MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU. 4
CHưƠNG 1: TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG VIỆT BẮC. 8
1.1 Một số khái niệm. 8
1.1.1 Vùng Việt Bắc. 8
1.1.1.1 Khái niệm vùng Việt Bắc . 8
1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên vùng Việt Bắc . 10
1.1.1.3 Điều kiện lịch sử, xã hội vùng Việt Bắc. 11
1.1.1.4 Đặc điểm văn hóa vùng Việt Bắc. 13
1.1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa . 17
1.1.2.1 Khái niệm tài nguyên du lịch văn hóa . 17
1.1.2.2 Các loại tài nguyên du lịch văn hóa . 18
1.1.3 Sản phẩm du lịch văn hoá . 20
1.1.3.1 Khái niệm sản phẩm du lịch . 20
1.1.3.2 Khái niệm sản phẩm du lịch văn hóa . 21
1.1.3.3 Các loại sản phẩm du lịch văn hóa . 21
1.2 Giới thiệu khái quát Thá i Nguyên, Bắ c Kaṇ . 23
1.2.1 Điều kiện tự nhiên. 23
1.2.2 Điều kiện xã hội, nhân văn. 25
1.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển Thá i Nguyên, Bắ c Kaṇ . 27
1.2.3.1 Thái Nguyên. 27
1.2.3.2 Bắc Cạn. 28
1.3 Tài nguyên du lịch văn hóa tiêu biểu của Thái Nguyên và BắcCạn . 30
1.3.1 Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể . 30
1.3.1.1 Thái Nguyên. 30
1.3.1.2 Bắc Cạn. 352
1.3.2 Tài nguyên du lịch văn hoá phi vật thể
1.3.2.1 Phong tục, tập quán tiêu biểu:
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC SẢN PHẨM DU LỊCH
VĂN HÓA TẠI HAI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BẮC CẠN.
2.1 Công tác tổ chức, quản lý kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa
của Thái Nguyên và Bắc Cạn.
2.2 Nhân lực ngành du lịch Thái Nguyên và Bắc Cạn
2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.4 Quảng bá và xúc tiến du lịch .
2.4.1 Các hoạt động xúc tiến như năm du lịch, lễ hội du lịch.
2.5 Các sản phẩm du lịch văn hóa.
2.5.1 Các sản phẩm du lịch đã được khai thác
2.5.2 Các sản phẩm du lịch văn hóa đã được khai thác tại Thái
Nguyên và Bắc Cạn.
2.6 Thị trường khách và kết quả khai thác
2.7 Nhận xét và đánh giá .
Chương 3: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KHAI THÁC SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG VIỆT BẮC. 3
3.1 Những căn cứ, cơ sở đề xuất.
3.1.1 Cơ sở lý luận.
3.1.2 Quan điểm, đường lối chính sách chiến lược phát triển .
3.1.2.1 Quan điểm bảo tồn và khai thác các tài nguyên du lịch nhânvăn.
3.1.2.2 Quan điểm phát triển sản phẩm du lịch văn hoá.
3.1.3 Cơ sở thực tiễn.
3.2 Đề xuất giải pháp khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ViệtBắc .
3.2.1 Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch văn hoá vùng Việt Bắc.
3.2.1.1 Chuyên môn hóa trong nghiên cứu, xây dựng sản phẩm.
3.2.1.2 Thúc đẩy hiệu quả của hoạt động triển khai sản phẩm
3.2.1.3 Đẩy mạnh hoạt động quảng bá xúc tiến bán sản phẩm
3.2.1.4. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động quản lý và khai thác sản phẩm
du lịch văn hoá vùng Việt Bắc .
3.2.2 Đầu tư nâng cao chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ du lịch vùng Việt Bắc .
3.2.2.1 Các khách sạn, nhà nghỉ.
3.2.2.2 Các loại hình dịch vụ.
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3.2.3.1 Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch
trong doanh nghiệp. 4
3.2.3.2 Hoàn thiện công tác tuyển dụng
3.2.3.3 Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
42 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng Việt Bắc (qua nghiên cứu ở Bắc Cạn, Thái Nguyên), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì vậy, trang phục của
người đàn ông Tày khá giản dị, không có sự trang trí bằng hoa văn. Giữa
nam giới Tày và nam giới Nùng chỉ khác nhau đôi chút về kích thước trong
trang phục. Trong khi đó, trang phục của nữ giới lại đa dạng và phong phú.
Người phụ nữ Nùng chỉ mặc một màu chàm, khác với người phụ nữ Tày
mặc chiếc áo lót trong màu trắng. Y phục nữ Tày - Nùng gồm có áo cánh,
áo dài 5 thân, quấn, thắt lưng, khăn đội đấu, hài vải. Đồ trang sức cũng đơn
giản, ngày trước chị em thường đeo vòng cổ, vòng tay, vòng chân và xà
tích bằng bạc. Chiếc khăn của phụ nữ Tày là khăn vuông, khi lễ tết, họ
buộc thêm chỉ đỏ, xanh quanh vành khăn rồi thắt nút ra phía sau. Phụ nữ
người Nùng có khác đôi chút là họ thường bịt răng vàng, ưa thích đồ trang
sức bằng bạc như vòng chân, vòng tay, vòng cổ, khuyên tai, hoa tai v.v...
Về mặt ăn uống, tùy theo từng tộc người mà cách thức chế biến thức ăn và
khẩu vị của cư dân Việt Bắc có hương vị riêng. Việc chế biến món ăn của
cư dân Tày - Nùng, một mặt có những sáng tạo, một mặt tiếp thu kĩ thuật
chế biến của các tộc lân cận như Hoa, Việt v.v.... Họ chế biến ngô một cách
tinh tế, ngô được giã, hay xay nhỏ để nấu với cơm, làm các loại bánh. Thức
ăn chính là gạo tẻ, nhưng việc chế biến các món ăn từ gạo nếp lại càng
được chú trọng. Trong ngày tết, cốm là món đặc biệt hấp dẫn. Các loại xôi
màu hấp dẫn thường có mặt trong ngày lễ tết của cư dân Tày - Nùng. Thịt
lợn, thịt vịt quay thường được làm cầu kì như thịt lợn quay Lạng Sơn, vịt
quay Thất Khê. Bữa ăn của cư dân Việt Bắc, mang tính bình đẳng, nhân ái.
Tất cả các thành viên trong nhà ăn chung một mâm, khách đến nhà rất được
ưu ái, nể trọng. Điều đáng chú ý là tầng lớp trí thức Tày - Nùng hình thành
từ rất sớm. Đầu tiên là các trí thức dân gian dưới lớp vỏ nghề nghiệp như
thày Mo, Then, Tào, Pụt. Trong thời kì tự chủ, triều đình có quan tâm đến
việc học hành của cư dân Việt Bắc. Nhà Mạc khi chạy lên đóng đô ở Cao
Bằng ra sức đào tạo tầng lớp nho sĩ, quan lại người Việt chạy lên đây bị
Tày hóa. Do vậy tầng lớp trí thức nho học hình thành, có một số đạt tới
16
trình độ học vấn cao như Bế Văn Phúng, Nông Quỳnh Văn, Hoàng Đức
Hậu. Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên toàn quốc, sau này khai thác
thuộc địa lần 1, lần 2, tầng lớp trí thức nho học ít dần, tầng lớp trí thức mới
được đào tạo trong các nhà trường thực dân như các ông thông, kí, thầu
phán, giáo học. Một số có lòng yêu nước, được người dân kính trọng về sau
đã đi theo ánh sáng của Đảng để cứu nước như Hoàng Văn Thụ, Lương
Văn Chi v.v... Trong kháng chiến chống Pháp, nhất là sau ngày hòa bình
lập lại, giáo dục ở Việt Bắc được chú trọng phát triển. Số trường học các
cấp có ở các địa phương ngày càng nhiều. Trong đào tạo, bên cạnh chữ
Quốc ngữ, một số tộc như Tày, H'mông cũng có chữ viết xây dựng trên cơ
sở mẫu chữ Latinh.
Văn hóa phi vật thể: Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Việt
Bắc có những nét cơ bản giống với các khu vực khác.Về tín ngưỡng tôn
giáo, tín ngưỡng dân gian của cư dân Tày - Nùng hướng niềm tin của con
người tới thần bản mệnh, trời - đất, tổ tiên. Các thần linh của họ rất đa
dạng, có khác là nhiều thần như thần núi, thần sông, thần đất. Ngoài ra lại
có các vua, có Giàng Then, ý thức cộng đồng được củng cố thông qua việc
thờ thần bản mệnh của mường hay của bản. ý thức về gia đình, dòng họ
được, củng cố thông qua việc thờ phụng tổ tiên. Mỗi gia đình có một bàn
thờ tổ tiên đặt ở vị trí trạng trọng nhất trong nhà. Ngoài ra, trong nhà họ
còn thờ vua bếp. Diện mạo tôn giáo Việt bắc cũng có những nét khác biệt.
Các tôn giáo như Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có ảnh hưởng đến
đời sống tâm linh của người dân ở Việt Bắc, chùa thờ Phật ít hơn dưới
đồng bằng, nhưng cũng có những chùa đáng lưu ý, như chùa Hang, chùa úc
Kỳ ở Bắc Thái, chùa Diên Khánh, chùa Vinh Quang, chùa Nhị Thanh, chùa
Tam Thanh ở Lạng Sơn. Tam giáo được cư dân Tày tiếp thu gần giống với
người Việt, nhưng ở mức độ thấp, trong sự kết hợp với các tín ngưỡng vật
linh vốn có từ lâu đời trong dân gian.
17
Về chữ viết, vùng Việt Bắc với người Tày - Nùng, chữ viết trải qua
các giai đoạn: Giai đoạn cổ đại không có chữ viết, giai đoạn cận đại có chữ
Nôm, giai đoạn hiện đại, vừa có chữ Nôm, vừa có chữ Latinh. Năm 1960,
Đảng và Nhà nước ta đã giúp người Tày - Nùng xây dựng hệ thống chữ
viết theo lối chữ Quốc ngữ, bằng chữ cái Latinh. Cũng chính vì vậy, nét
đáng chú ý là cư dân Tày - Nùng ở Việt Bắc đã có những nhà văn viết văn
bằng chữ viết dân tộc. Đáng kể là các tác giả như Hoàng Đức Hậu, Nông
Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn v.v... Trong khi đó, văn học dân gian Việt Bắc
khá đa dạng về thể loại, phong phú về số lượng tác phẩm, như thành ngữ,
tục ngữ, truyện cổ tích, nói ví, câu đố và đồng dao, dân ca. Riêng dân ca,
loại phong phú là loại khá riêng biệt được viết trên nền giấy vải khá công
phu. Đặc biệt, lời ca giao duyên : lượn coi và lượn lương, là những thể loại
tiêu biểu được các thế hệ trẻ Tày - Nùng ưa chuộng. Lễ hội của cư dân Tày
- Nùng rất phong phú. Ngày hội của toàn cộng đồng là hội Lồng tồng (hội
xuống đồng), diễn ra gồm hai phần: Lễ và hội. Nghi lễ chính là rước thần
đình và thần nông ra nơi mở hội ở ngoài đồng. Một bữa ăn được tổ chức
ngay tại đây. Phần hội căn bản là các trò chơi như đánh quay, đánh yến,
tung còn, ảo thuật v.v...Như vậy, về bản chất, hội lồng tồng là một sinh
hoạt văn hóa. Nói đến sinh hoạt văn hóa của cư dân vùng Việt Bắc, không
thể không nói đến sinh hoạt hội chợ ở đây là nơi để trao đổi hàng hóa,
nhưng lại cũng là nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình. Người ta đã
từng nói đến một loại sinh hoạt văn hóa hội chợ ở vùng này, và có thể coi
như một sinh hoạt vãn hóa đặc thù của vùng Việt Bắc. Tóm lại, Việt Bắc là
một vùng văn hóa có nhiều đặc thù. Tộc người chủ thể : Tày-Nùng với lịch
sử và văn hóa của họ tạo ra nét đặc thù này. Tuy nhiên, những đặc thù này
không phá vỡ tính thống nhất của văn hóa Việt Bắc và văn hoá cả nước.
Có rất nhiều quan niệm về vùng văn hóa Việt Bắc và cách xác định
ranh giới vùng văn hóa này. Trong phạm vi đề tài cũng như những tài
liệu mà tác giả thu thập được thì bài viết chỉ tập trung nghiên cứu vùng
18
Việt Bắc với giới hạn là 6 tỉnh: Cao Bằng – Bắc Cạn – Lạng Sơn – Hà
Giang – Tuyên Quang – Thái Nguyên. Trên cơ sở đó Thái Nguyên và
Bắc Cạn được coi là hạt nhân, là trung tâm, cái nôi của chiến khu xưa
với rất nhiều tài nguyên du lịch văn hóa lịch sử cần khai thác như là sản
phẩm đặc trưng của vùng.
1.1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa
1.1.2.1 Khái niệm tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá-lịch sử cùng các
thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp
hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch, nhằm góp phần khôi phục, phát
triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khoẻ con người.
Tài nguyên du lịch nhân văn được hiểu là loại tài nguyên do con người
tạo ra hay có thể hiểu nó là những đối tượng, hiện tượng được tạo ra bởi
con người. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với
du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội,
kinh tế, môi trường mới được gọi là tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn có các đặc điểm sau: Có tác dụng nhận
thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ
yếu. Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong thời gian
ngắn. Số người quan tâm tới Tài nguyên du lịch nhân văn thường có văn
hoá cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. Tài nguyên du lịch nhân văn
thường tập trung ở các điểm quần cư và thành phố lớn. Ưu thế của Tài
nguyên du lịch nhân văn là đại bộ phận không có tính mùa vụ (trừ các lễ
hội), không bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và các điều kiện
tự nhiên khác. Sở thích của những người tìm đến Tài nguyên du lịch nhân
văn rất phức tạp và rất khác nhau...
Có thể coi các tài nguyên du lịch nhân văn cũng chính là tài nguyên du
lịch văn hóa. Bời về bản chất, tất cả những loại tài nguyên du lịch nhân văn
đều có thể được khai thác cho phát triển du lịch văn hóa. Nếu quan niệm
19
như vậy chúng ta có khái niệm tài nguyên du lịch văn hóa được hiểu như
sau: Tài nguyên du lịch văn hóa gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn
hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các
công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
1.1.2.2 Các loại tài nguyên du lịch văn hóa
Di tích lịch sử - văn hoá
Di tích lịch sử - văn hóa vẫn thường được quan niệm là tài sản văn hóa
quí giá của mỗi đại phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại.
Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa
của mỗi nước. Ở đó chứa đựng những gì thuộc về truyền thống văn hóa tốt
đẹp, những tinh hoa trí tuệ tài năng, văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia.
Di tích lịch sử – văn hóa được coi là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi
đất nước.
Còn theo các tác giả trong cuốn Địa lý du lịch, nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh: "Di tích lịch sử – văn hóa là những không gian vật chất
cụ thể, khách thể, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập
thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại”.
Theo Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng Di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh công bố ngày 4/4/1984, Di tích lịch sử văn hóa được quan niệm
như sau: “Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng địa điểm,
đồ vật, tài liệu và các tác phẩm nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa
khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa –
xã hội”.
Các di tích lịch sử văn hóa được coi là một trong những nguồn tài nguyên
du lịch quan trọng. Đây là nguồn lực hàng đầu để phát triển và mở rộng
hoạt động du lịch văn hóa. Các di tích lịch sử-văn hóa gắn liền với môi
trường xung quanh đảm bảo sự có mặt sinh động của quá khứ đã nhào nặn
nên chúng và đảm bảo cho khung cảnh cuộc sống sự đa dạng của xã hội.
20
Qua các thời đại, các di tích lịch sử-văn hóa đã chứng minh cho những sáng
tạo to lớn về mặt văn hóa, tôn giáo và xã hội loài người...
Theo luật Di sản văn hóa của Việt Nam năm 2003:“Di tích lịch sử văn
hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc công trình, địa điểm có giá trị – văn hóa và khoa học”
Nghề, làng nghề thủ công truyền thống
Nghề và các làng nghề thủ công truyền thống từ lâu đã trở thành đối
tượng của hoạt động du lịch – nơi người ta hướng tới để khám phá, tìm
hiểu và chiêm nghiệm sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những giá trị vật chất
và giá trị tinh thần một cách hài hòa và sinh động nhất.
Làng nghề được quan niệm: “Làng nghề nông thôn Việt Nam là làng
nghề có trên 30% tổng số dân tham gia sản xuất các sản phẩm phi nông
nghiệp, tổng doanh thu do hoạt động sản xuất các sản phẩm phi nông
nghiệp, tổng doanh thu do hoạt động sản xuất này chiếm trên 50% tổng
doanh thu cả làng”.
Tuy nhiên làng nghề thủ công truyền thống có thể được quan niệm:
“Là những làng có các nghề sản xuất hàng hoá bằng các công cụ thô sơ và
sức lao động của con người đã được hình thành một thời gian dài trong
lịch sử, nghệ thuật sản xuất hàng hoá được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác ở trong làng”.
Sản phẩm hàng hoá được sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu ở
trong làng mà còn bán ở thị trường trong nước và quốc tế.
Phong tục, lễ hội truyền thống
Theo chúng ta hiểu: Phong tục là những tập quán đã đi đến sự công
nhận của xã hội, được chuẩn mực trong những mức độ nhất định, được coi
như là một phần của luật lệ. Nó ràng buộc hành vi và chi phối cuộc đời các
cá nhân hay cộng đồng, là sự biểu hiện cụ thể bản sắc văn hóa của cộng
đồng đó.
21
Theo từ điển tiếng Việt: “Phong tục là thói quen đã ăn sâu vào đời
sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo”.
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân sau
thời gian lao động vất vả. Lễ hội là dịp để mọi người thể hiện lòng nhớ ơn
tổ tiên, những người có công với địa phương và với đất nước, có liên quan
tới những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, ôn lại những giá trị văn hoá nghệ
thuật truyền thống hoặc hướng về một sự kiện lịch sử văn hoá, kinh tế
trọng đại của địa phương, của đất nước hoặc là những hoạt động vui chơi
giải trí là dịp để tăng thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng.
“Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên địa
bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự
kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách
ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên – thần thánh và con người
trong xã hội”.
1.1.3 Sản phẩm du lịch văn hoá
1.1.3.1 Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch được hiểu là tập hợp các dịch vụ cần thiết như: lữ
hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn
và các dịch vụ khác thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du
lịch.
Theo Gs.Ts Nguyễn Văn Đính: “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ,
hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc
khai thác các yêú tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở
vật chất ký thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào
đó”.
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi
du lịch” và “dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận
22
chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những
dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”.
1.1.3.2 Khái niệm sản phẩm du lịch văn hóa
Sản phẩm du lịch văn hoá là việc khai thác tài nguyên du lịch nhân
văn và các dịch vụ du lịch kèm theo để hình thành các chương trình du lịch,
các dịch vụ du lịch có dấu ấn văn hoá chủ đạo và cơ bản, phù hợp với việc
xây dựng loại hình du lịch văn hoá và do đó là sản phẩm trực tiếp từ loại
hình du lịch văn hoá.
1.1.3.3 Các loại sản phẩm du lịch văn hóa
Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá: khách đi tìm hiểu các nền văn
hóa. Mục đích chuyến đi chủ yếu là tìm hiểu, nghiên cứu. Đối tượng khách
thường là các nhà nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên. Đó là những
chương trình du lịch dã ngoại đến các bản làng dân tộc ít người để khách
tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống văn hoá của các dân tộc. Khách sẽ đi
bộ khi tham quan các bản làng và thường nghỉ qua đêm ở địa phương.
Du lịch tham quan văn hoá: Đây là loại hình du lịch kết hợp giữa tham
quan với nghiên cứu tìm hiểu văn hóa trong một chuyến đi. Đối tượng tham
gia phong phú gồm cả khách đi vừa để tham quan, vừa để nghiên cứu và
những khách chỉ đi để chiêm ngưỡng, để biết và thoả mãn sự tò mò có thể
theo trào lưu. Do vậy, trong một chuyến đi du khách thường đi đến những
điểm du lịch trong đó vừa có những điểm du lịch văn hoá vừa có những
điều du lịch núi du lịch biển, du lịch dã ngoại, săn bắn... Đối tượng khách
là những người vừa phiêu lưu mạo hiểm thích tìm cảm giác mới và chủ yếu
là những người tuổi trẻ.
Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hoá với các mục đích khác:
Mục đích chính của khách là đi công tác có kết hợp với tham quan văn
hoá. Đối tượng là những người đi dự hội thảo, hội nghị, kỷ niệm những
ngày lễ lớn, các cuộc triển lãm...
23
Du lịch văn hoá là loại hình du lịch tiềm năng bởi vì nó ít chịu sự phối hợp
của yêú tố thời vụ (thời tiết, khí hậu) nhưng nó phụ thuộc vào đặc điểm
nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, tôn
giáo của du khách.
Loại hình du lịch lễ hội: Ở bất cứ thời đại nào, dân tộc nào, vào bất
cứ mùa nào cũng có những ngày lễ hội, lễ hội là tài nguyên có giá trị phục
vụ du lịch rất lớn. Các lễ hội đã tạo nên một môi trường mới, giúp cho
người tham dự có điều kiện tiếp xúc với bí ẩn nguồn khởi mọi sinh vật
sống. Lễ hội dân tộc trở thành dịp cho con người hành hương về với cội rễ,
bản thể của mình. Trong kho báu các di sản của quá khứ để lại cho hôm
nay, các lễ hội dân tộc lành mạng không bị mất đi mà ngày càng được nhân
rộng. phát triển cả về hình thức lẫn nội dung. Các lễ hội có sức hấp dẫn du
khách không kém gì các di tích lịch sử-văn hóa. Một số lễ hội thường được
tổ chức tại những di tích lịch sử văn hóa. Điều đó cho phép khai thác tốt
hơn cả di tích và lễ hội vào mục đích du lịch.
Du lịch văn hóa tộc người: Du lịch văn hóa tộc người (du lịch tìm
hiểu đặc trưng văn hóa của các dân tộc) được xác định là một loại hình của
du lịch văn hóa. Trên thế giới hiện nay có nhiều tộc người cùng sinh sống.
Mỗi dân tộc có những điều kiện sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục
tập quán, hoạt động sản xuất mang những đặc thái riêng của mình và có địa
bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng
với khách du lịch. Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc
(đặc biệt là dân tộc thiểu số) là những tài nguyên được khai thác để hoạt
động du lịch. Trong đó, phong tục, tập quán của các dân tộc rất có ý nghĩa
với hoạt động du lịch: các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, thói quen
ăn uống, cho đến đỉnh cao ẩm thực của mỗi dân tộc, sinh hoạt cộng đồng,
trang phục dân tộc, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú, kiến trúc
cổ. Ngoài ra những phong tục của người dân địa phương như: cưới xin, ma
24
chay, mừng thọ cũng được nhiều khách nước ngoài ưa thích và thật sự có
nhu cầu được hòa nhập.
1.2 Giới thiệu khái quát Thái Nguyên, Bắc Kaṇ
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi trung du, nằm ở phía Đông BắcViệt
Nam, cách thủ đô Hà Nội 80 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về
phía Bắc. Thái Nguyên có địa hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ với ruộng
thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp. Được thiên nhiên ưu đãi về
khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng để phát triển nông lâm,
công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác. Nơi đây có khí hậu
nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia làm bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu -
đông. Tỉnh cũng có hai con sông chính chảy qua địa phận là sông Cầu ,
sông Công và chịu ảnh hưởng rất lớn về chế độ thuỷ văn của hai con sông
này. Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong
các cả tỉnh thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung
ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương. Thiên nhiên còn ưu đãi ban tặng cho Thái
Nguyên nhiều phong cảnh, hang động, sông hồ... là những tài nguyên du
lịch sinh thái hấp dẫn khách du lịch như: Hồ Núi Cốc, Chùa Hang, suối
Tiên (Đồng Hỷ), hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, thắng cảnh thiên nhiên
Nậm Rứt (Võ Nhai)... nằm trong quần thể dãy núi đá vôi hùng vĩ với muôn
ngàn nhũ đá lung linh, kỳ ảo, hấp dẫn.
Tỉnh Bắc Cạn nằm ở phía bắc, cách thủ đô Hà Nội 168kmm, là tỉnh
miền núi vùng cao, có diện tích tự nhiên là 4.795,54 km2, dân số 276, 689
người trong đó có 7 dân tộc anh em chung sống trên địa bàn 7 đơn vị hành
chính. Bắc Cạn nằm trên quốc lộ 3, tuyến đường Hà Nội- Cao Bằng, bao
bọc xung quanh Bắc Cạn là các địa phương có tiềm năng du lịch khá phong
phú: Phía Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Lạng Sơn, Tây giáp Tuyên
Quang, Nam giáp Thái Nguyên. Bắc Cạn chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-22 độ C, trung bình cao
25
nhất từ 25-28 độ C, trung bình thấp nhất từ 10-11 độ C. Với chế độ nhiệt
như vậy, đã hình thành trên địa bàn tỉnh nhiều tiểu vùng khí hậu đất đai
khác nhau, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi tạo thế mạnh cho
từng khu vực, với các loại sản phẩm đặc trưng của vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới. Bắc Cạn nằm sâu trong nội địa lại có núi sâu che chắn nên ít bị ảnh
hưởng của bão. Bão đến Bắc Cạn thường ít gây tác hại, chỉ có nước lớn và
lũ trên các sông suối
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn phân bố khá dày hặc
song hầu hết đều rất ngắn, lưu vực nhỏ và độ dốc dòng chảy lớn, lòng hẹp
và có nhiều thác ghềnh. Bắc Cạn là đầu nguồn của 5 con sông chính:
- Sông Lô, Sông Gâm chảy sang Tuyên Quang.
- Sông Bằng Kỳ cùng chảy qua huyện Na Rì sang tỉnh Lạng Sơn rồi
đổ sang Trung Quốc.
- Sông Bằng Giang chảy về Cao Bằng.
- Sông Cầu là hệ thống sông lớn nhất trên địa bàn tỉnh, bắt nguồn từ
dãy núi Hoa Nam, chảy qua Bạch Thông sang Thái Nguyên rồi đổ về
Bắc Ninh. Trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn, Sông Cầu dài khoảng 60 km,
rộng 120 – 150 m.
Là tỉnh miền núi vùng cao, đồi núi chập trùng, Bắc Cạn có tiềm năng
rất lớn về rừng với 95% là đất rừng, nông, lâm nghiệp và là tài nguyên du
lịch núi phong phú với các dạng địa hình karst, song, suối, hồ, hang
độnghấp dẫn du khách gắn với các địa danh dãy núi Phia Booc, Đèo Gió,
Đèo Giàng, Đặc biệt Bắc Cạn còn được thiên nhiên ban tặng cho một
danh lam thắng cảnh nổi tiếng là Hồ Ba Bể. Hồ Ba Bể là một trong 20 hồ
nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Hồ có diện tích rộng 500 ha, nằm
trong khu vực vườn quốc gia Ba Bể, có hệ thống rừng nguyên sinh trên núi
đá vôi với 417 loài thực vật, 299 loài động vật có xương sống, trong hồ có
49 loài cá nước ngọt. Hiện nay đang trình UNESCO công nhận vườn quốc
gia Ba Bể là di sản thiên nhiên thế giới.
26
1.2.2 Điều kiện xã hội, nhân văn
Thái Nguyên
Trước đây và hiện nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn được Chính phủ coi là Trung
tâm văn hoá và kinh tế của các dân tộc các tỉnh phía Bắc. Trong 5 năm gần
đây Thái Nguyên luôn giữ tốc độ phát triển kinh tế (GDP) bình quân 7 -
9%.
Các ngành kinh tế của địa phương đang phát triển như:
Sản xuất nông nghiệp: (chăn nuôi trồng trọt) có tôc độ tăng trưởng ổn
định. Năm 2005, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp đạt 1.618 tỷ đồng,
tăng 5,29%. Sản lượng lương thực đạt 377.209 tấn tăng 2,24%.
Lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng phát triển không ngừng, giá trị sản xuất
đạt 75,416 tỷ đồng, tăng 4,75%.
Cây công nghiệp phát triển nhanh, điển hình là chè: diện tích thâm
canh cây chè đã cho sản phẩm có 14,133ha, tăng 5,16% đạt sản lượng
93.746 tấn chè búp tươi, đậu tương diện tích thâm canh có 3.389 ha.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Năm 2005, giá trị sản xuất Nông
nghiệp đạt 4760 tỷ đồng, tăng 13,78% trong đó công nghiệp Trung ương
tăng 10,97%.
Các cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên đã được hoàn thiện dần, hệ
thống đường giao thông quốc lộ đã được nâng cấp tốt hơn. Hiện nay dự án
đường tránh qua thành phố Thái Nguyên đang được triển khai, cầu Quán
Triều và đoạn nối quốc lộ 1B với quốc lộ 3 đã được khởi công xây dựng,
đường cao tốc tuyến Thái Nguyên - Hà Nội dự kiến xây dựng vào năm
2006 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội khu vực
phía Bắc. Thái Nguyên còn có đường sắt Hà Thái đi qua vùng than Quan
Triều- Núi Hồng.
Mạng lưới thông tin liên lạc của tỉnh cũng đang được xây dựng củng
cố hầu hết các trung tâm cụm xã, tính đến năm 2005 Thái Nguyên cứ 100
27
người có 11,5 máy điện thoại. Tuy nhiên, khó khăn về nguồn kinh phí nên
chưa mở phủ sóng điện thoại di động đến tất cả các vùng, các khu du lịch.
Điện lực: 100% huyện thành phố, thị xã có lưới điện quốc gia, 90% xã
có điện.
Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, giữa miền
núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ, có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống:
Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Hmông, Sán Dìu, Sán Cháy, Dao. Thái Nguyên còn
lưu giữ được nhiều dấu tích của người xưa có niên đại cách đây 2 - 3 vạn
năm, một nền văn hoá cổ đại nhất của vùng Đông Nam Á tại khu di tích
khảo cổ Thần Xa, Võ Nhai.
Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 trong cả nước với 5 trường
Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên là Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại
học Y, Đại học Sư phạm, Đại học Kinh tế và Đại học Nông Lâm, 16 trường
Cao đẳng, Trung học và dạy nghề, có bệnh viện đa khoa khu vực. Dân số
trong độ tuổi lao động khoảng 550.000 thanh niên bước vào tuổi lao động.
Đây là một lợi thế lớn cho tỉnh trong việc đảm bảo nguồn lao động cho việc
phát triển nền kinh tế của tỉnh.
Thành phố Thái Nguyên đã được Chính quyết định nâng lên thành phố
loại II theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
Tỉnh Bắc Cạn
Bắc Cạn nằm ở phía bắc, cách thủ đô Hà Nội 168kmm, là tỉnh miền
núi vùng cao, có diện tích tự nhiên là 4.795,54 km2, dân số 276, 689 người
trong đó có 7 dân tộc anh em chung sống trên địa bàn 7 đơn vị hành
chính.
Nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Cạn tuy không đông về số lượng bằng
các tỉnh thành khác, nhưng Bắc Cạn rất tự hào với những người con của
tỉnh hiện đang có học hàm và học vị cao đang công tác ở một số Bộ ngành
TW. Một số Đồng chí đang giữ vị trí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà
nước Việt Nam. Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Cạn, nhân hậu, cần cù, chịu
28
khó và có truyền thống đoàn kết rất tốt đẹp. Hiện nay tỉnh Bắc Cạn có trên
6.000 người có trình độ Trung cấp và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01832_1617_2003121.pdf