Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm của giám đốc điều hành (ceo’s characteristic) đến hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp tiêu biểu trên sàn chứng khoán Việt Nam

Việc kết hợp với biến OWNERSHARE giúp gia tăng ảnh hưởng của đại bộ phận các biến mô tả các đặc điểm nhân khẩu học của CEO, chứng tỏ việc gia tăng các quyền lợi cá nhân cho CEO trong quá trình điều hành doanh nghiệp giúp phát huy các ưu thế sẵn có của đặc điểm cá nhân như sự tự tin, kinh nghiệm giúp tạo ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngược lại, khi kết hợp với biến CHANGE, các đặc điểm mô tả trình độ học vấn, chuyên môn (biến EDU và LAW) cũng như biến AGE không phát huy tác dụng. Vì vậy, có thể kết luận rằng tại các CTGĐ hiện nay, việc thay đổi CEO thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác chứ không chỉ đơn thuần bởi đặc điểm của CEO.

 

doc26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm của giám đốc điều hành (ceo’s characteristic) đến hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp tiêu biểu trên sàn chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ám đốc điều hành. Các nghiên cứu về đặc điểm cá nhân của CEO đã và đang được triển khai theo mạc tìm hiểu về vai trò, ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân trên đến phong cách và thói quen điều hành. Nhìn chung tất cả các hướng nghiên cứu đều chỉ ra rằng những đặc điểm cá nhân của CEO có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách và thói quen làm việc, điều hành, qua đó tác động đến kết quả triển khai công việc và các mặt hoạt động khác của doanh nghiệp. Hiện nay, vẫn còn tồn tài nhiều luồng quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành (CEO’s characteristic), tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả có thể dẫn chiếu kết quả nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984) làm nền tảng trong tiếp cận về đặc điểm cá nhân của CEO. Cụ thể, Hambrick và Mason, trong nghiên cứu của mình, đã bước đầu khẳng định rằng các hành vi của mỗi CEO là mặt phản ánh ra của một loạt các yếu tố đặc điểm cá nhân như: tuổi tác, trình độ học vấn, thâm niên công tác, đặc trưng tính cách. Các nhóm hành vi này tác động đến các quyết định của CEO trong quá trình điều hành doanh nghiệp, từ đó tác động đến các kết quả điều hành, các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Tổng hợp các nghiên cứu, các đặc điểm cá nhân của CEO có thể được chia thành 02 nhóm chính gồm: (i) Đặc điểm nhân khẩu học, (ii) Đặc điểm công tác. Tình hình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ lâu đã là một chủ đề được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu bởi đây là thước đo nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp và công cụ mà doanh nghiệp đã và đang sử dụng trong vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. theo Hult và các cộng sự (2008) tuy phổ biến hiện nay có nhiều cách tiếp cận và đo lường khác nhau về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng tựu chung lại có ba tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động thường sử dụng là hiệu quả tài chính (financial performance), hiệu quả kinh doanh (operation performance) hoặc hiệu quả tổng hợp (overall performance). Tuy có nhiều cách tiếp cận và đo lường khác nhau về khái niệm trên nhưng một trong những khía cạnh được nghiên cứu và xem xét rộng rãi nhất là khía cạnh tài chính, tức thành quả của việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của công ty. Thông thường, để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo khía cạnh tài chính (hiệu quả tài chính – financial performance) các nhà nghiên cứu thường phổ biến sử dụng một trong hai cách đo lường: (i) sử dụng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi kế toán (Profit Indicator) như tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên doanh thu (ROS), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); (ii) dùng các chỉ tiêu mang tính thị trường như Tobin’s Q và tỷ suất sinh lợi thị trường. Từ việc tổng thuật các nghiên cứu trong nước và quốc tế lại càng củng cố tính hợp lý của luận án khi lựa chọn hai chỉ số ROA và ROE làm tham chiếu để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tình hình nghiên cứu về công ty gia đình Công ty gia đình là loại hình tổ chức kinh tế sơ khai có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế. Hơn nữa, đây cũng là loại hình doanh nghiệp mang nhiều đặc thù riêng biệt. Vì vậy, các nghiên cứu về CTGĐ đã bắt đầu được triển khai từ giữa thế kỷ 20. Về cơ bản, các nghiên cứu về lĩnh vực CTGĐ đã và đang triển khai chủ yếu vẫn tập trung vào việc bóc tách bản chất của loại hình doanh nghiệp này thông qua việc tìm ra một định nghĩa đủ thấu đáo và thuyết phục. Có thể liệt kê ra một số các nghiên cứu về chủ đề này của các tác giả như Litz (1995), Wortman (1995), Shanker và Astranchan (1996), Wall (1998)Các tác giả trên tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về bản chất của loại hình doanh nghiệp này nhưng đều tập trung vào các yếu tố cơ bản cấu thành nên tính chất cơ bản của loại hình doanh nghiệp trên như: tỷ lệ sở hữu gia đình, quyền kiểm soát, số lượng thành viên gia đình trong ban điều hành. Tại Việt Nam, dưới thực tế về mức độ đóng góp của CTGĐ vào sự phát triển chung của nền kinh tế trong những năm vừa qua mà trong thời gian gần đây đã không ít các học giả tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp này. Hệ thống các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã một lần nữa tái khẳng định sự tiêu biểu về tính chất của loại hình doanh nghiệp này, cũng như sự phù hợp khi luận án lựa chọn các CTGĐ như là nhóm doanh nghiệp điển hình để phân tích, tìm hiểu. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành (CEO’s characteristic) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trên thế giới, hướng nghiên cứu này đã xuất hiện từ rất sớm và đã có bằng chứng để kết luận rằng đặc điểm của CEO có ảnh hưởng lên hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả các nghiên cứu trên thế giới, tại khu vực Châu Á và tại Việt Nam vừa liệt kê ở trên một lần nữa đã tái khẳng định cho lập luận rằng các CEO có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị của công ty mình điều hành. Có thể kể đến một số điểm chung tiêu biểu khi bàn về đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành (CEO) và tác động của các đặc điểm trên đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Đưa ra được khái niệm về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành; Chỉ ra những nhóm đặc điểm cá nhân của CEO có ảnh hưởng như: tuổi, giới tính, quyền sở hữu, thù lao của giám đốc điều hành có tác động ảnh hưởng đến phong cách làm việc và kết quả hoạt động doanh nghiệp do họ quản lý; Hệ thống hoá và tiến hành phân loại chia nhóm các đặc điểm cá nhân theo mức độ ảnh hưởng/tác động đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIA ĐÌNH NIÊM YẾT 2.1. Tổng quan về giám đốc điều hành (CEO) 2.1.1. Các khái niệm về CEO Theo cách tiếp cận từ mô hình quản trị căn bản, CEO (Chief Executive Officer) - giám đốc điều hành là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức, phụ trách điều hành chung hoạt động của một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một cơ quan, đưa ra các quyết định chiến lược của tổ chức, đồng thời CEO phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị của tổ chức đó. Thuật ngữ tương đương của CEO có thể là giám đốc quản lý (MD – Managing Director – MacKenzie 2006) và giám đốc điều hành (CE – Chief Executive). Hiện nay, trên thế giới, tồn tại đồng thời một số cách tiếp cận khác nhau về CEO – giám đốc điều hành. Các cách tiếp cận này nhìn chung bị chi phối, ảnh hưởng bởi văn hoá kinh doanh, mô hình tổ chức điều hành doanh nghiệp Cách tiếp cận thứ nhất: Theo quan điểm về song trùng lãnh đạo, ở một số công ty thì CEO đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị. Cách tiếp cận thứ hai: Phổ biến ở một số nước trong Liên minh châu Âu, có hai ban lãnh đạo riêng biệt tồn tại trong hoạt động của các tổ chức, một ban lãnh đạo phụ trách công việc kinh doanh hằng ngày và một ban giám sát phụ trách việc định hướng cho công ty (được bầu ra từ các cổ đông). 2.1.2. Vai trò của CEO trong hoạt động của doanh nghiệp Tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp mà CEO sẽ chịu trách nhiệm đảm về các vai trò khác nhau trong hoạt động của các tổ chức. Về cơ bản, vai trò của CEO mang tính chất như là người quyết định sự sống còn tồn tại của các doanh nghiệp do họ đảm nhận vị trí điều hành. Giám đốc phải điều hành (CEO) triển khai công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Dù theo cách tiếp cận thứ nhất (kiêm nhiệm trách nhiệm và quyền lợi, CEO đồng thời là chủ tịch HĐQT) hay theo cách tiếp cận thứ hai (CEO độc lập với HĐQT) thì vai trò của CEO nhìn chung mang tính chất tổng quát, liên đới đến mọi mặt, mọi mảng trong hoạt động của các tổ chức. 2.1.3. Yêu cầu đối với CEO Yêu cầu đối với CEO trong quá trình điều hành doanh nghiệp được thể hiện rõ nhất thông qua yêu cầu về năng lực lãnh đạo quản lý của CEO là vấn đề quan trọng ở các DN hiện nay, thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. Nói đến phẩm chất lãnh đạo, các nghiên cứu tiêu biểu là Stodgdill (1948, 1974), Mann (1959), Lord và cộng sự (1986) và Kirkpartrick (1991). Nói đến năng lực và kỹ năng của người lãnh đạo, các nghiên cứu tiêu biểu là Mumford và cộng sự (2000) và Yammarino (2000). Năng lực lãnh đạo của CEO là sự tổng hợp kiến thức, kỹ năng và phẩm chất mà một CEO cần có trong hoạt động lãnh đạo bản thân, lãnh đạo đội ngũ cấp dưới, lãnh đạo tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của DN đã định ra từ đầu. Cụ thể: Kiến thức lãnh đạo: Kiến thức lãnh đạo là tổng thể tri thức, hiểu biết mà một người lĩnh hội, tích lũy qua trải nghiệm hoặc học hỏi và có khả năng vận dụng vào công việc lãnh đạo của mình. Kỹ năng lãnh đạo: Đây chính là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động. Kỹ năng lãnh đạo thể hiện sự thành thạo của mỗi người khi vận dụng sự hiểu biết về lãnh đạo trong thực tế điều hành nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. 2.2. Khái quát chung về đặc điểm cá nhân của CEO 2.2.1. Khái niệm về đặc điểm cá nhân, đặc điểm cá nhân của CEO Theo Holland (1960), “các đặc điểm cá nhân của con người là tập hợp của các bộc lộ tính cách, phong thái tâm lý cá nhân quy định cách thức hành động và sự phản ứng của cá nhân đối với môi trường xung quanh. Theo quan điểm của tâm lý học hành vi, nhà tâm lý học Lêochiev (1962) đã chỉ ra rằng: “Sự phát triển tâm lý tính cách của con người gắn liền với sự phát triển của các hoạt động của con người trong thực tiễn đời sống của nó, trong đó một số hoạt động đóng vai trò chính (chủ đạo), một số hoạt động khác giữ vai trò phụ (bổ trợ). Các nghiên cứu về tâm lý học đã chỉ ra rằng: Không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là các đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Những thuộc tính này tạo nên đặc điểm khác biệt của mỗi cá nhân thường được biểu hiện trên ba cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân (tính cách, thói quen tư duy); cấp liên cá nhân (cách giao tiếp, ứng xử, khả năng tạo ảnh hưởng) và cấp độ biểu hiện ra hoạt động và các sản phẩm của nó (kết quả công việc). 2.2.2. Một số thuộc tính cơ bản của đặc điểm cá nhân CEO Theo Phạm Minh Hạc (1999), đặc điểm cá nhân của mỗi người bị chi phối tác động bởi 4 thuộc tính căn bản: Tính ổn định, tính thống nhất, tính tích cực và tính giao lưu của các đặc điểm cá nhân. Đồng thời, các đặc điểm cá nhân của CEO cũng mang đầy đủ các thuộc tính cơ bản của đặc điểm cá nhân. Hệ thống các đặc tính này tác động, tạo ảnh hưởng đến phong cách thói quen xử lý, giải quyết các tình huống phát sinh trong công việc, từ đó tác động đến hiệu quả làm việc, xử lý vấn đề. 2.2.3. Các hướng tiếp cận về đặc điểm cá nhân của CEO Tuy có nhiều hướng tiếp cận khác nhau, nhưng về cơ bản có thể phân chia thành 2 nhóm chính: Nhóm 1 là các đặc điểm nhân khẩu học như: tuổi, quốc tịch, giới tính, quê quán, văn hoá môi trường sống, .Các đặc điểm này là cơ bản, có ảnh hưởng trực tiếp, mang tính nền tảng đến hành vi của CEO. Tác động đến khả năng nhận thức, tư duy, năng lực làm việc Nhóm 2 là các đặc điểm công tác như: đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, thâm niên công tác, kinh nghiệm quản lý, tỷ lệ sở hữu cổ phần, quyền kiêm nhiệm . Các đặc điểm này thường bị ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tố khách quan, môi trường bên ngoài, cho phép lí giải thích những đặc trưng riêng có của CEO trong từng ngành, lĩnh vực mà họ tham gia hoạt động. 2.3. Công ty gia đình niêm yết và vai trò của công ty gia đình niêm yết trong phát triển kinh tế 2.3.1. Tổng quan chung về công ty gia đình Công ty gia đình là một trong những loại hình tổ chức kinh tế sơ khai của xã hội loài người, và có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển của các nền kinh tế trên thế giới. Nhìn từ góc độ quản trị các công ty gia đình đều có những lợi thế hơn hẳn cả về mặt tổ chức, chiến lược hay ra quyết định so với các doanh nghiệp tư nhân hay quốc doanh khác. Điểm mạnh của công ty gia đình là quan hệ hợp tác giữa các thành viên chủ chốt. Tuy nhiên, khi quyền sở hữu công ty gia đình được truyền lại qua các thế hệ sau, những người thừa kế phải chia sẻ quyền sở hữu công ty trên tinh thần quan hệ đối tác. Họ phải cùng nhau quyết định cách thức quản trị và điều hành công ty như tài sản chung, và đó là lúc các vấn đề quản trị công ty nảy sinh. Đại đa số các công ty gia đình đều gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề quản trị trên. (Ward, 1988). Mang nhiều ưu điểm nổi bật, độc đáo nhưng tính đến nay, câu hỏi liệu một công ty có phải là công ty gia đình hay không vẫn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu (Peter, 2005). Hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều các cách định nghĩa khác nhau về công ty gia đình phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau như văn hoá, môi trường pháp lý, tôn giáo, hoạt động sản xuất – kinh doanh. Các cách định nghĩa với các tiêu chí khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hành vi và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.3.2. Tổng quan khái niệm về công ty gia đình Dựa trên cơ sở tổng quan nghiên cứu định nghĩa CTGĐ ở các nước trên thế giới và tổng hợp các cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu, xuất phát từ đòi hỏi thực tế về tính cấp thiết phải thiết lập một định nghĩa CTGĐ phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, để đưa ra một định nghĩa về CTGĐ một cách đầy đủ theo quan điểm chủ quan của luận án cần làm rõ CTGĐ trên 2 góc độ: Về mặt định lượng: Số lượng các thành viên gia đình sáng lập và tham gia vào hoạt động quản trị công ty và tỷ lệ kiểm soát sở hữu của các thành viên gia đình. Về số lượng các thành viên gia đình, đa số các định nghĩa đều xác định có hơn một thành viên gia đình tham gia vào hoạt động kinh doanh, nằm trong ban điều hành công ty và thông thường đó là thành viên sáng lập công ty (Villalonga và Amit (2006), Rutherford và cộng sự (2008). Về mặt định tính: CTGĐ phản ánh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được chi phối bởi định hướng chiến lược của gia đình cũng như yếu tố quyền lực – văn hoá – kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo. 2.3.3. Vai trò của công ty niêm yết sở gia đình Mô hình CTGĐ trong sự phát triển của nền kinh tế, vai trò to lớn cũng như sức ảnh hưởng mạnh mẽ của nhóm doanh nghiệp này đến hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. 2.4. Hiệu quả hoạt động của công ty gia đình niêm yết Hiệu quả hoạt động là một phức hợp liên quan đến các yếu tố trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả hoạt động của công ty gia đình niêm yết cũng giống như các doanh nghiệp nói chung thông thường được kiểm chứng, phản ánh thông qua kết quả tài chính (KQTC) gồm: nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời và nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường 2.5. Ảnh hưởng đặc điểm cá nhân của CEO lên hiệu quả hoạt động của công ty sở hữu gia đình niêm yết Nghiên cứu về ảnh hưởng của CEO đến hiệu quả hoạt động của công ty không chỉ dừng lại ở quyền hành mà còn được thể hiện ở một số đặc điểm như: độ tuổi của CEO (Cheng và cộng sự , 2010); Srivivasan và Li 2011); tỷ lệ sở hữu cổ phiếu nắm giữ (Coles và cộng sự, 2012; Lilienfeld-Total và Ruenzi,2014); trình độ học vấn (Joh và Jung, 2016), giới tính (Shinghathep và Pholphirul,2015; Ho và cộng sự ,2015).. Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm của CEO và hiệu quả hoạt động công ty khá đa dạng, tuy nhiên hiện vẫn chưa có được một kết luận chung nhất. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và các biến nghiên cứu đề xuất 3.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu: Hệ thống 9 giả thuyết nghiên cứu gồm: - 6 giả thuyết nghiên cứu phản ánh ảnh hưởng các đặc điểm nhân khẩu học của CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp H1: Tuổi của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. H2: Trình độ học vấn của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. H3: Văn bằng Luật của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. H4: CEO mang giới tính nữ có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. H5: Tồn tại mối liên hệ giữa quê quán của CEO tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.. H6: Thâm niên công tác trong môi trường nhà nước của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 3 giả thuyết nghiên cứu phản ánh ảnh hưởng các đặc điểm công tác của CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp H7: Quyền kiêm nhiệm của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. H8: Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. H9: Sự thay đổi nhân sự ở vị trí CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Và các tác động tương quan chéo giữa đặc điểm thâm niên công tác và các đặc điểm nhân khẩu của CEO 3.1.2. Các biến nghiên cứu đề xuất. Để định hướng các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân giám đốc điều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty sở hữu gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, luận án đã tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới về ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở đó khoanh vùng lựa chọn 02 nhóm đặc điểm của CEO để nghiên cứu là: (1) đặc điểm nhân khẩu học gồm AGE, GENDER, EDU, LAW, QQ, STATE; (2) đặc điểm về thâm niên/quá trình công tác: OWNERSHARE, KIEMNHIEM, CHANGE. Về biến phụ thuộc, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tuy hiện nay có nhiều cách/phương pháp đo lường khác nhau, nhưng dưới quan điểm của luận án này, tác giả lựa chọn đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua kết quả tài chính, cụ thể là nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị sổ sách kế toán (ROA, ROE). Để đảm bảo tính chặt chẽ của mô hình nghiên cứu, qua trao đổi sơ bộ và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia các biến kiểm soát phản ánh đặc điểm của công ty là: quy mô công ty được đo bằng tổng tài sản của doanh nghiệp (SIZE) và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp (GROWTH) 3.2. Số liệu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu bao gồm tất cả các công ty sở hữu gia đình niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX). Luận án sử dụng đồng thời 02 nguồn dữ liêụ sơ cấp và thứ cấp để phục vụ nghiên cứu. Với dữ liệu thứ cấp, luận án truy cập nguồn thông tin được lấy từ 02 loại báo cáo: Báo cáo thường niên (BCTN) và Báo cáo tài chính (BCTC). Với dữ liệu sơ cấp, luận án tiến hành thu thập dữ liệu bằng hình thức phỏng vấn sâu với quy mô mẫu bằng 10 để điều tra, kiểm chứng kết quả phân tích của mô hình phân tích định lượng. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp phỏng vấn sâu là một kỹ thuật nghiên cứu định tính được thực hiện bằng các cuộc phỏng vấn sâu với từng cá nhân với một số lượng ít những người trả lời nhằm đánh giá góc nhìn của họ về một vấn đề, chương trình hoặc tình huống cụ thể (Boyce và Neale, 2006). Luận án tiến hành phỏng vấn 10 chuyên gia bao gồm 07 chuyên gia là các nhà lãnh đạo điều hành doanh nghiệp (bao gồm cả các công ty gia đình lẫn những công ty thường); 03 chuyên gia là những nhà nghiên cứu về cùng chủ đề ở các trường Đại học, các Viện nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của luận án cùng với nội dung phỏng vấn chuyên gia là cơ sở để tác giả đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất ở chương 5. 3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu nghiên cứu Mô hình nghiên cứu được hình thành trên cơ sở phân tích tổng quan tài liệu trong và ngoài nước kết hợp với việc xác định những đặc trưng hoạt động của công ty gia đình để chỉ ra mối quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân của CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Phương trình hồi quy phục vụ nghiên cứu của tác giả đề xuất như sau: Sau khi có đầy đủ bộ dữ liệu bảng hoàn chỉnh, luận án sử dụng phần mềm STATA để phân tích số liệu. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CÁC ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH (CEO) ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY GIA ĐÌNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2018 4.1. Thực trạng công ty gia đình niêm yết và tình trạng quản trị công ty gia đình niêm yết hiện nay 4.1.1. Thực trạng công ty gia đình niêm yết tại Việt Nam Căn cứ theo chỉ tiêu phân loại về CTGĐ mà luận án tiếp cận, hiện nay tại Việt Nam có tổng cộng 57 CTGĐ đang niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX, các doanh nghiệp trên hiện đóng góp khoảng trên ½ tổng giá trị niêm yết của toàn thị trường. Xét theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, các CTGĐ tại Việt Nam hiện đang hoạt động trong 7 lĩnh vực, ngành nghề chính bao gồm: vật liệu cơ bản, công nghiệp, hàng tiêu dùng, y tế, các dịch vụ hạ tầng, tài chính và công nghệ (theo bộ tiêu chuẩn ICB về phân ngành – StockPlus). Cơ cấu CTGĐ theo lĩnh vực ngành nghề STT Lĩnh vực Số lượng DN 1 Tài chính 18 2 Hàng tiêu dùng 16 3 Công nghiệp 9 4 Vật liệu cơ bản 8 5 Các dịch vụ hạ tầng 3 6 Công nghệ 1 7 Y tế 1 TỔNG CỘNG 57 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 4.1.2. Một số vấn đề đặt ra trong Quản trị công ty gia đình ở Việt Nam Có thể kể đến 03 nội dung tiêu biểu: Thành phần và cơ cấu HĐQT trong công ty gia đình ở Việt Nam chưa hiệu quả Vấn đề kế nhiệm và kế hoạch chuyển giao giữa các thế hệ trong công ty gia đình Sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh ở các công ty gia đình. 4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Mô tả sơ bộ về các đặc điểm của mẫu nghiên cứu Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất ROA 399 0.062 0.052 0.000 0.176 ROE 399 0.125 0.096 0.000 0.333 AGE 399 49.886 7.359 27.000 66.000 OwnerShare 399 0.137 0.150 0.000 0.612 GROWTH 399 0.141 0.242 -0.819 1.316 TTS 399 12.4 37.7 14.2 32.9 (Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp) Ngoài ra, do đặc thù các biến định tính về đặc điểm không có nhiều ý nghĩa về giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất. Luận án sẽ sử dụng phương pháp tính toán tần suất qua các năm để phân tích các biến về đặc điểm các nhân của CEO mà không tính các chỉ số thống kê như các biến định lượng 4.3. Kết quả phân tích mô hình hồi quy 4.3.1. Kết quả phân tích cho ROA Kết quả phân tích dữ liệu chỉ ra ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân của CEO đến tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Trong đó: Tuổi của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - khẳng định giả thuyết H1; Trình độ học vấn của CEO, văn bằng Luật, giới tính không có nhiều ảnh hưởng và ảnh hưởng ngược chiều tới ROA - phủ định giả thuyết H2, H3 và H4; Quê quán của CEO và thâm niên làm việc trong cơ quan nhà nước thực sự có mối liên hệ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp – khẳng định giả thuyết H5 và H6. Trong nhóm các đặc điểm công tác: biến KIEMNHIEM không có tác động tới ROA, biến OWNERSHARE có tác động (-) tới ROA, còn biến CHANGE có tác động (+) tới ROA. 4.3.2. Kết quả phân tích cho ROE Kết quả phân tích dữ liệu chỉ ra ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân của CEO đến tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trong đó: Tuổi của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - khẳng định giả thuyết H1; Trình độ học vấn của CEO, văn bằng Luật, giới tính không có nhiều ảnh hưởng và ảnh hưởng ngược chiều tới ROE - tái phủ định giả thuyết H2, H3 và H4; giả thuyết nghiên cứu H5,H6 được tái khẳng định. Trong nhóm các đặc điểm công tác: biến KIEMNHIEM không có tác động tới ROE, biến OWNERSHARE có tác động (-) tới ROE, còn biến CHANGE có tác động (+) tới ROE. 4.3.3. Kết quả phân tích khi sử dụng các biến tương tác tới ROA. Việc kết hợp với biến OWNERSHARE giúp gia tăng ảnh hưởng của đại bộ phận các biến mô tả các đặc điểm nhân khẩu học của CEO, chứng tỏ việc gia tăng các quyền lợi cá nhân cho CEO trong quá trình điều hành doanh nghiệp giúp phát huy các ưu thế sẵn có của đặc điểm cá nhân như sự tự tin, kinh nghiệm giúp tạo ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, khi kết hợp với biến CHANGE, các đặc điểm mô tả trình độ học vấn, chuyên môn (biến EDU và LAW) cũng như biến AGE không phát huy tác dụng. Vì vậy, có thể kết luận rằng tại các CTGĐ hiện nay, việc thay đổi CEO thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác chứ không chỉ đơn thuần bởi đặc điểm của CEO. 4.3.4. Kết quả phân tích khi sử dụng các biến tương tác tới ROE. Với ROE, khi kết hợp với biến OWNERSHARE, các biến AGE, GENDER, LAW, QQ, AGE, STATE được gia tăng ảnh hưởng. Vì vậy, có thể thấy rằng các đặc điểm cá nhân của CEO giúp gia tăng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các CTGĐ khi xét trên phương diện vốn chủ sở hữu. Đồng thời, khi kết hợp với biến mô tả đặc điểm công tác CHANGE, kết quả cũng khá tương đồng. Từ đó, có thể kết luận rằng, đặc điểm cá nhân của CEO gồm các đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm công tác có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của của các CTGĐ hiện đang niêm yết trên TTCK Việt Nam. CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu Tổng hợp kết quả nghiên cứu định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_van_nghien_cuu_anh_huong_cac_dac_diem_cua_giam.doc
Tài liệu liên quan