm bảo cho HĐND thật sự là cơ quan đại diện của nhân
10
dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
- Bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật được tuân thủ thống
nhất, nghiêm chỉnh trên phạm vi địa phương và bảo đảm việc thực
hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân
- Góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội
đồng nhân dân nói riêng và của bộ máy nhà nước ở địa phương nói
chung
1.1.2. Nội dung hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
huyện
- Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
huyện
- Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân
dân, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện
- Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân
huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện khi phát hiện có
dấu hiệu trái với Hiến pháp, pháp luật
- Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết Trong quá
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, khi xét thấy cần thiết
phải xác minh, làm rõ, hoặc muốn biết một số thông tin cụ thể trong
quá trình hoạt động của các đối tượng chịu giám sát thì HĐND thành
lập Đoàn giám sát.
11
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng
nhân dân bầu
1.2. Các yêu cầu và các yếu tố bảo đảm hoạt động giám
sát của Hội đồng nhân dân huyện
1.2.1. Các yêu cầu đối với hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân huyện
Thứ nhất, hoạt động giám sát của HĐND huyện phải được
tiến hành theo đúng quy định của pháp luật và phải đảm bảo tôn
trọng sự thật khách quan.
Thứ hai, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với một chương trình, kế
hoạch hợp lý và không cản trở hoạt động bình thường của đối tượng
chịu sự giám sát.
Thứ ba, hoạt động giám sát của HĐND huyện phải đảm bảo
mọi hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng chịu sự giám sát phải
được phát hiện chính xác và kịp thời.
Thứ tư, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân mang tính
thực tế.
Thứ năm, đảm bảo sự phối hợp hợp lý với hoạt động thanh
tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị xã hội nhằm tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo.
1.2.2. Các yếu tố bảo đảm hoạt động giám sát của Hội
đồng nhân dân huyện
- Yếu tố chính trị
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi.
12
Điều đó đã được khẳng định trong suốt chặng đường lịch sử đấu
tranh cách mạng, giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc.
- Yếu tố pháp lý
Các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND có vai trò
tạo cơ sở pháp lý cho HĐND cấp huyện trong việc thực hiện quyền
năng giám sát của mình.
- Yếu tố tổ chức, bộ máy và nguồn nhân lực
Muốn đảm bảo hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp
huyện đòi hỏi phải có một bộ máy đủ khả năng thực hiện một cách
tốt nhất chức năng giám sát. Bất kỳ cơ quan nào nếu có một tổ chức
hợp lý và đồng bộ sẽ tạo nên guồng máy làm việc nhịp nhàng, hiệu
quả công việc sẽ cao hơn.
- Yếu tố kinh tế
Khi nói tới hiệu quả của bất kỳ hoạt động nào nói chung và
giám sát nói riêng đòi hỏi phải tính đến mức đầu tư, chi phí hợp lý,
tối ưu. Vì thế, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của
HĐND huyện cần phải đầu tư chi phí và điều kiện vật chất cho hoạt
động giám sát.
Tiểu kết chƣơng 1
Giám sát là một trong những chức năng của HĐND. Thực
tiễn hoạt động của HĐND trong những năm qua cho thấy, HĐND đã
có nhiều cố gắng để tăng cường công tác giám sát việc thi hành Hiến
Pháp, Luật và các Nghị quyết của HĐND. Kết quả hoạt động giám
sát của HĐND đã có tác dụng tích cực trong việc giải quyết các vấn
13
đề bức xúc ở địa phương. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của HĐND
vẫn chưa thường xuyên, hiệu quả giám sát còn hạn chế, một số kiến
nghị của HĐND chưa được các cơ quan hữu quan thực hiện nghiêm
túc và kịp thời.
Giám sát của HĐND huyện đảm bảo cho việc quyết định các
nhiệm vụ trọng yếu của HĐND sát đúng với thực tế, theo đúng mục
tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thông qua giám sát, kịp thời điều chỉnh các giải pháp phát triển kinh
tế - xã hội đã được HĐND quyết định phù hợp với thực tế địa
phương.
14
Chương 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về tổ chức bộ máy Hội đồng nhân dân
huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Về đại biểu và cơ cấu đại biểu
Ngày 22 tháng 5 năm 2016, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội
(khóa XIV) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp diễn ra
thành công tốt đẹp, cử tri huyện Cần Giờ đã bầu ra 30 đại biểu
HĐND cấp huyện, tổ chức bộ máy HĐND huyện khóa X nhiệm kỳ
2016 - 2021 được tái lập và đi vào hoạt động kể từ ngày 01 tháng 7
năm 2016.
2.1.2. Tổ chức của HĐND huyện Cần Giờ, thành phố Hồ
Chí Minh
- Thường trực HĐND huyện có 03 thành viên: Chủ tịch do Bí
thư Huyện ủy kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch Thường trực (Ủy viên Ban
thường vụ Huyện ủy) hoạt động chuyên trách, Phó Chủ tịch (Huyện
ủy viên) hoạt động chuyên trách.
- Các Ban của HĐND huyện gồm: Ban Kinh tế - Xã hội và
Ban Pháp chế.
- Các Tổ đại biểu HĐND huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí
Minh: gồm 07 tổ đại biểu tại 07 xã, thị trấn.
2.2. Kết quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
15
2.2.1. Về hoạt động giám sát tại kỳ họp
Chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát tại kỳ họp của Hội
đồng nhân dân được quan tâm thực hiện thông qua việc xem xét các
báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân huyện, các cơ quan tư pháp, báo cáo về kinh tế - xã hội, thực
hiện ngân sách Nhà nước, quyết toán ngân sách Nhà nước của huyện.
2.2.2. Về hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp, giám sát
chuyên đề
Hội đồng nhân dân huyện tăng cường hoạt động giám sát
chuyên đề trên cơ sở đề nghị của các Ban Hội đồng nhân dân, đại
biểu Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
huyện và kiến nghị của cử tri;
2.3. Đánh giá chung về hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân
Các nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện được ban hành
đảm bảo đúng pháp luật, sát với thực tiễn và có tính khả thi cao, huy
động nguồn lực, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa
phương, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và
nâng cao đời sống nhân dân. Việc nâng cao chất lượng hoạt động
giám sát của Hội đồng nhân dân đã góp phần quan trọng trong việc
giải quyết các vấn đề bức xúc ở địa phương. Công tác tiếp xúc cử tri,
tiếp công dân và giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri, khiếu nại tố cáo
của công dân được tăng cường và đem lại hiệu quả tích cực. Quan hệ
16
giữa đại biểu dân cử với cử tri được cải thiện, niềm tin của cử tri đối
với Đảng, Nhà nước được nâng lên. Với những kết quả đạt được nêu
trên cho thấy Hội đồng nhân dân trên địa bàn huyện đã từng bước
phát huy vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Tài liệu phục vụ kỳ họp gửi đến đại biểu chưa đảm bảo thời
gian quy định; hoạt động chất vấn tại kỳ họp đạt chất lượng chưa cao,
còn ít đại biểu tham gia chất vấn và phát biểu thảo luận, nội dung trả
lời chất vấn của người bị chất vấn còn chung chung; chưa có ý kiến
chất vấn giữa 2 kỳ họp.
- Việc tham gia giám sát của một số đại biểu Hội đồng nhân
dân hoạt động kiêm nhiệm còn ít. Công tác theo dõi, đôn đốc, giải
quyết các kiến nghị sau giám sát tuy đã được quan tâm thực hiện,
nhưng một số kiến nghị chưa được thực hiện nghiêm túc làm giảm
hiệu lực giám sát.
- Số lượng cử tri tham dự tiếp xúc cử tri còn ít; một số tổ đại
biểu còn chậm gửi tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri về Thường
trực Hội đồng nhân dân huyện, làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng hợp
chung; việc giải quyết đơn thư khiếu nại, phản ánh của công dân tại
một số cơ quan có thẩm quyền giải quyết chưa kịp thời.
- Việc lắp đặt hộp thư dân nguyện tại các xã, thị trấn chưa thu
hút sự quan tâm của cử tri, đến nay Thường trực Hội đồng nhân dân
huyện chưa tiếp nhận đơn thư phản ánh từ hộp thư dân nguyện.
17
- Một số đơn vị chậm gửi báo cáo, tờ trình so với thời gian
quy định, gây ảnh hưởng tới công tác thẩm tra của các Ban Hội đồng
nhân dân huyện.
Tiểu kết chƣơng 2.
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ,
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua đã có nhiều chuyển
biến mạnh mẽ. Các kết quả giám sát nhiều khi không được phản ánh
một cách cụ thể song đã có những ảnh hưởng tích cực vào sự phát
triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, đặt trong điều kiện yêu cầu đổi mới đất nước hiện nay,
hiệu quả giám sát HĐND huyện nhìn chung vẫn còn thấp. Vì vậy,
cần nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân yếu kém và giải pháp phù
hợp trong hoạt động giám sát của Hội đồng để sớm khắc phục hạn
chế trên. Các kết quả giám sát đã phản ánh một cách cụ thể song đã
có những ảnh hưởng tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn
định an ninh chính trị trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, đặt trong điều
kiện yêu cầu đổi mới đất nước hiện nay, hiệu quả giám sát HĐND
huyện nhìn chung vẫn còn thấp. Vì vậy, cần nghiên cứu tìm ra những
nguyên nhân yếu kém và giải pháp phù hợp trong hoạt động giám sát
của Hội đồng để sớm khắc phục hạn chế trên.
18
Chương 3:
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG
GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Quan điểm bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về bảo đảm
hoạt động của các cơ quan dân cử nói chung và hoạt động giám
sát của Hội đồng nhân dân huyện nói riêng
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong hoạt động của HĐND là
một phương thức thể hiện cụ thể cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ”, đây là yếu tố cơ bản để các quyết sách
của HĐND đúng “ý Đảng, lòng dân”. Mặt khác, đây còn là vấn đề
mang tính nguyên tắc chung đã được quy định trong Hiến pháp năm
2013 (Điều 4).
3.1.2. Nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động giám
sát của Hội đồng nhân dân huyện
Muốn nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND trước hết chúng
ta cần phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động giám sát,
bởi lẽ giám sát là hoạt động khó khăn phức tạp nhưng lại có vai trò
quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước.
3.1.3. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động thanh tra, kiểm
19
tra, giám sát của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan Nhà nước
khác và của toàn xã hội
Hoạt động giám sát của HĐND cần phải đặt trong mối quan hệ
với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng, Mặt trận Tổ
quốc, các cơ quan nhà nước khác và của toàn xã hội nhằm tránh sự
chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ giữa các cơ quan này với nhau
gây cản trở cho hoạt động của chính các cơ quan có chức năng giám
sát và các cơ quan bị giám sát.
3.1.4. Đảm bảo chất lượng, hiệu lực của các kết luận, kiến
nghị sau giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Quy chế
hoạt động của HĐND năm 2005 cũng đã có những quy định về hậu
quả pháp lý của hoạt động giám sát của HĐND, như: quy định về bỏ
phiếu tín nhiệm, ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn, trình HĐND
xem xét báo cáo kết quả giám sát, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật
của UBND cấp huyện và HĐND cấp huyện.
3.2. Các giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của Hội
đồng nhân dân huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt
động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
Để thực hiện chức năng giám sát có hiệu quả trước hết cần
hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND.
Bởi lẽ, nếu không có các quy định cụ thể về quyền giám sát của
HĐND thì sẽ không có cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng giám
sát của HĐND.
20
3.2.2. Nâng cao năng lực của các chủ thể thực hiện chức
năng giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
- Nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân
Để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thì phải
nâng cao năng lực của đại biểu HĐND. Để bầu được những đại biểu
có phẩm chất, có năng lực, trình độ, trước tiên cuộc bầu cử đại biểu
HĐND các cấp nói chung và đại biểu HĐND huyện nói riêng phải
được tổ chức chặt chẽ, theo quy định của pháp luật. Sau khi bầu cử
HĐND cần phải tổ chức bồi dưỡng cho các đại biểu về kiến thức cần
thiết trong quá trình hoạt động, đặt biệt là các kiến thức về pháp luật
để các đại biểu có thể thực hiện quyền giám sát một cách có hiệu quả
cao.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của Thường trực
Hội đồng nhân dân
Theo quy định của pháp luật hiện hành, TTHĐND có vị trí rất
quan trọng trong việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND.
Ngoài công việc chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp còn phải
đảm nhiệm hầu hết công việc giữa hai kỳ họp và thực hiện chức năng
giám sát khá toàn diện trên các lĩnh vực tại địa phương, do đó
TTHĐND phải đảm nhiệm một khối lượng công việc khổng lồ.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của các ban của
Hội đồng nhân dân
Hiệu quả giám sát của HĐND cao hay thấp phụ thuộc rất
nhiều ở năng lực hoạt động của các Ban. Trong khi đó năng lực của
các Ban lại được đánh giá thông qua năng lực của các thành viên ở
21
Ban đó. Vì vậy để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND, các thành
viên của các Ban phải đầy đủ về số lượng, chất lượng và điều kiện
làm việc.
- Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy giúp việc cho
Hội đồng nhân dân
Văn phòng HĐND và UBND huyện là cơ quan trực tiếp
tham mưu và tổ chức phục vụ hoạt động cho TTHĐND, các ban của
HĐND và các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện. Để đảm bảo hiệu
quả hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động giám sát của HĐND
nói riêng cần phải nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy tổ chức
Văn phòng.
3.2.3. Nâng cao chất lượng thực hiện các hình thức giám
sát của Hội đồng nhân dân huyện
Trong thời gian vừa qua mặc dù hoạt động giám sát của
HĐND đã được tăng cường, song nhìn chung hiệu quả giám sát chưa
cao, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước của chính quyền
địa phương. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên vì
HĐND chưa thực hiện tốt các hình thức và phương pháp giám sát,
chưa có cơ chế rõ ràng đảm bảo HĐND thực hiện tốt chức năng của
mình.
Tiểu kết chƣơng 3
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ
ngày càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả như mong đợi, tác động
đến tình hình kinh tế - xã hội trên đại bàn, đưa pháp luật đi vào cuộc
22
sống, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Nhìn lại hoạt
động giám sát của HĐND các cấp nói chung và HĐND cấp huyện
nói riêng trong thời gian qua có thể thấy, hoạt động giám sát của
HĐND đã góp phần tích cực vào việc giải quyết các kiến nghị của cử
tri, các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; các vụ việc tiêu cực,
các vi phạm về quản lý trong các lĩnh vực khác nhau ở địa phương và
những vấn đề liên quan đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_hoat_dong_giam_sat_cua_hoi_dong_nhan_dan_hu.pdf