Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai giai
đoạn năm 2015-2017
a. Về hoạt động huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh thời điểm 31/12/2017
tập trung vào huy động vốn trung dài hạn – trong đó chủ yếu là tiết
kiệm cá nhân (chiếm 43.75%), phần còn lại là nguồn vốn ngắn hạn
và nguồn vốn không kỳ hạn. Nguồn vốn không kỳ hạn tại Chi nhánh
có tính ổn định không cao vì đây là nguồn vốn thanh toán chỉ tập
trung số dư lớn vào các thời điểm cuối quý/cuối năm do nền khách
hàng tại Chi nhánh của yếu là các doanh nghiệp xây lắp, trồng cây
công nghiệp có nguồn tiền gửi dâng cao vào các tháng cuối quý, cuối
năm khi chủ đầu tư thanh toán khối lượng xây lắp và thu hoạch cây
công nghiệp theo mùa, đồng thời trên địa bàn thiếu vắng hoạt động
của các Tổng công ty và các doanh nghiệp mạnh về nguồn lực tài
chính.11
Về mức độ tập trung vốn, Chi nhánh chủ yếu huy động từ
nguồn dân cư có tính chất bền vững (chiếm tỷ trọng 82.51%), đối với
nhóm khách hàng tổ chức chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn có
tính ổn định thấp. Đồng thời hiện nay Chi nhánh có mức độ phụ
thuộc nguồn vốn huy động vào nhóm khách hàng VIP, khách hàng
có số dư lớn ở mức cao. Phân tích cụ thể nền khách hàng gửi tiền có
kỳ hạn tại Chi nhánh, như sau :
Bảng 2.3. Bảng phân tích nền khách hàng tiền gửi của BIDV –
Chi nhánh Gia Lai năm 2017
Đặc điểm tiền gửi dân cư trên địa bàn Gia Lai có nguồn thu
nhập chủ yếu từ nông sản nên mang tính chất thời vụ, thường tăng
mạnh vào dịp cuối năm và kéo dài đến tháng 5 và tháng 6 hằng năm;
Đồng thời qua thống kê khách hàng gửi tiền theo độ tuổi và theo giới
tính cho thấy số lượng khách hàng nữ chiếm trên 80% và có vai trò
quyết định đối với nhóm tiền gửi dân cư. Số lượng khách hàng cá
nhân gửi tiết kiệm tại Chi nhánh là 3.115 chỉ chiếm tỷ trọng hơn 3%
tổng số khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, trong đó số dư huy động
vốn khách hàng cá nhân cũng tập trung ở phân khúc khách hàng
quan trọng của Chi nhánh (nhóm khách hàng có số dư huy động vốn
có kỳ hạn bình quân từ 01 tỷ trở lên) chiếm khoảng tỷ trọng 7.15%
tổng số khách hàng cá nhân gửi tiền CKH tại Chi nhánh nhưng số dư
huy động vốn lại chiếm 55.83% tổng số dư huy động vốn có CKH
của khối Khách hàng cá nhân. Việc phụ thuộc vào nhóm khách hàng
có số dư lớn này dễ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (do tăng lãi
suất đáp ứng nhu cầu khách hàng dẫn đến tăng chi phí đầu vào) của
Chi nhánh vì nhóm khách hàng này là nhóm khách hàng rất nhạy
cảm về lãi suất (lựa chọn TCTD có lãi suất cao hơn để gửi tiền) và
sự trung thành không cao.12
Đối với huy động vốn nhóm khách hàng tổ chức chỉ chiếm tỷ
lệ tương đối thấp khoảng gần 14% tổng số dư huy động vốn CKH tại
Chi nhánh. Số lượng KHTC gửi tiền CKH chỉ chiếm hơn 1% tổng số
KHTC đang có quan hệ tại Chi nhánh. Số dư tiền gửi CKH của
nhóm KHTC cũng tập trung vào các nhóm khách hàng lớn có số dư
từ 05 tỷ đồng trở lên chiếm tỷ trọng 94.98% tổng số dư huy động
vốn CKH của nhóm KHTC. Đa số các KHTC tại Chi nhánh chỉ duy
trì tiền gửi trên tài khoản thanh toán vì nguồn vốn liên tục xoay vòng
để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn tiền gửi CKH của
nhóm này chủ yếu tập trung khối khách hàng Định chế tài chính như
Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm xã
hội .
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Luận án Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan hệ vay vốn ngắn
hạn tại Ngân hàng.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh
giá phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn DN. Trên cơ sở nội dung
3
phân tích đánh giá sẽ đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện
hoạt động cho vay ngắn hạn Doanh nghiệp.
- Về không gian: nghiên cứu hoạt động cho vay ngắn hạn
Doanh nghiệp tại BIDV Gia Lai.
- Về thời gian: Luận văn khai thác các số liệu về hoạt động
cho vay ngắn hạn đối với DN tại BIDV Gia Lai trong giai đoạn 2015
đến 2017.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và tổng hợp
- Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh dữ liệu
- Phương pháp phỏng vấn7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
của đề tài nghiên cứu
- Về mặt khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa các lý luận cơ
bản mang tính khái quát về Doanh nghiệp, vai trò cho vay ngắn hạn,
nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn
đối với DN của các NHTM.
- Về mặt thực tiễn: tại BIDV Gia Lai tính đến thời điểm
hiện nay chưa có nghiên cứu nào về hoàn thiện hoạt động cho vay
ngắn hạn đối với DN, với luận văn này tác giả đánh giá thực trạng
hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN tại BIDV Gia Lai giai đoạn
2015 -2017, từ đó đúc kết những hạn chế còn tồn tại và đề xuất một
số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
DN tại BIDV Gia Lai trong giai đoạn hiện nay và định hướng trong
các năm tới.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Về mặt khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa các lý luận cơ
bản mang tính khái quát về Doanh nghiệp, vai trò cho vay ngắn hạn,
nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn
4
đối với DN của các NHTM.
- Về mặt thực tiễn: tại BIDV Gia Lai tính đến thời điểm
hiện nay chưa có nghiên cứu nào về hoàn thiện hoạt động cho vay
ngắn hạn đối với DN, với luận văn này tác giả đánh giá thực trạng
hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN tại BIDV Gia Lai giai đoạn
2015 -2017, từ đó đúc kết những hạn chế còn tồn tại và đề xuất một
số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
DN tại BIDV Gia Lai trong giai đoạn hiện nay và định hướng trong
các năm tới.
6. Bố cục dự kiến của đề tài
Ngoài kết luận, luận văn nghiên cứu trình bày bao gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn đối
với doanh nghiệp tại các NHTM
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
– Chi nhánh Gia Lai
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho
vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NHTM.
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP CỦA NHTM
1.1.1. Doanh nghiệp
a. Khái niệm DN
Luật doanh nghiệp 2014 nêu rõ “Doanh nghiệp là tổ chức có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
b. Phân loại Doanh nghiệp
- Căn cứ vào dấu hiệu sở hữu ( Sở hữu vốn) người ta có thể
chia doanh nghiệp thành:
+ Doanh nghiệp Nhà nước
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Doanh nghiệp tập thể
+ Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội
- Căn cứ vào dấu hiệu về phương thức đầu tư vốn có thể chia
doanh nghiệp thành:
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm doanh
nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài)
- Căn cứ vào tính chất của chế độ trách nhiệm về mặt tài sản,
Doanh nghiệp được chia thành
+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn
+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn
6
c. Vai trò của DN trong nền kinh tế
- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
của người lao động. Từ số liệu của tổng cục thống kê cho thấy tại
Việt Nam vào năm 2017, DN tuyển dụng gần 1 triệu lao động trong
năm, chiếm 49% lực lượng lao động trên phạm vi cả nước.
- Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết
định đến sự tăng trưởng, ổn định của nền kinh tế và giải quyết tốt
hơn các vấn đề xã hội.
- Doanh nghiệp phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu
trong nền kinh tế.
- Doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước, là điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
phát triển các hoạt động xã hội công (y tế, giáo dục, xoá đói giảm
nghèo,...).
1.1.2. Cho vay ngắn hạn DN của NHTM
a. Khái niệm cho vay ngắn hạn DN của NHTM
b. Đặc điểm cho vay ngắn hạn DN của NHTM:
Cho vay ngắn hạn DN có các đặc điểm sau:
+ Cho vay ngắn hạn DN nhằm tài trợ vốn cho các doanh
nghiệp để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, trang trải cho
các chi phí như mua hàng nhập kho, trả lương cho công nhân viên.
Nguồn trả nợ từ doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Cho vay ngắn hạn có thời hạn vay từ một năm trở xuống.
Vốn vay chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn để chi trả ngay
các khoản chi phí trong trường hợp không trùng khớp giữa dòng tiền
ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp, hoặc để đáp ứng nhu cầu thời
vụ. Cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn cho vay trung dài hạn nên
có lãi suất thấp hơn.
7
c. Các hình thức cho vay ngắn hạn DN của NHTM
Cho vay ngắn hạn đối với DN của NHTM bao gồm một số
phương thức cho vay chính như sau:
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay thấu chi
d. Vai trò cho vay ngắn hạn của NHTM đối với DN:
1.2. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NHTM
1.2.1. Mục tiêu của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
doanh nghiệp của NHTM
- Tăng trưởng quy mô.
- Phân tán rủi ro.
- Tăng thu nhập từ thu lãi cho vay ngắn hạn DN
- Mở rộng mạng lưới hoạt động
1.2.2. Các biện pháp mà NHTM sử dụng để triển khai hoạt
động cho vay ngắn hạn DN
a. Nguồn lực triển khai hoạt động cho vay ngắn hạn
khách hàng DN
Để tổ chức triển khai hoạt động cho vay ngắn hạn khách
hàng DN các NHTM cần có các nguồn lực chính yếu sau:
+ Nhân lực
+ Nguồn vốn
+ Cơ sở vật chất
+ Công nghệ thông tin ứng dụng về ngân hàng
b. Quy trình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
c. Chính sách tín dụng áp dụng đối với hoạt động cho vay
ngắn hạn khách hàng DN
8
Chính sách khách hàng
Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng
Lãi suất tín dụng
Chính sách đảm bảo
Chính sách về sản phẩm
Chính sách cấp tín dụng
d. Hoạt động nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
ngắn hạn DN của NHTM
- Né tránh rủi ro
- Ngăn ngừa rủi ro
- Giảm thiểu tổn thất
- Chuyển giao rủi ro
- Đa dạng hóa danh mục cho vay
e. Hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ trong cho
vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM
- Đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính tạo thuận
lợi cho DN trong giao dịch hành chính với NHTM.
- Đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục,
giảm bớt phiền hà cho DN vay vốn để giảm chi phí, rút ngắn thời
gian cung cấp dịch vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc cung cấp dịch vụ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp
cận và sử dụng dịch vụ ngân hàngthông qua việc công bố công
khai trên trang tin điện tử các thông tin về hồ sơ tín dụng, dịch vụ, lãi
suất, phí dịch vụ.
- Giảm lãi suất, hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh.
- Kết nối ngân hàng- doanh nghiệp
9
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động cho vay
ngắn hạn đối với doanh nghiệp
a. Chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động:
b. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay
ngắn hạn đối với doanh nghiệp
c. Chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động cho vay ngắn hạn
đối với doanh nghiệp
d. Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn DN
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO
VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DN CỦA NHTM
1.3.1. Nhân tố chủ quan
1.3.2. Nhân tố khách quan
a. Từ môi trường bên ngoài
b. Từ phía doanh nghiệp
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI
VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
GIA LAI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH GIA LAI
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ngân hàng TMCP
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai giai
đoạn năm 2015-2017
a. Về hoạt động huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh thời điểm 31/12/2017
tập trung vào huy động vốn trung dài hạn – trong đó chủ yếu là tiết
kiệm cá nhân (chiếm 43.75%), phần còn lại là nguồn vốn ngắn hạn
và nguồn vốn không kỳ hạn. Nguồn vốn không kỳ hạn tại Chi nhánh
có tính ổn định không cao vì đây là nguồn vốn thanh toán chỉ tập
trung số dư lớn vào các thời điểm cuối quý/cuối năm do nền khách
hàng tại Chi nhánh của yếu là các doanh nghiệp xây lắp, trồng cây
công nghiệp có nguồn tiền gửi dâng cao vào các tháng cuối quý, cuối
năm khi chủ đầu tư thanh toán khối lượng xây lắp và thu hoạch cây
công nghiệp theo mùa, đồng thời trên địa bàn thiếu vắng hoạt động
của các Tổng công ty và các doanh nghiệp mạnh về nguồn lực tài
chính.
11
Về mức độ tập trung vốn, Chi nhánh chủ yếu huy động từ
nguồn dân cư có tính chất bền vững (chiếm tỷ trọng 82.51%), đối với
nhóm khách hàng tổ chức chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn có
tính ổn định thấp. Đồng thời hiện nay Chi nhánh có mức độ phụ
thuộc nguồn vốn huy động vào nhóm khách hàng VIP, khách hàng
có số dư lớn ở mức cao. Phân tích cụ thể nền khách hàng gửi tiền có
kỳ hạn tại Chi nhánh, như sau :
Bảng 2.3. Bảng phân tích nền khách hàng tiền gửi của BIDV –
Chi nhánh Gia Lai năm 2017
Đặc điểm tiền gửi dân cư trên địa bàn Gia Lai có nguồn thu
nhập chủ yếu từ nông sản nên mang tính chất thời vụ, thường tăng
mạnh vào dịp cuối năm và kéo dài đến tháng 5 và tháng 6 hằng năm;
Đồng thời qua thống kê khách hàng gửi tiền theo độ tuổi và theo giới
tính cho thấy số lượng khách hàng nữ chiếm trên 80% và có vai trò
quyết định đối với nhóm tiền gửi dân cư. Số lượng khách hàng cá
nhân gửi tiết kiệm tại Chi nhánh là 3.115 chỉ chiếm tỷ trọng hơn 3%
tổng số khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, trong đó số dư huy động
vốn khách hàng cá nhân cũng tập trung ở phân khúc khách hàng
quan trọng của Chi nhánh (nhóm khách hàng có số dư huy động vốn
có kỳ hạn bình quân từ 01 tỷ trở lên) chiếm khoảng tỷ trọng 7.15%
tổng số khách hàng cá nhân gửi tiền CKH tại Chi nhánh nhưng số dư
huy động vốn lại chiếm 55.83% tổng số dư huy động vốn có CKH
của khối Khách hàng cá nhân. Việc phụ thuộc vào nhóm khách hàng
có số dư lớn này dễ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (do tăng lãi
suất đáp ứng nhu cầu khách hàng dẫn đến tăng chi phí đầu vào) của
Chi nhánh vì nhóm khách hàng này là nhóm khách hàng rất nhạy
cảm về lãi suất (lựa chọn TCTD có lãi suất cao hơn để gửi tiền) và
sự trung thành không cao.
12
Đối với huy động vốn nhóm khách hàng tổ chức chỉ chiếm tỷ
lệ tương đối thấp khoảng gần 14% tổng số dư huy động vốn CKH tại
Chi nhánh. Số lượng KHTC gửi tiền CKH chỉ chiếm hơn 1% tổng số
KHTC đang có quan hệ tại Chi nhánh. Số dư tiền gửi CKH của
nhóm KHTC cũng tập trung vào các nhóm khách hàng lớn có số dư
từ 05 tỷ đồng trở lên chiếm tỷ trọng 94.98% tổng số dư huy động
vốn CKH của nhóm KHTC. Đa số các KHTC tại Chi nhánh chỉ duy
trì tiền gửi trên tài khoản thanh toán vì nguồn vốn liên tục xoay vòng
để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn tiền gửi CKH của
nhóm này chủ yếu tập trung khối khách hàng Định chế tài chính như
Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm xã
hội.
Bảng 2.4. Bảng phân tích thu nhập từ hoạt động huy động vốn của
BIDV – Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2015 - 2017
Suất sinh lời từ hoạt động huy động vốn của Chi nhánh có sự
tăng giảm nhẹ qua các năm, trong đó suất sinh lời cao nhất là năm
2015 và thấp nhất là năm 2016. Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn
cũng như tình hình kinh doanh của từng năm, có một số nguyên nhân
cụ thể dẫn đến sự tăng giảm trên, cụ thể như sau:
- Thứ nhất là do số dư huy động vốn không kỳ hạn tại Chi
nhánh thường kém ổn định và tỷ lệ thường không cao, nguồn vốn
này năm 2015 tại Chi nhánh chiếm tỷ lệ rất lớn (do đột biến từ nguồn
vốn của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chuyển các nguồn tiền tập
trung về BIDV sau khi thiết lập mối quan hệ toàn diện với BIDV),
đây là nguồn vốn giá rẻ đem lại lợi nhuận cao chính vì vậy làm tăng
đột biến suất sinh lời từ hoạt động huy động vốn của Chi nhánh năm
2015. Đối với các năm khác, tỷ lệ nguồn vốn không kỳ hạn rất thấp
đồng thời thời gian duy trì số dư cũng không dài vì vậy suất sinh lời
13
không cao.
- Thứ hai do cạnh tranh về mặt lãi suất huy động dẫn đến Chi
nhánh buộc phải tăng lãi suất huy động, gia tăng chi phí trả lãi tiền
gửi cho khách hàng kéo suất sinh lời từ hoạt động huy động vốn
giảm mạnh đặc biệt trong năm 2016 và có dấu hiệu phục hồi vào
năm 2017.
- Thứ ba cán bộ quản lý khách hàng còn chưa sâu sát trong
việc khuyến khích khách hàng gửi tiền ở các kỳ hạn có suất sinh lời
cao thay vì chỉ tư vấn khách hàng gửi các kỳ hạn thông thường, khả
năng đàm phán lãi suất với khách hàng còn chưa cao vẫn theo tâm lý
sợ mất khách hàng để tăng chi phí huy động vốn.
b. Về hoạt động tín dụng:
Bảng 2.5. Bảng phân tích hoạt động tín dụng của BIDV – Chi
nhánh Gia Lai giai đoạn 2015 - 2017
Dư nợ tín dụng của Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao và ổn
định trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017. Năm 2013 chia
tách chi nhánh, BIDV - Chi nhánh Gia Lai đứng thứ ba về thị phần
trên địa bàn, hiện nay đã vươn đứng đầu về thị phần tín dụng trên địa
bàn.
Về cơ cấu dư nợ tín dụng: Năm 2017 tỷ trọng cho vay trung
dài hạn chiếm 45.14% tổng dư nợ, Chi nhánh định hướng đẩy mạnh
tăng trưởng tín dụng ngắn hạn trong giai đoạn tới nhằm gia tăng mức
độ hiệu quả sử dụng vốn và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động.
Dư nợ khối KHTC chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ của toàn Chi
nhánh (78.52%) mặc dù Chi nhánh đã đẩy mạnh tăng trưởng tín
dụng bán lẻ tuy nhiên dư nợ tín dụng bán lẻ còn đạt thấp.
Về chất lượng tín dụng: Chi nhánh thực hiện kiểm soát chất
lượng tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu được khống chế dưới
14
mức cho phép đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu
giảm từ 0,44%/tổng dư nợ năm 2015 còn 0,34%/tổng dư nợ tại
31/12/2017. Tỷ lệ nợ nhóm 2 được kiểm soát dưới mức cho phép
dưới 5%.
Suất sinh lời từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh là khoản
chênh lệch giữa thu nhập từ lãi cho vay khách hàng trừ đi chi phí trả
lãi mua vốn của Chi nhánh từ Hội sở chính tính trên tổng dư nợ bình
quân toàn Chi nhánh, diễn biến suất sinh lời này qua các năm cụ thể
như sau:
Bảng 2.6. Bảng phân tích thu nhập từ hoạt động tín dụng của
BIDV – Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2015- 2017
Suất sinh lời từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn ở mức
trên 2.1%/năm – mức tương đối cao so với các Chi nhánh trên cùng
địa bàn, tuy nhiên so với các Chi nhánh trên cùng hệ thống thì còn
đang ở mức trung bình
c. Về hoạt động dịch vụ:
Bảng 2.7. Bảng phân tích hoạt động dịch vụ của BIDV – Chi
nhánh Gia Lai giai đoạn 2015 – 2017
Tổng thu dịch vụ ròng toàn Chi nhánh có sự tăng giảm đột
biến qua các năm do giảm đột biến phần thu dịch vụ tư vấn bảo lãnh
phát hành trái phiếu, nếu loại trừ phần chi phí này thì tổng thu dịch
vụ ròng toàn Chi nhánh tăng trưởng mạnh giai đoạn 2015 nhưng sau
đó tốc độ tăng trưởng chậm lại và giảm các năm tiếp theo.
Nhìn vào cơ cấu tổng thu dịch vụ ròng toàn Chi nhánh, nguồn
thu dịch vụ của Chi nhánh chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu từ Dịch
vụ bảo lãnh, dịch vụ tư vấn bảo lãnh phát hành trái phiếu. Năm 2016
Chi nhánh không có nguồn thu từ dịch vụ tư vấn bảo lãnh phát hành
15
trái phiếu nên tổng thu dịch vụ giảm so với năm 2015 và theo đó
năm 2017 bên cạnh những khó khăn cạnh tranh giảm phí dịch vụ thì
nguồn thu từ dịch vụ bảo lãnh cũng giảm mạnh (khoảng 50%) làm
giảm tổng thu dịch vụ toàn Chi nhánh. Nhìn chung cơ cấu nguồn thu
dịch vụ đối với các sản phẩm phi tín dụng tại Chi nhánh đã từng
bước được cải thiện, đóng góp nhiều hơn cho tổng thu dịch vụ ròng
toàn Chi nhánh.
d. Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh đến 31/12/2017 ở mức 0.34% giảm
hơn 22% so với thời điểm năm 2015, để đạt được kết quả này chính
là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Ban lãnh đạo trong công tác
xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro Vì Chi nhánh nhận
thức rõ việc phát sinh nợ quá hạn sẽ làm giảm trực tiếp đến hiệu quả
kinh doanh của Chi nhánh. Tuy nhiên tỷ lệ nợ nhóm 2 (ở mức
4.09%) của Chi nhánh có xu hướng tăng cao trong năm 2017, việc
tăng tỷ lệ này do ảnh hưởng nợ kéo nhóm từ các TCTD khác đối với
các khách hàng có nhiều khoản vay tại nhiều TCTD khác nhau. Chi
nhánh cần có giải pháp quản trị để giảm tỷ lệ này tránh để các khoản
nợ chuyển sang nhóm nợ cao hơn dẫn đến gia tăng chi phí hoạt động
của Chi nhánh, tiềm ẩn rủi ro tín dụng.
e. Lợi nhuận
Kết quả tài chính, năm 2017 tổng lợi nhuận trước thuế toàn
Chi nhánh đạt 297.8 tỷ đồng tăng trưởng 10.58% so với năm 2015,
đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Chi nhánh đã có sự
gia tăng mạnh mẽ về margin huy động vốn và margin cho vay so với
năm 2016, trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định, thu nhập ròng từ
các mảng hoạt động cụ thể như sau:
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp thu nhập ròng từ tín dụng, huy động vốn
16
và dịch vụ năm 2017.
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có
sự tăng trưởng tốt, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đã
góp phần làm tăng đáng kể thu nhập, lợi nhuận của Chi nhánh.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI
VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
GIA LAI
2.2.1. Bối cảnh hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách
hàng doanh nghiệp
a. Khái quát về tình hình KTXH trên địa bàn tỉnh Gia Lai
b. Tổng quan về tình hình các khách hàng DN tại tỉnh Gia Lai
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam -
Chi Nhánh Gia Lai
a. Nguồn lực triển khai hoạt động cho vay ngắn hạn khách
hàng DN tại BIDV Gia Lai
* Cơ sở vật chất:
* Nhân lực:
* Công nghệ thông tin ứng dụng về ngân hàng
b. Quy trình cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại Chi nhánh
Gia Lai
c. Các chính sách áp dụng đối với hoạt động cho vay ngắn hạn
khách hàng DN tại Chi nhánh Gia Lai
* Chính sách tiếp thị khách hàng:
* Chính sách cấp tín dụng:
* Chính Sách tài sản đảm bảo:
* Chính sách giá:
17
d. Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn
hạn khách hàng DN
2.2.3. Kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách
hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển
Việt Nam - Chi Nhánh Gia Lai
a. Số lượng cho vay ngắn hạn DN
Hiện tại Chi nhánh Gia Lai có hai phòng Khách hàng DN
chủ lực của Chi nhánh là phòng KHDN1 và KHDN2. Hầu hết toàn
bộ khách hàng DN của Chi nhánh đề tập trung tại 2 phòng này, còn
các các Phòng giao dịch chỉ có một số ít khách hàng DN nhỏ do thực
hiện mô hình PGD bán lẻ chuẩn
Số lượng khách hàng đang có quan hệ vay vốn ngắn hạn tại
BIDV Gia lai qua các năm giai đoạn 2015 – 2017:
Bảng 2.10. Số lượng khách hàng vay vốn tại BIDV Gia Lai
Các DN có quan hệ tín dụng với BIDV Gia Lai thuộc nhiều
thành phần kinh tế và nhiều ngành nghề khác nhau. Nhưng theo
thống kê ở bảng trên thì các doanh nghiệp xây dựng và thương mại
là hai đối tượng có quan hệ với BIDV Gia Lai nhiều nhất, thêm vào
đó số lượng các doanh nghiệp này có xu hướng tăng dần theo các
năm. Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp và các ngành khác
chiếm số lượng nhỏ trong quan hệ với BIDV Gia Lai và số lượng
này có xu hướng ngày càng bị thu hẹp trong những năm gần đây. Do
nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất: BIDV Gia Lai tập trung vào việc phát triển các
khách hàng mục tiêu là các DN hoạt động trong các lĩnh vực xây
dựng và thương mại có nhu cầu vốn thường xuyên, quy mô nhỏ, tốc
độ quay vòng vốn nhanh phù hợp với năng lực tài chính và năng lực
quản lý của BIDV Gia Lai hiện nay.
18
Thứ hai: chi nhánh và phòng giao dịch của BIDV Gia Lai đa
số tập trung ở thành phố nên các DN thuộc lĩnh vực nông nghiệp,
công nghiệp khó tiếp cận. Đồng thời các doanh nghiệp này thường
không đủ điều kiện để tiếp cận và được xét duyệt tín dụng ngân
hàng.
b. Dư nợ cho vay ngắn hạn DN
Bảng 2.11. Dư nợ cho vay ngắn hạn DN tại BIDV Gia Lai
Căn cứ vào bảng số liệu có thể thấy rằng dư nợ ngắn hạn
khách hàng DN tăng trưởng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2017
tăng tuyệt đối 777 tỷ tương ứng 18% so cùng kỳ năm trước, ngoài
nguyên nhân chính của chi nhánh là tập trung tăng trưởng ngắn hạn
đối tượng khách hàng DN còn có sự trợ giúp kịp thời từ phía Hội sở
về việc ban hành các gói tín dụng cạnh tranh với lãi suất ưu đãi đã
thu hút các DN mạnh dạn vay vốn để đầu tư ngắn hạn. Mặt khác
cùng với chủ trương của trụ sở chính về việc cắt giảm và lựa chọn
các dự án tốt nên dư nợ cho vay trung dài hạn có sự sụt giảm, năm
2016 chi nhánh tăng trưởng do việc mua lại nợ các dự án thuộc khối
HAGL từ các tổ chức tín dụng khác, và đến năm 2017 theo định
hướng chung chi nhánh đã giảm dư nợ hơn 200 tỷ tương ứng 4% so
với cùng kỳ năm trước.
* Cơ cấu cho vay ngắn hạn DN phân theo loại hình doanh
nghiệp:
Bảng 2.12. Cơ cấu cho vay ngắn hạn DN phân theo loại hình
doanh nghiệp
Tại Chi nhánh Gia Lai Khối KH Doanh nghiệp nhà nước vẫn
còn tuy nhiên số lượng rất ít và tập trung chủ yếu tại Phòng KHDN
1, trong đó là các Công ty con thuộc Tập đoàn CN cao su Việt Nam.
19
Còn lại tập trung chính yếu là các DN ngoài quốc doanh. Năm 2017
với nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất cũng như khả năng cạnh
tranh, Chi nhánh Gia Lai tăng trưởng tuyệt đối 784 tỷ tương ứng
19% só cùng kỳ năm trước của Khối KH DN ngoài quốc doanh.
c. Chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay ngắn hạn
đối với Khách hàng Doanh nghiệp tại BIDV Gia Lai
Bảng 2.13. Nợ nhóm 2 và nợ xấu
Trong tổng nền Khách hàng DN tại Chi nhánh Gia Lai, trong
đó KHDN thuộc khối xây dựng chiếm gần 1/3 KHDN của Chi
nhánh. Trong vài năm trở lại đây với chính sách thắt chặt và kiểm
soát tín dụng của NHNN đối với nhóm ngành này cùng với sự khó
khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đối với nhóm ngành
DN xây dựng và một số ngành khác. Qua bảng số liệu nhận xét thấy
năm 2015, 2016 nợ nhóm 2, nợ xấu có thể nói được kiểm soát tốt,
tuy nhiên đến năm 2017 sự chịu đựng của các Doanh nghiệp đặc biệt
là các DN xây lắp tại Chi nhánh đã vượt khỏi sức chịu đựng do khó
khăn trong việc thu hồi nợ cũng như kết quả sản xuất kinh doanh đã
đẩy dư nợ nhóm 2 tăng 107 tỷ đồng, tương ứng tăng 2,08% so với
năm 2016. Nợ xấu tăng gần 7 tỷ, tương ứng tăng 0,12%. Có thể nói
rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh
trong năm 2018 nếu chi nhánh Gia Lai không có các biện pháp tích
cực đối với các khoản nợ ngắn hạn tiềm ẩn xấu này.
d. Kết quả của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với KH
doanh nghiệp tại Chi nhánh Gia Lai
Bảng 2.14. Kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn KHDN
Qua bảng số liệu trên cho thấy thu nhập từ hoạt động cho vay
NHDN từ năm 2015 - 2017 có tăng nhưng nhìn chung tăng không cao,
và năm 2017 mặc dù dư nợ cho vay có tăng nhưng thu nhập không tăng
20
nhiều do năm 2017 tỷ nợ lệ quá hạn, nợ xấu cho vay NHDN tăng cao,
các khoản vay NHDN không thu hồi được lãi đúng hạn, số tiền lãi
không đủ điều kiện dự thu tăng cao dẫn đến việc xuất lãi dự thu không
đưa vào thu nhập là khá lớn nên thu nhập từ hoạt động cho vay DN năm
này đạt thấp.. Cũng giống như DN, ngân hàng hoạt động hướng về mục
đích lợi nhuận và chất lượng cho vay được nâng cao cũng chỉ vì mục
đích lợi nhuận. Do vậy một khoản vay không thể nói là có chất lượng
tốt khi không thu được gốc và lãi đúng hạn. Thu nhập từ hoạt động cho
vay DN là một trong những phương pháp để đánh giá về chất lượng của
hoạt động này bởi lẽ nó là thành quả của những nỗ lực trong việc tăng
doanh số và nâng cao chất lượng, do đó BIDV Gia Lai cần có giải pháp
gấp rút để tăng nhanh thu nhập từ hoạt động cho vay NHDN đi đôi với
việc đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng để trong tương lai thu nhập từ
hoạt động cho vay NHDN sẽ tiếp tục đóng góp một phần quan trọng
trong sự phát triển của chi nhánh
e. Về chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn DN tại Chi
nhánh Gia Lai
Kết quả thăm dò ý kiến như sau:
Bảng 2.15. Kết quả thăm dò kiến các DN đang quan hệ tín dụng
tại BIDV GiaLai
Kết quả điều tra cho thấy về chỉ tiêu sản phẩm tín dụng của
BIDV Gia Lai, có 17% ý kiến đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_luan_an_hoan_thien_hoat_dong_cho_vay_ngan_h.pdf