ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN MANG YANG ẢNH
HưỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Mang Yang là huyện vùng núi ở trung tâm tỉnh Gia Lai, huyện
lỵ là thị trấn Kon Dơng nằm trên quốc lộ 19. Huyện có hai mùa rõ rệt
trong năm; địa bàn là miền núi, vùng sâu vùng xa; giao thông đi lại
giữa một số xã còn khó khăn, người nhân dân nơi đây khó có cơ hội
tiếp cận với các DVYT.
Ngoài ra, với khí hậu đặc nhiệt đới nóng, có hai mùa khô và
mưa của huyện rất dễ tạo điều kiện phát sinh côn trùng, vi sinh vật
gây bệnh phát triển. Mặt khác, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên
bừa bãi đã làm cho môi trường ngày càng bị ôm nhiễm, điều kiện
thời tiết thay đổi thất thường đã gây nhiều hiểm họa mới cho sức
khỏe người dân, nhất là dịch bệnh.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Trong giai đoạn 2013-2017, GDP của huyện Mang Yang có xu
hướng tăng liên tục và ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng GDP trung9
bình đạt 6,65%/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch phù hợp
với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá: tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Kinh
tế phát triển, tích luỹ xã hội tăng lên, tạo điều kiện mở rộng quy mô
các cơ sở y tế, xây dựng mới các bệnh viện chuyên khoa, tăng cường
hệ thống y tế dự phòng, mua sắm nhiều trang thiết bị kỹ thuật cao.
Ngoài ra, trong các năm qua, đời sống nhân dân đã tăng lên đáng kể
làm xuất hiện thêm nhiều nhu cầu mới trong nhân dân về khám chữa
bệnh, tư vấn chăm sóc sức khoẻ hoặc điều trị bằng ký thuật cao.
Huyện đã tập trung huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát
triển về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế nhanh cả chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên, do xuất phát
điểm là huyện nghèo, dân trí thấp nên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn
trong việc phát triển kinh tế huyện thời gian tới.
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển dịch vụ y tế tại địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục kỹ
thuật trong khám chữa bệnh
4
c. Phân loại theo tiêu thức của WTO
1.1.4. Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ y tế
- Góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân
dân, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất
nước.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và
đất nước.
- Cải thiện tuổi thọ bình quân và thể lực của người dân, đưa chỉ
số HDI của đất nước lên vị trí đáng khích lệ trên thế giới.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của DVYT Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ
1.2.1. Tăng quy mô dịch vụ y tế
- Tăng quy mô DVYT biểu hiện qua gia việc tăng giá trị DVYT
đem lại và khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của cơ sở
KCB.
- Tăng tần suất sử dụng DVYT là số lần sử dụng DVYT của
một bệnh nhân trong cùng đơn vị thời gian tăng lên sẽ làm tăng
nguồn thu cho các cơ sở y tế thông qua viện phí.
- Tăng gía trị của một lần sử dụng DVYT được hiểu là giá trị
cho một lần sử dụng DVYT tăng lên. Để gia tăng giá trị cho một sử
dụng DVYT đòi hỏi các cơ sở y tế cần nâng cao chất lượng DVYT,
trang thiết bị máy móc hiện đại, nâng cao tay nghề đội ngũ nhân viên
y tế, nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật...
- Các tiêu chí phản ánh phát triển quy mô DVYT: Số lượt KCB,
số lượng bệnh nhân chuyển tuyến tại các cơ sở y tế tăng qua các
năm; Số lượng các cơ sở y tế tăng qua các năm; Số giường bệnh và
công suất sử dụng giường bệnh ở các cơ sở y tế qua các năm...
5
1.2.2. Phát triển các nguồn lực trong ngành y tế
a. Phát triển nguồn nhân lực
- Nguồn nhân lực y tế là toàn bộ những người lao động được
đào tạo dưới dạng khác nhau trong hoạt động lĩnh vực y tế.
- Nhân lực y tế đóng vai trò quan trọng trong hệ thống y tế, nó
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Do vậy yêu cầu đối với
đội ngũ cán bộ y tế phải ngày càng phát triển, chuyên môn hoá cao
và sâu. Công tác quản lý ngành y tế ngày càng đa dạng và đưa ra
nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực thực sự có tài và y đức.
- Các tiêu chí phản ánh phát triển nguồn nhân lực DVYT: Trình
độ tay nghề của cán bộ y tế, cơ cấu nhân lực theo tuyến; Số lượng
bác sĩ, điều dưỡng, y tá, nhân viên của các cơ sở y tế qua các năm;
Số lượng cán bộ y tế được cử đi đào tạo qua các năm...
b. Phát triển nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết
bị y tế: Là sự gia tăng về lượng các công trình, nhà cửa, máy móc
trang thiết bị, các tiện nghi hiện đại để đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh cho người dân. Phát triển nguồn lực cơ sở vật chất và trang thiết
bị y tế nhằm mục đích nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng
dịch vụ khám chữa bệnh.
c. Phát triển nguồn lực tài chính: là sự gia tăng về số lượng
các nguồn thu từ ngân sách Nhà nước và các nguồn thu từ hoạt động
sự nghiệp của bệnh viện và só sự biến đổi trong nguồn thu này theo
hướng giảm dần các nguồn thu NSNN và tăng dần các nguồn thu từ
hoạt động sự nghiệp của các bệnh viện.
1.2.3. Tăng chất lƣợng dịch vụ y tế
- Tăng chất lượng DVYT là gia tăng sự hài lòng và thoả mãn
của khách hàng – người bệnh và gia đình họ khi KCB, cũng như
nâng cao độ trung thành của họ với các cơ sở y tế.
6
- Các yếu tố cấu thành nên 5 thành phần chất lượng: Hình ảnh
của các cơ sở y tế trong tâm trí khách hàng; Chất lượng của hệ thống
tổ chức quản lý nội bộ; Chất lượng của môi trường vật chất, đội ngũ
y bác sỹ và nhân viên tiếp xúc với bệnh nhân; Chất lượng của sự tác
động tương hỗ giữa các yếu tố trong hệ thống cung cấp DVYT; Mức
độ thoả mãn của khách hàng trên cơ sở so sánh những gì họ mong
đợi và cảm giác hài lòng thực tế.
Để nâng cao chất lượng DVYT cần có những biện pháp:
- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế
- Thay đổi tính năng của DVYT sử dụng dịch vụ KCB thuận
tiện và an toàn hơn
- Đổi mới, hoàn thiện DVYT liên quan đến dịch vụ cung cấp
thuốc...
- Sắp xếp phòng khoa hợp lý, tăng diện tích buồng bệnh trực
tiếp phục vụ người bệnh, kê thêm giường bệnh, tăng số giường thực
kê
- Nâng cao chất lượng điều trị, giảm ngày điều trị trung bình
một cách hợp lý.
- Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người
bệnh khi đến KCB; tăng số phòng khám, tăng ca, tăng giờ làm việc.
- Tiêu chí phản ánh tăng chất lượng DVYT: Mức độ đánh giá
chất lượng chuẩn đoán và điều trị tại cơ sở y tế; Tỷ lệ bác sĩ/ vạn
dân; Tình hình điều trị nội trú tại cơ sở y tế; Tổng số bệnh nhân tử
vong tại các cơ sở y tế qua các năm...
1.2.4. Mở rộng mạng lƣới cung cấp dịch vụ y tế
- Mạng lưới cung cấp DVYT ngày càng được mở rộng đồng
nghĩa với từng bước gia tăng các cơ sở y tế, điều kiện cơ sở vật chất
kỹ thuật, trang thiết bị... nhằm đẩy mạnh việc sử dụng DVYT đến
bệnh nhân, DVYT có mặt rộng rãi trên thị trường.
7
- Những yêu cầu khi lựa chọn các điểm đặt cơ sở y tế phục vụ
người dân: tối đa hoá lượt bệnh nhân sử dụng DVYT, tối thiểu hoá
khoảng cách di chuyển của từng bệnh nhân, tối thiểu hoá khoảng
cách di chuyển của từng lượt đến...
- Để mở rộng mạng lưới cung ứng DVYT cần một số giải pháp
sau: Sử dụng rộng rãi các cơ sở y tế phục vụ nhu cầu của bệnh nhân.
Phát triển hệ thống y tế thôn, bản để phục vụ nhu cầu CSSK ban đầu
của người dân vùng sâu vùng xa. Tổ chức mạng lưới các cơ sở y tế
có thể chuyên môn hoá DVYT cung cấp hoặc đa dạng hoá DVYT,
chuyên môn hoá theo vùng địa lý hoặc theo nhóm bệnh nhân.
- Các tiêu chí đánh giá việc mở rộng mạng lưới cung ứng
DVYT: Số lượng và sự gia tăng số lượng các cơ sở y tế, số giường
bệnh/vạn dân qua các năm; Số lượng và sự gia tăng số giường số
giường bệnh trên một vạn dân theo thời gian; Số lượng phân bổ các
cơ sở y tế tại địa bàn...
1.2.5. Phát triển dịch vụ y tế mới
- Phát triển dịch vụ y tế mới là việc phát triển các dịch vụ y tế
mới ra đời hay phát triển dịch vụ y tế mà trước đây trên địa bàn chưa
có.
- Phát triển dịch vụ y tế mới là yêu cầu tất yếu với các nhà cung
cấp dịch vụ y tế vì: Góp phần hoàn thiện các dịch vụ y tế hiện có;
Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng hóa, phong phú của khách hàng;
Nâng cao khả năng cạnh tranh của cơ sở y tế
- Các bước phát triển dịch vụ y tế mới: Nghiên cứu nhu cầu
của bệnh nhân để tìm ra các nhu cầu của bệnh nhân mà cơ sở y tế
chưa có. Tìm kiếm ý tưởng về DVYT mới bằng các cuộc điều tra
phản ứng của bệnh nhân. Phân đoạn bệnh nhân để tìm ra những cơ
hội phát triển DVYT mới. Xác định bệnh nhân mục tiêu cho loại
hình DVYT mới mà cơ sở y tế dự định cung cấp. Đưa ra giải pháp
8
marketing để phát triển DVYT mới. Cần tận dụng triệt để khả năng
của các liên doanh, liên kết với các cơ sở y tế khác để đưa ra DVYT
mới.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ Y TẾ
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
1.3.2 Điều kiện kinh tế
1.3.3 Các điều kiện về xã hội
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TẠI
HUYỆN MANG YANG
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN MANG YANG ẢNH
HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Mang Yang là huyện vùng núi ở trung tâm tỉnh Gia Lai, huyện
lỵ là thị trấn Kon Dơng nằm trên quốc lộ 19. Huyện có hai mùa rõ rệt
trong năm; địa bàn là miền núi, vùng sâu vùng xa; giao thông đi lại
giữa một số xã còn khó khăn, người nhân dân nơi đây khó có cơ hội
tiếp cận với các DVYT.
Ngoài ra, với khí hậu đặc nhiệt đới nóng, có hai mùa khô và
mưa của huyện rất dễ tạo điều kiện phát sinh côn trùng, vi sinh vật
gây bệnh phát triển. Mặt khác, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên
bừa bãi đã làm cho môi trường ngày càng bị ôm nhiễm, điều kiện
thời tiết thay đổi thất thường đã gây nhiều hiểm họa mới cho sức
khỏe người dân, nhất là dịch bệnh.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Trong giai đoạn 2013-2017, GDP của huyện Mang Yang có xu
hướng tăng liên tục và ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng GDP trung
9
bình đạt 6,65%/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch phù hợp
với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá: tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Kinh
tế phát triển, tích luỹ xã hội tăng lên, tạo điều kiện mở rộng quy mô
các cơ sở y tế, xây dựng mới các bệnh viện chuyên khoa, tăng cường
hệ thống y tế dự phòng, mua sắm nhiều trang thiết bị kỹ thuật cao...
Ngoài ra, trong các năm qua, đời sống nhân dân đã tăng lên đáng kể
làm xuất hiện thêm nhiều nhu cầu mới trong nhân dân về khám chữa
bệnh, tư vấn chăm sóc sức khoẻ hoặc điều trị bằng ký thuật cao.
Huyện đã tập trung huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát
triển về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế nhanh cả chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên, do xuất phát
điểm là huyện nghèo, dân trí thấp nên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn
trong việc phát triển kinh tế huyện thời gian tới.
2.1.3. Đặc điểm xã hội
Trong những năm vừa qua, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa
có bước phát triển khá, đời sống nhân dân được cải thiện. Các lĩnh
vực văn hóa xã hội được quan tâm đầu tư đã góp phần đáng kể vào
sự tiến bộ xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Đặc biệt qui mô dân số của huyện Mang Yang đã không
ngừng tăng lên, năm 2017 dân số huyện là 236.156 người với tốc độ
tăng dân sô tự nhiên là 1,03%. Dân số huyện đa phần là dân nông
thôn, tỷ trọng nam nữ ở trạng thái tương đối cân bằng. Tỷ lệ phổ cập
giáo dục tiểu học và THCS đạt được 100% các xã năm 2017...
Trong khi đó cơ sở y tế, đội ngũ nhân viên y tế của huyện
lại không tăng tương ứng, do đó trong thời gian tới cần phải tập trung
phát triển dịch vụ y tế để kịp thời đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của nhân dân.
10
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẾ TẠI HUYỆN
MANG YANG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Thực trạng phát triển quy mô dịch vụ y tế
- Qui mô DVYT được thể hiện thông qua số giường bệnh, số
lượt khám, số lượt điều trị và công suất sử dụng giường bệnh tại các
cơ sở y tế huyện.
Bảng 2.1. Tổng số lần bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại
các cơ sở y tế huyện Mang Yang thời gian qua
ĐVT: lượt
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số lần 48.101 50.981 53.256 55.532 60.368
+ Tuyến huyện 20.412 21.956 23.576 25.012 26.777
+ Tuyến xã 27.689 29.025 29.680 30.520 33.591
Tốc độ phát
triển(%)
- 105,99 104,46 104,27 108,70
(Nguồn: Báo cáo thống kê qua các năm của Phòng Y tế huyện Mang Yang)
Tổng số luợt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế
tại huyện giai đoạn 2013 – 2017 tăng liên tục, năm 2013 số lượt
khám chỉ đạt 48.101 lượt, đếm năm 2017 đã tăng tới 60.368 lượt tức
125.5%.
- Song song với phát triển số lượng các cơ sở y tế mới thì bên
cạnh đó sô giường bệnh tại các cơ sở y tế cũng tăng tương đối. Công
suất sử dụng giường bệnh của các cơ sở y tế tăng liên tục qua các
năm. Tuyến huyện luôn có công suất sử dụng giường bệnh trên
100%, cụ thể năm 2013 đạt 108,01%; tăng đều đến năm 2017 đạt
lên 114,89% gấp 1,01 lần so với năm 2016. Tuyến xã có công suất
sử dụng giường bệnh thấp hơn nhưng cũng tăng liên tục từ 87,34%
năm 2013 lên 93,71% năm 2017.
11
2.2.2. Thực trạng về các nguồn lực trong ngành y tế
a. Thực trạng về nguồn nhân lực
Thực trạng số lượng cán bộ y tế huyện Mang Yang các năm
qua đã có nhiều sự thay đổi. Thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.2. Tình hình số lượng cán bộ y tế tại huyện Mang Yang
ĐVT: Người
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số cán bộ
y tế
145 148 148 150 145
Tốc độ phát
triển(%)
- 102.07 100 102.07 96.67
Số bác sĩ/ vạn
dân
3,08 3,68 3,92 4,01 3,88
Số cán bộ y
tế/vạn dân
24,89 24,74 23,58 23,15 21,68
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng Y tế huyện Mang Yang)
Trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, số lượng nguồn nhân
lực y tế của huyện có những biến động, nguồn nhân lực năm 2014
tăng 102,0% nhưng sang năm 2017 thì giảm xuống còn 96.67%.
Nguyên nhân do có nhiều cán bộ y bác sĩ xin chuyển công tác sang
các tỉnh khác lân cận hoặc chuyển sang các cơ sở y tế tư nhân với
chế độ lương cao hơn với chế độ y tế công lập tại huyện. Đây là
một điều tất yếu của cơ chế thị trường và công tác xã hội hoá y tế.
b. Thực trạng về nguồn lực cơ sở vật chất, trang thiết bị y
tế
12
Cơ sở vật chất trang thiết bị và cơ sở hạ tầng y tế của huyện
trong những năm qua được tăng cường và đầu tư theo hướng hiện đại
hóa và chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu của từng tuyến điều trị.
Bệnh viện ở trung tâm y tế huyệnđã được nâng cấp, cải tạo và xây
mới. Mạng lưới trạm y tế tuyến xã chưa được đầu tư nhiều.
c. Thực trạng về nguồn lực tài chính
Kinh phí cho y tế giai đoạn 2012-2016 chủ yếu từ NSNN
(chiếm 87,4%) nguồn kinh phí thu từ hoạt động dịch vụ của các đơn
vị y tế như thu BHYT, Viện phí, lệ phí khác chiếm tỷ lệ thấp
(19,1%). Ngoài ra, còn có nguồn viện trợ quốc tế thông qua các dự
án (chiếm 6,5%). Vì là một huyện mới thành lập và còn nghèo nàn
nên Mang Yang nhận được nhiều chương trình hỗ trợ y tế của nước
ngoài giúp nâng cao được chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân
– đặc biệt là người nghèo và đông bào dân tộc thiểu số.
2.2.3. Thực trạng về chất lƣợng dịch vụ y tế
Năng lực chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc được cải
thiện, công tác giáo dục, trao đổi y đức được chú trọng thường
xuyên đã giúp cho chất lượng khám, chữa bệnh tại các tuyến không
ngừng được nâng cao. Nhiều loại bệnh đã được chẩn đoán chính
xác và điều trị kịp thời. Thời gian điều trị trung bình cho người
bệnh cũng đã được rút ngắn dần
Thời gian điều trị bệnh nội trú của các cơ sở y tế huyện
được thể diện qua bảng sau:
13
Bảng 2.3. Thực trạng về ngày điều trị bệnh nội trú ở các cơ
sở y tế huyện Mang Yang thời gian qua
ĐVT: ngày
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số 31.994 32.017 33.899 34.167 35.090
+ Tuyến huyện 19.191 19.110 21.695 22.178 22.942
+ Tuyến xã 12.803 12.807 12.204 11.989 12.148
Tốc độ tăng % - 115,70 106,87 100,79 102,7
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng Y tế huyện Mang Yang)
Nhìn vào số liệu ở bảng 2.15 ta thấy, tổng số ngày điều trị
bệnh nội trú ở các cơ sở y tế trong địa bàn huyện ngày có xu hướng
tăng nhẹ qua các năm, năm 2013 là 31.994 ngày điều trị, thì đến
năm 2017 tăng lên 35,090 ngày. Việc tăng số ngày điều trị qua các
năm thể hiện chất lượng dịch vụ y tế công lập của địa phương phát
triển đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
- Công tác chuẩn đoán của các cơ sở y tế huyện thời gian
qua ngày càng được nâng cao. Cụ thể, năm 2013 thực hiện được
626 ca phẫu thuật sau đó tăng liên tục tới năm 2017 đạt 1.151 ca
tức tăng 1,8 lần so với năm 2013. Điều này tạo niềm tin rất lớn cho
người dân về chất lượng y tế khi đến khám và chữa bệnh.
2.2.4. Thực trạng về mạng lƣới cung cấp dịch vụ y tế
a. Mạng lưới y tế tuyến huyện
Hiện nay tuyến huyện gồm: 1 Phòng Y tế, 1 Bệnh viện Đa
Khoa (BVĐK), 1 Trung tâm Y tế trung tâm (TTYT) và 1 Trung tâm
Y tế dự phòng (TTYTDP). Trong những năm gần đây, BVĐK
huyện vẫn đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp, nhưng do nguồn vốn
hạn hẹp nên BVĐK huyện vẫn trong tình trạng xuống cấp và thiếu
14
cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ. Đơn vị YTDP tuyến huyện:
hầu hết chưa được đầu tư theo quy mô quy định của Bộ Y tế, diện
tích đất rất rộng nhưng mới chỉ xây dựng được khối nhà làm việc
chính, các công trình phụ trợ vẫn chưa đủ điều kiện vật chất để đầu
tư xây dựng theo quy định.
b. Mạng lưới y tế tuyến xã
Tính đến năm 2017, toàn huyện có 11 xã và 100% xã có trạm y
tế. Các trạm y tế xã cơ bản đáp ứng được việc triển khai chăm sóc
bảo vệ sức khỏe nhân dân tại xã, song một số trạm chưa đủ diện
tích và cơ cấu phòng chức năng theo quy định chuẩn Quốc gia về y
tế xã. Mặt khác qua thời gian một số trạm y tế xã đã xuống cấp, có
01 trạm y tế xã bị sạt lở do lũ đã không còn hoạt động được mà
phải sử dụng nhà tạm để hoạt động.
2.2.5. Thực trạng về phát triển dịch vụ y tế mới
Hiện nay huyện Mang Yang đã phát triển kỹ thuật DVYT mới
ngoại khoa và thực hiện chuyển giao kỹ thuật mới ngoại khoa về
tuyến dưới các cơ sở y tế, làm chủ được những kỹ thuật ngoại khoa
thông thường: Các phẫu thuật nội soi ổ bụng, nội soi khớp; Mổ nội
soi tai mũi họng, mổ nội soi viêm ruột thừa, u xơ tuyến tiền liệt, mổ
chấn thương; Chụp CT, điện tim gắng sức
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ Y TẾ TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN MANG YANG
2.3.1. Thành công đạt đƣợc
- DVYT ngày càng mở rộng quy mô và số lượng để tiếp
cận tới nhiều người dân có nhu cầu KCB trên địa bàn huyện.
DVYT ngày càng đa dạng, bước đầu đã áp dụng một số kỹ thuật
chuyên môn hiện đại tại các cơ sở y tế.
15
- Đội ngũ cán bộ y tế của huyện đa số được rèn luyện, thử
thách trong quá trình hoạt động của ngành y tế, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình công tác; kiến thức,
trình độ chuyên môn về các mặt và năng lực lãnh đạo, tổ chức hoạt
động phòng chống dịch bệnh và KCB từng bước được nâng cao.
- Nhờ những cải thiện trong chất lượng lượng DVYT như
cải thiện trình độ KCB, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao thái độ phục
vụ của nhân viên y tế và cải tiến quy trình KCB ngày càng nâng cao
uy tín của các cơ sở y tế huyện Mang Yang trong con mắt người
dân.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Phát triển y tế cũng bị ảnh hưởng trước thực trạng: môi
trường sống ô nhiễm; một số bệnh nghề nghiệp, bệnh do tệ nạn xã
hội và lối sống hiện đại ngày càng có xu hướng tăng và chưa có
biện pháp kiểm soát hiệu quà.
- Y tế huyện chưa được nhận đầu tư xứng đáng.
- Cơ cấu đầu tư từ ngân sách cho y tế còn chưa hợp lý.
Nguồn đầu tư cho hệ thống y tế dự phòng còn hạn chế..
- Chính sách đãi ngộ cho cán bộ y tế chưa thu hút được
nhiều bác sĩ chính qui có chuyên môn về công tác tại địa bàn.
- Tầm quan trọng và vai trò của công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân chưa thực sự được các cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là
ở cơ sở nhận thức đầy đủ.
- Tâm lý bệnh nhân luôn muốn điều trị ở những bệnh viện
lớn.
- Hiệu quả đầu tư trong nghiên cứu khoa học rất thấp,
nguồn vốn đầu tư dàn trải không tập trung.
16
- Công tác bảo hành bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y
tế còn chưa thực sự được quan tâm.
- Hệ thống y tế còn lạc hậu, các cơ sở y tế công lập chưa
phát huy được tính chủ động, sáng tạo, chưa nhạy bén và phù hợp
với cơ chế thị trường
- Sự quản lý, chỉ đạo của Sở Y tế chưa quyết liệt, còn để
tồn tại một số đơn vị yếu kém; công tác thanh tra, kiểm tra chưa
được tiến hành thường xuyên; năng lực Phòng Y tế huyện hạn chế
chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trên địa bàn; công tác
kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện
nhiệm vụ chưa được tiến hành thường xuyên và liên tục.
- Công tác thông tin, giáo dục, thay đổi hành vi sức khỏe
chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu chiều sâu; một số dịch vụ y tế
chưa được tiếp cận thường xuyên đối với người dân ở vùng sâu,
vùng xa.
17
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TẠI
HUYỆN MANG YANG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển
dịch vụ y tế trên địa bàn
a. Quan điểm phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn huyện
Mang Yang
b. Mục tiêu phát triển dịch vụ y tế của huyện Mang Yang
thời gian tới
- Không để các dịch bệnh lớn, nghiêm trọng xảy ra, giảm tối đa
tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do dịch bệnh; nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, góp phần cải thiện chất
lượng cuộc sống cho người dân.
- Trong những năm tới, huyện sẽ triển khai có hiệu quả các
chương trình y tế quốc gia nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tỉnh.
c. Phương hướng phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn huyện
Mang Yang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- Đối với Công tác cải cách hành chính và công nghệ thông tin.
- Đôi với công tác phòng chống dịch.
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
- Công tác xa hội hoá các hoạt động y tế.
3.1.2. Dự báo nhu cầu phát triển dịch vụ y tế huyện Mang
Yang đến năm 2025
a. Dự báo quy mô dân số và quy mô dịch vụ y tế
18
Dân số tiếp tục tăng trong 10 năm tới, xu hướng gia tăng với tốc
độ như hiện nay, dự báo dân số toàn huyện sẽ là 299.156 người vào
năm 2025.
b. Dự báo nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
nhân dân
- Kinh tế xã hội phát triển
- Tâm lý của người bệnh
- Tỷ lệ người tham gia BHYT
- Tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm
- Chính sách chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, vùng sâu,
vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số
- Các chỉ số sức khoẻ của Việt Nam
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.2.1. Tăng quy mô dịch vụ y tế
- Đa dạng hoá các loại hình DVYT và đẩy mạnh công tác chăm
sóc sức khoẻ ban đầu là một trong những biện pháp cần thiết giúp
mở rộng quy mô DVYT hiệu quả. Để thực hiện được mục tiêu trên
cần: Tăng cường khả năng cung cấp DVYT cơ bản; Thực hiện lộ
trình tiến tới BHYT toàn dân.
- Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng, tăng thêm
giường bệnh cho các cơ sở y tế. Khẩn trương triển khai các dự án
nâng cấp bệnh viện huyện, trung tâm y tế dự phòng huyện và các
trạm y tế xã.
- Đẩy mạnh kết hợp giữa y học hiện đại (YHHĐ) với y học cổ
truyền (YHCT). Việc khai thác thêm lĩnh vực y học cổ truyền tại địa
phương sẽ giúp tăng quy mô KCB, thu hút nhiều người dân đến sử
dụng DVYT tại các cơ sở y tế.
19
3.2.2. Tăng cƣờng phát triển nguồn lực trong ngành y tế
a. Nguồn nhân lực ngành y tế
- Giải pháp nâng cao chất lượng đầu vào nguồn nhân lực y
tế: Nâng cao chất lượng công tác xác định nhu cầu đào tạo của
CBYT; Xác định nhu cầu đào tạo tại từng cơ sở y tế một cách khách
quan, phản ánh đúng nguyện vọng của CBYT; Xem xét toàn bộ kế
hoạch nhân lực y tế của đơn vị trong năm đó cũng như những dự
kiến nhân sự trong những năm tiếp theo, từ đó tiến hành lựa chọn đối
tượng đào tạo một cách hợp lý.
- Các giải pháp sử dụng nguồn nhân lực y tế hiện có
+ Thứ nhất, Cơ cấu lại đội ngũ CBYT giữa các tuyến cho hợp
lý.
+ Thứ hai, Nâng cao năng lực của đội ngũ CBYT.
- Giải pháp tác động vào đầu ra nguồn nhân lực y tế: Hạn
chế tình trạng CBYT di cư ra khỏi huyện sang các tỉnh, thành phố
khác hay nói cách khác là thu hút CBYT di cư vào huyện; Khắc phục
tình trạng CBYT giảm giờ làm do nhiều nguyên nhân ; Có chính
sách quản lý về hưu một cách chính xác để có thể tuyển dụng trở lại
vào nguồn nhân lực khi cần thiết cùng với các chính sách về lương
bổng, trợ cấpĐồng thời, sự chuyển giao trách nhiệm, kiến thức và
tay nghề cho lớp CBYT trẻ hơn cũng cần được hoạch định trước để
tránh tình trạng hụt hẫng khi một CBYT có kinh nghiệm về hưu.
b. Nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị y tế
- Quyết định nâng cấp, mở rộng các hạng mục: công trình
chính, công trình phụ, tường rào - cổng ngõ, sân vườn, đường nội bộ,
quét vôi, sơn cửa.. để đảm bảo đạt chuẩn quốc gia.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về TTBYT
- Đầu tư trang thiết bị y tế
20
- Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành TTBT
- Khuyến khích nghiên cứu khoa học TTBYT
c. Nguồn lực tài chính y tế
Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển y tế. Huyện
Mang Yang có thể huy động vốn đầu tư để phát triển y tế từ các
nguồn sau đây: Nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn nhân dân
đóng góp, dịch vụ bảo hiểm y tế, phát triển hệ thống y tế ngoài công
lập, nguồn vốn viện trợ, vay nợ, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư
của khu vực tư nhân
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế
Có nhiều giải pháp khác nhau nhằm đảm bảo và tăng chất lượng
DVYT. Theo tổ chức Y tế thế giới xây dựng khung pháp lý và quản
lý, đánh giá chất lượng từ bên ngoài là một trong nhóm giải pháp
đảm bảo và nâng cao chất lượng DVYT. Bốn nhóm giải pháp bao
gồm:
a. Khung pháp lý: Xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, thể
hiện sự tôn trọng quyền của người bệnh.
b. Theo dõi, đo lường, chất lượng: Các cơ sở y tế trong huyện
Mang Yang phải có hình thức cơ chế cho người bệnh, sử dụng
DVYT tham gia quá trình thực hiện và đánh giá các DVYT. Ngoài
ra, có các giải pháp giám sát và đo lường các thông tin, trải nghiệm
lâm sàng trong sử dụng dịch vụ từ phía người bệnh.
c. Bảo đảm và nâng cao chất lượng và an toàn dịch vụ KCB
cho toàn bộ hệ thống cung ứng DVYT: Có nhiều hình thức khác
nhau nhằm các mục tiêu cụ thể về chất lượng dịch vụ y tế. Các hình
thức được phân chia theo các tiêu chí khác nhau như: Khuyến khích
tài chính, khuyến khích phi tài chính; khuyến khích trực tiếp, khuyến
khích gián tiếp.
21
d. Phát huy vai trò của cộng đồng và của người bệnh trong cải
thiện chất lượng DVYT: Huyện phải xây dựng hành lang pháp lý
phù hợp, thể hiện sự tôn trọng quyền của người bệnh (quyền tiếp cận
thông tin, cùng tham gia các quyết định chuyên môn...). Bên cạnh đó,
có các hình thức, cơ chế cho người bệnh, người sử dụng DVYT tham
gia vào quá trình thực hiện và đánh giá các DVYT.
e. Phương thức chi trả gắn liền chất lượng DVYT: Cập nhật
giá dịch vụ cho toàn bộ danh mục DVYT trên cơ sở thông tin đầy đủ
về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_phat_trien_dich_vu_y_te_tai_dia_ban_huyen_m.pdf