Tóm tắt Luận văn Nhân vật người kể chuyện trong hồi kí và tự truyện Tô Hoài

MỤC LỤC

Trang

Mục lục .

A. PHẦN MỞ ĐẦU.

1. Lí do chọn đề tài.

2. Lịch sử vấn đề.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận văn.

5. Phương pháp nghiên cứu.

6. Cấu trúc nội dung luận văn.

B. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: TÔ HOÀ I VÀ THỂ HỒ I KÍ, TỰ TRUYÊṆ .

1.1. Giới thuyết về hồi kí, tự truyện và người kể chuyện trong hồi kí, tự truyện.

1.1.1. Hồi kí.

1.1.2. Tự truyện .

1.1.3. Sự giao thoa thể loại .

1.1.4. Nhân vật người kể chuyện trong thể hồi kí, tự truyện .

1.2. Vài nét về hồi kí, tự truyện Tô Hoài .

1.2.1. Hồi kí, tự truyện Tô Hoài trong sự phát triển của thể loại

1.2.2. Sự vận động trong mạch hồi kí, tự truyện Tô Hoài .

1.2.3. Quan điểm trần thuật của Tô Hoài trong hồi kí, tự truyện

* Tiểu kết .

Chương 2: CHÂN DUNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG CÁC TÁC

PHẨM HỒ I KÍ, TỰ TRUYỆN TÔ HOÀI

2.1. Chân dung người kể chuyện với tư cách nhà văn – nghệ sĩ

2.1.1. Người kể chuyện trong quan niệm về nghề văn .

2.1.2. Người kể chuyện trong quan niệm về người nghệ sĩ .

2.2. Chân dung người kể chuyện với tư cách con người đời thường .

2.2 1. Người kể chuyện - con người từng trải .

2.2.2. Người kể chuyện có cái nhìn linh hoạt, nhân văn về cuộc đời và con người

2.2.3. Người kể chuyện có cách sống hợp thời, dễ dàng thích nghi với cuộc sống.

2.2.4. Người kể chuyện - con người thành thật với chính mình

2.3. Chân dung người kể chuyện với tư cách một chứng nhân của thời đại.

2.3.1. Phơi mở những góc khuất của lịch sử

2.3.2. Quan niệm, thái độ trước sự thật lịch sử .

* Tiểu kết .

Chương 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG

TÁC PHẨM HỒI KÍ, TỰ TRUYỆN TÔ HOÀI

3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài .

3.1.1. Người kể chuyện có vốn ngôn từ phong phú

3.2.2. Người kể chuyện có sở trường miêu tả .

3.2. Giọng điệu của nhân vật người kể chuyện trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài

3.2.1. Giọng tự nhiên, dung dị

3.2.2. Giọng dửng dưng, lạnh lùng, pha chút khinh bạc

3.2.3. Giọng đôn hậu, chân tình, ấm áp

3.2.4. Giọng điệu dí dỏm, tinh quái, thấp thoáng nét uy-mua .

3.3.5. Giọng ngậm ngùi, xót xa .

3.3.6. Giọng trữ tình, hoài niệm .

* Tiểu kết .

C. PHẦN KẾT LUẬN.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

pdf17 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nhân vật người kể chuyện trong hồi kí và tự truyện Tô Hoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mình 2.3. Chân dung người kể chuyện với tư cách một chứng nhân của thời đại.. 2.3.1. Phơi mở những góc khuất của lịch sử 2.3.2. Quan niệm, thái độ trước sự thật lịch sử... * Tiểu kết ... Chương 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TÁC PHẨM HỒI KÍ, TỰ TRUYỆN TÔ HOÀI 3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài... 3.1.1. Người kể chuyện có vốn ngôn từ phong phú 3.2.2. Người kể chuyện có sở trường miêu tả.. 3.2. Giọng điệu của nhân vật người kể chuyện trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài 3.2.1. Giọng tự nhiên, dung dị 3.2.2. Giọng dửng dưng, lạnh lùng, pha chút khinh bạc 3.2.3. Giọng đôn hậu, chân tình, ấm áp 3.2.4. Giọng điệu dí dỏm, tinh quái, thấp thoáng nét uy-mua.. 3.3.5. Giọng ngậm ngùi, xót xa.. 3.3.6. Giọng trữ tình, hoài niệm. * Tiểu kết ... C. PHẦN KẾT LUẬN................................................................................... D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 42 41 45 52 55 59 60 63 68 70 70 71 77 82 83 84 87 88 92 95 97 98 100 4 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Hồi kí, tự truyện là những thể loại văn học phát triển mạnh mẽ ở phương Tây từ thế kỉ XIX và vài chục năm gần đây trở thành một “trào lưu” trong xã hội Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền dân chủ, những điều cấm kị trong đời sống cá nhân, xã hội và văn chương dần được xóa bỏ, văn học Việt Nam chứng kiến sự “bùng nổ” của các thể loại hồi kí, tự truyện. Đã đến lúc, người ta dám nói ra và thực sự có nhu cầu được nói ra sự thật về bản thân mình, sự thật về những gì đã được chứng kiến, trải nghiệm. Hồi kí, tự truyện đã trở thành thể loại hữu dụng cho nhu cầu bộc lộ, giải tỏa những bí mật hay những ẩn ức bị dồn nén bấy lâu trong mỗi cá nhân. Từ các nhà phê bình văn học, các chính trị gia, đến những người hoạt động trong lĩnh vực giải trí (diễn viên, ca sĩ, người mẫu, cầu thủ bóng đá,), hay những cá nhân vô danh trong xã hội nhưng có số phận không bình thường (người đồng tính) cũng viết hoặc hợp tác viết và công bố hồi kí, tự truyện. Hầu hết sự ra đời của những cuốn hồi kí, tự truyện đó đều thu hút sự chú ý của công luận. Thậm chí, có cuốn tác giả không chính thức công bố, chỉ lan truyền “ngầm” (trường hợp hồi kí của GS Nguyễn Đăng Mạnh) nhưng sự xuất hiện của nó thực sự trở thành một “cơn sốt”, một hiện tượng “chấn động” trong đời sống xã hội. Vậy tại sao hồi kí, tự truyện lại thu hút được đông đảo người viết và người đọc trong xã hội Việt Nam những năm gần đây đến như vậy? Sự phát triển mạnh mẽ của nó có đơn thuần chỉ là sự a dua theo trào lưu hay thực sự là nhu cầu tự thân của người viết? Đề tài nghiên cứu “Nhân vật người kể chuyện (NKC) trong các tác phẩm hồi kí - tự truyện Tô Hoài” của chúng tôi mong muốn có thể góp một phần nhỏ bé để làm sáng tỏ điều đó. 1.2. Theo nhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh, Tô Hoài là nhà văn có cảm hứng sáng tạo đặc biệt – “cảm hứng hồi tưởng”, ông “sinh ra là để viết tự truyện” bởi “viết 5 cái gì cũng ra tự truyện”. Hồi kí, tự truyện là “là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài”, là một mảng quan trọng trong sáng tác của ông, cả về số lượng và giá trị. Thông thường người ta chỉ viết một cuốn hồi kí hoặc tự truyện để tổng kết, nhìn nhận lại cuộc đời mình, nhưng riêng trường hợp Tô Hoài, ông viết nhiều cuốn về nhiều giai đoạn trong cuộc đời, từ thủa hoa niên Cỏ dại cho tận đến lúc tuổi đời đã Chiều chiều, và có vẻ như nguồn hồi ức phong phú của nhà văn này chưa hề có dấu hiệu vơi cạn. Tất cả những cuốn hồi kí, tự truyện đó đều để lại dấu ấn trong nền văn học Việt Nam với những giá trị đặc sắc, cả về nội dung cũng như nghệ thuật. Với Cỏ dại, Tô Hoài đã “đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã, vật lộn của một thế hệ tuổi thơ, hoặc được nhìn qua cách nhìn của trẻ thơ để nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ”; còn Tự truyện được đánh giá “là một phần đặc sắc không thể không nhắc tới” (Vân Thanh) khi nói về kí ức tuổi thơ và tuổi thanh niên của ông. Đặc biệt khi Cát bụi chân ai và Chiều chiều xuất hiện, chúng đã thực sự gây ra một tiếng vang, một hiện tượng “chấn động” trong văn giới và trong lòng độc giả. Chúng đồng thời cho thấy: “Tô Hoài đã trở thành một nhà văn thượng thặng trong thể hồi kí” (Vũ Đình Nam). Trước những đóng góp to lớn của hồi kí, tự truyện Tô Hoài, luận văn của chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu những tác phẩm tiêu biểu nhất trong mảng sáng tác này để có thể khẳng định tầm vóc và bản sắc riêng của ông. 1.3. Trong cấu trúc tự sự của thể loại hồi kí, tự truyện, nhân vật người kể chuyện giữ vị trí quan trọng, là nhân vật trung tâm của tác phẩm, đồng thời là nhân vật mang hình bóng của tác giả với những chi tiết có thật về cuộc đời, số phận, tính cách. Vì vậy, nghiên cứu nhân vật NKC trong hồi kí, tự truyện, một mặt giúp người đọc hiểu được nghệ thuật tự sự của tác giả - tác phẩm, mặt khác, có thể tái hiện lại chân dung người viết, cung cấp những tư liệu chân thực, sinh động về tác giả. Đọc hồi kí, tự truyện, người đọc không chỉ thấy những sự thật “sự kiện” mà còn là những “sự thật nội tâm”, cảm xúc, suy nghĩ, cách đánh giá của NKC về chính mình, về con người và cuộc đời. Như vậy, ngoài tiểu sử, đây là một “kênh thông tin” tương đối tin cậy để tìm hiểu về tác giả. Ở luận văn này, chúng tôi nghiên cứu “nhân vật NKC trong các tác phẩm hồi kí, tự truyện Tô Hoài” với mong muốn có thể hiểu sâu sắc hơn về con người, đời sống, 6 nhân sinh quan của Tô Hoài, để có thêm tư liệu góp phần quan trọng trong quá trình đọc - hiểu các tác phẩm của ông . Trong thể hồi kí, tự truyện Tô Hoài, “nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết. Cho nên, sức hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sức hấp dẫn của cái Tôi ấy” (Nguyễn Đăng Mạnh). Vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu NKC trong hệ thống các tác phẩm hồi kí, tự truyện Tô Hoài, chúng tôi mong muốn có thể “giải mã” cái Tôi đầy bản sắc của nhà văn này. 2. Lịch sử vấn đề Hồi kí, tự truyện của Tô Hoài là mảng sáng tác nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà phê bình, nghiên cứu. Đã có rất nhiều bài viết trên các tạp chí, những tham luận, luận văn, luận án, chuyên khảo đánh giá, nghiên cứu về mảng sáng tác này. Ngay từ khi tác phẩm thuộc dạng hồi kí, tự truyện đầu tiên của Tô Hoài ra đời (Cỏ dại - 1943) cho tới Chiều chiều (1997), hành trình nghiên cứu về hồi kí, tự truyện Tô Hoài luôn song song với hành trình sáng tạo của nhà văn và ngày càng có nhiều công trình giá trị. Chúng ta có thể chia các nghiên cứu này thành 3 hướng: 1) Nghiên cứu, thảo luận về phong cách nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của Tô Hoài trong đó có nhắc đến hồi kí, tự truyện với các công trình của Nguyễn Đăng Mạnh (1978) [43], (2000) [44]; Hà Minh Đức (1987) [14], (2007) [15]; Trần Hữu Tá (1990) [67]; Trần Đình Nam (1995) [45]; Phong Lê (1999) [37]; (2000) [38]; Nguyễn Văn Long (2002) [39]; Nguyễn Đăng Điệp (2004) [12]; Mai Thị Nhung (2005) [54],v.v Trong khi nghiên cứu về phong cách nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật tác phẩm Tô Hoài, đã có một số ý kiến gợi ý cho giới nghiên cứu về cái tôi tác giả Tô Hoài, nghệ thuật ngôn từ của Tô Hoài trong hồi kí, tự truyện. Chẳng hạn, Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Tô Hoài với quan niệm về con người đánh giá: “Tự truyện là thể văn sở trường nhất của Tô Hoàiở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết. Cho nên sức hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sức hấp dẫn của cái Tôi ấy () Một cái tôi khôn ngoan, tinh quái, thóc mách, lõi đời, rất mực hiểu mình, hiểu người và có đá chút khinh bạc” [44; 7]. Trong một công trình khác, ông viết: “Nhà văn có một khiếu quan sát hết sức phong phú và sắc sảo, tài hoa, hiểu theo nghĩa vận dụng toàn bộ các giác quan để ghi nhận cảnh vật bên ngoài với tất cả hình dáng, sự 7 hoạt động, âm thanh, màu sắc, mùi vị của nóÔng có một trí tưởng tưởng mạnh mẽ giúp ông rất nhiều khi miêu tả.đồng thời có một vốn ngôn ngữ giàu có mà ông cần cù tích lũy để tạo nên những bức tranh chân thực, góc cạnh và đầy hương sắc” [43; 24]. Hay trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài, Hà Minh Đức dành lưu ý: “Ông có ý thức qua tự truyện để tự phân tích, đánh giá lại quá trình sáng tác của mình. Hồi kí và tự truyện của ông kết hợp được dòng kể tự nhiên, xác thực với ý thức phân tích tỉnh táo các hiện tượng và phần tâm sự của tác giả. Tô Hoài không xem hồi kí tự truyên là một dạng hồi tưởng tự nhiên” [14, tr.5]. Và Phong Lê trong bài Ngót sáu mươi năm văn Tô Hoài có nhận xét rất xác đáng: “Đọc Cát bụi chân ai rồi lại đọc Chiều chiều, người đọc luôn luôn được cuốn hút bởi những gì mới mẻ, không trùng lặp, không nhạt mờ,không kém sút trong cái kho kỉ niệm của nhà văn. Chẳng lên giọng cũng chẳng cần ra bộ khiêm nhường, Tô Hoài cứ tự nhiên mà kể những gì mình đã biết, đã trải. Trên cái kho ít có dấu hiệu vơi cạn đó, Tô Hoài cứ nhẩn nha dẫn ban đọc đi cùng mình, đến với những gì lạ mà quen, hoặc quen mà lạ. Và chính khả năng hoán đổi vị thế đó tạo nên sức hút của tác phẩm” [37, tr.40]. Đặc biệt, Phong Lê đã chỉ ra chân dung: “Một Tô Hoài không lẫn với bất cứ ai, một Tô Hoài hết mình. Hóm hỉnh và thông minh. Nhẹ nhõm mà có sức nặng, cứ như đùa mà thật nghiêm chỉnh. Nhũn nhặn, khiêm nhường mà thật dũng cảm, chẳng biết sợ là gì” [37, tr.41];v.v Đó là những gợi ý quan trọng để tiến tới nhận thức ngày càng rõ về người kể chuyện và nghệ thuật trần thuật trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài. 2) Nghiên cứu, thảo luận từng tác phẩm hồi kí, tự truyện Tô Hoài với các công trình của Vân Thanh (1980) [68], Võ Xuân Quế (1990) [62], Xuân Sách và Trần Đức Tiến (1993) [63], Nguyễn Văn Bổng (1995) [7], Đặng Thị Hạnh (1998) [19], Trần Văn Thọ (2006) [72], Lê Thị Biên (2007) [5], v.v Những công trình nghiên cứu này nhìn chung đánh giá đúng, trúng đặc sắc, giá trị của các tác phẩm hồi kí, tự truyện Tô Hoài, giúp ích nhiều cho những nghiên cứu khái quát hơn. Đáng chú ý nhất là Vân Thanh muốn tìm hiểu “Tô Hoài qua Tự truyện”, tức tìm hiểu bức chân dung của tác giả, tiếp cận rất gần vấn đề NKC. Trong hướng nghiên cứu này cũng có một số ý kiến nhất định gián tiếp bàn đến người kể chuyện, nghệ thuật kể chuyện. Chẳng hạn, đánh giá về Tự 8 truyện, Vân Thanh nhận xét: “Những chuyện mà Tô Hoài viết trong Tự truyện là những chuyện cá nhân, gia đình, xa hơn nữa là chuyện Kẻ Chợrồi lần theo trường đời của ông đi kiếm sống, tìm việc làm, miếng ăn mà mở rộng ra () Nhưng dẫu gần hoặc xa, dẫu là chuyện bản thân hay là chuyện gia đình làng xóm, đâu đâu qua những trang hồi ức của Tô Hoài cũng vẫn một màu xám, một điệu buồn như vậy” [68, tr.32]. Hay trong bài viết Viết về cuộc đời và những cuộc đời (hay là nghệ thuật tự sự trong Cát bụi chân ai), Đặng Thị Hạnh rất quan tâm đến cấu trúc thời gian và ngôn ngữ trong Cát bụi chân ai. Theo bà: “Dòng hoài niệm trong Cát bụi chân ai chạy lan man rối rắm như ba mươi sáu phố phường, những phố hẹp của Hà Nội cổ đan xen nhau dày đặc với những rẽ ngoặt quanh co vương quốc củ a Tô hoài, Nguyễn Tuân và bạn bè. Thời gian hồi tưởng như ngẫu hứng cũng chạy lông bông theo dòng hoài niệm Nhìn một cách tổng thể, cuốn sách có dáng vẻ đi theo một trình tự biên niên, căn cứ trên việc từ 1 đến 6 nhưng chỉ cần dừng lại chương một, ta đã có thể thấy các bước chuyển không, thời gian khiến trình tự biên niên bị phá vỡ tới mức nào” [19, tr.37]. Trần Văn Thọ trong Vài cảm giác với Chiều chiều đánh giá: “Chiều chiều rất cuốn hút. Nó đầy ắp những sự kiện vừa quen vừa lạ trong cuộc sống. Đọc văn Tô hoài cần sự tĩnh lặng của tâm hồn người đọc mới cảm thụ hết được các tầng của tác phẩm dù là Tự truyện..() Cái dòng chảy của Chiều chiều là dòng chảy của tự nhiên là thứ văn chương lạ đến mức tự nhiên. Tự nhiên, dung dị đạt được phải là bậc thặng thừa của văn chương” [72]. Trao đổi với Trần Đức Tiến trên báo Văn nghệ (1993), Xuân Sách khẳng định: “Tác phẩm Cát bụi chân ai mang dấu ấn đậm nhất phong cách Tô Hoài - từ văn phong đến con người. Thâm hậu mà dung dị, thì thầm mà không đơn điệu, lan man tí chút nhưng không kề cà vô vị, một chút umua với cái giọng khơi khơi mà nói, anh muốn nghe thì nghe, không bắt buộc nghe rồi hiểu, đừng cật vấn Và vì thế, sức hấp dẫn chủ yếu là sự chân thật” [63]; v.v 3) Nghiên cứu, thảo luận về hồi kí, tự truyện Tô Hoài nói chung với các công trình, bài viết của Đặng Tiến (1999) [74]; Đoàn Thị Thúy Hạnh (2001) [21]; Vương Trí Nhàn (2002) [50], (2005) [49]; Trương Thị Thu Huyền (2007) [33];v.v Đây là hướng nghiên cứu có nhiều ý kiến, nhận định bàn đến nghệ thuật trần thuật, cái tôi tác 9 giả trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài, Chẳng hạn, Vương Trí Nhàn khi nghiên cứu Tô Hoài và thể hồi kí đã chỉ ra một số đặc điểm của hồi kí Tô Hoài: “sống đến đâu viết đến đấy; quan niệm của Tô Hoài về cái thực – một điều hết sức thiết cốt với hồi kí; hồi kí Tô Hoài có sự phân thân: trong người có mình [50, tr.20]. Hay công trình của Đoàn Thị Thúy Hạnh đã chỉ ra vai trò đặc biệt của miêu tả trong nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài, phân tích cách tổ chức cốt truyện và phát triển mạch truyện trong hồi kí Tô Hoài, giọng điệu trần thuật của Tô Hoài. Hoặc qua việc khảo sát tất cả những cuốn hồi kí của Tô Hoài được công bố từ trước tới nay, Trương Thị Thu Huyền chỉ ra những đặc trưng của thể loại hồi kí;v.vTrong các bài viết, công trình của một số tác giả cũng đã đề cập đến chân dung Tô Hoài ở một vài khía cạnh (tính cách, lối sống, cuộc đời), hoặc dừng lại ở việc chỉ ra một số bình diện liên quan đến nhân vật người kể chuyện (như giọng điệu, ngôn ngữ, tài dẫn chuyện,v.v). Tuy nhiên đó chỉ là những ý kiến lẻ tẻ, không có hệ thống, không dựa trên một khung lí thuyết tiếp cận đầy đủ, chính xác, khách quan. Dựa vào những gợi ý trên, lấy nhân vật NKC là đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một cách hệ thống các tác phẩm hồi kí, tự truyện Tô Hoài, đánh giá mọi phương diện của NKC trong cấu trúc tự sự để có thể đem lại cái nhìn tương đối đầy đủ về NKC - nhà văn Tô Hoài, qua những gì ông bộc lộ trên những trang hồi kí, tự truyện của ông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhân vật NKC trong các tác phẩm hồi kí, tự truyện Tô Hoài trên các phương diện về nội dung và biểu hiện (nghệ thuật). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn của chúng tôi nghiên cứu cả hệ thống các tác phẩm hồi kí, tự truyện của Tô Hoài, bao gồm 4 tác phẩm: Cỏ dại (1943), Tự truyện (1973), Cát bụi chân ai (1990), Chiều chiều (1997). 4. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận văn 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 Luận văn cố gắng tổng hợp các thành tựu nghiên cứu trước đây để giới thuyết lại khái niệm thể loại hồi kí, tự truyện. Luận văn còn tìm hiểu những vấn đề lí thuyết về người kể chuyện trong hồi kí, tự truyện dựa trên cơ sở lí thuyết về người kể chuyện trong thể loại tự sự. Luận văn điểm lại hành trình sáng tác hồi kí, tự truyện Tô Hoài, chỉ ra “nhân duyên” và “kết quả” trong mối quan hệ giữa tác giả này với thể hồi kí, tự truyện; lấy đó làm cơ sở để tìm hiểu vai trò của người kể chuyện trong hồi kí, tự truyện của ông. Vận dụng lí thuyết người kể chuyện, luận văn tái hiện lại chân dung người kể chuyện trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài qua điểm nhìn của nhân vật này trên mọi tư cách đời sống của anh ta: con người nghệ sĩ, con người đời thường, con người với tư cách chứng nhân của lịch sử. Để có cái nhìn bao quát, toàn diện về người kể chuyện, luận văn tiếp tục làm sáng tỏ đặc điểm của nhân vật này dưới góc độ ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện. 4.2. Đóng góp của luận văn Luận văn đã đóng góp một cái nhìn rộng mở, linh hoạt hơn về thể loại hồi kí, tự truyện, đồng thời có những đóng góp nhất định nhằm làm sáng rõ vị trí, đặc điểm của nhân vật NKC trong hai thể loại này. Có thể khẳng định, đây là công trình đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu toàn diện về NKC trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài. Điều mà độc giả quan tâm nhất khi tiếp xúc với hồi kí, tự truyện là phát hiện ra những góc khuất trong cuộc đời, những bí ẩn về số phận và tính cách của NKC, để có thể hiểu sâu sắc hơn về NKC – hình bóng của tác giả. Nghiên cứu “Nhân vật người kể chuyện trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài” đem lại một cái nhìn hệ thống, một cách đánh giá khách quan về NKC - nhà văn Tô Hoài - thông qua những gì nhà văn bộc lộ trên các trang hồi kí, tự truyện. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại Đó là phương pháp dựa vào đặc trưng của thể loại hồi kí, tự truyện để tiến hành phân tích đặc điểm, chân dung, phong cách của NKC. Có thể xếp hồi kí, tự truyện trong loại hình tự sự, nhưng có những điểm đặc thù (đặc biệt là về người kể chuyện), 11 do đó cần phân tách đâu là nhà văn, đâu là người kể chuyện, đâu là cái thực, đâu là hư cấu. Sự phân tích của chúng tôi đối với NKC trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài luôn nằm trong ý thức đó. 5.2. Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống là phương pháp đặt các đối tượng quan sát, nghiên cứu trong chỉnh thể, hệ thống để tìm ra những quy luật cấu thành cũng như sự vận động, phát triển của chúng. Hồi kí, tự truyện Tô Hoài vừa đa dạng, đa thể lại vừa có một quá trình vận động, phát triển không ngừng. Ở đây, chúng tôi đặt nhân vật NKC trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài trong hệ thống các vấn đề (cuộc đời, tính cách, quan niệm, ngôn ngữ, giọng điệu) để theo dõi và tìm hiểu các phương diện khác nhau của nhân vật đặc biệt này. 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Để làm khẳng định nét đổi mới, tìm tòi và sự riêng biệt, đặc sắc của nhân vật NKC trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài, luận văn đã tiến hành đối chiếu giữa các hồi kí, tự truyện Tô Hoài với nhau, giữa các hồi kí tự truyện Tô Hoài với các sáng tác khác của ông và với một số sáng tác (đặc biệt là các hồi kí, tự truyện) của các nhà văn khác trước và cùng thời với Tô Hoài. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng sử dụng thao tác thống kê, phân loại như những phương pháp bổ trợ. 6. Cấu trúc nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu gồm ba chương như sau: Chương 1: Tô Hoài và thể hồi kí, tự truyện Chương 2: Chân dung người kể chuyện trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài Chương 3: Ngôn ngữ, giọng điệu của người kể chuyện trong các tác phẩm hồi kí, tự truyện Tô Hoài. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Thị Lan Anh (2008), Hồi kí của các nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại, LVThS, Đại học KHXH&NV Hà Nội. [2]. M. Arnaudop (1978), Tâm lí học sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội. [3]. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ Văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội. [4]. M. Bakhthin (1992), Lý luận về thi pháp tiểu thuyết, Nxb Bộ Văn hóa thông tin thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. [5]. Lê Thị Biên (2007), Chiều chiều và những đặc sắc về tiểu thuyết – tự truyện của Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. [6]. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, khảo sát trên những nét lớn, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội. [7]. Nguyễn Văn Bổng (1995), Tô Hoài – viết và viết, Văn nghệ số ngày 14/10. [8]. Phạm Quốc Ca (1996), Về một đặc điểm mang tính quy luật trong quá trình đổi mới văn học, Văn nghệ Quân đội, số 7. [9]. Nguyễn Văn Đạm (2004), Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. [10]. Đặng Anh Đào (2002), Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam: Một vài hiện tượng đáng lưu ý, Văn học, Số 2, tr. 10. [11]. Lam Điền (2006), Tô Hoài: Tôi đang tập dượt để viết hồi kí, Tuổi trẻ, ngày 05/01; tham khảo: tap-duot-de-viet-hoi-ky/40117074/105. [12]. Nguyễn Đăng Điệp, Tô Hoài sinh ra để viết, Văn học, số 9, tr. 113. [13]. Hà Minh Đức (chủ biên) (2007), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [14]. Hà Minh Đức (1987), Lời giới thiệu, Tuyển tập Tô Hoài, Nxb Văn học, Hà Nội. [15]. Hà Minh Đức (2007), Tô Hoài, đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 13 [16]. Hà Văn Đức, Quan điểm thẩm mĩ qua một số hình tượng nghệ thuật trong tuỳ bút Nguyễn Tuân. Văn học, số 4, tr.. [17]. Hà Văn Đức, Trần Hữu Tá, (1988), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập 1, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. [18]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. [19]. Đặng Thị Hạnh (1998), Viết về một cuộc đời và những cuộc đời, Văn học, số 12, tr. 35. [20]. Đặng Thị Hạnh (1998), Tự thuật và tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX, Văn học, số 5, tr. 35. [21]. Đoàn Thị Thúy Hạnh (2001), Nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài qua hồi kí, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. [22]. Tạ Hiếu (2003), Nghệ thuật viết kí của Thạch Lam – Vũ Băng – Tô Hoài (Qua những sáng tác về Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. [23]. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, (1983), Từ điển Văn học, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [24]. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, (1984), Từ điển văn học, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [25]. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [26]. Tô Hoài (2000), Cát bụi chân ai, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [27]. Tô Hoài (1999), Chiều chiều, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [28]. Tô Hoài (2005), Hồi kí, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [29]. Tô Hoài (1960), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội. [30]. Tô Hoài (1997), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội. [31]. Tô Hoài (1967), Sổ tay viết văn, Nxb Chi hội Văn nghệ Hà Nội. [32]. Trịnh Thu Hồng (1999), Thể loại tự truyện trong sáng tác của một số nhà văn nữ, Văn học, số 6, tr. 80. 14 [33]. Trương Thị Thu Huyền (2007), Đặc trưng thể loại hồi kí Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. [34]. M.B. Khrapchenko (1979), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. [35]. M.B. Khrapchenko (1985), Sáng tạo nghệ thuật hiện thực và con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [36]. Đào Khương (1987), Gặp gỡ 27 nhà văn có tác phẩm được chọn giảng trong nhà trường, Sở Giáo dục Hà Sơn Bình xuất bản. [37]. Phong Lê (1999), Ngót sáu mươi năm văn Tô Hoài, Vẫn chuyện văn và người, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [38]. Phong Lê (giới thiệu), Vân Thanh (tuyển chọn) (2000), Tô Hoài về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [39]. Nguyễn Văn Long (2002), Truyện và kí 19454 – 1975, Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, Nxb ĐHSP Hà Nội. [40]. Iu.M. Lotman (2002), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Văn học & Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội. [41]. Minh Luận (2008), Viết nhật kí, hồi kívà hai mặt đen, trắng, , ngày 26/10. [42]. Phương Lựu, Trần Đình Sử, (2002), Lí Luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [43]. Nguyễn Đăng Mạnh (1978), Khải luận, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, Nxb Khoa học xã hội. [44]. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Tô Hoài với quan niệm về con người, Văn nghệ số 25, tr.5. [45]. Trần Đình Nam (1995), Nhà văn Tô Hoài, Văn học, số 9, tr.37. [46]. Nguyễn Thị Minh Nga (2005), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm “Người tình” của Marguerite Duras, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH&NV Hà Nội. 15 [47]. Nguyên Ngọc, Văn xuôi sau 1975 - Thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển, Văn học, số 4, tr 9. [48]. Vương Trí Nhàn (2002), Cây bút đời người, chân dung văn học, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002. [49]. Vương Trí Nhàn (2005), Lời Bạt, Tô Hoài với thể hồi kí, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [50]. Vương Trí Nhàn (2002), Tô Hoài và thể hồi kí, Văn học, số 8, tr. 19. [51]. Vương Trí Nhàn (2002), Vài nét về tư duy tự sự của người Việt, Văn học, số 2, tr. 18. [52]. Vương Trí Nhàn (1999), Tô Hoài và muôn mặt nghề văn, Cánh bướm và hoa hướng dương, NXb Hải Phòng. [53]. Trần Hoàng Nhân (2006), Nỗi niềm chung từ những tâm sự riêng, Đời sống văn nghệ, thứ 3, ngày 10/10. [54]. Mai Thị Nhung (2005), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, Luận án Tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội. [55]. Lý Kim Oanh (2003), Nhân vật Người kể chuyện trong sáng tác sau 1975 của Nguyễn Khải, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. [56]. Vũ Ngọc Phan (1994), Tô Hoài – Nguyễn Sen, Nhà văn hiện đại, quyển IV, Nxb Văn học, TP Hồ Chí Minh. [57]. Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. [58]. Đoàn Đức Phương (2005), Văn hoá nghệ thuật dưới góc nhìn xã hội học, Văn hoá Nghệ thuậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_vat_nguoi_ke_chuyen_trong_hoi_ki_va_tu_truyen_to_hoai_tran_thi_mai_phuong_2178_2008007.pdf
Tài liệu liên quan