Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

ẢNH HưỞNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU QUẢN TRỊ VỐN

LưU ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI

1.3.1 Ảnh hưởng của quản trị hàng tồn kho lên khả năng

sinh lời

Số vòng hàng tồn kho càng cao hay số ngày tồn kho càng ngắn

thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, giúp doanh nghiệp

có thể giảm bớt được vốn dự trữ nhưng vẫn đảm bảo vốn cho nhu

cầu sản xuất kinh doanh.

1.3.2 Ảnh hưởng của khoản phải thu lên khả năng sinh lời

Số vòng quay càng cao tức là kỳ thu tiền càng ngắn thể hiện

tốc đọ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ

nhanh, chứng tỏ tình hình quản trị, thu nợ tốt, doanh nghiệp có khách

hàng uy tín, thanh toán đúng hạn, hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng để

đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thuận lợi hơn về nguồn

tiền trong thanh toán.8

1.3.3 Ảnh hưởng của khoản phải trả lên khả năng sinh lời

Số vòng quay khoản phải trả càng thấp tức là số ngày trả tiền

càng dài thể hiện sự chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.

1.3.4 Ảnh hưởng của chu kỳ chuyển hóa tiền lên khả năng

sinh lời

Vòng quay tiền mặt càng ngắn thì công ty sẽ càng sẵn sàng

hơn để chi trả các khoản nợ của họ khi đến hạn. Ngược lại, kỳ luân

chuyển tiền mặt càng dài sẽ đặt công ty vào những khó khăn trong

trả nợ đến hạn, điều này sẽ làm tổn hại đến danh tiếng của công ty.

 

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Lần lượt làm rõ các vấn đề sau: - Quản trị vốn lưu động ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị 2 trường chứng khoán Việt Nam. - Các thành phần của vốn lưu động ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp này? - Từ mối quan hệ đó rút ra được quản trị vốn lưu động như thế nào để tăng khả năng sinh lời? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Các chỉ tiêu quản trị vốn lưu động và tác động của các chỉ tiêu quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông tin dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập gồm 38 doanh nghiệp, trong khoảng thời gian 5 năm, giai đoạn 2012-2016. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thống kê mô tả: Nhận thấy đặc điểm chung trong các số liệu chi tiết, sử dụng phần mềm SPSS. - Phân tích tương quan Spearman để đo lường sự tác động giữa các biến số với nhau. Sau đó phân tích hồi quy để ước lượng các mối quan hệ giữa biến khả năng sinh lợi và các biến được chọn khác. 6. Bố cục đề tài Chương 1: Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động với 3 khả năng sinh lời đã được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu tại các nền kinh tế và các khu vực khác nhau: Shin và Soenen (1998) nhấn mạnh rằng quản lý vốn lưu động hiệu quả vô cùng quan trọng trong việc tạo ra giá trị cổ đông, được sử dụng để đo lường hiệu quả quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời doanh nghiệp. Deloof (2003) tìm thấy mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các công ty phi tài chính lớn của Bỉ gồm 1.009 công ty trong giai đoạn 1992-1996. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tương quan Peason, từ kết quả phân tích ông đề xuất rằng các nhà quản trị có thể tăng khả năng sinh lợi của công ty bằng cách giảm kỳ thu tiền, kỳ phải trả người bán và thời gian chuyển đổi hàng tồn kho. Eljelly (2004) kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lời trên mẫu là các công ty niêm yết của Saudi Arabia. Sử dụng phân tích hồi quy tương quan để chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lời. Gul et al. (2013) cũng tiến hành nghiên cứu sự tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi (ROA) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Pakistan trong giai đoạn 2006-2012. Kết quả cho thấy kỳ thanh toán bình quân có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lợi (ROA). Afeef (2011) nghiên cứu sự tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi (ROA) của 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trường chứng khoán Pakistan giai đoạn 2003-2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lợi (ROA). Mumtaz et al. (2011) cho rằng có tồn tại mối quan hệ ngược 4 chiều giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi (ROA) khi nghiên cứu dữ liệu của 22 doanh nghiệp ngành hóa học cho giai đoạn từ năm 2005-2010. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân có tác động ngược chiều với khả năng sinh lợi (ROA). Sharma và Kumar (2011) đã nghiên cứu tác động của vốn lưu động lên tỷ suất sinh lời ở những công ty Ấn Độ. Hai nhà khoa học đã chỉ ra rằng khi các công ty gia tăng vòng quay tiền mặt, tỷ suất sinh lời có thể cao hơn. Tại Việt Nam, Dong, Huynh Phương & Jyh-tay Su (2010) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lợi trên mẫu 130 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008. Các tác giả đã tìm ra mối quan hệ khá mạnh giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lợi. TS Nguyễn Thị Uyên Uyên & Ths. NguyễnThị Kim Thoa (2014): “Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam”. Bài nghiên cứu này sử dụng phân tích dữ liệu bảng gồm 208 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2006 đến 2012 kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi ở các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy việc quản trị vốn lưu động hiệu quả bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền và kỳ lưu kho sẽ gia tăng khả năng sinh lợi cho các doanh nghiệp. Tóm lại, tất cả các nghiên cứu trên đều có xu hướng chỉ ra được mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động với khả năng sinh lời. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định 5 xem có tồn tại mối quan hệ giữa các chỉ tiêu quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong một ngành cụ thể, đó là ngành vật liệu xây dựng. Nếu có thì từng thành phần trong vốn lưu động có mối tương quan như thế nào với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm vốn lƣu động và quản trị vốn lƣu động Vốn lưu động là lượng tiền ứng trước để thỏa mãn nhu cầu về các đối tượng lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Theo Vanhorne và Wachowicz (2005), quản trị vốn lưu động là quản trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp như: Tiền mặt, chứng khoán, các khoản phải thu, hàng tồn kho và nợ ngăn hạn. 1.1.2. Vai trò của vốn lƣu động và quản trị vốn lƣu động Vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sinh lợi của các doanh nghiệp. Nếu khả năng vốn lưu động đủ lớn sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong việc làm chủ sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh quản trị vốn lƣu động a. Quản lý hàng tồn kho b. Quản lý tiền mặt c. Quản lý khoản phải thu d. Quản lý các khoản phải trả Bên cạnh đó còn có các chỉ tiêu ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động: - Quy mô công ty. - Đòn bẩy. 7 - Tăng trưởng bền vững. - Lợi nhuận. - Hệ số khả năng thanh toán hiện hành. 1.2. KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính. 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời a. Khả năng sinh lời trên tài sản ROA b. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE c. Khả năng sinh lời trên doanh thu ROS d. Tỷ lệ lợi nhuận gộp GROSS 1.3. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI 1.3.1 Ảnh hƣởng của quản trị hàng tồn kho lên khả năng sinh lời Số vòng hàng tồn kho càng cao hay số ngày tồn kho càng ngắn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt được vốn dự trữ nhưng vẫn đảm bảo vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. 1.3.2 Ảnh hƣởng của khoản phải thu lên khả năng sinh lời Số vòng quay càng cao tức là kỳ thu tiền càng ngắn thể hiện tốc đọ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh, chứng tỏ tình hình quản trị, thu nợ tốt, doanh nghiệp có khách hàng uy tín, thanh toán đúng hạn, hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thuận lợi hơn về nguồn tiền trong thanh toán. 8 1.3.3 Ảnh hƣởng của khoản phải trả lên khả năng sinh lời Số vòng quay khoản phải trả càng thấp tức là số ngày trả tiền càng dài thể hiện sự chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. 1.3.4 Ảnh hƣởng của chu kỳ chuyển hóa tiền lên khả năng sinh lời Vòng quay tiền mặt càng ngắn thì công ty sẽ càng sẵn sàng hơn để chi trả các khoản nợ của họ khi đến hạn. Ngược lại, kỳ luân chuyển tiền mặt càng dài sẽ đặt công ty vào những khó khăn trong trả nợ đến hạn, điều này sẽ làm tổn hại đến danh tiếng của công ty. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đã trinh bày một số nội dung cơ bản về cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa vốn lưu động, quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời.Tác giả cũng chỉ ra ảnh hưởng của các chỉ tiêu quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời để làm cơ sở để lựa chọn các biến trong chương 2. 9 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Sơ lƣợc về ngành vật liệu xây dựng 2.1.2. Dữ liệu nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng liệu thứ cấp của 38 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam (bài nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX) trong giai đoạn từ 2012-2016 tạo thành bảng dữ liệu có 190 biến quan sát. 2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu Bước 2: Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu Bước 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu Bước 4: Thu thập dữ liệu Bước 5: Thực hiện thống kê mô tả các biến với toàn bộ mẫu Bước 6: Xác định mức độ tương quan giữa các biến Bước 7: Phân tích hồi quy tuyến tính bội Bước 8: Thực hiện các kiểm định Bước 9: Kết luận và hàm ý chính sách 2.3. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA MÔ HÌNH Giả thuyết H1: Kỳ thu tiền bình quân có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời. Giả thuyết H2: Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời. Giả thuyết H3: Kỳ thanh toán bình quân có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời. Giả thuyết H4: Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt có mối quan hệ 10 ngược chiều với khả năng sinh lời. Giả thuyết H5: Tỷ lệ nợ có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời. Giả thuyết H6: Quy mô công ty có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời. Giả thuyết H7: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời. Bảng 2.1: Kỳ vọng dấu cho các biến Biến Kỳ vọng dấu Kỳ thu tiền bình quân - Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho - Kỳ thanh toán bình quân - Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt - Tỷ lệ nợ - Quy mô công ty + Hệ số khả năng thanh toán hiện hành - 2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu tác giả thực hiện dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây. 2.4.1. Biến nghiên cứu a. Biến phụ thuộc: GROSS Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) b. Biến độc lập: Các biến sau được hầu như tất cả các công trình nghiên cứu trước đây xem là biến giải thích cho mô hình: Biến kỳ thu tiền bình quân, Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho, Kỳ thanh toán bình quân, Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt. Ngoài ra, tác giả sử dụng các biến như 11 LOS, DR, CR làm biến kiểm soát vì các biến này được cho rằng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty: Logarit tự nhiên của doanh thu (Quy mô công ty), Tỷ lệ nợ, Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Bảng 2.2: Biến và công thức tính biến Biến Viết tắt Công thức Tỷ suất lợi nhuận gộp GROSS (Doanh thu thuần-Giá vốn hàng bán)/ Doanh thu thuần Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho INV (Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ/ Giá vốn hàng bán) *360 Kỳ thu tiền bình quân AR (Các khoản phải thu bình quân/ Doanh thu thuần)*360 Kỳ thanh toán bình quân AP (Các khoản phải trả bình quân/ Giá vốn hàng bán) *360 Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt CCC INV + AR - AP Tỷ lệ nợ DR Tổng nợ/ Tổng tài sản Quy mô công ty LOS Ln (Doanh thu thuần) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành CR Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn 2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị cho đề tài Mô hình tổng quát như sau: GROSSit = β0 + β1(ARit) + β2(APit) + β3(INVit) + β4(CCCit) + β5(DRit) + β6(LOSit) + β7(CRit) + ε Tham khảo các nghiên cứu của các tác giả trước đây, tác giả đã xây dựng 4 mô hình hồi quy: Mô hình 1: Phân tích mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lời. 12 GROSSit = β0 + β1(ARit) + β2(DRit) + β3(LOSit) + β4(CRit) + ε Mô hình 2: Phân tích mối quan hệ giữa kỳ thanh toán bình quân và khả năng sinh lời. GROSSit = β0 + β1(APit) + β2(DRit) + β3(LOSit) + β4(CRit) + ε Mô hình 3: Phân tích mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho và khả năng sinh lời. GROSSit = β0 + β1(INVit) + β2(DRit) + β3(LOSit) + β4(CRit) + ε Mô hình 4: Phân tích mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và khả năng sinh lời. GROSSit = β0 + β1(CCCit) +β2(DRit) + β3(LOSit) + β4(CRit) + ε Trong đó, i ký hiệu cho các công ty, t ký hiệu cho năm và ε là sai số. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Bài luận văn dựa trên một nghiên cứu đã được thực hiện ở Mỹ: “The Relationship Between Working Capital Management And Profitability:Evidence From The United States” của các tác giả Amarjit Gill, Nahum Biger và Neil Mathur và một số nghiên cứu khác được trình bày trong phần tổng quan nghiên cứu. 13 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC TRƢNG CHUNG VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM Bảng 3.1. Thống kê mô tả các chỉ tiêu về quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời Descriptive Statistics Chỉ tiêu N Minimum Maximum Mean Std. Deviation GROSS 190 -.47 .53 .1669 .1207 INV 190 12.20 2872.30 157.62 291.78 AR 190 1.80 2179.90 110.59 226.16 AP 190 9.00 3914.50 298.34 391.54 CCC 190 60.20 8966.70 539.97 771.31 DR 190 .10 1.20 .6026 .223 LOS 190 8.80 16.90 13.06 1.48 CR 190 .00 6.30 1.33 .934 Valid N (listwise) 190 Từ kết quả thống kê Bảng 3.1 cho thấy, tỷ suất lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh trung bình 16.69%. Tỷ suất lợi nhuận gộp tùy từng công ty có thể thay đổi với giá trị tối thiểu là - 47%, tối đa là 53%. Kỳ chu chuyển hàng tồn kho (INV) của các công ty vật liệu xây dựng trung bình là 158 ngày. Trong đó, công ty có hàng tồn kho lớn nhất là 2.872 ngày, ít nhất là 12 ngày. 14 Kỳ thu tiền bình quân (AR) của các công ty là 110 ngày để thu hồi tiền từ việc bán hàng. Trong đó có công ty phải mất hơn 2.180 ngày để thu tiền từ việc bán hàng. Nhưng cũng có những doanh nghiệp có tính thanh khoản trong bán hàng cao, chỉ mất gần 2 ngày cho việc thu tiền. Kỳ thanh toán bình quân (AP) của các công ty trong ngành vật liệu xây dựng trung bình là 298 ngày. Lý do là có một công ty có chu kỳ thanh toán rất cao là 3.914 ngày. Tuy nhiên cũng có công ty có kỳ thanh toán có 9 ngày. Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt (CCC) trung bình trong toàn bộ mẫu là 539 ngày, giá trị thấp nhất là 60 ngày, lâu nhất là 8.966 ngày, độ lệch chuẩn là 771 ngày. Tỷ lệ nợ DR có giá trị trung bình là 133%, giá trị cao nhất là 630%, thấp nhất là 2%. 3.2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG 3.2.1. Kiểm tra phân phối chuẩn của dữ liệu 3.2.2. Phân tích hệ số tƣơng quan Spearman 3.2.3. Phân tích hồi quy a. Phân tích mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời (GROSS) b. Phân tích hồi quy các mô hình  Mô hình 1: Phân tích mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lời 15 ANOVA a Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 1.045 1 1.045 115.945 .000 b Residual 1.694 188 .009 Total 2.738 189 Model Summary d Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 3 .707 c .500 .492 .08582 1.840 Coefficients a Model Unstandardiz ed Coefficients Standa rdized Coeffic ients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Toler ance VIF AR .000 .000 -.507 -9.309 .000 .906 1.103 DR -.215 .034 -.399 -6.314 .000 .672 1.488 CR -.041 .008 -.320 -5.146 .000 .695 1.438 Kết quả hồi quy mô hình trên cho thấy hệ số tương quan giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lợi của công ty (đại diện là GROSS) là tương quan âm. 16  Mô hình 2: Phân tích mối quan hệ giữa kỳ thanh toán bình quân và khả năng sinh lời ANOVA a Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 1.080 1 1.080 122.370 .000 b Residual 1.659 188 .009 Total 2.738 189 Model Summary d Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 3 .690 c .477 .468 .08778 1.816 Coefficients a Model Unstandardiz ed Coefficients Standa rdized Coeffic ients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Toler ance VIF AP .000 .000 -.517 -8.639 .000 .786 1.273 CR -.042 .008 -.328 -5.156 .000 .696 1.437 DR -.158 .038 -.294 -4.211 .000 .578 1.729 Kết quả hồi quy mô hình trên cho thấy hệ số tương quan giữa kỳ thanh toán bình quân và khả năng sinh lợi của công ty (đại diện là GROSS) là tương quan âm. 17  Mô hình 3: Phân tích mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho và khả năng sinh lời ANOVA a Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression .969 1 .969 102.916 .000 b Residual 1.770 188 .009 Total 2.738 189 Model Summary d Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 3 .681 c .463 .455 .08888 1.872 Coefficients a Model Unstandardize d Coefficients Stand ardize d Coeffi cients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolera nce VIF 3 (Constant ) .378 .029 13.077 .000 INV .000 .000 -.473 -8.260 .000 .879 1.138 DR -.207 .036 -.385 -5.775 .000 .650 1.538 CR -.042 .008 -.323 -4.995 .000 .690 1.448 18 Kết quả hồi quy mô hình trên cho thấy hệ số tương quan giữa chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho và khả năng sinh lợi của công ty (đại diện là GROSS) là tương quan âm.  Mô hình 4:Phân tích mối quan hệ giữa Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và khả năng sinh lời ANOVA a Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 1.145 1 1.145 135.033 .000 b Residual 1.594 188 .008 Total 2.738 189 Model Summary d Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 3 .705 c .497 .489 .08607 1.776 Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardi zed Coefficie nts t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolera nce VIF 3 (Constant) .366 .028 12.975 .000 CCC - 8.239E- 005 .000 -.528 -9.222 .000 .825 1.212 CR -.039 .008 -.301 -4.790 .000 .684 1.462 DR -.170 .036 -.316 -4.742 .000 .608 1.644 19 Kết quả hồi quy mô hình trên cho thấy hệ số tương quan giữa chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và khả năng sinh lợi của công ty (đại diện là GROSS) là tương quan âm 3.3. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Trong chương 3, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên mô hình được lựa chọn ở chương 2 bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả, tương quan và phân tích hồi quy. 20 CHƢƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH - Chính sách thu nợ: Công tác quản trị khoản phải thu bao gồm các công việc xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả; xây dựng bộ sưu tập về tín dụng của khách hàng; thiết lập chính sách thu hồi nợ nhanh chóng, chính xác và cuối cùng là đánh giá lại công tác quản trị khoản phải thu nhằm hoàn thiện công tác quản trị của DN. - Chính sách trả nợ: Kỳ thanh toán bình quân AP có mối tương quan âm với tỷ suất lợi nhuận gộp, như vậy các công ty sẽ bị ảnh hưởng bất lợi, nếu trì hoãn các khoản thanh toán cho nhà cung cấp. Các nhà quản trị có thể áp dụng chính sách thanh toán sớm để được hưởng các ưu đãi cũng như chiết khấu lớn nhờ đó làm tăng khả năng sinh lợi. - Chính sách quản lý hàng tồn kho: Các nhà quản lý cần có những biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi hàng tồn kho thành sản phẩm càng nhanh càng tốt.. Ngoài ra doanh nghiệp có thể nhờ phần mềm kế toán hàng tồn kho hỗ trợ công đoạn thu thập dữ liệu để có thông tin chuẩn xác phục vụ cho công tác dự báo. - Chính sách quản lý tiền mặt: Công ty có thể giảm bớt thời gian cần thiết để thu tiền từ khách hàng tính từ thời điểm ghi hóa đơn, giảm bớt thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và thanh toán cho khách hàng đúng hạn thì sẽ đem lại hiệu quả quản lý vốn lưu động, điều này dẫn đến tăng khả năng sinh lợi. - Các chính sách khác: Công ty có LOS lớn thì có nhiều khẳ năng đáp ứng các nhu cầu về vốn với chi phí thấp hơn các công ty có quy mô nhỏ, do đó làm tăng khả năng sinh lợi.. 4.2. KIẾN NGHỊ 21 - Đối với hàng tồn kho: nhà quản lý còn phải dựa vào đặc điểm ngành và đặc điểm sản phẩm của công ty để đưa ra chính sách hàng tồn kho thích hợp. Khi tính toán hàng tồn kho, các doanh nghiệp nên thiết lập một biên độ dao động an toàn để tránh thiếu hàng. Phải kiểm kê định kỳ hàng tồn kho, những thông tin thu được từ việc kiểm kê phải được xem xét và thực thi. Phân tích doanh thu và số lượng bán của từng sản phẩm để quyết định loại nào duy trì hàng tồn kho và loại nào đặt hàng thường xuyên. Cần phối hợp với các khách hàng cũng như nhà cung cấp để có kế hoạch hàng tồn kho hiệu quả, tạo ra sự phù hợp giữa sản xuất của công ty với mức tiêu thụ của khách hàng để giảm mức tồn kho. Dựa vào đặc thù ngành vật liệu xây dựng là ngành có nhu cầu hàng hóa mang tính mùa vụ nên lựa chọn mô hình xác định mức tồn kho tối ưu là mô hình sản lượng đặt hàng hiệu quả nhất. Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là sự dự báo chính xác nhu cầu sử dụng các loại hàng hóa trong kỳ nghiên cứu – thường là một năm và khối lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng. Những doanh nghiệp có nhu cầu hàng hóa mang tính mùa vụ có thể chọn kỳ dự báo phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình. Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng hàng năm, trên cơ sở đó có thể xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng. - Để rút ngắn thời gian trung bình từ khi bán hàng đến khi thu được nợ từ khách hàng, nhà quản lý doanh nghiệp nên đưa ra một giải pháp toàn diện từ chính sách, hệ thống, con người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ. Khách hàng sẽ đưa ra nhiều lý cho việc thanh toán trễ hạn. Một trong những lý do phổ biến nhất là hoá đơn không chính xác, do đó, lập hóa đơn chính xác là thước đo hiệu quả của các khoản phải thu. 22 - Bên cạnh đó, các khoản phải trả cũng là một thành phần quan trọng trong thành phần nợ ngắn hạn của công ty. Tùy vào lợi thế mặc cả tương đối, bản chất của cạnh tranh, cấu trúc ngành và các chi phí biến đổi mà công ty đó quyết định thời hạn thanh toán cho nhà cung ứng và xem xét chấp nhận yêu cầu của nhà cung ứng. Ngoài việc xác định cơ cấu nợ hợp lý, công ty cũng cần phải có chính sách thích hợp để quản lý các khoản phải trả này. Theo kết quả nghiên cứu ở trên, khoản phải trả và khả năng sinh lợi của công ty có mối quan hệ ngược chiều, do đó, nhà quản lý các công ty nên cố gắng thanh toán các khoản nợ cho nhà cung cấp đúng hạn. Khi đó sẽ phát triển được mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, như vậy sẽ đàm phán thỏa thuận tốt hơn các đối thủ thường xuyên thanh toán trễ hạn. Bên cạnh đó cũng dễ dàng thương lượng giảm giá và hưởng lợi từ việc giảm giá này. - Cần phối hợp và cộng tác giữa các bộ phận trong tổ chức. Vốn lưu động liên quan đến rất nhiều các bộ phận khác nhau của một tổ chức. Vì thế cần phối hợp để đặt ra các mục tiêu cải thiện vốn lưu động. - Việc lập các báo cáo chi tiết giúp công ty xem nơi nào các chi phí cần được điều chỉnh để làm cho các dự báo cũng như kế hoạch quản trị vốn lưu động được dễ dàng hơn. - Khích lệ nhân viên thu nợ bằng cách thưởng cho người nào thu được khoản phải thu từ khách hàng đúng thời hạn. KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 Trong chương 4, tác giả trình bày hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu ở chương 3 về mối quan hệ giữa các biến quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời (GROSS) các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 23 KẾT LUẬN Bài nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng khảo sát 38 công ty vật liệu xây dựng niêm yết trên sàn HNX và HOSE của Việt Nam giai đoạn 2012-2016, hình thành bảng dữ liệu với 190 quan sát. Đề tài đã phân tích ảnh hưởng của các thành phần vốn lưu động như kỳ thu tiền bình quân (AR), chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho (INV), kỳ thanh toán bình quân (AP), chu kỳ chuyển hóa tiền mặt (CCC), Quy mô công ty (LOS), tỷ lệ nợ (DR), và hệ số khả năng thanh toán hiện hành (CR) lên khả năng sinh lời (đại diện là tỷ suất lợi nhuận gộp GROSS). Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phân tích thống kê mô tả, tương quan sperman và hồi quy mô hình với AR, INV, AP, CCC, LOS, DR, CR là biến độc lập và GROSS là biến phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu thấy rằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_nghien_cuu_moi_quan_he_giua_quan_tri_von_lu.pdf
Tài liệu liên quan