Thực trạng về chất lƣợng dịch vụ y tế công lập trên
địa bàn thành phố
- Thông qua phiếu khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của công
dân đối với dịch vụ khám bệnh tại các bệnh viện công lập trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng với tỷ lệ hài lòng của người bệnh tại 21 bệnh
viện công lập đạt 92,5%. Qua kết quả thu được từ việc trả lời phiếu
điều tra khảo sát đã đánh giá được thực trạng nhu cầu sử dụng dịch
vụ y tế công lập và phản ảnh mức độ hài lòng của người dân khi
tham gia dịch vụ y tế công lập tại thành phố.
- Điều đáng nói là trong năm 2016, công suất sử dụng giường14
bệnh trên địa bàn thành phố đạt 125,63%, tăng 3,70 % so với năm
2015; trong đó tuyến thành phố tăng 6,81% và tuyến quận huyện
tăng 2,07%.
- Việc tăng số ngày điều trị qua các năm thể hiện chất lượng
dịch vụ y tế công lập của địa phương và thu hút các bệnh nhân ở các
thành phố lân cận tin tưởng vào chất lượng khám và điều trị bệnh tại
Đà Nẵng, nâng cao uy tín của ngành y tế thành phố.
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển dịch vụ y tế công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Lê Thị Thanh Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a người dân, đưa chỉ số HDI của đất nước ta lên vị
trí đáng khích lệ trên thế giới, đảm bảo sự phát triển bền vững của
đất nước.
- Phát triển dịch vụ y tế góp phần nâng cao khả năng cạnh
tranh của DVYT Việt Nam trên thị trường quốc tế.
1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CÔNG
LẬP
1.2.1. Tăng quy mô dịch vụ y tế công lập
- Tăng số lượt bệnh nhân sử dụng dịch vụ y tế là thu hút thêm
một số bệnh nhân mới tham gia sử dụng dịch vụ y tế công. Khi số
5
lượt bệnh nhân sử dụng dịch vụ y tế tăng lên chứng tỏ đã đáp ứng
được mức độ hài lòng của bệnh nhân và được bệnh nhân chấp nhận,
- Tăng tần suất sử dụng dịch vụ y tế công lập là số lần sử dụng
DVYT của một bệnh nhân trong cùng đơn vị thời gian tăng lên sẽ
làm tăng nguồn thu cho các cơ sở y tế thông qua viện phí.
- Tăng giá trị của một lần sử dụng dịch vụ y tế công lập được
hiểu như là giá trị cho một lần sử dụng dịch vụ y tế tăng lên. Để gia
tăng giá trị cho một lần sử dụng dịch vụ y tế đòi hỏi các cơ sở y tế
phải nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, trang thiết bị máy móc hiện
đại, nâng cao tay nghề cho đội ngủ nhân viên y tế, cũng như là nâng
cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật
1.2.2. Phát triển các nguồn lực trong ngành y tế
- Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng của con người,
trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động (gồm thể lực, trí lực
và nhân cách của con người) được huy động vào quá trình lao động
nhằm đáp ứng mục tiêu của một tổ chức, doanh nghệp.
Nhân lực y tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống y
tế, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Do vậy yêu
cầu đối với đội ngũ các bộ y tế phải càng phát triển, chuyên môn hóa
cao và sâu. Công tác quản lý ngành y tế ngày càng đa dạng và đưa ra
nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực thực sự có tài và y đức.
- Phát triển nguồn lực tài chính là sự gia tăng về số lượng các
nguồn thu từ ngân sách Nhà Nước và các nguồn thu từ hoạt động sự
nghiệp của bệnh viện và có sự biến đổi trong nguồn thu này theo
hướng giảm dần các nguồn thu từ NSNN và tăng dần các nguồn thu
từ hoạt động sự nghiệp của các bệnh viện.
- Phát triển nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật là sự gia tăng về
lượng các công trình, nhà cửa, máy móc thiết bị, các tiện nghi hiện
6
đại để áp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Phát triển
nguồn lực CSVCKT nhằm mục đích nâng cao năng lực và chất
lượng cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh.
1.2.3. Tăng chất lƣợng dịch vụ y tế công lập
- Tăng chất lượng DVYT biểu hiện sự gia tăng mức độ hài
lòng và thỏa mãn của bệnh nhân khi sử dụng dịch vụ y tế, cũng như
sự tin tưởng của bệnh nhân vào dịch vụ y tế này, thái độ phục vụ của
đội ngũ nhân viên y tế phục vụ. Sự mong đợi của bệnh nhân đối với
dịch vụ và những đánh giá của bệnh nhân về dịch vụ.
- Chất lượng hình ảnh của các cơ sở y tế trong tâm trí bệnh
nhân.
- Chất lượng của hệ thống tổ chức nội bộ, các mục tiêu, chính
sách, các công cụ quản lý và đội ngũ nhân viên không hiện diện cụ
thể trước mặt bệnh nhân nhưng lại cần thiết cho các hoạt động được
diễn ra thông suốt.
- Chất lượng của môi trường vật chất, đội ngũ nhân viên tiếp
xúc, bao gồm tất cả những gì có liên quan đến cơ sở cung cấp dịch
vụ y tế.
- Chất lượng của sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố của cơ
sở cung cấp DVYT.
- Chất lượng của bệnh nhân, mong đợi của bệnh nhân. Sự thỏa
mãn của bệnh nhân là kết quả của cung cấp dịch vụ y tế và phản ảnh
sự so sánh giữa mong đợi của bệnh nhân với thực tế đem lại khi sử
dụng DVYT.
Do đó cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ y tế theo tiêu
chuẩn phản ảnh nâng cao chất lượng khám chữa bệnh :
- Mức độ đánh giá hài lòng cao của người bệnh;
- Gia tăng số lượng các dịch vụ y tế chất lượng cao;
7
- Tỷ lệ Bác sỹ/ giường bệnh;
- Tỷ lệ Điều dưỡng viên/ giường bệnh.
1.2.4. Mở rộng mạng lƣới cung cấp dịch vụ y tế
Theo thông lệ quốc tế, mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế được
chia làm 3 cấp khác nhau để đáp ứng nhu cầu khác nhau:
- Thứ nhất, là chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm cả khám
chữa bệnh và y tế dự phòng lồng ghép.
-Thứ hai, là dịch vụ y tế chuyên khoa.
- Thứ ba, là dịch vụ y tế chuyên sâu tại các trung tâm chuyên
sâu.
Việc mở rộng mạng lưới cung cấp DVYTCL cần tính đến hiệu
quả chung cho cả hệ thống và dựa trên các tiêu thức sau:
- Tối đa hóa lượt bệnh nhân sử dụng dịch vụ y tế;
- Tối thiểu hóa khoảng cách di chuyển của từng bệnh nhân;
- Tối thiểu hóa khoảng cách di chuyển của từng lượt đến.
Một số hướng mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế:
- Sử dụng rộng rãi các cơ sở y tế phục vụ nhu cầu của bệnh
nhân.
- Tổ chức mạng lưới các cơ sở y tế, các cơ sở y tế này có thể
chuyên môn hóa dịch vụ tế cung cấp hoặc đa dạng hóa dịch vụ y tế,
chuyên môn hóa theo vùng địa lý hoặc theo nhóm bệnh nhân.
1.2.5. Phát triển dịch vụ y tế mới
Dịch vụ mới theo nguyên tắc là hoàn toàn mới xuất hiện trên
thị trường thõa mãn một nhu cầu mới hay về một hình thái là thỏa
mãn những nhu cầu mà đã được thỏa mãn bởi các dịch vụ khác, hoặc
cung cấp thêm những dịch vụ bổ sung cho đối tượng khách hàng
đang được phục vụ bởi các dịch vụ hiện tại.
- Các bước để phát triển dịch vụ y tế mới: Nghiên cứu nhu cầu
8
của bệnh nhân để tìm ra các nhu cầu của bệnh nhân mà cơ sở y tế
chưa có. Tìm kiếm ý tưởng về DVYT mới bằng các cuộc điều tra
phản ứng của bệnh nhân. Phân đoạn bệnh nhân để tìm ra những cơ
hội phát triển dịch vụ y tế mới. Xác định bệnh nhân mục tiêu cho loại
hình DVYT mới mà cơ sở y tế dự định cung cấp. Đưa ra các giải
pháp marketing để phát triển dịch vụ y tế mới. Cần tận dụng triệt để
khả năng của các liên doanh, liên kết với các cơ sở y tế khác để đưa
ra dịch vụ y tế mới.
1.2.6. Các tiêu chí phản ánh sự phát triển của dịch vụ y tế
- Số lượng khám chữa bệnh
- Số bệnh nhân chuyển tuyến
- Số lượng các cơ sở y tế
- Số lượng giường bệnh
- Trình độ hiện đại của trang thiết bị chuyên môn
- Số ngày điều trị bệnh nội trú và ngoại trú
- Tổng số lần thực hiện: xét nghiệm, chụp Xquang, siêu âm,
chuẩn đoán, chỉnh hình, CT.
- Thời gian khám trung bình cho một bệnh nhân
- Số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực y tế
- Nguồn tài chính cho các cơ sở y tế
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ Y TẾ CÔNG LẬP
1.3.1. Điều kiện tự nhiên: Bao gồm các yếu tố như vị trí địa
lý, khí hậu, địa hình.
1.3.2. Điều kiện về kinh tế: Bao gồm các yếu tố như quy mô
phát triển kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế
1.3.3. Các điều kiện về xã hội: Bao gồm các yếu tố như quy
mô và chất lượng dân số, trình độ phát triển của xã hội
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng nằm ở ven biển miền trung, nằm vào vị
trí trung độ cả nước, nằm trên trục giao thông Bắc – Nam về đường
bộ, đường sắc, hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế, thành phố Đà
Nẵng đã từ lâu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế,
văn hóa của khu vực miền trung và Tây Nguyên. Đà Nẵng nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến
động, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Tài nguyên khoáng sản tại Đà Nẵng
không nhiều, chủ yếu là cát trắng, đá xây dựng.Giá trị tài nguyên
biển là vị thế của vùng biển Đà Nẵng mà không có vùng biển nào có
được, với bờ biến dài 30km2
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Trong giai đoạn 2012-2016, GDP của thành phố tăng dần qua
các năm với mức tăng khá đều và tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng
năm đạt mức trung bình là 8,56%/năm. Cơ cấu kinh tế của thành phố
chuyển dịch tích theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp,
dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đà Nẵng đã tập
trung huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển về kết cấu hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh cả
chiều sâu và chiều rộng.
2.1.3. Đặc điểm xã hội
Đà Nẵng có sự phát triển kinh tế với tốc độ cao, mức độ đô thị
10
hóa cao và tập trung, dân số trẻ và có trình độ, mức sống tăng trưởng
bền vững. Với qui mô dân số tính đến cuối năm 2016 của thành phố
là 1.046.252 người, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 9,57%. Đà Nẵng
được xem là thành phố trẻ với dân số trẻ và lực lượng lao động dồi
dào, lực lượng lao động qua đào tạo ở mức cao, so với cả nước thì tỷ
trọng dân số biết đọc, viết của Đà Nẵng ở vị trí thứ 5, tỷ trọng dân số
tốt nghiệp từ trung học trở lên ở vị trí thứ 2, tốt nghiệp cao đẵng ở vị
trí thứ 3 và tốt nghiệp đại học ở vị trí thứ 2, đây là những tiền đề hết
sức thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có
chất lượng cao.
2.1.4. Tình hình công tác tổ chức, điều hành và quản lý bộ
máy y tế công lập
Cơ cấu tổ chức và bộ máy của sở y tế tùy thuộc theo chức
năng và nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cho các phòng chuyên môn
thuộc sở y tế trong mỗi thời kỳ.Trong giai đoạn 2012 đến 2016, tổ
chức của Sở Y tế gồm có các phòng ban và các đơn vị sự nghiệp
trực, các trung tâm y tế các tuyến từ quận huyện đến các trạm y tế xã
phường và được quản lý theo 2 hình thức quản lý trực tiếp và chỉ đạo
chuyên môn.
2.1.5. Đặc điểm mô hình bệnh tật tại thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng có mô hình bệnh tật của một vùng có kinh tế phát
triển, thể hiện ở tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm vào năm 2016 là
18.201 người chiếm tỷ lệ 10,10% đứng vị trí thứ 4 và bệnh về hô hấp
với tỷ lệ 17.87% với 21.332 người mắc phải đứng vị trí nhất. Đồng
thời, còn có tình trạng bệnh tật của một vùng đang phát triển về đô
thị, hạ tầng giao thông với tỷ lệ mắc bệnh tai nạn, ngộ độc và chấn
thương vào năm 2016 là 20.313 người chiếm tỷ lệ 12,45% đứng
hàng thứ 3.
11
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Thực trạng về quy mô dịch vụ y tế công lập trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng
- Quy mô dịch vụ y tế công lập được thể thông qua số giường
bệnh, số lượt khám, số lượt điều trị và công suất sử dụng giường
bệnh tại các cơ sở y tế công lập thành phố.
Bảng 2.1. Số lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh
tại các cơ sở y tế công lập
ĐVT: lượt
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng số (lươt) 1.365.447 1.667.407 2.350.624 2.850.400 3.053.814
+ Tuyến thành phố 539.232 561.192 1.010.721 1.290.192 1.213.902
+ Tuyến quận/
huyện
720.727 970.727 1.099.050 1.234.720 1.412.650
+ Trạm y tế xã/
phường
105.488 135.488 240.853 325.488 427.262
(Nguồn: Báo cáo thống kê Sở Y tế thành phố Đà Nẵng)
Qua bảng 2.1 ta thấy số lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh
tại các cơ sở y tế công lập ở thành phố Đà Nẵng tăng gần qua các
năm, nếu năm 2012 chỉ là 1.365.447 lượt bệnh nhân đến khám, chữa
bệnh thì đến năm 2016 con số tăng vượt bật 3.053.814 lượt.
- Tương ứng với phát triển số lượng các cơ sở y tế mới thì
song hành là số giường bệnh tại các cơ sở y tế cũng tăng lên nhanh
chóng. Vào năm 2012 số lượng giường bệnh là 3.482 giường đến
năm năm 2015 là 4.902 giường bệnh tương ướng với tỷ lệ tăng
22,18%, đến 2016 đã tăng lên 5.112 giường bệnh với tỷ lệ tăng là
4,28 % so với năm 2015
12
2.2.2. Thực trạng về các nguồn lực phát triển dịch vụ y tế
công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
a. Thực trạng về nguồn nhân lực
Trong giai đoạn từ 2012 đến 2016, số lượng nguồn nhân lực y
tế của thành phố có những biến động sau thể hiện qua bảng 2.3 sau
Bảng 2.2. Tổng dân số và số lượng cán bộ y tế công lập
ĐVT: Người
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Dân số TB 966.319 986.792 1.007.653 1.026.771 1.046.252
Tốc độ phát
triển (%)
100 102,11 102,11 101,89 101,90
Tổng số cán
bộ ngành y tế
5.870 6.574 7.411 7.450 7.370
Tốc độ phát
triển (%)
100 132,86 125.54 105,58 91,24
Số cán bộ y
tế/vạn dân
19,65 26,77 21,89 22,89 21,01
Số bác sĩ/vạn
dân
8,53 10,67 12,8 13,74 12,41
(Nguồn: Báo cáo thống kê Sở Y tế thành phố)
Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy rằng mặc dù dân số thành phố
tăng dần đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng là 101,9% vào năm
2016, nhưng tổng số cán bộ ngành y tế thì có biến động, vào năm
2015 tăng 105,58 % nhưng sang năm 2016 thì giảm xuống còn 91,24
%. Nguyên nhân là do có nhiều cán bộ y bác sĩ xin chuyển công tác
sang các tỉnh lân cận công tác hoặc chuyển sang các cơ sở y tế ngoài
công lập với chế độ lương cao hơn trong y tế công lập. Đây là một
phần tất yếu của cơ chế thị trường và công tác xã hội hóa y tế trên
13
toàn ngành y tế Đà Nẵng
b. Thực trạng về nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất trang thiết bị và cơ sở hạ tầng y tế trong những
năm qua được tăng cường và đầu tư theo hướng hiện đại hóa và
chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu của từng tuyến điều trị. Các bệnh
viện ở các trung tâm y tế quận huyện đồng loạt được nâng cấp, cải
tạo và xây mới.
c. Thực trạng về nguồn lực tài chính
- Thu phí, viện phí tăng từ 23.887 triệu đồng từ năm 2012 lên
đến 29.779 triệu đồng năm 2016.
- Nguồn thu từ bảo hiểm y tế năm 2016 đạt 92.293 triệu đồng,
chiếm 24,7% tổng thu ngân sách của toàn ngành trong năm.
- Chi cho hoạt động thường xuyên và sự nghiệp khác là
401.531 triệu đồng
- Chi mua sắm trang thiết bị ngành là: 46.497 triệu đồng trong
đó: Tuyến thành phố là 31.293 triệu đồng, tuyến quận/ huyện là
14.714 triệu đồng và tuyến xã/ phường là 490 triệu đồng
- Chi cho xây dựng cơ sỡ vật chất là 350.000 triệu đồng.
2.2.3. Thực trạng về chất lƣợng dịch vụ y tế công lập trên
địa bàn thành phố
- Thông qua phiếu khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của công
dân đối với dịch vụ khám bệnh tại các bệnh viện công lập trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng với tỷ lệ hài lòng của người bệnh tại 21 bệnh
viện công lập đạt 92,5%. Qua kết quả thu được từ việc trả lời phiếu
điều tra khảo sát đã đánh giá được thực trạng nhu cầu sử dụng dịch
vụ y tế công lập và phản ảnh mức độ hài lòng của người dân khi
tham gia dịch vụ y tế công lập tại thành phố.
- Điều đáng nói là trong năm 2016, công suất sử dụng giường
14
bệnh trên địa bàn thành phố đạt 125,63%, tăng 3,70 % so với năm
2015; trong đó tuyến thành phố tăng 6,81% và tuyến quận huyện
tăng 2,07%.
- Việc tăng số ngày điều trị qua các năm thể hiện chất lượng
dịch vụ y tế công lập của địa phương và thu hút các bệnh nhân ở các
thành phố lân cận tin tưởng vào chất lượng khám và điều trị bệnh tại
Đà Nẵng, nâng cao uy tín của ngành y tế thành phố.
Bảng 2.3. Số ngày điều trị bệnh nội trú ở các cơ sở y tế công lập
ĐVT: Ngày
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng số 1.151.371 1.269.687 1.331.908 1.334.949 1.415.210
+ Tuyến thành
phố
747.703 857.442 805.834 795.039 979.388
+ Tuyến q.huyện 403.668 412.245 526.074 539.910 395.387
+ Trạm y tế 0 0 0 0 0
(Nguồn: Báo cáo thống kê Sở Y tế thành phố)
Số liệu ở bảng 2.3 ta thấy, tổng số ngày điều trị bệnh nội trú ở
các cơ sở y tế công lập trong địa bàn thành phố ngày càng tăng lên
qua các năm, năm 2012 là 1.151.371 ngày điều trị, thì đến năm 2016
con số này tăng 1.415.210 ngày. Việc tăng số ngày điều trị qua các
năm thể hiện chất lượng dịch vụ y tế công lập của địa phương phát
triển đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
- Công tác chẩn đoán tại các cơ sở y tế thành phố trong thời
gian qua ngày càng được nâng cao. Số ca phẫu thuật đều tăng lên
vào năm 2012 là 23.567 ca thì sang năm 2016 là 32.305 ca, tăng gần
12%, tạo được niềm tin rất lớn của người dân về chất lượng y tế khi
đến khám và chữa bệnh.
2.2.4. Thực trạng về mạng lƣới cung cấp dịch vụ y tế công
15
lập trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012-2016
a. Mạng lưới khám chữa bệnh tuyến thành phố
Hiện nay trên địa bàn thành phố có 09 cơ sở khám chữa bệnh
gồm: 01 bệnh viên đa khoa và 07 bệnh viện chuyên khoa; có 01
Trung tâm y tế dự phòng, 01 Trung tim mạch, Bệnh viên Da liễu,
Bệnh viện y học cổ truyền với tổng 3.450 giường bệnh tính đến cuối
năm 2016. Và đều đạt chuẩn bệnh viện đa khoa hạng I và II
b. Mạng lưới khám chữa bệnh tuyến quận/ huyện
Hiện nay ở tuyến quận, huyện có 07 trung tâm y tế thực hiện
chức năng khám chữa bệnh với 1.270 giường bệnh chiếm tỷ lệ
33,1% tổng giường bệnh. Ở tất cả các trung tâm y tế quận huyện
đều có phòng khám đa khoa và trực tiếp khám và điều trị cho người
dân. Song cơ sở vật chất ở các trung tâm y tế quận, huyện còn
nhiều nơi củ kỷ, chưa được trang bị đầy đủ thiết bị y tế hiện đại...
c. Mạng lưới khám chữa bệnh tuyến xã/ phường
Hiện nay trên địa bàn thành phố có 56 trạm y tế xã, phường và
có 392 giường bệnh, đạt tỷ lệ 100% mật độ các trạm y tế ở xã,
phường và đứng đầu cả nước.
2.2.5. Thực trạng về phát triển dịch vụ y tế mới
- Hiện nay tại Bệnh viện Đà Nẵng đã triển khai thành công ca
ghép tế bào gốc, điều trị chấn thương tủy sống đầu tiên; thực hiện kỹ
thuật solitaire (lấy huyết khối) trong điều trị nhồi máu não cấp tính;
Kỹ thuật ECMO, kỹ thuật thẩm tách siêu lọc máu.
- Tại các Bệnh viện chuyên khoa như: Bệnh viện Phụ Sản -
Nhi Đà Nẵng đã triển khai kỹ thuật “Thụ tinh trong ống nghiệm”,
Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng đã triển khai nhiều kỹ thuật mới như
phẫu thuật tạo hình sau ung thư.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
16
DỊCH VỤ Y TẾ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG
2.3.1. Thành công và hạn chế
a. Thành công
- Phát triển dịch vụ y tế theo đúng hướng, phù hợp với nhu cầu
của thời đại mới.
- Dịch vụ y tế ngày càng một đa dạng; nhiều công nghệ kỹ thuật
y học mới, hiện đại được nghiên cứu và ứng dụng trong việc cung
cấp dịch vụ khám, chữa bệnh.
- Quy trình khám chữa bệnh tại các bệnh viện các tuyến ngày
càng được cải tiến góp phần nâng cao sự hài lòng của người bệnh
vào tạo niềm tin cho người dân khi tham gia khám chữa bệnh tại các
cơ sở y tế công lập.
b. Hạn chế
- Dân số tăng nhanh hơn so với việc mở thêm quy mô các
các cơ sở y tế
- Mô hình bệnh tật thay đổi nhiều, trước kia chủ yếu là bệnh
truyền nhiễm, nhiễm trùng, giờ nhiều bệnh mới và lạ như ung thư,
huyết áp, tiểu đường và các bệnh truyền nhiễm cúm A, nhiễm
phóng xạ, Mers-Cov, Zika...
- Do mức sống người dân thành phố ngày càng cao, thu nhập
tăng trưởng hàng năm, dân trí cao, giao thông thuận lợi...làm cho
người dân đi khám chữa bệnh thuận tiện, nhiều hơn, ý thức chăm
sóc sức khỏe cao hơn, muốn vượt tuyến nhiều hơn, điều này tạo ra
sự quá tải không cần thiết.
- Các trang thiết bị y tế chuyên sâu chủ yếu được trang bị ở
các cơ sở y tế Đa khoa và chuyên khoa, các trung tâm y tế quận/
huyện và xã/phường không đủ trang thiết bị cơ bản để khám chữa
17
bệnh.
- Nhân lực y tế còn thiếu, cơ cấu trình độ đội ngũ cán bộ chưa hợp
lý; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, đặc biệt thiếu bác sĩ ở tuyến
xã, phường.
- Phần lớn cán bộ y tế đang phải đối diện với những điều
kiện về đời sống còn nhiều khó khăn, mức thu nhập còn quá thấp.
2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế
- Dịch vụ y tế trên địa bàn của thành phố phải đối mặt với nhiều
yếu tố nguy cơ gây bệnh do sự giao lưu của du khách đem lại, các
bệnh lây truyền nhiễm đang phổ biến và phát triển nhanh.
- Công tác quản lý Nhà nước về y tế còn những hạn chế, cải
cách hành chính trong ngành y tế còn chậm chưa theo kịp nhu cầu
chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao.
- Chế độ đãi ngộ cho CBYT chưa được thỏa đáng, nên hàng
năm số lượng y bác sĩ giỏi xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác xảy ra
nhiều.
- Vì chịu sự san sẽ dịch vụ y tế mà ở các tuyến khám chữa bệnh
vẫn còn tình trạng quá tải tại một số khoa phòng của Bệnh viện Đà
Nẵng.
- Trong công tác quản lý nguồn nhân lực y tế chưa thực sự hiệu
quả, còn thiếu tính khoa học trong việc bố trí, sử dụng cán bộ y tế .
- Số lượng người làm việc được giao tại các đơn vị chưa đáp
ứng với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao và hoạt động cung
cấp dịch vụ.
- Tại các bệnh viện thiếu bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình
ảnh nên gặp khó khăn trong việc đọc kết quả xét nghiệm và thanh
toán BHYT
- Công tác bảo hành, bão dưỡng và sữa chữa thiết bị y tế gần
18
như chưa được quan tâm nhiều tại các cơ sở y tế.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CÔNG LẬP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÃ NẴNG
3.1. CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
3.1.1. Chiến lƣợc phát triển dân số của thành phố Đà Nẵng
3.1.2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển dịch vụ y tế công
lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
a. Mục tiêu tổng quát
- Củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống khám chữa bệnh và
phục hồi chức năng, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.
- Rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các Trạm Y tế
phường, xã để củng cố, sắp xếp phù hợp.
- Tăng cường công tác y tế dự phòng; công tác thanh tra, kiểm
tra dược, mỹ phẩm, vắc xin, sinh phẩm và công tác khám, chữa bệnh.
b. Phương hướng phát triển dịch vụ y tế công lập trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và định hướng đến 2025
- Đối với công tác phòng chống dịch.
- Đối với Công tác cải cách hành chính và công nghệ thông tin.
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
- Công tác xã hội hoá các hoạt động y tế.
3.1.3. Dự báo nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân
a. Dự báo về quy mô phát triển dân số
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hàng năm của toàn thành phố ở
mức 1,01% trong các năm từ 2012-2016 và dự báo đến năm 2025
dân số tăng 1,08%.
19
b. Dự báo về phát triển kinh tế - xã hội
- Kinh tế: GDP/người tăng nhanh đạt mức 2.300 USD năm vào
năm 2020 và từ 2.500 – 2.600 USD năm 2025. Nhịp độ tăng tổng sản
phẩm trên địa bàn thành phố đạt 11,5% năm trở lên.
- Xã hội: Giảm tỷ lệ sinh hàng năm, đạt tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên hằng năm khoẳng xấp xỉ 1%. Tăng tuổi thọ bình quân đạt 80
tuổi năm 2020 và 85 tuổi năm 2025.
c. Dự báo về nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân đến năm 2025
Theo Nghị quyết HĐND thành phố đến năm 2025, Đà Nẵng
cơ bản trở thành thành phố Công nghiệp và Du lịch, nhu cầu chăm
sóc sức khỏe sẽ có sự chuyển hướng từ khâu dự phòng điều trị các
bệnh lây nhiễm sang giải quyết các bệnh nhiễm trùng và các bệnh
nhiễm chất phóng xạ, các tai nạn bất ngờ và ngộ độc thực phẩm.
3.1.4. Yêu cầu khi xây dựng giải pháp
- Đầu tư cho chăm sóc sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Cụ thể hóa các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền
địa phương về chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
- Phát triển DVYT theo hướng công bằng, hiệu quả, bền vững,
kết hợp hài hòa giữa phát triển y tế chuyên sâu với y tế phổ cập
- Phát triển cơ sở cung cấp DVYT theo địa bàn khu dân cư, tạo
cơ hội cho mọi người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ.
- Tăng cường đầu tư đồng bộ về mọi mặc đặc biệt là về nhân
lực y tế.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.1. Tăng quy mô cung ứng dịch vụ y tế
- Nghiên cứu hành vi của bệnh nhân, phân loại bệnh nhân.
20
Đều tra nghiên cứu nhu cầu sử dụng các DVYT cuả người dân là
điều cần thiết với tình hình bệnh tật ngày càng tiến triển phúc tạp
như hiện nay.
- Xây dựng các chính sách giá thu viện phí phù hợp với giá cả
thị trường và phù hợp để tạo ra khách hàng trung thành.
- Cho phép tư nhân bỏ vốn mua thiết bị y tế đặt tại các cơ sở y
tế công, tự lo cả kinh phí bảo dưỡng, được thu hồi vốn thông qua
việc thu phí dịch vụ. Bệnh viện có thiết bị phục vụ khám chữa bệnh,
trả tiền sử dụng máy thông qua cơ chế trích một tỷ lệ cố định trên số
phí dịch vụ thu được.
- Cho phép tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ theo hợp
đồng và được thanh toán từ NSNN.
3.2.2. Tăng cƣờng phát triển nguồn lực
a. Nguồn nhân lực
- Giải pháp đầu tiên cần đề cập tới để phát triển dịch vụ y tế
công lập đó là tăng cường phát triển nguồn nhân lực. Do đặc thù của
ngành y tế là liên quan đến tính mạng con người nên cán bộ y tế là
những người “vừa hồng vừa chuyên”, mang đậm tính nhân văn.
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế không chỉ đơn thuần là
vấn đề của các đơn vị cung cấp dịch vụ mà đó là vẫn đề của toàn
ngành y tế thành phố Đà Nẵng.
- Rà soát nhân lực trong toàn ngành y tế về số lượng, cơ cấu
trình độ để phát hiện ra những bất cập trong bố trí, sử dụng và phân
bổ hợp lý đội ngũ cán bộ chuyên môn, điều chỉnh giữa các cơ sở y tế
thuộc tất cả các tuyến từ thành phố, quận huyện và xã phường.
- Nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ quản lý và các bộ
chuyên môn y tế của cả mạng lưới dự phòng, khám chữa bệnh, phục
hồi chức năng về kiến thức, kỹ năng quản lý và chuyên môn trong
21
lĩnh vực y tế, đặc biệt cho các trạm y tế ở xã phường.
- Chú trọng tới việc giáo dục y đức cho cán bộ công nhân viên
chức ngành y tế, có biện pháp hữu hiệu chống tiêu cực trong bệnh
viện.
b. Nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật
Phát triển dịch vụ y tế phải luôn đi đôi với việc phát triển và
ứng dụng có hiệu quả công nghệ tiên tiến trong y học từng bước hiện
đại hóa kỹ thuật trong khám chữa bệnh và cả trong điều hành quản lý
bệnh nhân và xử lý nước
c. Nguồn lực tài chính
- Ưu tiên tăng tốc độ đầu tư từ ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_phat_trien_dich_vu_y_te_cong_lap_tren_dia_b.pdf