Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Mạng lưới hoạt động kinh doanh các cấp chi nhánh thường xuyên
được soát xét, bổ sung, bố trí lao động được lựa chọn phù hợp, đáp
ứng yêu cầu kinh doanh và cạnh tranh.
- Công tác quản trị, điều hành kỷ cương, phân công rõ người rõ
việc theo phân cấp quản lý, ủy quyền cho người đứng đầu các Chi
nhánh.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu của luận văn là nâng cao năng lực cạnh tranh tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Tỉnh Quảng Bình. Từ đó luận văn có các mục đích cụ thể sau đây:
- Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh
tranh của Ngân hàng thương mại.
- Xác định căn cứ thực tiễn về việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh Tỉnh Quảng Bình.
- Nghiên cứu phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của chi nhánh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các
nhiệm vụ chính sau đây:
- Hệ thống hoá, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về nâng cao
năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về nâng cao năng lực cạnh tranh
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Chi nhánh tỉnh Quảng Bình, chỉ ra những vấn đề còn hạn chế và
nguyên nhân .
4
- Đề xuất định hướng và giải pháp tiếp tục nâng cao năng lực cạnh
tranh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh
Tỉnh Quảng Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản
về công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.
- Về không gian : Luận văn được nghiên cứu tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: Thời kỳ nghiên cứu của luận văn từ năm 2013
đến năm 2015, định hướng nghiên cứu đến năm 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận văn
- Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp tổng hợp tư duy logic kinh tế, phương pháp phân
tích, thống kê so sánh, đối chiếu để đánh giá, làm sáng tỏ những vấn
đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận văn còn chú
trọng đến việc kết hợp với việc quan sát các hoạt động thực tiễn.
Luận văn có sử dụng các tài liệu, số liệu trong và ngoài nước đã công
bố có liên quan đến đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận
Luận văn đã góp phần vào việc xây dựng khung lý thuyết về
nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại, theo đó làm
5
rõ một số khái niệm, vai trò, đặc điểm, các tiêu chí đánh giá và nội
dụng cơ bản của nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương
mại.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định vị thế cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn
hiện nay, kinh nghiệm hoạt động trong thời gian qua, nghiên cứu vận
dụng vào hoàn cảnh cụ thể trong tình hình mới, từ đó đưa ra những
giải pháp để giải quyết nút thắt, điểm yếu của chi nhánh và từ đó nâng
cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
các bảng biểu, nội dung của luận văn được kết cấu bao gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học về năng lực cạnh tranh và nâng cao
năng lực của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi
nhánh tỉnh Quảng Bình
6
Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và cạnh tranh giữa
các ngân hàng thương mại
1.1.1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
1.1.1.1. Khái niệm
Cạnh tranh là cuộc đua tài, đua sức giữa các đối thủ trên thương
trường trong việc thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Động cơ
của cạnh tranh nhằm đạt được ưu thế, lợi ích hơn về lợi nhuận, về thị
trường, mục tiêu marketing, nguồn cung ứng, về kỹ thuật, khách hàng
tiềm năng
1.1.1.2. Các hình thức cạnh tranh
1.1.2. Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm
Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng là sự ganh đua hợp pháp giữa các
ngân hàng thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp nhằm đạt
đến các mục tiêu cụ thể của mình như thị phần, lợi nhuận, vốn, hiệu
quả, an toàn, danh tiếng
1.1.2.2. Sự cần thiết phải cạnh tranh
1.1.2.3. Đặc điểm kinh doanh của ngân hàng ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của ngân hàng
1.2. Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng do chính Ngân hàng tạo
ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm củng cố
và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ, vượt
7
qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.
1.2.2. Các công cụ cạnh tranh của ngân hàng thương mại
- Cạnh tranh về chất lượng, sản phẩm, dịch vụ
- Cạnh tranh bằng giá
- Cạnh tranh qua hệ thống phân phối và quảng cáo
Ngoài ra còn nhiều hình thức cạnh tranh như cạnh tranh bằng
chính sách marketing
1.2.3. Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó
cung cấp giá trị lớn hơn cho khách hàng làm tăng mức độ hài lòng của
khách hàng so với các đối thủ.
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực của Ngân hàng: Năng lực tài chính,
Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ, Nguồn nhân lực, Năng lực công
nghệ, Năng lực quản trị điều hành ngân hàng, Danh tiếng, uy tín, hệ
thống mạng lưới và khả năng hợp tác, Năng lực thích ứng và đổi mới
1.3. Những vấn đề cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngân hàng thương mại
1.3.1. Khái niệm nâng cao năng lực cạnh tranh
Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng là nâng cao khả năng
duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của ngân hàng trong mô i
trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh
tranh của NHTM chủ yếu tập trung nâng cao các yếu tố từ công tác chỉ
đạo và điều hành, chất lượng đội ngũ cán bộ, uy tín và thương hiệu của
NHTM.
1.3.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh
1.3.3. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh
8
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân hàng thương mại cần
phải làm một số nhiệm vụ chính sau đây:
- Tăng cường năng lực tài chính theo hướng mở rộng quy mô và an
toàn
- Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng gắn liền với định hướng phân khúc
thị trường
- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
- Chú trọng việc xây dựng uy tín, giá trị thương hiệu của ngân hàng
1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh
1.3.4.1. Nhóm các nhân tố khách quan
1.3.4.2 Nhóm các nhân tố chủ quan
1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngân
hàng thương mại
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh
1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Á Châu chi nhánh tỉnh Quảng Bình
1.4.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh Quảng Bình
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Agribank chi nhánh tỉnh
Quảng Bình
Thứ nhất: Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ
ngân hàng trên cơ sở nghiên cứu thị trường.
Thứ hai: Phát triển thế mạnh về mạng lưới kênh phân phối rộng
khắp, tận dụng tối đa lợi thế của kênh phân phối truyền thống hiện có.
9
Thứ ba: Tiếp tục nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên, xây
dựng chuẩn mực phong cách giao dịch và phục vụ khách hàng, thực
hiện tốt các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, đào tạo các kỹ năng mềm.
Thứ tư: Chú trọng xây dựng chiến lược marketing nhằm quảng
bá hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng đến với mọi tầng lớp dân cư
ở khắp mọi nơi.
Thứ năm: Agribank nên chú trọng vào việc chăm sóc những
khách hàng trung thành, tìm hiểu họ tốt hơn, tìm thêm các dịch vụ mà
họ có thể cần hay muốn sử dụng.
10
Tóm tắt chương 1
Chương 1, những nội dung khoa học chủ yếu sau đây được đề
cập đến:
Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng
lực canh tranh của Ngân hàng thương mại.
Hai là, Hệ thống hoá trên cơ sở chỉnh sửa bổ sung cơ sở lý luận
về nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại. Ở đây
luận văn đã luận giải và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản như:
Khái niệm nâng cao năng lực cạnh tranh, các chỉ tiêu đánh giá năng
lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại, những công tác nâng cao
năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của các NHTM.
Ba là, Tổng kết kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mại
trên địa bàn và một chi nhánh có kết quả hoạt động nổi bật trong hệ
thống Agribank; rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Agribank
Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình.
Trên đây là những vấn đề lý luận cơ bản được coi là đóng góp
khoa học mới của luận văn về lý luận làm cơ sở cho việc phân tích
thực trạng và đề ra các giải pháp thực hiện ở các chương sau.
11
Chương 2:
THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi
nhánh tỉnh Quảng Bình là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt được
tổ chức và hoạt động theo mô hình chi nhánh thuộc Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình là đơn vị
thành viên hạch toán phụ thuộc có con dấu riêng và bảng cân đối tài
khoản riêng, đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam, có quyền tự chủ trong kinh doanh theo
phân cấp và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Agribank Quảng Bình
2.1.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự và nguồn nhân lực tại Chi nhánh
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
2.2.2. Hoạt động tín dụng
2.2.3. Các hoạt động dịch vụ khác
2.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Agribank chi
nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015
2.3.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank chi nhánh tỉnh
12
Quảng Bình theo mô hình SWOT
2.3.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của Agribank chi nhánh tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015
2.3.2.1. Năng lực tài chính
Trong những năm vừa qua, mặc dù tổng thu nhập có biến động
mạnh và có giảm mạnh nhưng tình hình tài chính của Agribank Quảng
Bình vẫn được đảm bảo. Quỹ thu nhập vượt kế hoạch do Trụ sở chính
giao 11%, tài chính một số chi nhánh đã có cải thiện.
Bảng 2.7: Kết quả tài chính của Agribank Quảng Bình giai đoạn
2013 - 2015
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh 2015/2013
Số tiền %
I. Tổng thu nhập 702.861 708.295 677.010 -25.851 -3,68
1. Thu lãi và các
khoản tương tự
667.360 655.633 620.320 -47.040 -7,05
2. Thu ngoài lãi 35.501 52.662 56.690 21.189 59,69
II. Tổng chi 574.788 578.553 546.063 -28.725 -5,00
1. Chi phí lãi và các
khoản tương tự
415.256 416.556 377.321 -37.935 -9,14
2. Chi ngoài lãi 159.532 161.997 148.371 -11.161 -7,00
III. Lợi nhuận
trước dự phòng
RRTD
154.043 169.633 161.537 7.494 4,86
IV. Lợi nhuận 128.073 129.742 130.947 2.874 2,24
V. Hệ số lương 1.58 1.51 1.53
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank Quảng Bình các năm 2013 - 2015)
Nguồn thu chủ yếu của chi nhánh là thu từ hoạt động tín dụng
chiếm tỷ trọng trên 92% trên tổng thu; trong những năm qua, với chủ
trương đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngoài tín dụng nhưng nguồn thu
từ hoạt động dịch vụ vẫn còn thấp, nhìn chung tỷ lệ thu từ dịch vụ vẫn
chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thu, chưa phù hợp với xu hướng
13
hoạt động của Ngân hàng hiện đại. Năm 2015 tổng thu nhập của toàn
chi nhánh đạt 677.010 triệu đồng, hệ số lương chi nhánh đạt được là
1,53 lần, kết quả đạt được như trên chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động
tín dụng.
2.3.2.2. Tính đa dạng của sản phẩm và dịch vụ
Những năm gần đây Agribank đã chú trọng vào việc mở rộng
danh mục sản phẩm tiền gửi song chưa chú trọng đến thay đổi các hình
thức của các sản phẩm truyền thống nhằm nâng cao hơn tính linh hoạt
cho sản phẩm. Trong những năm qua, Agribank đã có những bước đột
phá trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện đại đang ngày một
hoàn thiện hơn.
2.3.2.3. Nguồn nhân lực
Agribank tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân phát triển đồng thời
chú trọng việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, tác phong
chuyên nghiệp phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng. Agribank
gắn liền chế độ khen thưởng cán bộ nhân viên của Agribank với kết
quả hoạt động kinh doanh, mục tiêu công việc đạt được và chất lượng
dịch vụ của mỗi nhân viên thực hiện cho khách hàng.
2.3.2.4. Năng lực công nghệ
Hiện tại, ngoài hệ thống IPCAS, Agribank Quảng Bình đang sử
dụng nhiều hệ thống ứng dụng khác phục vụ cho hoạt động kinh
doanh. Đặc biệt vào những ngày cuối năm 2015, Agribank đã cho ra
mắt hệ thống phát hành và thanh toán thẻ chip theo chuẩn EMV với
mục đích tăng cường tính bảo mật, an ninh, an toàn hệ thống, giảm
thiểu rủi ro, tổn thất phát sinh do hành vi gian lận, giả mạo thẻ.
2.3.2.5. Năng lực quản trị điều hành ngân hàng
Agribank đã và đang hoàn thiện cơ cấu tổ chức, xây dựng các
chiến lược, chính sách, xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể
14
chế, tổ chức hoạt động theo mô hình hiện đại hóa cho phép phân định
rõ chức năng các bộ phận, từng khối, xử lý triệt để các khoản nợ xấu
tập trung tại các doanh nghiệp nhà nước, và đã đem lại kết quả khả
quan, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đi đáng kể là nỗ lực rất lớn, đáng ghi nhận.
2.3.2.6. Danh tiếng, uy tín, hệ thống mạng lưới và năng lực duy trì mở
rộng thị phần của ngân hàng
Bảng 2.20: Mạng lưới của một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Agribank
Ngân hàng
Số lượng
Tổng CN PGD
51 16 35
1. Agribank 24 11 13
2. Vietinbank 7 1 6
3. Vietcombank 3 1 2
4. BIDV 11 2 9
5. Sacombank 6 1 5
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Agribank Quảng Bình)
Cũng theo báo cáo đánh giá của Agribank tỉnh Quảng Bình
mạng lưới các NHTM vẫn tiếp tục được gia tăng và mở rộng không
ngừng, đặc biệt là các ngân hàng mới cố phần hoá như Vietinbank,
Vietcombank, BIDV đã có những sự phát triển mạnh về mạng lưới,
định hướng rõ ràng hơn về mục tiêu phát triển mảng dịch vụ bán lẻ.
Tuy nhiên hạn chế nói chung của Agribank là nhận diện thương hiệu
và không gian giao dịch của Agribank chưa được thống nhất và còn
nhiểu hạn chế so với 3 ngân hàng còn lại.
2.4. Thực trạng công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của
Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2015
2.4.1. Về việc tăng cường năng lực tài chính theo hướng mở rộng
quy mô và an toàn
Ban Giám đốc Agribank Quảng Bình đã ban hành các văn bản chỉ
15
đạo kịp thời, quyết liệt (bao gồm việc tổ chức đoàn phân tích nợ, chỉ
đạo cụ thể từng khách hàng theo từng chi nhánh sau khi phân tích, theo
dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện, chính sách khen thưởng,) nhằm
khuyến khích tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, kết
quả triển khai đã thực sự có hiệu quả. Ngoài những mặt đã làm được,
năng lực tài chính của Agribank Quảng Bình vẫn còn yếu. Chủ yếu là
do các chi nhánh trực thuộc Agribank Quảng Bình trên địa bàn TP.
Đồng Hới kinh doanh không đạt hiệu quả. Về nguồn vốn huy động,
cán bộ Agribank chưa có khả năng thuyết phục khách hàng bằng những
cán bộ của BIDV, Vietcombank, Vietinbank.
2.4.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Mạng lưới hoạt động kinh doanh các cấp chi nhánh thường xuyên
được soát xét, bổ sung, bố trí lao động được lựa chọn phù hợp, đáp
ứng yêu cầu kinh doanh và cạnh tranh.
- Công tác quản trị, điều hành kỷ cương, phân công rõ người rõ
việc theo phân cấp quản lý, ủy quyền cho người đứng đầu các Chi
nhánh.
2.4.3. Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng gắn liền với định hướng
phân khúc thị trường
Trong những năm gần đây, Agribank Quảng Bình đã xác định
được khách hàng trọng tâm của từng dịch vụ như: về nguồn vốn huy
động chi nhánh chủ yếu tập trung huy động, khai thác từ nguồn vốn
nhàn rỗi dân cư vì đây là nguồn có tính ổn định cao, về nghiệp vụ tín
dụng: Agribank tập trung chủ yếu đến bà con nông dân thông qua các
chương trình nhằm mục tiêu xây dựng nông thôn mới và gần đây nhất
Agribank còn hướng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, cá nhân hoặc hộ gia đình kinh doanh có hiệu quả.
2.4.4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
16
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ
ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát
triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng
đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán
khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
2.4.5. Xây dựng uy tín, giá trị thương hiệu của ngân hàng
Để xây dựng uy tín, niềm tin đối với khách hàng, mỗi cán bộ của
Agribank đã được trang bị những cẩm nang văn hóa, cẩm nang nghiệp
vụ là những công cụ đắc lực luôn nhắc nhở mỗi cán bộ phải có những
hành xử đúng mực, mang lại dịch vụ tốt nhất với khách hàng.
Quảng bá sản phẩm trên băng rôn, áp phích ghi rõ trên nền màu đỏ
Bordeaux được chi nhánh thực hiện khá tốt , thường được treo ở các
tuyến đường chính trong thành phố, tại các địa điểm giao dịch đáp ứng
tốt yêu cầu truyền tải thông tin và nhận diện thương hiệu đến khách
hàng, người dân.
2.5. Những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế trong nâng
cao năng lực cạnh tranh của Agribank Quảng Bình
2.5.1. Những hạn chế chủ yếu trong nâng cao năng lực cạnh tranh
của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình
Thứ nhất: Mặc dù tốc độ tăng trưởng thu dịch vụ cao nhất so với
các TCTD trên địa bàn song trong cơ cấu thu nhập, thu ngoài dịch vụ
tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng thấp chỉ dao động trong khoảng 1,5-3%.
Thứ hai, Danh mục sản phẩm dịch vụ của Agribank khá nhiều song
Agribank Quảng Bình mới chỉ được đưa vào khai thác những đơn giản,
chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa được cải thiện nhiều.
Thứ ba, Hoạt động marketing quảng bá của ngân hàng còn nhiều
bất cập nên tỉ lệ khách hàng biết và tiếp cận để sử dụng dịch vụ của
Agrbank còn khá ít chủ yếu tập trung tại hội sở tỉnh.
17
Thứ tư, Việc phát triển sản phẩm mới chưa theo hướng đa dạng và
chuyên môn, chuyên biệt hóa, chưa căn cứ vào thực tế nhu cầu phát
sinh của khách hàng mà mới căn cứ vào khả năng cung cấp của NH.
Thứ năm: Chính sách chăm sóc khách hàng của Agribank còn yếu,
thiếu chuyên nghiệp, không đồng bộ trong toàn chi nhánh.
Thứ sáu: Mạng lưới rộng, chi phí quản lý cao, số lượng cán bộ nhiều
nhưng vẫn thiếu cán bộ có năng lực, kỹ năng để làm những công việc
đòi hỏi chất lượng cao, toàn diện ở tẫm vĩ mô.
2.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong nâng cao năng lực
cạnh tranh của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình
2.5.2.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Sự xuất hiện ngày càng nhiều các NHTM CP, các TCTD,
các công ty bảo hiểm... trên địa bàn làm cho xu thế cạnh tranh ngày
càng cao, thị phần của Agribank bị chia sẻ.
Thứ hai: Các NHTM nhà nước trên địa bàn, các NHTM CP gia tăng
mở rộng mạng lưới làm thu hẹp thị phần của Agribank tại các địa bàn
trên toàn tỉnh.
Thứ ba: Sức ép từ phía khách hàng
Thứ tư: Hiệu lực pháp chế còn thấp dẫn đến ý thức về pháp luật
không cao, các hình thức xử phạt còn mang nặng tính hành chính nên
chưa mang tính chất răn đe, nhiều TCTD và thậm chí là một số ngân
hàng cổ phần chưa thực sự tôn trọng pháp luật, luôn tìm cách lách luật
thực hiện các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ năm: Các NHTMCP chưa tuân thủ chế độ báo cáo thống kê
và kiểm toán nghiêm túc, gây ảnh hưởng không tốt và rủi ro cao đến
quyết định cho vay của ngân hàng.
2.5.2.2. Nguyên nhân chủ quan
18
Thứ nhất: Chưa xây dựng được bộ phận chuyên nghiên cứu thị
trường, do đó các nghiên cứu về thị trường và sản phẩm còn khá sơ
sài, các đánh giá chỉ mang tính tham khảo trong khi thị trường dịch vụ
ngân hàng các năm qua có rất nhiều biến động phức tạp .
Thứ hai: Chất lượng nguồn nhân lực còn chưa cao và không đồng
đều, chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp.
Thứ ba: Việc phát triển dịch vụ ở một số chi nhánh trực thuộc
Agribank Quảng Bình vẫn chưa phát huy được tính chủ động và sáng
tạo, chưa thể hiện quyết tâm phát triển dịch vụ, một số cán bộ nhân
viên chưa coi trọng công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm, chưa sâu sát
với khách hàng.
Thứ tư : Hoạt động marketing cho các sản phẩm dịch vụ chưa bài
bản, chuyên nghiệp, công tác quảng bá và tiếp thị còn kém, đồng thời
chưa chú trọng đầu tư thích đáng kể cả marketing nội bộ lẫn marketing
ra bên ngoài.
Thứ năm: Đặc điểm khách hàng của NHTM hiện nay không phải
là khách hàng luôn “Trung thành” mà rất dễ lôi kéo và thay đổi quan
hệ giao dịch.
Thứ sáu: Mặc dù được trang bị đầy đủ các thiết bị, công nghệ hiện
đại để hỗ trợ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đáp
ứng yêu cầu kinh doanh dịch vụ nhưng hiệu quả triển khai và phát triển
ứng dụng, khai thác công nghệ chưa cao.
19
Tóm tắt chương 2
Vận dụng cơ sở lý thuyết chương 1 để phân tích, luận văn đã phác
họa một bức tranh toàn cảnh thực trạng của Agribank chi nhánh tỉnh
Quảng Bình được làm rõ nét trên các khía cạnh về tiềm lực tài chính,
trình độ nhân lực, công nghệ,Qua việc nghiên cứu, khái quát hoạt
động kinh doanh và thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thể
hiện ở kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Quảng Bình trong
thời gian gần đây, luận văn rút ra được những ưu điểm và hạn chế cùng
các nguyên nhân khách quan, chủ quan đã tác động đến năng lực cạnh
tranh của Agribank Quảng Bình trong thời gian gần đây. Đây là cơ sở
thực tiễn để đưa ra những giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao
khả năng cạnh tranh của Agribank Quảng Bình trong chương 3.
20
Chương 3:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank
chi nhánh tỉnh Quảng Bình
3.1.1. Định hướng hoạt động của Agribank trong thời gian tới
3.1.2. Phương hướng mục tiêu trọng tâm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình
- Rà soát, tăng cường thực hiện các sản phẩm có điều kiện triển
khai tại các chi nhánh, triển khai thêm các sản phẩm dịch vụ mới theo
phương châm hiệu quả.
- Tiến hành nghiên cứu, sáng tạo và đẩy mạnh nâng cao hoạt
động marketing, nghiên cứu phân tích thị trường đến từng đối tượng,
từng thị trường, phân loại khách hàng mục tiêu.
- Cơ cấu lại bộ máy tổ chức, điều hành quản lý, bộ máy nhân
sự gọn nhẹ nhằm giảm chi phí quản lý tuy nhiên cần chú trọng đến
hiệu quả hoạt động.
- Xây dựng văn hóa Agribank, tạo ra môi trường văn hóa làm
việc chuyên nghiệp và hiệu quả đồng thời khẳng định uy tín, thương
hiệu bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng của Agribank.
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình
3.2.1. Vận dụng mô hình SWOT để nâng cao năng lực cạnh tranh
của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình.
3.2.2. Các nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình
21
3.2.2.1. Tăng cường sức mạnh tài chính
- Giải pháp tối ưu là tăng vốn từ lợi nhuận để lại và tăng nguồn
vốn huy động.
- Giải pháp xử lý nợ xấu
- Hoàn thiện về công tác tín dụng
3.2.2.2. Tiếp tục củng cố và phát triển sức mạnh nguồn nhân lực
- Quán triệt tư tưởng, nhận thức của người lao động
- Nâng cao chất lượng cán bộ và đội ngũ nhân sự quản lý
3.2.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thống và phát triển các sản
phẩm mới
- Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển hoạt động dịch vụ
ngân hàng với định hướng rõ ràng, có các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể.
- Triền khai tích cực và đa dạng hóa các sản phẩm dịch có lợi
thế, có hiệu quả đang chiếm lĩnh thị phần được khách hàng đánh giá
tốt : sản phẩm tiền gửi , ATM..
- Tận dụng thế mạnh về mạng lưới, tri
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_ngan_hang.pdf