MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU TRANG
1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
6 Nguồn tài liệu tham khảo và phương pháp nghiên cứu 9
7 Đóng góp của đề tài 10
8 Bố cục của đề tài 10
NỘI DUNG
Chương 1 Sự cần thiết xây dựng Danh mục hồ sơ, xác định thành
phần tài liệu trong một số hồ sơ của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam
1.1 Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam12
1.1.1 Sự hình thành và kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nham12
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam23
1.2 Đặc điểm thành phần, nội dung, ý nghĩa tài liệu hình thành
trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam26
1.3 Sự cần thiết xây dựng Danh mục hồ sơ, xác định thành phần tài
liệu trong hồ sơ31
1.3.1 Thực trạng lập hồ sơ hiện hành tại Ngân hàng Nhà nước ViệtNam31
1.3.2 Ý nghĩa của việc xây dựng Danh mục hồ sơ, xác định thành
phần tài liệu trong hồ sơ đối với Ngân hàng Nhà nước ViệtNam
Chương 2 Xây dựng Danh mục hồ sơ, Danh mục tài liệu trong một số hồ
sơ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.1 Cơ sở lý luận, khoa học cho việc lập hồ sơ hiện hành, lập Danh
mục hồ sơ47
2.2 Cơ sở pháp lý cho việc lập hồ sơ hiện hành, lập Danh mục hồ sơ 52
2.3 Nguyên tắc và yêu cầu của việc xây dựng Danh mục hồ sơ và xác
định thành phần tài liệu trong một số hồ sơ của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam54
2.3.1 Nguyên tắc của việc lập Danh mục hồ sơ và Danh mục tài liệu
trong hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam55
2.3.2 Yêu cầu của việc xây dựng Danh mục hồ sơ và Danh mục tài liệu
trong một số hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam59
2.4 Phương pháp xây dựng Danh mục hồ sơ và xác định thành phần
tài liệu trong một số hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam62
2.4.1 Phương pháp xây dựng Danh mục hồ sơ 62
2.4.2 Phương pháp xây dựng Danh mục tài liệu trong hồ sơ hiện hành 75
Chương 3 Cấu trúc, cách sử dụng Danh mục hồ sơ và Danh mục tài liệu
trong hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.1 Cấu trúc của Danh mục hồ sơ và Danh mục tài liệu trong hồ sơhiện hành83
3.1.1 Cấu trúc của Danh mục hồ sơ 83
3.1.2 Cấu trúc của Danh mục tài liệu trong hồ sơ hiện hành 87
3.2 Cách sử dụng Danh mục hồ sơ và Danh mục tài liệu trong hồ sơ
hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam89
PHẦN KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC
19 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu xây dựng danh mục hồ sơ và xác định danh mục tài liệu trong một số hồ sơ của ngân hàng nhà nước Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài liệu trong hồ sơ hiện hành 87
3.2 Cách sử dụng Danh mục hồ sơ và Danh mục tài liệu trong hồ sơ
hiện hành của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
89
PHẦN KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Tiến hành cải cách hành chính là một yêu cầu tất yếu và càng trở nên
cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức Thƣơng mại thế giới (WTO) cũng nhƣ để thực hiện mục tiêu xây dựng
một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt
động có hiệu lực, hiệu quả. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công
cuộc cải cách hành chính ở nƣớc ta là cải cách thể chế hành chính, trong đó
tập trung vào khâu đột phá là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Thực
vậy, cải cách thủ tục hành chính đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, thể hiện ở chỗ
Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 Phê
duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà
nƣớc giai đoạn 2007-2010. Để triển khai Quyết định số 30 này, Tổ công tác
chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tƣớng Chính phủ đã đƣợc
thành lập để thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính. Đến nay, Tổ
công tác thực hiện Đề án 30 tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã đƣợc thành lập
để triển khai các nội dung liên quan đến Đề án. Tổ Đề án 30 của Ngân hàng
Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN VN) hiện nay cũng đang tích cực triển khai các
chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính.
Theo hƣớng dẫn của Tổ công tác chuyên trách của Thủ tƣớng Chính
phủ, thủ tục hành chính đƣợc xác định là quy định của cơ quan nhà nƣớc về
hồ sơ, trình tự, cách thức để giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ
chức trong một thời hạn nhất định. Nhƣ vậy, trong thủ tục hành chính, thủ tục
văn thƣ là phần rất quan trọng. Thủ tục văn thƣ bao gồm các hoạt động liên
quan đến việc thu thập, xử lý, quản lý, lƣu trữ văn bản để cung cấp thông tin
một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ cho hoạt động quản lý. Việc cải
cách thủ tục hành chính nhằm xây dựng những quy trình hợp lý, khoa học để
5
cung cấp các dịch vụ công một cách tốt nhất cho ngƣời dân và phục vụ hiệu
quả cho hoạt động quản lý. Cải cách thủ tục văn thƣ cũng vậy, đòi hỏi phải
xây dựng, chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ văn thƣ (quy trình soạn thảo,
ban hành văn bản; quản lý văn bản đi, đến; việc lập hồ sơ công việc) nhằm
góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính. Một trong những giải pháp
quan trọng để xây dựng đƣợc các quy trình hợp lý, khoa học đó là áp dụng hệ
thống quản lý chất lƣợng quốc tế ISO. Việc áp dụng ISO trong công tác quản
lý với mục tiêu xây dựng và thực hiện hệ thống quy trình xử lý công việc hợp
lý, phù hợp với quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện để ngƣời đứng đầu
cơ quan hành chính nhà nƣớc kiểm soát đƣợc quá trình giải quyết công việc
trong nội bộ của cơ quan, thông qua đó từng bƣớc nâng cao chất lƣợng và
hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công (đây chính là mục
tiêu của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2000 đƣợc quy định tại Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày
20/6/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất
lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nƣớc). Việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng ISO có
ảnh hƣởng quan trọng đến việc lập hồ sơ - một nội dung công việc quan trọng
của công tác văn thƣ. Bởi theo quy định của ISO, quá trình giải quyết một
công việc đều thể hiện bằng quy trình và tất cả những bƣớc giải quyết công
việc trong quy trình đó đều đƣợc thể hiện thông qua văn bản và các tài liệu có
liên quan, do đó, việc lập hồ sơ đƣợc kiểm soát theo quy trình giải quyết công
việc sẽ đảm bảo chất lƣợng. Nhƣ vậy, tài liệu hình thành trong hoạt động của
cơ quan, tổ chức đƣợc lập hồ sơ một cách khoa học sẽ góp phần quan trọng để
đạt đƣợc mục tiêu và kết quả của việc áp dụng ISO vào công tác quản lý cũng
nhƣ sự thành công của công cuộc cải cách hành chính ở nƣớc ta.
Tài liệu hình thành từ năm này qua năm khác với số lƣợng nhiều là
gánh nặng không chỉ đối với các cán bộ văn thƣ, cán bộ lƣu trữ mà cả đối với
các cán bộ chuyên môn. Nếu tài liệu không đƣợc tiến hành lập hồ sơ ngay
6
trong quá trình giải quyết công việc qua năm tháng sẽ trở thành những bó, gói
tài liệu lộn xộn, lúc đó, càng trở thành gánh nặng và gây ảnh hƣởng lớn tới
chất lƣợng, hiệu suất công việc, tới việc quản lý chặt chẽ tài liệu và công tác
lƣu trữ. Thực trạng việc lập hồ sơ hiện hành ở nhiều cơ quan, tổ chức hiện nay
cho thấy cần phải sớm có giải pháp để việc lập hồ sơ đi vào nề nếp, phát huy
đƣợc những ý nghĩa thực sự của công tác lập hồ sơ đối với công tác quản lý,
và công cuộc cải cách hành chính nhà nƣớc.
Đề tài luận văn đƣợc thực hiện không nằm ngoài mục đích, ý nghĩa góp
phần cải thiện công tác lập hồ sơ. Lập hồ sơ có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc quản lý chặt chẽ tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Làm tốt những công việc này sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng công việc của
cán bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác văn thƣ, lƣu trữ. Để công tác lập hồ sơ hiện hành ở các cơ quan đi
vào nề nếp, mang tính khoa học, thống nhất cần thiết phải xây dựng bản Danh
mục hồ sơ, và xác định thành phần tài liệu trong hồ sơ.
NHNN VN là cơ quan có chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực
quan trọng của đất nƣớc - lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Trong quá
trình hoạt động, NHNN VN sản sinh ra khối lƣợng văn bản lớn, đa dạng,
phong phú về nội dung. Việc quản lý chặt chẽ khối tài liệu này là điều hết sức
quan trọng để phục vụ có hiệu quả cho hoạt động quản lý của NHNN VN.
Hiện nay, NHNN VN chƣa xây dựng đƣợc bản danh mục hồ sơ, việc
lập hồ sơ cũng chƣa có hƣớng dẫn cụ thể dẫn đến tình trạng hồ sơ chƣa đƣợc
lập, đƣợc lập nhƣng chƣa hoàn chỉnh, tài liệu rời lẻ, gây ảnh hƣởng rất lớn
đến công tác lƣu trữ và việc quản lý chặt chẽ tài liệu. Chính vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài: Nghiên cứu xây dựng danh mục hồ sơ và xác định danh mục tài
liệu trong một số hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam để làm luận văn
của mình. Xây dựng bản Danh mục hồ sơ và xác định thành phần tài liệu
trong hồ sơ là một giải pháp quan trọng giúp cho công tác lập hồ sơ tại các cơ
quan nói chung, tại NHNN VN nói riêng đi vào nề nếp. Khi thực hiện đề tài,
7
chúng tôi có điều kiện tìm hiểu thực trạng công tác lập hồ sơ hiện hành của
NHNN VN, thấy đƣợc những thuận lợi và tồn tại của công tác này đồng thời
khảo sát thực tế tài liệu để từ đó nghiên cứu đề xuất bản Danh mục hồ sơ và
thành phần tài liệu trong hồ sơ của NHNN VN. Thông qua đó, chúng tôi
mong muốn góp phần khắc phục những tồn tại trong công tác lập hồ sơ tại
Ngân hàng và từng bƣớc đƣa công tác lập hồ sơ đi vào nề nếp, góp phần quản
lý chặt chẽ tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan và nâng cao chất
lƣợng công tác hàng ngày của cán bộ, công chức của Ngân hàng.
2. Mục tiêu của đề tài
Từ những ý nghĩa trên, đề tài của chúng tôi đƣợc thực hiện nhằm
hƣớng tới các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu đề xuất nguyên tắc và phƣơng pháp xây dựng Danh mục
hồ sơ, Danh mục tài liệu cơ bản trong hồ sơ của NHNN VN.
- Nghiên cứu đề xuất Danh mục hồ sơ và Danh mục tài liệu cơ bản
trong một số hồ sơ sản sinh trong hoạt động đặc thù của NHNN VN.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: với những mục tiêu đặt ra, đối tƣợng nghiên
cứu của đề tài là các hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của NHNN
VN; các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các
đơn vị trong phạm vi nghiên cứu; các văn bản của Nhà nƣớc, của NHNN VN
quy định, hƣớng dẫn về công tác lập hồ sơ hiện hành, lập Danh mục hồ sơ.
- Phạm vi nghiên cứu:
NHNN VN là cơ quan lớn thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong
lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong cả nƣớc. Để thực hiện chức
năng đó, cơ cấu tổ chức của NHNN VN gồm nhiều đơn vị trực thuộc. Vì vậy,
để thực hiện tốt mục tiêu của đề tài, chúng tôi đặt trọng tâm nghiên cứu xây
dựng Danh mục hồ sơ cho một số đơn vị (Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín
dụng, Vụ Quản lý ngoại hối và Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi
ngân hàng) thực hiện chức năng tham mƣu về các hoạt động mang tính đặc
8
thù (tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và thành lập, phát triển các ngân hàng) của
NHNN VN và xác định thành phần tài liệu cơ bản trong một số hồ sơ hình
thành trong hoạt động của các đơn vị đó mà không đi sâu tìm hiểu những nội
dung này ở các đơn vị trực thuộc Ngân hàng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với những mục tiêu đặt ra, luận văn hƣớng vào giải quyết các nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của công tác lập
Danh mục hồ sơ;
- Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của NHNN VN;
của các đơn vị thuộc phạm vi nghiên cứu.
- Khảo sát tài liệu hình thành trong hoạt động của NHNN VN; của các
đơn vị trong phạm vi nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng lập hồ sơ hiện hành của NHNN VN;
- Xây dựng Danh mục hồ sơ và Danh mục thành phần tài liệu cơ bản
trong một số hồ sơ hiện hành của NHNN VN.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lập hồ sơ hiện hành có ý nghĩa quan trọng trong công tác văn thƣ và
công tác lƣu trữ. Chất lƣợng của công tác này ảnh hƣởng trực tiếp đến chất
lƣợng tài liệu giao nộp vào lƣu trữ cơ quan cũng nhƣ lƣu trữ lịch sử. Nhƣ vậy,
việc lập hồ sơ đƣợc thực hiện một cách khoa học sẽ có ý nghĩa quan trọng đối
với hiệu suất và chất lƣợng công tác của cơ quan, tổ chức; tạo điều kiện để
công tác lƣu trữ phát triển, từ đó từng bƣớc phát huy giá trị của tài liệu lƣu
trữ. Với ý nghĩa đó, Nhà nƣớc và cơ quan quản lý nhà nƣớc về công tác văn
thƣ, lƣu trữ đã ban hành các văn bản quy định, hƣớng dẫn về công tác lập hồ
sơ hiện hành bắt buộc các cơ quan, cá nhân phải thực hiện, trong đó có lập
danh mục hồ sơ.
Văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên đề cập tới công tác văn thƣ, lƣu
trữ, trong đó có những quy định sơ lƣợc về lập hồ sơ đó là Điều lệ về công tác
9
công văn giấy tờ và công tác lƣu trữ do Hội đồng Chính phủ ban hành theo
Nghị định số 142-CP ngày 28/9/1963. Pháp lệnh Lƣu trữ Quốc gia số
34/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001 do Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội
ban hành, trong đó có quy định đối tƣợng chịu trách nhiệm lập hồ sơ hiện
hành. Để cụ thể hoá những quy định có tính nguyên tắc nhất về công tác văn
thƣ trong Pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
ngày 08/4/2004 về công tác văn thƣ, trong đó có những quy định khá cụ thể
chi tiết một số vấn đề về lập hồ sơ hiện hành. Hƣớng dẫn nghiệp vụ lập hồ sơ
cũng đã có các văn bản nhƣ: Công văn số 261-NV ngày 12/10/1977 của Cục
Lƣu trữ Phủ thủ tƣớng ban hành Hướng dẫn công tác lập hồ sơ hiện hành ở
các cơ quan và Công văn số 344-NV ngày 31/12/1984 của Cục Lƣu trữ Nhà
nƣớc ban hành Hướng dẫn lập một số loại hồ sơ, tài liệu về quản lý hành
chính ở cơ quan Bộ. Danh mục hồ sơ có ý nghĩa quan trọng góp phần giúp
công tác lập hồ sơ đƣợc thực hiện tốt, vì vậy, bản Hƣớng dẫn công tác lập hồ
sơ hiện hành năm 1977 đã có những quy định khá cụ thể các vấn đề liên quan
đến lập danh mục hồ sơ.
Những văn bản trên của Nhà nƣớc quy định về công tác lập hồ sơ - một
hoạt động nghiệp vụ quan trọng, có tính chất quy phạm, kỹ thuật - đã đƣợc
chú ý để áp dụng trong thực tiễn cũng nhƣ đƣợc chú ý để nghiên cứu, trao đổi
trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn ở nhiều công trình nhƣ: các giáo trình,
các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, các khoá luận tốt nghiệp, báo cáo
khoa học, niên luận của sinh viên chuyên ngành.
Trƣớc hết, đó là các cuốn sách dùng để giảng dạy cho sinh viên các hệ
chính quy, tại chức ngành Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng; dùng trong đào
tạo, bồi dƣỡng cán bộ văn thƣ, lƣu trữ, cán bộ hành chính văn phòng; đáp ứng
nhu cầu nghiên cứu, tham khảo của các cơ quan, tổ chức trong công việc hàng
ngày, nhƣ: “Hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật hành chính” của tác giả Nguyễn
Văn Thâm, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001; “Lý luận và phương pháp công tác
văn thư”của PGS.TS Vƣơng Đình Quyền, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
10
2006 Các giáo trình này có nội dung bám sát chƣơng trình các môn học về
công tác văn thƣ và trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn về công tác này
nên thực sự là những nguồn tài liệu bổ ích cho bất cứ ai muốn nghiên cứu tìm
hiểu những nội dung liên quan đến công tác văn thƣ nói chung và công tác lập
hồ sơ, lập Danh mục hồ sơ nói riêng.
Các bài viết của đông đảo tác giả, cán bộ lƣu trữ từ trung ƣơng đến địa
phƣơng đăng trên tạp chí chuyên ngành văn thƣ, lƣu trữ nhằm trao đổi kinh
nghiệm về công tác lập hồ sơ, lập danh mục hồ sơ để xây dựng và phát triển
lý luận và thực tiễn của công tác này nhƣ: “Bàn về công tác lập danh mục hồ
sơ và công tác lập hồ sơ” của tác giả Nguyễn Xuân Nung (Tập san công tác
lƣu trữ số 1 năm 1970); “Vài ý kiến xung quanh vấn đề bàn về công tác lập
hồ sơ hiện hành ở nước ta” của tác giả Lê Thị Năm (Tạp chí Lƣu trữ Việt
Nam, Hà Nội, 1974); “Mấy ý kiến nhỏ xung quanh vấn đề lập danh mục hồ
sơ” của tác giả Võ Chiến Thắng (Tập san công tác lƣu trữ số 1 năm
1970)Những bài viết này đã đề cập đến nguyên tắc, phƣơng pháp lập hồ sơ,
lập danh mục hồ sơ; trao đổi, phổ biến kinh nghiệm về lập hồ sơ, lập danh
mục hồ sơ. Là một nghiệp vụ quan trọng và khó nên những bài viết về công
tác lập hồ sơ, lập danh mục hồ sơ đăng trên tập san và tạp chí chuyên ngành
đã thực sự có ý nghĩa hƣớng dẫn, phổ biến rộng rãi kinh nghiệm cho các cán
bộ văn thƣ, lƣu trữ, những ngƣời nghiên cứu tham khảo.
Nghiên cứu Danh mục hồ sơ cũng đƣợc lựa chọn làm đề tài khoa học
cấp Ngành, đó là đề tài “Những cơ sở lý luận và thực tiễn về danh mục hồ sơ
ở các cơ quan” của tác giả Phạm Ngọc Dĩnh. Thực trạng lập hồ sơ chƣa tốt ở
các cơ quan, việc xây dựng danh mục hồ sơ hầu nhƣ chƣa đƣợc các cơ quan
thực hiện cho thấy việc nghiên cứu thực tiễn cũng nhƣ xây dựng và phát triển
lý luận về vấn đề này là yêu cầu thiết thực. Vì vậy, đề tài cấp ngành của tác
giả Phạm Ngọc Dĩnh đã góp phần khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của
bản danh mục hồ sơ đối với công tác lập hồ sơ hiện hành cũng nhƣ phát triển
về mặt lý luận và thực tiễn công tác lập danh mục hồ sơ.
11
Về phía sinh viên, nghiên cứu danh mục hồ sơ và xác định thành phần
tài liệu trong hồ sơ hiện hành cũng là đề tài đƣợc quan tâm trong các công
trình nghiên cứu khoa học (báo cáo khoa học, niên luận, khoá luận tốt
nghiệp). Có thể kể đến nhƣ: Niên luận năm thứ 3 với đề tài “Xác định thành
phần tài liệu trong hồ sơ hiện hành của Văn phòng đăng ký đất và nhà -
UBND Quận Thanh Xuân” của Nguyễn Thuỳ Dƣơng; các khoá luận tốt
nghiệp: “Nghiên cứu xây dựng danh mục hồ sơ mẫu tài liệu của Ban Tài
chính Kế toán Tổng công ty Điện lực Việt Nam” của tác giả Đặng Thanh Lan;
“Nghiên cứu xây dựng danh mục hồ sơ và xác định danh mục tài liệu cơ bản
trong một số hồ sơ hiện hành tại Văn phòng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông”
của tác giả Trần Thị Hằng”Những đề tài này ở các phạm vi và mục tiêu
nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến lý luận xây dựng danh mục hồ sơ đƣợc
áp dụng đối với cơ quan, đơn vị cụ thể. Có thể nói, từ kiến thức đƣợc đào tạo
trong nhà trƣờng về công tác văn thƣ, sinh viên thực hiện các công trình
nghiên cứu thực tế nhƣ vậy rất có ý nghĩa để củng cố và nâng cao nhận thức
lý luận và thực tiễn về công tác lập hồ sơ, lập danh mục hồ sơ; góp phần hoàn
thiện lý luận và thực tiễn về công tác này. Đồng thời, đó cũng là các công
trình nghiên cứu giúp sinh viên tiếp cận với thực tiễn, phục vụ cho công việc
sau này.
Nhƣ vậy, tìm hiểu về lập danh mục hồ sơ và xác định thành phần tài
liệu trong hồ sơ đã đƣợc đề cập không ít trong các công trình nghiên cứu khoa
học. Các công trình này tập trung nghiên cứu lập danh mục hồ sơ, xác định
thành phần tài liệu trong hồ sơ ở các cơ quan nói chung, ở một số cơ quan cụ
thể nhƣ: UBND Quận, Sở Nội Vụ, cơ quan Cụm Cảng Hàng không Việt
Nam, Tổng Công ty Bƣu chính Viễn thông, Tổng Công ty điện lực và chủ yếu
đi sâu tìm hiểu nhóm hồ sơ, tài liệu chung hình thành trong quá trình thực
hiện những chức năng quản lý hành chính chung và phổ biến nhất ở hầu hết
các cơ quan hành chính nhà nƣớc (nhƣ: tài liệu hình thành trong hoạt động
của Văn phòng, tài liệu tài chính kế toán, tài liệu thi đua khen thƣởng, lao
12
động tiền lƣơng, thanh tra) mà chƣa đi sâu tìm hiểu các tài liệu quản lý
chuyên ngành.
NHNN VN là cơ quan có chức năng quản lý nhà nƣớc về hoạt động
tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong cả nƣớc; nhằm ổn định giá trị đồng tiền,
kiềm chế lạm phát và tăng trƣởng kinh tế an toàn. Vì vậy, các công trình
nghiên cứu đƣợc thực hiện tại NHNN VN đều tập trung làm sáng tỏ vị trí, vai
trò, tổ chức hoạt động, chiến lƣợc phát triển ngân hàng và những vấn đề về
chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng (vấn đề tạo vốn, thanh toán không dùng
tiền mặt). Trong khi đó, văn bản, tài liệu hình thành trong hoạt động của
NHNN VN là phƣơng tiện quan trọng phục vụ cho hoạt động quản lý của
Ngân hàng thì chƣa đƣợc tìm hiểu đúng mức. Nghiên cứu về văn bản hình
thành trong hoạt động của NHNN VN đã đƣợc tác giả Lƣơng Quang Huy tìm
hiểu năm 1996 với đề tài: Hệ thống văn bản hình thành trong quá trình hoạt
động quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Luận văn Cử nhân Khoa
học chuyên ngành Lƣu trữ-Lịch sử). Nhƣng nghiên cứu giải pháp để các văn
bản này đƣợc quản lý một cách chặt chẽ, khoa học, phục vụ có hiệu quả cho
hoạt động quản lý của NHNN VN thì chƣa có công trình nào nghiên cứu.
Xuất phát ý nghĩa thiết thực này, chúng tôi quyết định nghiên cứu việc lập
danh mục hồ sơ, xác định thành phần tài liệu trong một số hồ sơ nhằm đƣa
công tác lập hồ sơ tại NHNN VN đi vào nề nếp, thống nhất.
6. Nguồn tài liệu tham khảo và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tài liệu tham khảo:
+ Các văn bản của Nhà nƣớc về công tác văn thƣ, lƣu trữ;
+ Các sách, giáo trình về công tác văn thƣ, lƣu trữ;
+ Một số đề tài nghiên cứu (Niên luận, Báo cáo khoa học, Khoá luận
tốt nghiệp) có liên quan đến đề tài;
+ Các văn bản của NHNN VN về công tác văn thƣ, lƣu trữ, về hoạt
động ngân hàng;
13
+ Các tài liệu điều tra thực tế: các hồ sơ lƣu trữ về hoạt động của Ngân
hàng Nhà nƣớc Việt Nam
- Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài, chúng tôi đã vận dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu:
Phƣơng pháp luận thực hiện đề tài: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: phƣơng pháp khảo sát thực tế, điều tra,
thống kê đƣợc áp dụng trong quá trình tìm hiểu về hệ thống văn bản, thành
phần, nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động và thực trạng công tác lập
hồ sơ hiện hành của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam; phƣơng pháp mô tả,
phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, thống kê đƣợc sử dụng để phân tích thực
trạng công tác lập hồ sơ hiện hành, các căn cứ và yêu cầu khi xây dựng Danh
mục hồ sơ; phƣơng pháp hệ thống: đƣợc sử dụng khi sắp xếp các hồ sơ trong
Danh mục hồ sơ và tài liệu trong một hồ sơ.
7. Đóng góp của đề tài
Lập hồ sơ hiện hành là một trong những khâu yếu kém hiện nay của
công tác văn thƣ ở hầu hết các cơ quan. Một trong những nguyên nhân của
tình trạng này là các cơ quan chƣa xây dựng đƣợc Danh mục hồ sơ mẫu hàng
năm, và chƣa có những hƣớng dẫn, tập huấn cụ thể đối với việc áp dụng Danh
mục hồ sơ đó. Luận văn nghiên cứu về vấn đề xây dựng danh mục hồ sơ và
xác định thành phần tài liệu trong hồ sơ ở Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam -
cơ quan hiện chƣa xây dựng Danh mục hồ sơ mẫu hàng năm, vì vậy, nếu
đƣợc sự quan tâm và triển khai áp dụng trong thực tế chắc chắn luận văn sẽ có
những đóng góp về mặt thực tiễn nhƣ sau:
- Nghiên cứu xây dựng Danh mục hồ sơ của NHNN VN từ thí điểm đối
với hồ sơ, tài liệu của 04 đơn vị thực hiện chức năng tham mƣu cho Thống
đốc về lĩnh vực chủ đạo (tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động ngân hàng)
của Ngân hàng; xây dựng Danh mục tài liệu cơ bản trong một số hồ sơ của
14
các đơn vị đó. Đây sẽ là những nghiên cứu thiết thực để xây dựng bản Danh
mục hồ sơ cho toàn cơ quan NHNN VN cũng nhƣ Danh mục tài liệu trong hồ
sơ của Ngân hàng, góp phần nâng cao chất lƣợng của công tác lập hồ sơ hiện
hành, việc quản lý chặt chẽ tài liệu và tạo thuận lợi cho khai thác sử dụng tài
liệu tại NHNN VN.
- Từ nghiên cứu cơ sở lý luận, khoa học và pháp lý, luận văn đƣa ra
một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực văn thƣ,
lƣu trữ, đối với NHNN VN trong việc chỉ đạo, hƣớng dẫn công tác lập hồ sơ
hiện hành.
8. Bố cục của đề tài
Bố cục của luận văn, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Đặc điểm tổ chức, hoạt động; thành phần, nội dung, ý nghĩa
tài liệu và sự cần thiết xây dựng Danh mục hồ sơ, xác định thành phần tài liệu
trong hồ sơ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam
Trong chƣơng này, chúng tôi trình bày đặc điểm tổ chức, hoạt động;
thành phần, nội dung, ý nghĩa tài liệu hình thành trong hoạt động của NHNN
VN để làm nổi bật vị trí, vai trò của Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế
xã hội, đồng thời, từ nghiên cứu thực trạng lập hồ sơ hiện hành tại NHNN,
chúng tôi khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng Danh mục hồ sơ, Danh
mục tài liệu trong hồ sơ của NHNN VN.
Chƣơng 2: Xây dựng Danh mục hồ sơ và xác định thành phần tài liệu
trong một số hồ sơ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam
Ở chƣơng này, chúng tôi tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, khoa học,
cơ sở pháp lý của lập Danh mục hồ sơ; nguyên tắc, yêu cầu và phƣơng pháp
xây dựng Danh mục hồ sơ và danh mục tài liệu trong hồ sơ của NHNN VN,
kết quả là bản Danh mục hồ sơ và Danh mục tài liệu cơ bản trong một số hồ
sơ hiện hành của NHNN VN.
15
Chƣơng 3: Cấu trúc và cách sử dụng Danh mục hồ sơ và Danh mục tài
liệu trong hồ sơ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Trong Chƣơng này, chúng tôi trình bày cấu trúc và cách sử dụng Danh
mục hồ sơ và Danh mục tài liệu trong hồ sơ của NHNN VN.
Luận văn đƣợc hoàn thành với sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Cảnh
Đƣơng, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Lƣu trữ học và Quản trị
văn phòng cùng các cán bộ ở cơ quan Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Nhân
dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận
văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất
mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc để luận văn
đạt chất lƣợng tốt hơn.
Tôi xin cam đoan bản luận văn này cùng các số liệu, thông tin minh
chứng và dẫn chứng trong luận văn là cập nhật, đáng tin cậy và đƣợc dẫn
chứng rõ ràng, đầy đủ.
Ngƣời thực hiện
Nguyễn Thị Trang Nhung
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo số 02/BC-NHNN ngày 04/01/2007 về tình hình thực hiện
nhiệm vụ ngân hàng năm 2006, định hướng nhiệm vụ năm 2007 .
2. Đào Xuân Chúc-Nguyễn Văn Hàm-Vƣơng Đình Quyền-Nguyễn Văn
Thâm: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990.
3. Công văn số 261/NV ngày 12/10/1977 của Cục Lƣu trữ Phủ Thủ
tƣớng ban hành Bản hướng dẫn công tác lập hồ sơ hiện hành ở các cơ quan .
4. Công văn số 738/NHNN-VP ngày 15/7/2003 hướng dẫn thành phần
hồ sơ, tài liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt nam nộp vào Trung tâm lưu trữ.
5. Công văn số 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004 của Cục Văn
thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc Ban hành bản Hướng dẫn chỉnh lý tài liệu hành
chính.
6. Công văn số 262/LTNN-NVTW ngày 12/6/2001 Cục Lƣu trữ Nhà
nƣớc ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ, tài liệu của cơ quan hành chính
nhà nước trung ương thuộc diện nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia.
7. Phạm Ngọc Dĩnh, chủ nhiệm đề tài: Những cơ sở lý luận và thực tiễn
lập danh mục hồ sơ ở các cơ quan. Đề tài khoa học cấp ngành, Cục Văn thƣ
Lƣu trữ Nhà nƣớc, Hà Nội năm 1991. Tƣ liệu Cục Văn thƣ Lƣu trữ Nhà nƣớc.
8. Dự thảo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Ban hành
Quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu lƣu trữ trong ngành Ngân hàng
năm 2004. Hồ xây dựng Bảng thời hạn bảo tài liệu trong ngành Ngân hàng
năm 2004.
17
8. Trịnh Thị Hà: Lập hồ sơ hiện hành ở các Ban Đảng trực thuộc Ban
Chấp hành Trung ương-thực trạng và giải pháp, Khoá luận tốt nghiệp, Tƣ
liệu Khoa Lƣu trữ học và QTVP, 2006.
10. Vũ Thị Hà: Xây dựng danh mục hồ sơ mẫu của Sở Nội vụ thành
phố Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Tƣ liệu Khoa Lƣu trữ học và QTVP, 2006.
11. Trần Thị Hằng: Nghiên cứư xây dựng Danh mục hồ sơ và xác định
Danh mục tài liệu cơ bản trong một số hồ sơ hiện hành tại Văn phòng Tập
đoàn Bưu chính viễn thông, Khóa luận tốt nghiệp, 2007.
12. Lƣơng Quang Huy: Hệ thống văn bản hình thành trong quá trình
hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luận văn Cử nhân,
1996.
13. Nguyễn Cảnh Kiề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01457_6201_2008061.pdf