MỤC LỤC
Trang
CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
CÁC BẢNG, HỘP 4
MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM - CHÂU PHI VÀ
CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP11
1.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao
1.2. Quan hệ kinh tế
1.2.1. Trao đổi chuyên gia
1.2.2. Thương mại
1.2.3. Đầu tư
1.3. Các lĩnh vực khác
1.3.1. Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội
1.3.2. Giao lưu văn hoá
1.4. Cơ sở hình thành hợp tác nông nghiệp
1.4.1. Bối cảnh quốc tế và nhu cầu hợp tác của hai bên
1.4.2. Vai trò cầu nối của FAO
Tiểu kết
CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -
CHÂU PHI TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY35
2.1. Các lĩnh vực hợp tác cơ bản
2.1.1. Trồng lúa và hoa màu
2.1.2. Chăn nuôi tiểu gia súc
2.1.3. Nuôi ong
2.1.4. Thủy sản
2.2. Các hình thức hợp tác chủ yếu
2.2.1. Hợp tác song phương
2.2.2. Hợp tác đa phương
2.3. Các đối tác chính trong hợp tác nông nghiệp với Việt Nam
2.3.1. Nước Cộng hòa Xênêgan - hình mẫu của hợp tác Nam - Nam
2.3.2. Nước Cộng hòa Môdămbích - tăng cường hợp tác nông nghiệp
2.3.3. Nước Cộng hòa Bênanh với chiến lược ưu tiên hàng đầu hợp tácnông nghiệp
2.3.4. Nước Cộng hòa Nam Phi với chiến lược trồng cao su và xuất khẩunông sản
Tiểu kết
CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM - CHÂU PHI69
3.1. Đánh giá chung về hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi
3.1.1. Thành tựu
3.1.2. Hạn chế
3.2. Triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi
3.3. Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp
Việt Nam - châu Phi trong tƣơng lai
Tiểu kết
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
16 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu phi từ năm 1990 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------
Kiều Thanh Nga
HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - CHÂU PHI
TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.40
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THANH HIỀN
Hà Nội - 2009
2
MỤC LỤC
Trang
CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
CÁC BẢNG, HỘP 4
MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM - CHÂU PHI VÀ
CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP
11
1.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao
1.2. Quan hệ kinh tế
1.2.1. Trao đổi chuyên gia
1.2.2. Thương mại
1.2.3. Đầu tư
1.3. Các lĩnh vực khác
1.3.1. Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội
1.3.2. Giao lưu văn hoá
1.4. Cơ sở hình thành hợp tác nông nghiệp
1.4.1. Bối cảnh quốc tế và nhu cầu hợp tác của hai bên
1.4.2. Vai trò cầu nối của FAO
Tiểu kết
11
15
15
19
22
24
24
26
27
27
31
33
CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -
CHÂU PHI TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY
35
2.1. Các lĩnh vực hợp tác cơ bản
2.1.1. Trồng lúa và hoa màu
2.1.2. Chăn nuôi tiểu gia súc
2.1.3. Nuôi ong
2.1.4. Thủy sản
35
35
40
42
43
3
2.2. Các hình thức hợp tác chủ yếu
2.2.1. Hợp tác song phương
2.2.2. Hợp tác đa phương
2.3. Các đối tác chính trong hợp tác nông nghiệp với Việt Nam
2.3.1. Nước Cộng hòa Xênêgan - hình mẫu của hợp tác Nam - Nam
2.3.2. Nước Cộng hòa Môdămbích - tăng cường hợp tác nông nghiệp
2.3.3. Nước Cộng hòa Bênanh với chiến lược ưu tiên hàng đầu hợp tác
nông nghiệp
2.3.4. Nước Cộng hòa Nam Phi với chiến lược trồng cao su và xuất khẩu
nông sản
Tiểu kết
46
46
51
59
59
60
63
65
67
CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM - CHÂU PHI
69
3.1. Đánh giá chung về hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi
3.1.1. Thành tựu
3.1.2. Hạn chế
3.2. Triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi
3.3. Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp
Việt Nam - châu Phi trong tƣơng lai
Tiểu kết
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
69
69
77
81
87
97
99
101
106
4
CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB
African Development Bank
Ngân hàng Phát triển châu Phi
AGOA
African Growth and Opportunity Act
Đạo luật về Cơ hội và Tăng trưởng dành cho châu Phi
AU
Africa Union
Liên minh châu Phi
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
EU
European Union
Liên minh châu Âu
FAO
Food and Agriculture Organisation
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm trong nước
GS Giáo sư
HĐBA Hội đồng bảo an
IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ quốc tế
MDGs
Millennium Development Goals
Các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
NN-PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PSSA
Programme Spécial pour la Sécurité Alimentaire
Chương trình đặc biệt về an ninh lương thực cho những nước thiếu lương
thực và thu nhập thấp
TICAD
Tokyo International Conference on African Development
Diễn đàn quốc tế Tokyo vì sự phát triển cho châu Phi
TS Tiến sĩ
VRG
Vietnam Rubber Group
Tập đoàn cao su Việt Nam
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
5
CÁC BẢNG, HỘP
BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - châu Phi theo năm 20
Bảng 1.2 Đầu tư của Việt Nam vào châu Phi theo năm 23
Bảng 2.1
Nội dung hợp tác song phương giữa Việt Nam với một số nước
châu Phi theo năm
47
Bảng 2.2
Số lượng chuyên gia và kỹ thuật viên qua các năm theo hợp tác
ba bên
52
Bảng 3.1
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang châu
Phi theo năm
72
HỘP
Trang
Hộp 2.1 Các bước thực hiện của đoàn chuyên gia Việt Nam trong hợp
tác ba bên
53
Hộp 2.2 Phần thưởng của chuyên gia Việt Nam trong hợp tác ba bên 57
Hộp 2.3 Ngày Hợp tác Nam - Nam 58
Hộp 2.4 Các định hướng và nội dung hợp tác Việt Nam - Môdămbích
giai đoạn 2009 - 2010
61
6
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trước những thách thức ngày càng lớn đối với một ngành kinh tế hiện
đang tạo ra nguồn thu nhập cho hơn 75% dân số cũng như đóng góp tới 30%
kim ngạch xuất khẩu của cả nước, ngành nông nghiệp Việt Nam đang nỗ lực
chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong đó nổi bật là
hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi với mô hình hợp tác ba bên được
đánh giá là hình mẫu cho hợp tác an ninh lương thực.
Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi còn là một lĩnh vực quan
trọng, mang tính truyền thống và góp phần tích cực trong việc thúc đẩy quan
hệ Việt Nam - châu Phi trong giai đoạn hiện nay. Đối với các nước châu Phi,
nông nghiệp đóng một vị trí quan trọng để thực hiện chính sách xóa bỏ đói
nghèo và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về điều
kiện tự nhiên, phương thức canh tác, kỹ thuật công nghệ... nông nghiệp châu
Phi đang gặp những khó khăn rất lớn, đòi hỏi phải có sự giúp đỡ, hợp tác từ
bên ngoài để có thể phát triển hơn nữa. Năm 1990, Việt Nam đã bước đầu
thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước, cùng với việc thực hiện
chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nông nghiệp đã có những
bước phát triển vượt bậc cả về năng suất, công nghệ, cơ cấu sản phẩm, hàng
hóa nông sản xuất khẩu... Nông nghiệp đã có những đóng góp quan trọng
trong việc xóa bỏ đói nghèo, thu lợi nhuận từ xuất khẩu nông sản và phát triển
nông thôn. Việt Nam đang có nhu cầu hợp tác và chuyển giao kinh nghiệm
cho các nước đang phát triển khác. Trong khi đó, thập kỷ 1990 cũng là thời
điểm các nước châu Phi còn lại giành được độc lập và tiến hành cải cách kinh
tế - xã hội, hợp tác quốc tế để phát triển đất nước. Trên nền tảng quan hệ
truyền thống tốt đẹp cùng với sự hỗ trợ của FAO, từ năm 1990 hợp tác nông
nghiệp Việt Nam - châu Phi bắt đầu nở rộ và trở thành hình mẫu của hợp tác
Nam - Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá của chính phủ hai phía và giới chuyên
7
gia, quan hệ này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của
Việt Nam cũng như của châu Phi đồng thời có rất nhiều vấn đề chưa được
giải quyết để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác này.
Để có giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi
hiệu quả hơn, việc nghiên cứu đề tài: “Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu
Phi từ năm 1990 đến nay” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn sâu sắc. Đề tài cố gắng làm rõ bức tranh toàn cảnh về hợp tác nông
nghiệp Việt Nam - châu Phi từ năm 1990 đến nay thông qua các lĩnh vực hợp
tác cơ bản, các hình thức hợp tác chủ yếu, các đối tác chính, từ đó đánh giá
hiệu quả, những điểm yếu, điểm mạnh, thuận lợi, khó khăn, triển vọng và đưa
ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác nông nghiệp của Việt
Nam - châu Phi sâu, rộng và hiệu quả hơn nữa hiện nay và trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thực tế, trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu có
liên quan đến chủ đề hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi. Trong đó
đáng chú ý là các nghiên cứu của một số học giả châu Phi về Việt Nam và các
mối quan hệ hợp tác giữa châu Phi và Việt Nam như: 1)Agriculture: Africa ‘s
‘engine for growth’, của tác giả Ernest Harsch trong Africa Recovery, Vol.17
#4 , xuất bản năm 2004, công trình đã làm rõ tầm quan trọng của nông nghiệp
đối với sự phát triển của châu Phi và thực trạng phát triển của lĩnh vực này ở
châu lục. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới đề cập đến nông nghiệp châu Phi
chứ chưa nói đến hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và châu Phi. 2)Vietnam
and Africa của Greg Mills, Quỹ Brenthurst Foundation, Nam Phi xuất bản
năm 2007. Bài viết đánh giá những bước phát triển đột phá của Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới kinh tế, những tồn tại hiện nay của Việt Nam và những
hàm ý cho mối quan hệ Việt Nam - châu Phi, tuy vậy, nghiên cứu này cũng
chỉ đề cập một phần nhỏ về hợp tác nông nghiệp trong mối quan hệ hợp tác
nói chung giữa hai bên.
8
Ở trong nước, cũng có một số công trình đã công bố liên quan đến hợp
tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi; điển hình là: 1)Việt Nam - châu Phi:
Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm và cơ hội phát triển của Đỗ Đức Định và
Greg Mills do Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007 tại Hà Nội, trong đó
tập trung đánh giá những kinh nghiệm và cơ hội phát triển của Việt Nam và
châu Phi trong các lĩnh vực: nông nghiệp, viện trợ; 2) Thị trường các nước
châu Phi: Cơ hội đối với Việt Nam của Đinh Thị Thơm do Nxb Khoa học Xã
hội xuất bản năm 2007, đề cập đến những đặc điểm chính của thị trường châu
Phi hiện nay, các quan hệ thương mại của châu Phi với các nước trên thế giới
và thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi, trong đó có hợp tác
xuất nhập khẩu nông sản; 3) Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính
toàn cầu của châu Phi của Nguyễn Thanh Hiền do Nxb Khoa học Xã hội xuất
bản năm 2008, đánh giá khá đầy đủ sự trợ giúp và hợp tác quốc tế để giải
quyết các vấn đề mang tính toàn cầu của châu Phi, và một số biện pháp nhằm
xây dựng quan hệ hợp tác với châu Phi toàn diện hơn trong đó có đề cập đến
hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi hiện nay và trong tương lai; 4)Hội
thảo: “Việt Nam - châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ
XXI”, do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội tháng 5/2003, trong đó
các báo cáo đã đánh giá về thực trạng hợp tác Việt Nam - châu Phi trong một
số vấn đề quan hệ ngoại giao, hợp tác nông nghiệp, thương mại; 5) Quan hệ
hợp tác Việt Nam - châu Phi; tác giả Đỗ Đức Định, Tạp chí NC châu Phi -
Trung Đông số 3/2005, đã làm rõ các quan hệ hợp tác trong mọi lĩnh vực kinh
tế, chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam và châu Phi trong giai đoạn hiện nay,
trong đó có hợp tác nông nghiệp; 5)Hội nghị toàn quốc về Hợp tác Việt Nam -
Trung Đông- châu Phi do Bộ Ngoại giao tổ chức 4/2007. Những tham luận
của Hội nghị này đánh giá những bước tiến trong hợp tác Việt Nam - châu Phi
thời gian qua, những thông tin cơ bản về hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam -
châu Phi. Tuy nhiên, các tài liệu nêu trên chỉ là đề cập đến quan hệ hợp tác
Việt Nam - châu Phi nói chung, chưa có công trình nào trực tiếp bàn luận về
9
hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi một cách sâu và toàn diện, vì thế đây
là đề tài hoàn toàn mới.
3. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ sự cần thiết và tình hình nghiên cứu như trên, mục tiêu của
luận văn chú trọng vào những điểm chính sau:
- Khái quát về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi trong tất cả
các lĩnh vực, đưa ra một bức tranh toàn cảnh về quan hệ hợp tác giữa hai bên,
từ đó phân tích cơ sở hình thành hợp tác nông nghiệp, những đột phá của hợp
tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi từ năm 1990.
- Phân tích và tổng hợp tình hình hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu
Phi từ năm 1990 đến nay thông qua các lĩnh vực hợp tác cơ bản, hình thức
hợp tác chủ yếu và các đối tác châu Phi chính trong hợp tác nông nghiệp với
Việt Nam. Qua đó, làm rõ những ưu tiên của Việt Nam đối với các lĩnh vực
hợp tác và nước tiêu biểu cũng như những ưu tiên mà các nước châu Phi dành
cho Việt Nam trong hợp tác nông nghiệp.
- Phân tích những thành tựu và hạn chế, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm và đánh giá triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi,
đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác nông
nghiệp giữa hai bên hiện nay và trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và châu
Phi thông qua các lĩnh vực: trồng lúa và hoa màu, chăn nuôi tiểu gia súc, nuôi
ong và thủy sản; các hình thức hợp tác: song phương và đa phương; các đối
tác châu Phi là: Xênêgan, Môdămbích, Bênanh và Nam Phi.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào phân tích khái quát quan
hệ Việt Nam - châu Phi dẫn đến cơ sở hình thành hợp tác nông nghiệp giữa
hai bên; Tình hình hợp tác nông nghiệp giữa hai bên thông qua các lĩnh vực
10
và các hình thức hợp tác cơ bản, từ đó xác định rõ những quốc gia nào là đối
tác chính trong hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và châu Phi và đánh giá
hiệu hiệu quả và hạn chế của sự hợp tác này.
Về phạm vi thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn từ 1990
đến nay, khi hai bên bắt đầu có những thỏa thuận hợp tác nông nghiệp, đặc
biệt là sự hợp tác trong Chương trình PSSA do FAO tài trợ, được đánh giá là
mô hình hợp tác nông nghiệp hiệu quả trên thế giới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp cơ bản và mang tính truyền thống như duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn còn áp dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá và dự báo để làm sáng tỏ các vấn
đề cần được nghiên cứu trong phạm vi đề tài.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Đưa ra những phân tích, đánh giá một cách tổng hợp về quan hệ hợp
tác Việt Nam - châu Phi nói chung và phân tích cơ sở hình thành hợp tác nông
nghiệp giữa hai bên nói riêng.
- Phân tích, đánh giá một cách hệ thống về hợp tác nông nghiệp Việt
Nam - châu Phi và đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác
nông nghiệp giữa hai bên trong thời gian tới.
- Cung cấp, bổ sung các thông tin và dữ liệu cần thiết về hợp tác nông
nghiệp Việt Nam - châu Phi cho các đối tượng quan tâm đến vấn đề này ở
Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được sắp xếp thành 3 chương:
11
Chương 1: Khái quát quan hệ Việt Nam - châu Phi và cơ sở hình thành
hợp tác nông nghiệp
Chương 2: Tình hình hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi từ 1990
đến nay.
Chương 3: Triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi
Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thanh Hiền đã hướng dẫn,
giúp đỡ em hoàn thành luận văn, em xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Quốc tế
học và các Thầy, Cô đã giúp đỡ, truyền tải kiến thức để em đạt được kết quả
này.
Do lĩnh vực nghiên cứu về châu Phi còn khá mới mẻ và khả năng có
hạn của tác giả, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và
châu Phi thì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên, các tài liệu tham khảo
trong lĩnh vực này vẫn rất hạn chế, đa phần chỉ là các thông tin. Chính vì vậy,
đề tài nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các Thầy Cô và
Hội đồng đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Kiều Thanh Nga
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Phương Bá; Võ Kim Cương; Lê Trung Dũng(1986), Châu Phi vì
độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
2. Ban tư tưởng - văn hóa trung ương, Vụ tuyên truyền và hợp tác quốc
tế (2005), Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội
3. Bộ Công thương, Vụ châu Phi Tây Nam Á (MS 2002-78-002), Giải
pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một số nước châu Phi.
4. Bộ Công thương, Báo cáo 2005
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - WB (2006), Hội nghị Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Cục đầu tư Nước ngoài
7. Bộ Ngoại giao, Tài liệu cơ bản về các nước châu Phi và quan hệ với
Việt Nam
8. Bộ Ngoại giao (2003), Việt Nam - châu Phi: Những cơ hội hợp tác và
phát triển trong thế kỷ XXI, Hội thảo quốc tế, Hà Nội
9. Bộ Ngoại giao (2005), Việt Nam - Xênêgan - FAO - Điển hình trong
hợp tác Nam - Nam, Hà Nội
10. Bộ Ngoại giao (2007), Hội nghị toàn quốc về hợp tác Việt Nam -
Trung Đông - châu Phi, Hà Nội.
11. Bộ Ngoại giao (2007), Việt Nam - Môdămbích, hợp tác phát triển
thủy sản, truy cập ngày 18/10
12. Bộ Ngoại giao (2009), Chú trọng hợp tác nông nghiệp với
Môdămbích, truy cập ngày 7/4
13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Phát triển nông
nghiệp Việt Nam - châu Phi: cần khai thác tối đa điểm tương đồng,
truy cập ngày 20/3/2008
14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ Hợp tác quốc tế
(2005), Báo cáo tổng kết thực hiện các hiệp định trong hợp tác Nam - Nam
13
15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ Hợp tác quốc tế
(2005), Công tác chuẩn bị hiệp định trong hợp tác Nam - Nam
16. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ Hợp tác quốc tế
(2008), Đề án hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi 2008-2020
17. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Nông dân Việt dạy
trồng lúa ở châu Phi, truy cập ngày 14/12
18. Bộ Y tế (2007), trích Tham luận của Bộ y tế tại Hội nghị quốc gia về
hợp tác Việt Nam - châu Phi - Trung Đông, Hà Nội
19. Võ Kim Cương (2004), Việt Nam và châu Phi trong sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
20. Đức Cường (2008), Nông nghiệp Việt Nam với chiến lược châu Phi,
Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 11/6
21. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - châu Phi (2006), Hà Nội
22. Đại học Kinh tế Quốc dân (2006), Phát triển quan hệ thương mại
Việt Nam - châu Phi: Thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội
23. Đỗ Đức Định (2008), Đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa Việt Nam
với một số nước châu Phi trong bối cảnh quốc tế mới giai đoạn 2011-2020, Đề
tài cấp Bộ của Viện NC Châu Phi & Trung Đông, Hà Nội
24. Đỗ Đức Định (2008), Nam Phi - con đường tiến tới dân chủ, công
bằng và thịnh vượng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
25. Đỗ Đức Định (2006), Tình hình chính trị - kinh tế cơ bản của châu
Phi, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
26. Đỗ Đức Định (2005), Quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi, Nghiên
cứu châu Phi và Trung Đông, số 3, tr. 40-45
27. Đỗ Đức Định - Greg Mill (2007), Việt Nam - châu Phi: Nghiên cứu
so sánh kinh nghiệm và cơ hội phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
28. Nguyễn Thanh Hiền (2008), Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề
mang tính toàn cầu của châu Phi, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
29. Trần Thị Lan Hương (2008), Cách mạng Xanh châu Phi và những
vấn đề đặt ra, Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, số 8, tr.13-20
14
30. Trần Thị Lan Hương (2008), Hợp tác phát triển nông nghiệp ở một
số nước châu Phi trong bối cảnh quốc tế mới giai đoạn 2011-2020, Đề tài cấp
Bộ của Viện NC Châu Phi và Trung Đông
31. Kiều Thanh Nga (2008), Hợp tác chuyên gia Việt Nam - châu Phi:
Thách thức và triển vọng, Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông,số 10, tr.27-36
32. Kiều Thanh Nga (2007), Hiệu quả và triển vọng hợp tác nông
nghiệp Việt Nam - châu Phi, Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông,số 4,tr.33-
39
33. Nguyễn Dy Niên (2003), Quan hệ Việt Nam - châu Phi, Đặc san về
Quan hệ Việt Nam - châu Phi, tháng 5
34. Hải Phong (2008), Triển vọng hợp tác mới,
truy cập ngày 16/5
35. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Các bản tin
diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam châu Phi
36. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam
hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
37. Nguyễn Anh Thái (2006), Lịch sử thế giới hiện đại 1917-1995, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
38. Nguyễn Thành (2005), Bác Hồ với châu Phi, Nxb Lý luận Chính trị,
Hà Nội
39. Anh Thi (2006), Cơ hội hợp tác giáo dục Việt Nam và châu Phi,
truy cập ngày 26/6
40. Đỗ Đức Thịnh (2006), Lịch sử châu Phi (Giản yếu), Nxb Thế giới,
Hà Nội
41. Thời báo kinh tế Sài Gòn (2008), Cơ hội xuất khẩu chuyên gia nông
nghiệp, ngày 3/7
42. Đinh Thị Thơm (2007), Thị trường các nước châu Phi: Cơ hội đối
với Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
43. Thông tấn xã Việt Nam (2007), Hợp tác Việt Nam - châu Phi đúng
hướng và hiệu quả, Hà Nội, ngày 10/9
15
44. Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi,
truy cập ngày 8/3/2009
45. Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2008
46. Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2005
47. Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ICARD-
2008), Việt Nam và Bênanh ưu tiên hàng đầu hợp tác nông nghiệp,
truy cập ngày 9/5
48. Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công thương
(2009), Xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi,
truy cập ngày 10/02/2009
49. Trung tâm tin học thủy sản (2009), Việt Nam và Môdămbích tăng
cường hợp tác trong lĩnh vực thủy sản, truy cập
ngày 15/4
50. Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Triển vọng quan hệ thương mại Việt
Nam - châu Phi,
51. Vụ hợp tác quốc tế, Bộ NN-PTNT (2009), Biên bản Hợp tác Kinh
tế, Văn hóa, Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Môdămbích giai đoạn 2009 -
2010,
52. Hà Vy (2007), Tiến sỹ Việt Nam sang châu Phi làm ruộng,
truy cập ngày 28/12
53. Võ Tòng Xuân (2007), Xuất khẩu nông dân làm chuyên gia nông
nghiệp, Báo Lao động cuối tuần, số 43 ngày 4/11
54. Võ Tòng Xuân (2008), Dân Việt dạy trồng lúa ở Phi Châu,
truy cập ngày 1/9
55. Các trang web:
56. Alex Thomson (2004), An introduce to African Politics, Routledge,
London and New York
57. Ernest Harsch (2004), Agriculture: Africa ‘s ‘engine for growth’,
Africa Recovery, Vol.17 #4 , p. 13-15
16
58. Francis Ng, Alexander Years (2002), What Can Africa Expect From
Its Traditional Exports?, Africa Region Working Paper Series No.26, February
59. Heather Deegan (2009), Africa Today, Routledge, London and New
York
60. Luc Christiansen, Lionel Demery (2006), Down to Earth,
Agriculture and Poverty Reduction in Africa, WB
61. Natural Resources Institute - Agriculture in Africa (2005),
Agriculture’s Key Role in Africa’s Fight againts Poverty
62. NEPAD (2003), Comprehensive Africa Agriculture Development
Programme
63. Các trang web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01522_046_2006754.pdf