Tóm tắt Luận văn Pháp luật về quản trị, điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

LỜI MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNHNHTMCP . 7

1.1. Khái niệm, đặc điểm về quản trị, điều hành NHTMCP. 7

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm NHTMCP. 7

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của quản trị, điều hành NHTMCP . 10

1.2. Các mô hình quản trị, điều hành NHTMCP. 16

1.3. Các cơ quan quản trị, điều hành trong NHTMCP. 18

1.4. Các nguyên tắc quản trị, điều hành NHTMCP . 19

1.4.1. Các nguyên tắc của OECD. 19

1.4.2. Các nguyên tắc Basel về quản trị công ty . 24

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH

NHTMCP Ở VIỆT NAM. 29

2.1. Sơ lược pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam. 29

2.2. Cơ quan quản trị, điều hành NHTMCP theo quy định pháp luật Việt Namhiện hành . 35

2.2.1. ĐHĐCĐ. 35

2.2.2. Hội đồng quản trị. 43

2.2.3. Ban kiểm soát . 50

2.2.4. Tổng giám đốc (Giám đốc) . 57

2.2.5. Mối quan hệ giữa các cơ quan trong tổ chức bộ máy quản trị, điều hànhNHTMCP . 60

2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng pháp luật về quản trị, điều hành

NHTMCP ở Việt Nam . 60

2.3.1. Vấn đề tách bạch giữa sở hữu và điều hành. 60

2.3.2. Vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số. 62

2.3.3. Thẩm quyền của các cơ quan quản trị, điều hành NHTMCP . 652

2.3.4. Về thành viên HĐQT độc lập. 72

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH NHTMCP Ở VIỆT NAM . 75

3.1. Những định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật về quản trị, điều hành

NHTMCP ở Việt Nam . 75

3.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển

thị trường tài chính, tiền tệ . 75

3.1.2. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tăng tính tự chủ cho các

NHTMCP đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế . 78

3.1.3. Khắc phục những bất cập của pháp luật về quản trị, điều hành

NHTMCP ở Việt Nam . 81

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP ở

Việt Nam . 84

3.2.1. Bổ sung những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cho các chức danh

quản trị, điều hành. 84

3.2.2. Điều chỉnh những quy định về tăng cường quyền lực cho cổ đôngnhỏ. 86

3.2.3. Bổ sung những quy định pháp luật về chế độ công khai hóa, mức độ

minh bạch thông tin trong quản trị, điều hành NHTMCP . 86

3.2.4. Bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng

của những cổ đông lớn, của HĐQT và người quản lý trong quản trị, điều hành

NHTMCP . 88

KẾT LUẬN . 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 92

pdf26 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp luật về quản trị, điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an hệ lợi ích giữa các chủ thể là quan trọng nhưng hết sức phức tạp. Thứ hai, NHTMCP là loại hình tổ chức tín dụng kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận, song vốn tự có thường không ổn định. Hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn huy động từ xã hội, nhưng nguồn huy động này lại chịu tác động từ nhiều yếu tố biến động như ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tếhoặc đôi khi chỉ là hoạt động của một ngành, một lĩnh vực lớn như Bất động sản, chứng khoánChính vì vậy, hoạt động của NHTMCP thường chứa đựng tính rủi ro cao. 8 Thứ ba, NHTMCP là loại hình doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng, phân bổ nguồn vốn huy động từ xã hội, các hoạt động của loại hình doanh nghiệp này có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định xã hội, kinh tế đất nước, nếu đổ vỡ sẽ có thể gây tổn thất lớn và trên phạm vi rộng. Tại cùng một thời điểm, các ngân hàng chịu rủi ro hơn về quản trị so với doanh nghiệp thông thường vì tính không rõ ràng hay cụ thể hơn là phạm vi cát cứ, chuyển rủi ro, lợi ích của cá nhân và sự chiếm dụng công khai (hoạt động ngầm, hoạt động cho vay nội gián, chiếm đoạt) lớn hơn so với các doanh nghiệp phi tài chính. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của quản trị, điều hành NHTMCP 1.1.2.1. Khái niệm quản trị, điều hành NHTMCP Trong NHTMCP, quản trị, điều hành nhằm điều khiển và kiểm soát hoạt động của ngân hàng. Quản trị không đơn thuần chỉ là việc quản trị, thực hiện các quyết định và tổ chức nội bộ của các ngân hàng mà còn là việc quản trị thanh khoản (khả năng thanh toán và quy mô của ngân hàng), quản trị tài sản có (tích sản), quản trị tài khoản nợ (tiêu sản), quản trị vốn, quản trị tín dụng với nội dung cơ bản là phân tích tín dụng. Như vậy, quản trị có thể hiểu là việc tổ chức nội bộ; đưa ra và thực hiện các quyết định của đại hội cổ đông thông qua HĐQT, đồng thời quản lý, kiểm soát hoạt động điều hành của ngân hàng. Điều hành là các hoạt động nghiệp vụ được tiến hành nhằm duy trì hoạt động bình thường, ổn định, phát triển của ngân hàng, thường được tiến hành bởi những chủ thể có quyền lực nhất định. Tuy nhiên, hoạt động quản trị và điều hành không hoàn toàn tách biệt mà có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, trong quản trị có điều hành, trong điều hành thể hiện yếu tố quản trị. Phạm vi đề tài này đề cập đến những vấn đề liên quan đến tổ chức nội bộ đối với các cơ quan quản lý, điều hành trong ngân hàng và những quy định pháp luật liên quan, cụ thể là việc phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các thành viên, cơ quan trong ngân hàng như các cổ đông, HĐQT, BKS, Ban điều hành và các quan quan giúp việc khác. 1.1.2.2. Đặc điểm của quản trị, điều hành NHTMCP Thứ nhất, hoạt động của ngân hàng chịu sự tác động mạnh mẽ từ các thông tin về tài chính được đưa ra từ nhiều nguồn khác nhau và khó nhận định đánh giá. Cùng với đó là sự đa dạng về các đối tượng thụ hưởng nên khó quản lý; nhiều khoản nợ ngắn hạn dẫn đến độ rủi ro trong hoạt động là rất cao và rất dễ dẫn đến phá sản; chịu 9 sự quản lý chặt chẽ với nhiều quy định khắt khe và chi tiết do tầm quan trọng trong hệ thống, nếu đổ vỡ có thể gây ra tổn thất lớn và trên phạm vi rộng. Vai trò của quản trị, điều hành NHTMCP rất quan trọng vì quản trị tốt, ngân hàng có thể minh bạch hơn, giá trị cao hơn và tạo điều kiện giám sát hiệu quả hơn. Thứ hai, quản trị, điều hành được đặt trên cơ sở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu NHTMCP. NHTMCP do các cổ đông là chủ sở hữu, nhưng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của HĐQT, sự điều hành của Ban điều hành, sự giám sát của BKS và sự đóng góp của người lao động, những người này không phải lúc nào cũng có chung ý chí và quyền lợi. Điều này dẫn đến cần phải có một cơ chế để nhà đầu tư cũng như cổ đông có thể hướng hoạt động của ngân hàng phát triển đem lại hiệu quả cao nhất. Thứ ba, quản trị, điều hành NHTMCP xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa các nhóm lợi ích, các thành viên khác nhau trong ngân hàng, bao gồm các cổ đông, HĐQT, Ban điều hành, BKS. Đồng thời, quản trị, điều hành ngân hàng cũng lập ra các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra các quyết định trong ngân hàng, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin và không minh bạch. 1.2. Các mô hình quản trị, điều hành NHTMCP Khi nghiên cứu về cơ cấu tổ chức hay cấu trúc quản trị nội bộ của các CTCP nói chung và các ngân hàng cổ phần trên thế giới nói riêng, người ta nhận thấy có hai mô hình cơ bản, đó là cấu trúc hội đồng hai lớp (dual board hay two-tier board model) (còn có cách gọi khác là mô hình đa hội đồng) và hội đồng đơn lớp (hay còn gọi là mô hình đơn hội đồng) (unitary board hay one-tier board model). Việc tổ chức theo mô hình nào tùy thuộc vào điều kiện thực tế và truyền thống, cơ chế pháp lý của từng nước. Điển hình cho mô hình hội đồng hai lớp là mô hình các CTCP của Đức và một số nước châu Âu. Trong pháp luật công ty của Đức, Áo, Thụy Sĩ và Hà Lan hay một số nước châu Âu khác gồm có cấu trúc bộ máy quản trị - điều hành đặc biệt. Ở Đức, mô hình này có hai cấp bậc, bậc trên là Ban Giám sát (Supervisory Board) và bậc dưới là Ban Quản lý (Management Board), trong đó các cổ đông và người lao động sẽ bầu chọn thành viên của Ban giám sát. Theo đó, cấu trúc mô hình một CTCP nói chung sẽ bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và Tổng giám đốc (giám đốc). 10 Sơ đồ mô hình Hội đồng hai lớp Ngược lại, các quốc gia theo truyền thống pháp luật Anh – Mỹ (common law - thông luật hay hệ thống pháp luật Ănglô – Xắcxông) như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Hồng Kông thường có cấu trúc quản trị nội bộ theo mô hình hội đồng đơn lớp (unitary board hay one-tier board model), trong đó gồm ĐHĐCĐ và chỉ một HĐQT, gồm có các thành viên HĐQT điều hành hoặc không điều hành, thực hiện chức năng quản trị các hoạt động của công ty. Mô hình này không có một cơ quan độc lập để giám sát hoạt động của các thành viên HĐQT trong khi nó được giao quá nhiều quyền lực để thực thi nhiệm vụ. Sự sụp đổ của hàng loạt tập đoàn, công ty lớn, đặc biệt là các công ty niêm yết ở Mỹ đầu những năm 2000 như Enron, Woldcom, Polycom đã khiến hình thành xu hướng tìm kiếm và chỉ định những người độc lập để bầu vào HĐQT - chính là thành viên độc lập không điều hành của HĐQT, những người có thể đưa ra các ý kiến khách quan, độc lập trong công tác quản trị công ty. Mỹ và các nước theo thông luật chính là nơi xuất phát của ý tưởng thành viên HĐQT không điều hành, thành viên độc lập (non-executive board member). Sơ đồ mô hình cấu trúc hội đồng đơn lớp Mô hình cơ cấu tổ chức của CTCP theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 nói chung và mô hình cơ cấu tổ chức của NHTMCP theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010 nói riêng, với ĐHĐCĐ, HĐQT và BKS, Ban Giám đốc (BGĐ) được phân định quyền và nghĩa vụ nhằm đảm bảo việc thực hiện một cơ cấu quản trị hiệu quả. Nó không giống như hội đồng đơn lớp trong pháp luật Anh và Mỹ vì có sự tồn Đại hội đồng cổ đông Ban Kiểm soát Hội đồng quản trị ản trị Tổng giám đốc (Giám đốc) Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị (có thành viên độc lập) Tổng giám đốc (Giám đốc) 11 tại của thiết chế BKS, một cơ quan độc lập với nhiệm vụ giám sát những người quản lý - điều hành ngân hàng (gồm cả HĐQT và Ban điều hành). Cũng có nhiều quan điểm cho rằng mô hình quản trị CTCP nói chung và NHTMCP của Việt Nam nói riêng là hội đồng hai lớp. Tuy mô hình này gần giống với mô hình hội đồng hai lớp trong pháp luật Đức, song nó khác biệt ở chỗ BKS trong doanh nghiệp cổ phần ở Việt Nam do ĐHĐCĐ bầu ra và có chức năng cơ bản nhất là giám sát công tác quản lý, điều hành của HĐQT và BGĐ. Theo Điều 123 của Luật Doanh nghiệp 2005, BKS không có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên của HĐQT, tổng giám đốc và người quản lý công ty và tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của công ty như Hội đồng giám sát ở Đức. 1.3. Các cơ quan quản trị, điều hành trong NHTMCP Ở Việt Nam, NHTMCP được tổ chức và hoạt động trên cơ sở những quy định chung của Luật Doanh nghiệp về CTCP và những quy định cụ thể của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Bộ máy quản trị, điều hành của NHTMCP gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và Ban điều hành. Theo Điều 95 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định “CTCP có ĐHĐCĐ, HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc; đối với CTCP có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có BKS”. Mặc dù sau ngày 01/7/2015 Luật Doanh nghiệp 2014 chính thức có hiệu lực, thì CTCP có thể chọn một trong hai mô hình hoặc có BKS hoặc không có BKS (Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Tuy nhiên Điều 32 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 vẫn quy định “Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức CTCP bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, Tổng Giám đốc (Giám đốc)”. Vì vậy, BKS vẫn sẽ là thiết chế bắt buộc phải có trong tổ chức của một NHTMCP ở Việt Nam hiện nay. ĐHĐCĐlà cơ quan quyết định cao nhất, có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và thành viên BKS; quyết định những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức, hoạt động của NHTMCP trên cơ sở thống nhất ý chí của các cổ đông. HĐQT là cơ quan quản trị NHTMCP, có thẩm quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến quyền lợi, mục đích của NHTMCP, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT phải chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐvề kết quả hoạt động cũng như những sai phạm trong quản lý, điều hành, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho ngân hàng. 12 BKS trực thuộc ĐHĐCĐ, thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của ngân hàng. Tổng giám đốc (Giám đốc) do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phải chịu trách nhiệm trước HĐQT. Tổng giám đốc thực hiện việc điều hành ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc (Giám đốc) có các Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. 1.4. Các nguyên tắc quản trị, điều hành NHTMCP 1.4.1. Các nguyên tắc của OECD OECD đưa ra một số nguyên tắc quản trị công ty, bao gồm một số nguyên tắc chính như sau: - Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả; - Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản; - Đối xử bình đẳng với cổ đông; - Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty; - Công bố thông tin và tính minh bạch; - Trách nhiệm của HĐQT; Mỗi nguyên tắc trên bao gồm nhiều nguyên tắc và phù hợp với các loại hình công ty trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, có thể chia các nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ quốc tế thành 4 nhóm chính, bao gồm: (i) Các nguyên tắc về cơ cấu, tổ chức của công ty đại chúng, bao gồm các nguyên tắc về cơ cấu HĐQT, Ban giám đốc, BKS, cơ chế hoạt động phối hợp và chế độ thù lao của các bộ máy này. (ii) Các nguyên tắc về nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên HĐQT và Ban giám đốc, những người có liên quan và xã hội. (iii) Các nguyên tắc về thực hiện quyền của cổ đông và đại hội cổ đông. (iv) Các nguyên tắc về minh bạch và công bố thông tin. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, ba nguyên tắc quan trọng trong quản trị công ty đối với NHTMCP, đó là Nguyên tắc về cơ cấu và tổ chức HĐQT, Ban Giám đốc, BKS; Nguyên tắc về Quyền và nghĩa vụ của HĐQT, Ban Giám đốc, BKS; và Nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp: Thứ nhất, Nguyên tắc về cơ cấu và tổ chức HĐQT, Ban giám đốc, BKS Điều 43, Điều 44 và Điều 48 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định về cơ cấu HĐQT, Ban giám đốc, BKS đối với tổ chức tín dụng là CTCP bao gồm một số nội dung như nhiệm kỳ, số lượng, bộ phận giúp việc. Thứ hai, Nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ của HĐQT, Ban giám đốc, BKS 13 Điều 45, Điều 46, Điều 47 và Điều 49 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của HĐQT, Ban giám đốc, BKS đối với tổ chức tín dụng là CTCP. Thứ ba, Nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp Điều 50 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng. 1.4.2. Các nguyên tắc Basel về quản trị công ty Bản hướng dẫn các nguyên tắc quản trị công ty tại các NHTMCP đã được Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2006, bao gồm 14 nguyên tắc cơ bản được chia thành 6 nhóm, nội dung cơ bản của các nguyên tắc Basel được tóm tắt như sau: - Với HĐQT: đây là phần quan trọng nhất trong các nguyên tắc Basel, bao gồm bốn nguyên tắc đầu tiên quy định rõ ràng về trách nhiệm chung của HĐQT, trình độ, năng lực của HĐQT, thông lệ và cơ cấu riêng của HĐQT cũng như các cấu trúc của công ty. - Với Ban điều hành: nguyên tắc thứ năm của Basel quy định: “Dưới sự chỉ đạo của HĐQT, Ban Giám đốc phải đảm bảo các hoạt động của ngân hàng phù hợp với chiến lược kinh doanh, mức độ chấp nhận rủi ro/khẩu vị rủi ro và các chính sách mà HĐQT phê chuẩn”. Theo đó, Ban điều hành phải đảm bảo rằng tất cả hoạt động của doanh nghiệp phải nhất quán với chiến lược kinh doanh, mức độ chấp nhận và chính sách rủi ro đã được HĐQT phê duyệt. - Với công thức quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ: bốn nguyên tắc tiếp theo của Basel dành để quy định đối với công tác này cho thấy tầm quan trọng của các công tác này. - Với chế độ đãi ngộ: nguyên tắc mười và mười một của Basel quy định rằng “HĐQT phải tích cực giám sát việc xây dựng và vận hành hệ thống lương thưởng, cũng như phải kiểm tra và soát xét hệ thống lương thưởng để đảm bảo hệ thống hoạt động như dự định; - Với các doanh nghiệp có cơ cấu phức tạp: hai nguyên tắc tiếp theo của Basel quy định rằng HĐQT và Ban điều hành phải hiểu biết về cơ cấu hoạt động và rủi ro mà doanh nghiệp phải đương đầu, họ phải nắm rõ và tìm biện pháp phân tán rủi ro được phát hiện. Cụ thể, - Với việc công khai và minh bạch: nguyên tắc 14 của Basel quy định việc quản trị ngân hàng phải đảm bảo được tính minh bạch đối với cổ đông và các bên liên quan đến công ty. 14 Từ chỗ chỉ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, Uỷ ban Basel ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận. Những nguyên tắc được xây dựng bởi cơ quan này đã trở thành một trong những căn cứ quan trọng để các Ngân hàng thương mại xây dựng và củng cố cơ cấu tổ chức nội bộ cũng như kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời cũng là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước ở hầu hết các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đưa ra những quy định mang tính pháp quy điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại, trong đó có hoạt động quản trị, điều hành. Việc không tuân thủ hoặc tuân thủ không nghiêm túc những nguyên tắc này một phần cũng gây nên những khủng hoảng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần thời gian vừa qua như vấn đề nợ xấu, thanh khoản giảm... Chính vì vậy, trong thời gian tới, việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ nói chung và pháp luật về quản trị, điều hành các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng cần chú ý vận dụng các nguyên tắc của Ủy ban Basel một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Kết luận Chương 1 Trong chương này, tác giả đã cố gắng làm rõ những vấn đề mang tính lý luận về quản trị, điều hành NHTMCP như khái niệm NHTMCP theo quy định pháp luật Việt Nam, khái niệm quản trị, điều hành NHTMCP; làm rõ những đặc điểm của NHTMCP Việt Nam cũng như đặc điểm của quản trị, điều hành các ngân hàng này. Bên cạnh đó, qua việc nghiên cứu pháp luật về quản trị công ty một số nước và cơ cấu tổ chức một số ngân hàng trên thế giới, tác giả cũng khái quát những mô hình quản trị, điều hành phổ biến hiện nay; những cơ quan quản trị, điều hành NHTMCP đồng thời làm rõ những nguyên tắc cơ bản nhất trong quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam trong tình hình hiện nay. 15 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH NHTMCP Ở VIỆT NAM 2.1. Sơ lược pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam Thực tiễn quản lý hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng cho thấy, tổ chức tín dụng là những đối tượng cần được quản lý chặt chẽ, vì đây là những doanh nghiệp có các hoạt động ảnh hưởng lớn đến sự ổn định xã hội, kinh tế đất nước và là những tổ chức có được quyền lực rất lớn trong việc sử dụng, phân bổ nguồn vốn huy động từ xã hội. Việc quản lý thiếu chặt chẽ, sự lạm dụng quyền lực trong nội bộ của một tổ chức tín dụng thường là những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, gây ra sự mất lòng tin trong dân cư và đe doạ sự mất ổn định của cả hệ thống tổ chức tín dụng. So với Luật các tổ chức tín dụng 1997, Luật các tổ chức tín dụng 2010 đã bổ sung nhiều quy định đặc thù liên quan đến quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng. Các quy định này chủ yếu là các quy định được luật hóa từ các quy định của Nghị định số 59/2009/NĐ-CP, Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN và các văn bản quy phạm pháp luật khác do NHNN ban hành, có tham khảo “25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel” nhằm bảo đảm hoạt động của tổ chức tín dụng được an toàn, hiệu quả. Những thay đổi chủ yếu về quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng năm 2010 so với Luật các tổ chức tín dụng 1997 bao gồm: Thứ nhất, giảm bớt các thủ tục hành chính Thứ hai, nâng cao yêu cầu đối với người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng Thứ ba, khẳng định chính sách đại chúng hóa các NHTMCP Thứ tư, các quy định đặc thù về quản trị, điều hành được xây dựng theo hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng. Thứ năm, yêu cầu cao hơn đối với hoạt động kiểm toán độc lập 2.2. Cơ quan quản trị, điều hành NHTMCP theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành 2.2.1. ĐHĐCĐ Cổ đông của NHTMCP là những người góp vốn/người sở hữu cổ phần của NHTMCP.Cũng giống như CTCP thông thường, NHTMCP có số lượng cổ đông rất lớn, có cổ đông là cá nhân và cũng có cổ đông là tổ chức.Nhưng chỉ các cổ đông có quyền biểu quyết mới được tham gia ĐHĐCĐ.ĐHĐCĐ/tập hợp các cổ đông (chủ sở hữu NHTMCP) là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của NHTMCP. 2.2.2. Hội đồng quản trị Thực tế hiện nay, mô hình tổ chức và quản lý NHTMCP được phân biệt chủ yếu theo chức năng với hai cơ cấu quyền lực là cấp quản trị điều hành và cấp quản lý 16 kinh doanh. Trong đó, cấp quản trị, điều hành là HĐQT. HĐQT là cơ quan quản trị NHTMCP, do Đại hội đồng cồ đông bầu ra, người đại diện cho quyền lợi của các cổ đông. HĐQT phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước các cổ đông/ĐHĐCĐ và trước công ty. HĐQT gồm Chủ tịch HĐQT và một số thành viên chuyên trách, làm việc theo chế độ tập thể. Về nguyên tắc, HĐQT thực hiện chức năng quản lý đối với mọi hoạt động của NHTMCP, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn; ban hành điều lệ, các cơ chế, quy chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng. 2.2.3. Ban kiểm soát 2.2.3.1. Vị trí, vai trò của BKS BKS là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản lý và điều hành của NHTMCP. BKS là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng Xét trong mối quan hệ với các bộ phận khác trong CTCP nói chung và NHTMCP nói riêng như ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban điều hành thì BKS đóng vai trò kiểm tra, giám sát và kiềm chế, đối trọng với HĐQT và Ban điều hành để các hoạt động của công ty được hoạt động minh bạch vì lợi ích của các cổ đông. 2.2.4. Tổng giám đốc (Giám đốc) Nếu HĐQT đóng vai trò định hướng chiến lược thì Tổng giám đốc là người thực thi chiến lược. Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất của NHTMCP, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 cũng có một số quy định về Tổng giám đốc với điều kiện chặt chẽ, đảm bảo sự minh bạch trong việc điều hành kinh doanh cũng như mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động quản trị. Tổng giám đốc không được là Thành viên HĐQT, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên BKS của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của tổ chức tín dụng; và không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của doanh nghiệp khác dù là tổ chức tín dụng hay doanh nghiệp trong các ngành nghề khác (khoản 3 Điều 34). 2.2.5. Mối quan hệ giữa các cơ quan trong tổ chức bộ máy quản trị, điều hành NHTMCP Như nội dung đã trình bày ở phần trên, các cơ quan trong tổ chức quản trị, điều hành NHTMCP có những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng tựu chung lại, hoạt động của các cơ quan này đều nhằm mục tiêu là đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả, an toàn và tuân thủ đúng pháp luật, điều lệ của ngân hàng, vì sự tồn tại và phát triển của ngân hàng và lợi ích của cổ đông, vì vậy, mối quan hệ trong hoạt động của các cơ quan này là một đòi hỏi khách quan. 17 Công việc, nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHĐCĐ, HĐQT và của Tổng giám đốc NHTMCP là một chuỗi thống nhất, trong đó có sự phân công, phân cấp rõ ràng. ĐHĐCĐ và HĐQT là các cơ quan hoạch định, quyết định các vấn đề có tính chất định hướng, chính sách, mục tiêu hoạt động và phát triển của ngân hàng.Tổng giám đốc là cơ quan điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng để thực hiện chủ trương, kế hoạch mà ĐHĐCĐ và HĐQT đề ra. Mối quan hệ trong kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan quản trị, điều hành hoạt động NHTMCP được thể hiện trên các mặt: với chức năng là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của NHTMCP, ĐHĐCĐ, thông qua các hoạt động như xem xét sai phạm và quyết định hình thức xử lý đối với thành viên HĐQT, việc xem xét, thông qua báo cáo của HĐQT, BKS cũng như việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên các cơ quan này đã thực hiện vai trò giám sát đối với hoạt động của thành viên HĐQT, thành viên BKS. 2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam 2.3.1. Vấn đề tách bạch giữa sở hữu và điều hành Sự tách bạch giữa sở hữu và điều hành tại NHTMCP một mặt giải quyết bài toán sống còn; mặt khác, cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn tiềm ẩn về lợi ích trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người điều hành.Đứng trên phương diện bản năng mà nói, con người luôn có xu hướng tối đa hóa lợi ích của bản thân.Chủ sở hữu và người điều hành ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ; tuy nhiên, cách thức mà họ thực hiện để đạt được lợi ích kỳ vọng của mình lại hoàn toàn khác nhau. 2.3.2. Vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số Cổ đông thiểu số được hiểu là những cổ đông sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần và bị hạn chế về khả năng quản lý, cũng như kiểm soát các hoạt động trong CTCP. Các cổ đông lớn với số biểu quyết lớn hơn do đó tiếng nói lớn hơn khi họ liên thủ, thỏa hiệp lại với nhau thì hầu hết các quyết định dễ dàng được thông qua. Một thực tế nữa là cổ đông lớn thường nằm trong các cơ quan như HĐQT, BKS, vì vậy họ dễ dàng thỏa hiệp với nhau. Cổ đông nhỏ cho dù không muốn nhưng họ chẳng làm được gì một phần do tiếng nói của họ nhỏ bé nên có phản đối thì vẫn không thay đổi được gì, mặt khác do tâm lý phó mặc của cổ đông nhỏ và thiếu đoàn kết dẫn đến tình trạng này. 2.3.3. Thẩm quyền của các cơ quan quản trị, điều hành NHTMCP 2.3.3.1. HĐQT chi phối ĐHĐCĐ, Ban kiểm sát Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất trong NHTMCP.Nhưng trên thực tế hiện nay, vai trò của ĐHĐCĐ lại thường bị mờ nhạt bởi vai trò nổi bật và sự chi phối của HĐQT. Điều đó, đã dẫn đến nhiều quyết định của ĐHĐCĐ chỉ mang tính phụ hoạ hoặc hợp thức 18 hoá cho đề xuất, quyết định của HĐQT - cơ quan đại diện chủ yếu và phần lớn cho quyền lợi của số ít các cổ đông lớn. BKS có vai trò là cánh tay nối dài của ĐHĐCĐ để thực hiện việc giám sát và kiểm soát nội bộ, trực tiếp giám sát HĐQT và Ban điều hành, bao gồm kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động của HĐQT và Ban điều hành trong việc quản lý và điều hành NHTMCP (Điều 44,45 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010) nhưng thực tế BKS cũng phụ thuộc nhiều vào HĐQT. 2.3.3.2. Sự tồn tại của Hội đồng sáng lập tại một số NHTMCP Xét về mặt pháp lý, Hội đồng sáng lập không nằm trong quy định về cơ cấu tổ chức của ngân hàng mà do ngân hàng tự thành lập. Mặc dù không có giá trị về mặt pháp lý nhưng mô hình Hội đồng sáng lập ngày càng được áp dụng rộng rãi tại nhiều ngân hàng. Thậm chí tại một số ngân hàng, những nhân vật chủ chốt trong HĐQT đã xin từ nhiệm để chuyển sang vị trí mới tại Hội đồng sáng lập. Vai trò thực chất của Hội đồng sáng lập ngân hàng vẫn còn nhiều mơ hồ, chỉ có chính bản thân các thành viên Hội đồng sáng lập ngân hàng mới có thể đưa ra lời giải cho ẩn số về việc nhiều lã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflkt_nguyen_thi_lan_anh_phap_luat_ve_quan_tri_dieu_hanh_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_o_viet_nam_8743.pdf
Tài liệu liên quan