Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Từ thực tế công tác triển khai các dự án nhà ở xã
hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh những năm gần đây, tìm ra những vấn đề khó
khăn, bất cập qua đó đề xuất các giải pháp phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nhà ở xã hội trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh3
- Thống kê, đánh giá thực trạng phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh đến 2020.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Công tác phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Thời gian: Các nội dung nghiên cứu thực trang tập trung trong giai đoạn
2009-2014. Các kiến nghị, giải pháp định hướng đến 2020,
13 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
NGUYỄN VĂN BÌNH
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - Năm 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
NGUYỄN VĂN BÌNH
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN KIM HÀO
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. TRẦN KIM HÀO
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG
Hà Nội - Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin trong luận văn là do tôi thu thập, tìm hiểu, phân tích và phản
ánh một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế.
Trong luận văn này có sử dụng các tài liệu, số liệu tại các nguồn tạp
chí, báo, công trình nghiên cứu, báo cáo tình hình triển khai công tác phát
triển nhà ở xã hội của Sở xây dựng tỉnh Bắc Ninh và các giáo trình, tài liệu
liên quan trong quá trình học tập, nghiên cứu tại khóa 21, cao học, quản lý
kinh tế - Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Học viên
Nguyễn Văn Bình
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng dẫn
TS. Trần Kim Hào đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi vê chuyên môn,
truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các
thầy cô giáo của khoa Kinh tế chính trị, trường Đại học kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập cũng như nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng xin chân trọng cảm ơn Sở xây dựng tỉnh Bắc Ninh đã cung
cấp số liệu, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên
Nguyễn Văn Bình
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1. Công ty CP Công ty Cổ phần
2. CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
3. DN Doanh nghiệp
4. KT-XH Kinh tế - xã hội
5. KCN Khu công nghiệp
6. KCX Khu chế xuất
7. NOXH Nhà ở xã hội
8. QLNN Quản lý nhà nước
9. TP Thành phố
10. TW Trung ương
11. TNHH Trách nhiệm hữu hạn
12. UBND Ủy ban nhân dân
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống xã hội, cải thiện chỗ ở là một trong những yêu cầu
thiết yếu nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Có chỗ ở thích hợp và an toàn
là một quyền cơ bản của con người, là nguyện vọng chính đáng của mỗi hộ
gia đình, là điều kiện đầu tiên để phát triển nguồn lực phục vụ cho sự phát
triển đất nước.
Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Bắc thủ đô Hà Nội - Trung
tâm xứ kinh Bắc cổ xưa, có truyền thống văn hóa lâu đời, đất đai trù phú và
hệ thống giao thông thuận lợi nằm trong vùng kinh tế động lực tam giác tăng
trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với lợi thế thuận lợi, Bắc Ninh đã
và đang phát huy hiệu quả trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội theo hướng CNH, HĐH. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Bắc
Ninh giai đoạn 2001-2015 được xác định: “Đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển
kinh tế xã hội với nhịp độ cao, hiệu qủa, bền vững, khai thác mọi nguồn lực
và khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phấn đấu đến
năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp”. Bắc Ninh đang thu hút
hàng vạn cán bộ, công nhân, học sinh ngoại tỉnh đến lao động, học tập tại các
KCN tập trung và hệ thống trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm
trong việc giải quyết nhà ở của nhân dân ở cả khu vực đô thị và nông thôn.
Trong công tác quản lý và phát triển nhà ở đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý và phát triển nhà ở đã và đang xuất
hiện nhiều vấn đề bức xúc. Quỹ nhà ở đô thị tuy có sự gia tăng đáng kể nhưng
nhà ở dành cho các đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và người lao
2
động tại các khu công nghiệp tập trung chưa được quan tâm đúng mức. Xu
thế xây dựng nhà ở với giá thành cao để bán cho một bộ phận có thu nhập cao
đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư. Yếu tố xã hội của lĩnh
vực nhà ở bị lấn át bởi cơ chế kinh doanh thương mại. Giải quyết nhà ở cho
các đối tượng chính sách nói chung và các đối tượng thu nhập thấp tại khu
vực đô thị, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh sinh viên, công nhân làm việc tại
các khu công nghiệp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay.
Vì vậy, phát triển nhà ở xã hội giải quyết nhu cầu về nhà ở đối với
người thu nhập thấp, công nhân, người lao động và học sinh sinh viên là rất
cần thiết hiện nay để đảm bảo an sinh xã hội, để người lao động thực sự yên
tâm, gắn bó với nghề, cùng doanh nghiệp phát triển bền vững.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển nhà ở xã hội
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Đề tài trên là phù hợp với chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý
kinh tế mà tôi đã học tại Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là:
- Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cần phải làm gì để phát triển nhà ở xã
hội?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Từ thực tế công tác triển khai các dự án nhà ở xã
hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh những năm gần đây, tìm ra những vấn đề khó
khăn, bất cập qua đó đề xuất các giải pháp phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nhà ở xã hội trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh
3
- Thống kê, đánh giá thực trạng phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh đến 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Công tác phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Thời gian: Các nội dung nghiên cứu thực trang tập trung trong giai đoạn
2009-2014. Các kiến nghị, giải pháp định hướng đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được trình bày trong 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận về phát
triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Đánh giá thực trạng phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh
Chương 4. Mục tiêu và các giải pháp nhằm phát triển nhà ở xã hội trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tổ chức Trung ương , 2008. Đề án về chính sách nhà ở cho cán
bộ, công chức năm 2008.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính , 2002. Thông tư 20/2002/TT-BTC về Hướng dẫn
thi hành Nghị định 71/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ
về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê tháng 2/2002.
3. Bộ Xây dựng , 2008. Báo cáo số liệu về nhà ở xã hội của thành phố Hà
Nội gửi Bộ Xây dựng tháng 1/2008
4. Bộ Xây dựng ,2009. Đề án chương trình đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
giai đoạn 2009 – 2015 về Xây dựng cơ chế thí điểm đầu tư xây dựng công
trình hạ tầng nhà ở xã hội 2009.
5. Bộ trưởng Bộ Xây dựng 2006. Thông tư 05/2006/TT-BXD về hướng
dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 6
tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà
ở tháng 11/2006.
6. Bộ Xây dựng 2013. Thông tư số 02/2013/TT-BXD về hướng dẫn
việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây
dựng khu đô thị và chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc
công trình dịch vụ.
7. Bộ Xây dựng, Thông tư số 07/2013/TT-BXD về hướng dẫn việc xác
định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQCP
ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ,
8. Chính phủ 1994. Nghị định số 61/CP về mua bán và kinh doanh nhà ở,
Hà Nội.
9. Chính phủ, Nghị định 71/2010/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn
5
thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội
10. Chính phủ, Nghị định 188/2013/NĐ-CP về Phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
11. Nguyễn Ngọc Điện 2009. “Nhà ở xã hội Kinh nghiệm của các
nước phát triển”, Tạp chí Xây dựng, xuất bản năm 2010.
12. Nguyễn Mạnh Hà 2008. “Phát triển nhà ở xã hội một chính sách an sinh
xã hội”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, xuất bản năm 2008.
13. Phạm Sỹ Liêm 2007. “Cần có chính sách nhà ở xã hội hoàn chỉnh”, Tạp
chí Người xây dựng, xuất bản năm 2007.
14. Phạm Sỹ Liêm 2009. “Tìm hiểu chính sách nhà ở các nước”, Tạp chí
Người xây dựng, xuất bản năm 2009.
15. Phạm Sỹ Liêm 2009. “Phát triển nhà ở xã hội và chính sách kích
cầu”, Tạp chí Nhà quản lý, xuất bản năm 2009.
16. Lê Quân, Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp ở đô thị, Đại học Kiến
trúc Hà Nội.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003. Luật đất
đai 13/2003/QH11 tháng 11/2003.
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật nhà ở
số 56/2005/QH11 tháng 11/2005.
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ,2014. “Luật nhà ở
số 65/2014/QH13.
20. UBND tỉnh Bắc Ninh, 2011. Quyết định số 78/2011/QĐ-UBND ngày
8/7/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Đề án phát triển nhà ở xã hội
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
21. UBND tỉnh Bắc Ninh , 2015. Báo cáo số 1308/BC-SXD tháng 6 năm 2015 về
tình hình triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
22. UBND tỉnh Bắc Ninh, 2014.Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2014.
6
23. Phạm Thái Sơn , 2014. Nhà ở xã hội tại Việt Nam: quan niệm, chính sách
và thực tiễn.
24. Đinh Trọng Thắng, 2012. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW. Cơ sở lý
luận và thực tiễn phát triển các kênh huy động vốn đầu tư nhà ở đô thị Việt
Nam. Luận án tiến sỹ 2012.
25. Nguyễn Thị Hằng , 2013. Đại học Quốc gia Hà Nội. Giải pháp tài chính
phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở Việt Nam . Luận văn thạc sỹ 2013.
26. Huỳnh Nguyên Dạ Quyên , 2011. Giải pháp phát triển nhà ở xã hội ở
Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
27. Nguyễn Khắc Trà ,2009. Các giải pháp về vốn để xây dựng và phát triển
nhà ở đô thị ở Việt Nam hiện nay, Luận án phó tiến sĩ khoa học Kinh tế, 2009.
28. Mai Hồng Thuận ,2014. Chính sách phát triển Nhà ở xã hội tại Hà Nội.
Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội 2014.
Các website:
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_phat_trien_nha_o_xa_hoi_tren_dia_ban_tinh_b.pdf