Tóm tắt Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cưm’gar, tỉnh Đăk Lắk

Các nguyên nhân khách quan: Chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung

hạn hoặc ít nhất là ngân sách nhiều năm; Quy định về phạm vi chi NSNN chưa cụ

thể; Các hướng dẫn và đánh giá truớc, trong và sau chi NSNN còn lỏng lẻo; Các

quy định về thanh tra, kiểm tra, quyết toán công khai ngân sách chưa đầy đủ, kịp

thời.

Các nguyên nhân chủ quan của địa phương: Chưa dự trù được nguồn lực

dành cho khu vực công; Áp dụng cứng nhắc mô hình lập ngân sách truyền thống;

Hệ thống định mức trên cơ sở phân chia ngân sách cho các ngành, lĩnh vực, không

dựa trên đánh giá khách quan về chức năng, nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu của từng

ngành, lĩnh vực trong mỗi thời kỳ cũng như thay đổi về vai trò của Nhà nước trong

mỗi lĩnh vực; Năng lực, trình độ quản lý, điều hành NSNN từ cơ quan quản lý về

mặt hành chính đến các đơn vị sử dụng NSNN còn nhiều bất cập, hạn chế.

pdf25 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cưm’gar, tỉnh Đăk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương, 9 tiết: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước huyện CưM’Gar, tỉnh Đăk Lăk Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước huyện CưM’Gar, tỉnh Đăk Lăk Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1.1. Ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Luật NSNN được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt nam khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002 đã xác định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN có thể hiểu là một kế hoạch tài chính quốc gia bao gồm chủ yếu các khoản thu và chi của Nhà nước được mô tả dưới hình thức cân đối bằng giá trị tiền tệ. Phần thu thể hiện các nguồn tài chính được huy động vào NSNN; phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã huy động được để thực hiện mục tiêu KT-XH. NSNN được 7 lập và thực hiện cho một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc hội phê chuẩn thông qua. 1.1.1.2. Chi ngân sách nhà nước a. Khái niệm Chi NSNN là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan gắn liền với sự tồn tại của Nhà nước. Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí của bộ máy QLNN và thực hiện các chức năng KT-XH mà Nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định. Tóm lại, chi NSNN thực hiện vai trò của nhà nước, là công cụ để nhà nước điều hành nền kinh tế theo mục đích của mình, góp phần thúc đẩy kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hội và khắc phục các khiếm khuyết của thị trường. b. Nội dung chi NSNN * Chi thường xuyên Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý KT-XH. Cùng với quá trình phát triển KT-XH các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước ngày càng gia tăng, do đó đã làm phong phú nội dung chi thường xuyên của NSNN. * Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển được thực hiện chủ yếu từ ngân sách trung ương và một bộ phận ngân sách địa phương. Chi đầu tư phát triển là quá trình Nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu của NSNN để đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất và để dự trữ vật tư hàng hóa, nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. 8 c. Vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường Các nền kinh tế thị trường hiện đại đều khẳng định chi NSNN không chỉ cung cấp tài chính cho bộ máy nhà nước hoạt động và thực hiện chức năng cai trị của mình. Chi NSNN còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển cân đối giữa các vùng, lãnh thổ, ngành kinh tế, điều tiết thị trường, xóa đói giảm nghèo, cung ứng những hàng hóa công mà ở đó chính khu vực kinh tế tư nhân bị thất bại; hay cách khác, kinh tế thị trường đã hình thành rõ ràng quy luật là hàng hóa công và sự cung ứng của nó là thuộc về trách nhiệm tối cao mà chính phủ phải đầu tư thỏa đáng. 1.1.1.3. Chi ngân sách nhà nước cấp huyện a. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện Tất cả mọi lĩnh vực của hoạt động kinh tế xã hội đều phải có vai trò của con người tác động vào. Những tác động mang tính chủ quan đó gọi là quản lý. Nói cách khác, quản lý thực chất là việc thiết lập và tổ chức thực hiện hệ thống các phương pháp và biện pháp, tác động một cách có chủ định tới các đối tượng quan tâm nhằm đạt được kết quả nhất định. Quản lý chi NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước. d. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước - Các nhân tố khách quan + Điều kiện tự nhiên + Điều kiện kinh tế - xã hội + Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi NSNN. + Khả năng về nguồn lực tài chính công - Các nhân tố chủ quan 9 Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN, tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cũng như quy trình nghiệp vụ, công nghệ quản lý chi NSNN. 1.1.2. Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước - Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước Chi NSNN được quản lý bằng pháp luật và theo dự toán. Bằng cách này Nhà nước và các cơ quan chức năng đưa ra cơ chế quản lý, điều hành chi NSNN đúng luật, đảm bảo hiệu quả và công khai, minh bạch. - Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện Thứ nhất, cấp huyện là một cấp hành chính rất quan trọng trong hệ thống hành chính ở nước ta hiện nay với những chức năng nhiệm vụ được quy định trong luật tổ chức HĐND và UBND các cấp, tuy nhiên cấp này chỉ mang tính độc lập tương đối, chịu sự lãnh đạo toàn diện của tỉnh. Thứ hai, theo luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể để đảm bảo hoàn thành chức năng nhiệm vụ của cấp huyện. Tuy nhiên ngân sách huyện có tự cân đối chủ động trong điều hành được hay không phần lớn phụ thuộc vào ý chí của HĐND, UBND tỉnh. Thứ ba, do không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ về thu, chi ngân sách nên nội dung thu, chi của NS do tỉnh (cụ thể là HĐND &UBND tỉnh) quyết định, do đó trong thực tiễn hay phát sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương cũng như những nhiệm vụ chi được giao thêm với cân đối ngân sách đã được ổn định Thứ tư, cũng vì những đặc điểm trên có thể thấy quy mô ngân sách huyện thường không ổn định qua các giai đoạn. 10 1.1.3. Ý nghĩa và vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện Thứ nhất, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả. Thứ hai, thông qua quản lý các dự án đầu tư phát triển nhằm phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Thứ ba, quản lý chi NSNN có vai trò điều tiết giá cả, chống suy thoái và chống lạm phát. Thứ tư, để duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế, Nhà nước sử dụng công cụ chi ngân sách. 1.2. NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG, TỔ CHỨC BỘ MÁY, PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.2.1. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước Thứ nhất, tập trung thống nhất Thứ hai, tính kỷ luật tài chính tổng thể Thứ ba, tính có thể dự báo được Thứ tư, tính minh bạch, công khai trong cả quy trình từ khâu lập, tổ chức thực hiện, quyết toán, báo cáo và kiểm toán Thứ năm, đảm bảo bảo cân đối, ổn định tài chính, ngân sách Thứ sáu, chi NSNN phải gắn chặt với chính sách kinh tế, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế trung và dài hạn Thứ bảy, chi NSNN phải cân đối hài hòa giữa các ngành với nhau, giữa trung ương và địa phương, kết hợp giải quyết ưu tiên chiến lược trong từng thời kỳ 1.2.2. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước Nội dung quản lý chi NSNN chủ yếu gồm ba khâu: + Lập dự toán chi ngân sách (chuẩn bị ngân sách) 11 + Quản lý chấp hành, thực hiện dự toán chi ngân sách (thực thi ngân sách) + Quản lý quyết toán chi ngân sách Bên cạnh chu trình quản lý trên, quản lý chi NSNN còn bao gồm cả kiểm toán và đánh giá hiệu quả chi NSNN, quản lý việc công khai, minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ quan cấp phát, sử dụng ngân sách. 1.2.3.1. Lập dự toán chi ngân sách Trong quản lý chi ngân sách nhất thiết phải có định mức cho từng nhóm mục chi hay cho mỗi đối tượng cụ thể. - Xây dựng định mức chi - Chuẩn bị ngân sách 1.2.3.2. Quản lý việc chấp hành, thực hiện dự toán chi ngân sách - Kiểm soát chi tiêu - Thực hiện ngân sách 1.2.3.3. Quản lý quyết toán chi ngân sách Hệ thống báo cáo quyết toán chi ngân sách phải được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người sử dụng khác nhau (ví dụ cơ quan lập pháp, các nhà quản lý ngân sách, các nhà hoạch định chính sách, v. v). 1.2.3.4. Kiểm toán và đánh giá hiệu quả chi NSNN Kiểm tra việc quản lý (hay còn gọi là “kiểm soát nội bộ”) là các chính sách hay quy trình hợp lý do nhân viên quản lý của một đơn vị đưa ra nhằm đảm bảo đơn vị đó hoạt động đúng và hiệu quả. Có nhiều hình thức kiểm soát quản lý. Quản lý nội bộ là trách nhiệm cơ bản của mọi nhà quản lý. Để đảm bảo hiệu quả, hệ thống quản lý nội bộ cần nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ phía lãnh đạo đơn vị. Khi hệ thống quản lý phát hiện các vi phạm, cần có các biện pháp khắc phục hiệu quả và kịp thời. 12 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương Theo Hiến pháp, quản lý chung về tài chính trên phạm vi cả nước thuộc Quốc Hội và Chính Phủ, ở địa phương là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, còn quản lý các hoạt động nghiệp vụ tài chính là trách nhiệm của bộ máy tổ chức các cơ quan tài chính (Sở tài chính ở cấp tỉnh, phòng tài chính cấp huyện và ban tài chính xã), các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành (Kho bạc nhà nước các cấp) thực hiện toàn bộ công tác quản lý tài chính công nói chung, quản lý về chi NSNN nói riêng. 1.2.4. Phương thức quản lý chi ngân sách nhà nước Phương thức quản lý chi NSNN được hiểu là tổng hợp tất cả các cách thức, biện pháp được áp dụng để quản lý chi NSNN theo một quy trình thống nhất nhằm đạt được các mục tiêu chi NSNN đã định. Như vậy, phương thức quản lý chi NSNN bao gồm mục tiêu chi NSNN và quy trình thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu đã định. 1.2.4.1. Quản lý ngân sách theo kiểu hành chính, truyền thống Phương thức này còn được gọi là quản lý NSNN theo hạng mục, bắt nguồn từ cơ sở phân bổ nguồn lực công là phân bổ ngân sách cho từng đầu vào cụ thể nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong khu vực công, điển hình là chi lương, chi nguyên vật liệu đầu vào, chi quản lý khác... hàng năm. Do phương thức quản lý trên đây không cho biết ngân sách có được gắn với kế hoạch kinh tế vĩ mô hay không, cũng như tách biệt về không gian và thời gian với các chương trình phát triển kinh tế nên hiện nay ở nhiều nước trên thế giới phương thức quản lý này dần được thay thế bằng phương thức quản lý chi ngân sách mới hiện đại hơn như quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra. 1.2.4.2. Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra Quản lý theo đầu ra là giao cho người cung cấp sản phẩm đầu ra quyền tự chủ trong quản lý để quyết định những đầu vào cần thiết để sản xuất đầu ra. Điều đó 13 đảm bảo cho các thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có được vai trò, vị trí hợp lý trong việc quyết định các yếu tố đầu vào cần có cho hoạt động của đơn vị mình. Quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra là một phương thức quản lý trên cơ sở tập trung vào hiệu quả của các khoản chi ngân sách, kết quả của quá trình hoạt động đằng sau các khoản chi ngân sách Nhà Nước và hiệu lực của kết quả này. 1.2.4.3. Quản lý chi ngân sách theo đầu ra trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn Quản lý ngân sách theo đầu ra yêu cầu phải thay đổi phương thức soạn lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF: Medium-Term Expenditure Framework) nhằm kết nối chính sách, lập kế hoạch và lập ngân sách phù hợp với năng lực của quốc gia. 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 1.3.1. Thành phố Đà Lạt 1.3.2. Thành phố Mỹ Tho 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện CưM’Gar, tỉnh Đăk Lăk 1.3.4.1. Cần có sự nỗ lực kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước 1.3.4.2. Cải cách quản lý chi NSNN 1.3.4.3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình quản lý chi NSNN 1.3.4.4. Thực hiện các cơ chế quản lý chi NSNN theo hướng kết quả đầu ra Tiểu kết chương một Chương 1 đã tập trung tổng hợp các vấn đề lý luận về chi NSNN, đặc biệt chương 1 cũng đã phân tích các phương thức quản lý chi NSNN; kinh nghiệm quản lý chi NSNN của một số địa phương, kinh nghiệm đổi mới quản lý chi NSNN theo 14 kết quả đầu ra và khuôn khổ chi tiêu trung hạn, kinh nghiệm của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, kinh nghiệm của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, từ đó rút ra các bài học đối với huyện CưM’Gar, tỉnh Đăk Lăk. Những luận giải lý luận ở chương 1 đã xác lập cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN của huyện CưM’Gar trong chương 2 cũng như xác định đúng hướng các nội dung và các giải pháp cần tiến hành để có thể hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện CưM’Gar trong chương 3 của luận văn. Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN CƯM’GAR, TỈNH ĐĂK LĂK 2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN CƯM’GAR, TỈNH ĐĂK LĂK GIAI ĐOẠN 2011 – 2016 2.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế 2.1.2. Tổng quan về tình hình xã hội 2.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN CƯM’GAR GIAI ĐOẠN 2011 – 2016 2.2.1. Thực trạng quản lý chi thường xuyên huyện CưM’Gar giai đoạn 2011 – 2016 Chi thường xuyên chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng chi NSNN của huyện CưM’Gar. Từ 2011-2016, tổng chi thường xuyên bình quân là 488,362 tỷ đồng, chiếm 62,24% trong tổng chi ngân sách huyện, chiếm 28,79% trong tổng GDP nội huyện. Giai đoạn từ 2011- 2016 phục vụ cho chủ trương của Đảng và Nhà nước như đổi mới chính sách tiền lương, tăng chi cho giáo dục đào tạo, chi khoa học công nghệ.... Quy mô chi thường xuyên đã có sự gia tăng đáng kể về số tuyệt đối, năm 2011 chi ngân sách đang ở mức 275,056 tỷ đồng đến năm 2016 tăng lên với mức chi là 515,675 tỷ đồng tăng gấp 1,87 lần. 15 Quản lý chi thường xuyên tại huyện CưM’Gar tuân thủ theo chu trình quản lý NSNN do Nhà nước quy định, gồm các giai đoạn: Lập dự toán chi ngân sách, Chấp hành, thực hiện dự toán chi ngân sách và Quyết toán chi ngân sách. 2.2.1.1. Quản lý lập dự toán chi ngân sách thường xuyên giai đoạn 2011- 2016 Công tác lập dự toán chi NSNN thường xuyên trong các đơn vị thụ hưởng NSNN tại huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk được thực hiện theo Luật ngân sách năm 2002, Nghị định 60 của Chính phủ ngày 06/6/2003, Thông tư số 59 ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 60 quy định đối với các khoản chi thường xuyên việc lập dự toán phải tiến hành theo một quy trình từ cơ sở, trên cơ sở dự kiến chi theo mục lục ngân sách... Ở CưM’Gar việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước về cơ bản là tốt. 2.2.1.2. Quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách thường xuyên giai đoạn 2011-2016 Chấp hành dự toán chi thường xuyên trong giai đoạn này tại CưM’gar được quản lý theo chu trình ngân sách hay còn gọi là quản lý chi ngân sách theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn: - Cấp phát các khoản chi thường xuyên - Kiểm soát chi thường xuyên - Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên (nếu có) 2.2.1.3. Quản lý quyết toán chi NS thường xuyên giai đoạn 2011-2016 Quản lý quyết toán chi ngân sách thường xuyên bao gồm hai quá trình, đó là: Tổ chức lập báo cáo quyết toán và phê duyệt quyết toán chi thường xuyên. Công tác quyết toán NSNN ở các cấp trên địa bàn huyện đã được đẩy mạnh. Tuy nhiên, thông qua quyết toán ngân sách cho thấy một vấn đề bất cập xảy ra là số 16 thực chi ngân sách hàng năm luôn có độ chênh so với dự toán đầu năm. Nhìn chung là do công tác dự báo chi là chưa chính xác. Hầu như hàng năm không chỉ số chi mà số thu cũng tăng so với dự kiến. 2.2.2. Thực trạng quản lý chi đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2016 Chi đầu tư phát triển của huyện CưM’Gar chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng chi NSNN trên địa bàn huyện. Cơ cấu chi đầu tư của tỉnh được duy trì ở mức bình quân là 22,7% trong giai đoạn 2011-2016, thấp hơn so với cơ cấu chi đầu tư bình quân của cả tỉnh khoảng 30% thời gian qua. Đầu tư của huyện CưM’Gar trong lĩnh vực XDCB qua việc sử dụng nguồn ngân sách chưa được chú trọng trong đầu tư XDCB và phát triển kinh tế của huyện. 2.2.2.1. Lập và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản Quy trình và thời gian lập, trình, duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN thực hiện theo quy định của Luật NSNN 2.2.2.2. Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư năm Hàng năm, thường vào quý 4, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện CưM’Gar tiến hành rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư. Các khoản vốn đầu tư ở các lĩnh vực phục vụ cho chi đầu tư phát triển hầu như đều được điều chỉnh tăng so với kế hoạch được giao đầu năm. Việc điều chỉnh các khoản chi trên thường được thực hiện vào quý 4 hàng năm, khi nguồn vốn thừa (đối với cân đối ngân sách địa phương) hay các công trình đầu tư XDCB điều chỉnh so với dự toán do trượt giá, tăng hạng mục,... 2.2.2.3. Cấp phát thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợp đồng, bao gồm: Thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành. 17 2.2.2.4. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản Việc quyết toán vốn đầu tư hàng năm và quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quyết toán vốn đầu tư, tuy nhiên vẫn còn những bất cập trong quá trình quyết toán. 2.2.3. Thực trạng kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc nhà nước Hệ thống cơ chế chính sách vẫn chưa đồng bộ; thiếu cơ chế phối hợp, chưa phân định rõ phạm vi, mức độ kiểm soát giữa KBNN với các cơ quan chức năng cũng như vấn đề trách nhiệm giải trình, trách nhiệm hậu quả, các chế tài cụ thể để điều hành NS theo dự toán... 2.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN CƯM’GAR GIAI ĐOẠN 2011-2016 2.3.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý chi tiêu ngân sách Thứ hai, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực Thứ ba, triển khai có hiệu quả các Nghị định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập Thứ tư, cải thiện tính minh bạch chi ngân sách 2.3.2. Hạn chế Thứ nhất, quy trình phân bổ nguồn lực tài chính công: Hiệu lực quản lý thấp; Ít gắn kết giữa kinh phí cấp ra với mục tiêu phải đạt được; Tầm nhìn ngắn hạn và thiếu chủ động; Bất cập ngay từ khâu chuẩn bị xây dựng dự toán; Phân bổ dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp. Thứ hai, kém hiệu quả hoạt động khu vực công Thứ ba, về chi ngân sách địa phương: Vẫn xảy ra tình trạng chi ngoài kế hoạch theo cơ chế xin cho; thiếu chủ động trong việc bố trí sắp xếp điều hành chi 18 theo dự toán được giao và khả năng nguồn thu cho phép, chi không có nguồn đảm bảo dẫn đến tình trạng nợ ngân sách xã ngày càng gia tăng... Thứ tư, trong quản lý vốn đầu tư của Nhà nước: trong thực tế, những quy định đó không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ, vi phạm ở nhiều khâu trong quá trình XDCB... Thứ năm, một số bất cập khác còn tồn tại trong thực hiện các văn bản liên quan. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Các nguyên nhân khách quan: Chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn hoặc ít nhất là ngân sách nhiều năm; Quy định về phạm vi chi NSNN chưa cụ thể; Các hướng dẫn và đánh giá truớc, trong và sau chi NSNN còn lỏng lẻo; Các quy định về thanh tra, kiểm tra, quyết toán công khai ngân sách chưa đầy đủ, kịp thời.... Các nguyên nhân chủ quan của địa phương: Chưa dự trù được nguồn lực dành cho khu vực công; Áp dụng cứng nhắc mô hình lập ngân sách truyền thống; Hệ thống định mức trên cơ sở phân chia ngân sách cho các ngành, lĩnh vực, không dựa trên đánh giá khách quan về chức năng, nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu của từng ngành, lĩnh vực trong mỗi thời kỳ cũng như thay đổi về vai trò của Nhà nước trong mỗi lĩnh vực; Năng lực, trình độ quản lý, điều hành NSNN từ cơ quan quản lý về mặt hành chính đến các đơn vị sử dụng NSNN còn nhiều bất cập, hạn chế... Tiểu kết chương 2 Trong chương này thực trạng trong từng khâu quản lý từ khâu lập dự toán, thực hiện dự toán đến quyết toán ngân sách chi NSNN trên địa bàn huyện CưM’Gar được phân tích, chứng minh bằng các số liệu cụ thể từ đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu nhất trong từng khâu quản lý. Luận văn cũng đã tìm ra một số nguyên nhân của những hạn chế gồm: Các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân của huyện. 19 Các nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ những quy định của các văn bản pháp luật, việc điều hành, chỉ đạo từ trung ương. Các nguyên nhân chủ quan của địa phương gồm: Chưa dự trù được nguồn lực dành cho khu vực công, áp dụng cứng nhắc mô hình lập ngân sách truyền thống, hệ thống định mức trên cơ sở phân chia ngân sách cho các ngành, lĩnh vực chưa phù hợp. Những nghiên cứu thực tiễn quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện CưM’Gar được thực hiện ở chương 2 là một trong những cơ sở thực tiễn tạo điều kiện tốt cho những nghiên cứu và đề xuất giải pháp ở chương 3. CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN CƯM’GAR, TỈNH ĐĂK LĂK 3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN CƯM’GAR, TỈNH ĐĂK LĂK 3.1.1. Bối cảnh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện CưM’Gar đến năm 2020 Huyện CưM’Gar là một huyện có địa bàn rộng và phức tạp, phía Đông giáp với huyện Krông Buk, phía Tây giáp huyện Buôn Đôn, phía Nam giáp TP.Buôn Ma Thuột, phía Bắc giáp huyện EaH’Leo và Krông Buk. Với diện tích đất tự nhiên 82.450 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 62.306 ha, đất lâm nghiệp 11.716 ha, đất nuôi trồng thủy sản 228 ha, đất phi nông nghiệp 8.132 ha, đất chưa sử dụng 68 ha. Tổng dân số 174.760 người, trong đó dân tộc thiểu số 83.884 người chiếm 47,99% (đồng bào dân tộc tại chỗ 64.661 người chiếm 36,99%) dân số toàn huyện. 3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước huyện CưM’Gar, tỉnh Đăk Lăk Để hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện CưM’Gar, tỉnh Đăk Lăk thời gian tới là khắc phục những nhược điểm hiện nay và từng bước hướng tới việc quản lý nguồn lực tài chính theo các chuẩn mực hiện đại. Quản lý chi NSNN trước hết phải nhằm thiết lập và duy trì được kỷ luật tài khóa chặt chẽ. Cần phải cải cách 20 cơ bản công tác phân tích, dự báo tổng nguồn lực dành cho khu vực công. Trên cơ sở giới hạn tổng nguồn lực, quản lý chi phải kiểm soát được tổng nhu cầu trong phạm vi nguồn lực cho phép. 3.1.3. Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước huyện CưM’Gar, tỉnh Đăk Lăk Một là, quản lý chi NSNN địa phương phải đảm bảo kinh phí kịp thời cho huyện thực hiện các nhiệm vụ của mình trong phát triển KT-XH trên địa bàn. Hai là, do nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu lại tương đối lớn, nên quản lý chi NSNN của huyện phải bố trí phân bổ tập trung, trực tiếp cho các nội dung và mục tiêu phát triển của địa phương. Ba là, khi đã lựa chọn được các ưu tiên chi tiêu, vấn đề tiếp theo của quản lý chi NSNN là phải lựa chọn các phương thức sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất. Bốn là, quản lý chi NSNN cần từng bước tạo dựng cơ chế gắn kết kinh phí với kết quả cung cấp dịch vụ công. Năm là, quản lý chi NSNN cần phải hướng tới các mục tiêu dài hạn của địa phương. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN CƯM’GAR, TỈNH ĐĂK LĂK ĐẾN NĂM 2020 - Xây dựng một dự toán chi ngân sách toàn diện, chi tiết theo đúng mục lục NSNN hiện hành, bảo đảm nguồn lực tài chính cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với định hướng phát triển trong năm tài chính. - Toàn bộ quy trình NSNN phải luôn tuân thủ các nguyên tắc và trình tự luật định, bảo đảm việc kiểm tra, kiểm soát một cách hiệu quả của các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý chi ngân sách. 21 3.2.1. Lựa chọn, quyết định danh mục và thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, các mục tiêu phát triển KT-XH và các hoạt động cần triển khai để phân bổ tối ưu nguồn lực tài chính địa phương 3.2.1.1. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, mục tiêu kế hoạch và các hoạt động tương ứng 3.2.1.2. Loại bỏ hoặc giảm bớt quy mô các hoạt động, thay đổi trật tự ưu tiên hoặc giảm bớt mục tiêu để đạt hiệu quả cao nhất 3.2.1.3. Đánh giá đầu ra và dự toán cho các hoạt động 3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên 3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo Thứ nhất, nâng cấp giáo dục phổ thông, tập trung vào phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Thứ hai, tập trung nâng cấp giáo dục và đào tạo nghề Thứ ba, giữ chân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_chi_ngan_sach_nha_nuoc_tren_dia_ban.pdf
Tài liệu liên quan