Tóm tắt Luận văn Quản lý đội ngũ giáo viên các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực

Điểm mạnh

Quận Hoàng Mai là một trong những quận của Thành phố Hà Nội có

địa bàn rộng, số lượng trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi tới trường ngày càng tăng lên.

Trong khi đó, các trường Mầm non công lập không thể đáp ứng tất cả số

lượng trẻ và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các bậc phụ huynh và

những đối tượng trẻ khuyết tật và chưa hoà đồng. Do vậy mà lợi thế của các

trường MNTT ngày càng lớn.

Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Uỷ ban nhân dân quận Hoàng

Mai, đặc biệt là Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai đối với các trường MNTT

trong việc tuyển sinh, tổ chức thông qua việc gửi văn bản mới, quy định kịp

thời của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, thông qua các đợt thanh

tra nhà trường đột xuất, thanh tra toàn diện, thanh tra hoạt động sư phạm nhà

giáo, Đây chính là nguồn động lực, là cơ sở để Cán bộ quản lý, giáo viên cố

gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.63

Phòng GD&ĐT có sự chỉ đạo các trường đi sâu nâng cao chất lượng

của chương trình GDMN mới. Trẻ được đánh giá theo chuẩn phát triển cuối

các độ tuổi. Tiếp tục mở các lớp tập huấn, hội thảo về việc thực hiện Bộ

chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và mở các lớp như: Bồi dưỡng tin học, lồng

ghép kỹ năng sống, làm quen tiếng anh theo chủ đề trường Mầm non, hướng

dẫn tổ chức giáo dục âm nhạc trong trường mầm non, hướng dẫn tổ chức tạo

hình, bồi dưỡng đánh giá trẻ Mẫu giáo lớn theo 120 chỉ số, Đây là điều kiện

để giáo viên có cơ hội được trau dồi thêm những kiến thức và kỹ năng sư

phạm mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và tiếp cận chương

trình, phương pháp dạy học mới hiện nay.

Đội ngũ cán bộ quản lý luôn có tâm huyết với trường lớp, yêu nghề,

mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ đào tạo về quản lý giáo dục.

Được sự tin tưởng của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Phần lớn đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, giác ngộ lý

tưởng cách mạng, tận tuỵ với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao trong

công tác, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước, nếp sống, sinh hoạt lành mạnh. Nhiều đồng chí đã tham gia công

tác giảng dạy lâu năm tỏ ra có bản lĩnh và kinh nghiệm, có ý thức gương mẫu

và dìu dắt lớp trẻ khắc phục mọi khó khăn, làm nhiệm vụ.

Đội ngũ giáo viên đã xây dựng nhà trường thành một tập thể đoàn kết,

thống nhất, có trách nhiệm. Đại đa số giáo viên phát huy được phẩm chất,

năng lực, thể hiện tốt nghiệp vụ sư phạm được đào tạo, có trình độ sư phạm

vững vàng, có tâm huyết và đặc biệt có ý chí tự học, tự bồi dưỡng chuyên

môn, có trình độ thông tin cao đáp ứng được một phần yêu cầu đổi mới giáo

dục trong giai đoạn hiện nay.64

Đội ngũ giáo viên đa số còn trẻ, năng động, sáng tạo, có tinh thần phấn

đấu, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, được đào tạo cơ bản, có năng lực

chuyên môn và kỹ năng sư phạm tốt.

Đặc biệt, giáo viên mầm non luôn được quan tâm, được hưởng lợi từ

các chế độ chính sách ưu đãi của nhà trường.

pdf127 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý đội ngũ giáo viên các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i những nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hoà nhập thì sĩ số của lớp được giảm năm trẻ; mỗi nhóm lớp nhà trẻ không có quá hai trẻ cùng một loại tật; trao đổi với giáo viên về phương pháp chăm sóc đối với trẻ giúp trẻ hoà đồng giao tiếp như các bạn khác trong lớp. Thường xuyên chia sẻ những thông tin của trẻ hàng ngày trên lớp với phụ huynh học sinh, giúp họ hiểu về con mình hơn, biết được những điểm tốt và điểm chưa tốt để có những biện pháp điều chỉnh hợp lý. Đây chính là sự gắn kết giữa nhà trường và gia đình, một việc làm cần thiết và đáng chú ý trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Từ đó nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ và Phụ huynh học sinh cũng cảm thấy hài lòng và có niềm tin khi gửi con em mình tới trường. 46 2.2.2. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên 2.2.2.1. Về chuyên môn, nghiệp vụ a. Trình độ đào tạo Bảng 2.4: Phân loại đào tạo trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên các trường MNTT trên địa bàn quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội năm học 2016-2017 Năm học TS giáo viên Trình độ đào tạo Chia ra Tỷ lệ % T h ạc s ĩ Đ H S P M N C Đ S P M N T C S P M N T h ạc s ĩ Đ H S P M N C Đ S P M N T C S P M N 2014-2015 135 0 2 10 123 0 1,5 7,4 91,1 2015-2016 163 0 4 20 139 0 2,4 12,3 85,3 2016-2017 173 0 5 36 132 0 2,9 20,8 76,3 (Nguồn từ Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai) So với chuẩn quy định hiện nay thì đội ngũ giáo viên các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Hoàng Mai có trình độ đào tạo ở mức trung bình. Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn từ Trung cấp, Cao đẳng đến Đại học. Trong đó, số lượng giáo viên đạt trình độ Cao đẳng và Đại học ngày càng tăng dần nhưng ở mức độ thấp. Số lượng giáo viên có trình độ TCSPMN đã giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể: Số lượng giáo viên có trình độ ĐHSPMN năm học 2014-2015 là 2 giáo viên, năm học 2015- 2016 là 4 giáo viên, năm học 2016-2017 là 5 giáo viên; Số lượng giáo viên có trình độ CĐSPMN năm học 2014-2015 là 10 giáo viên, năm 2015-2016 là 20 giáo viên, năm học 2016-2017 là 36 giáo viên; Số lượng giáo viên có trình độ TCSPMN năm học 2014-2015 là 123 giáo viên, năm học 2015-2106 là 139 giáo viên, năm học 2016-2017 là 132 giáo viên. Như vậy, ĐNGV cần được quan tâm hơn trong việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn trong thời gian sắp tới để đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục và nhu cầu của xã 47 hội.Đội ngũ cán bộ quản lý cần tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia các hoạt động bồi dưỡng và khuyến khích việc tự bồi dưỡng nhằm nâng cao khả năng và đáp ứng kịp thời đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. b. Chất lượng chuyên môn Nhìn tổng quát cho thấy: Đội ngũ giáo viên các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội được đào tạo cơ bản và được thường xuyên bồi dưỡng theo chu kỳ để cập nhật kiến thức nên họ có kỹ năng chuẩn bị bài giảng và thực hiện các bài giảng trên lớp, kỹ năng tổ chức giờ dạy trên lớp, có hiểu biết về đổi mới phương pháp dạy học mầm non, nắm chắc chương trình mầm non mới.Hầu hết giáo viên có thái độ nghề nghiệp tốt, yêu thích gắn bó với nghề lâu dài, có hiểu biết xã hội, có kiến thức phổ thông và kiến thức tâm lý, giáo dục tương đối tốt. Tuy đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non đạt chuẩn trở lên nhưng công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý còn lỏng lẻo, chưa phù hợp với điều kiện tình hình của nhà trường do đó kìm hãm sự phát triển của giáo viên. Tức là, giáo viên chưa thể hiện hết năng lực nghề, bị gò bó trong công việc. Đây là một trong những trăn trở mà mỗi giáo viên luôn muốn tìm cách thay đổi, điều chỉnh để họ luôn nhận thức rõ trách nhiệm công việc và nhận được sự khích lệ tương xứng với kết quả công việc mà họ đã hoàn thành. Đội ngũ giáo viên có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng đội ngũ cán bộ quản lý chưa có phương pháp quản lý phù hợp sẽ làm cho đội ngũ của tổ chức đó không phát huy được khả năng công việc sẽ dẫn đến tình trạng xử lý công việc hời hợt, tốn thời gian, công sức và khó có thể tạo dựng được niềm tin từ PHHS và uy tín của nhà trường. 48 2.2.2.2. Về độ tuổi và giới tính Bảng 2.5. Thống kê số GV theo cơ cấu độ tuổi - giới tính năm học 2015-2016 Khối/lớp Tổng số GV Giới tính 30 tuổi Độ tuổi trung bình Số năm trong ngành trung bình Số năm dạy MN trung bình Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Nhà trẻ 3-36 tháng 55 Nữ 36 65,5 19 34,5 27,5 4,5 4,5 Mẫu giáo bé 3-4 tuổi 38 Nữ 24 63,2 14 36,8 26,5 4,0 4,0 Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi 36 Nữ 26 72,2 10 27,8 25,4 4,2 4,2 Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi 34 Nữ 22 64,7 12 35,3 28,2 5,0 5,0 Tổng 163 Nữ 108 66,3 55 33,7 26,9 4,4 4,4 (Nguồn từ Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai) Qua biểu thống kê trên, tác giả thấy tỷ lệ giáo viên nữ chiếm 100%. Điều này cho thấy việc môi trường làm việc có đông nữ giới sẽ có nhiều bất cập, dễ gây mâu thuẫn nội bộ, tính bình đẳng chưa cao. Đa số phụ nữ mới ra trường, tuổi còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm thực tiễn chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Cũng có số lượng giáo viên có con nhỏ, đang trong giai đoạn mang thai nên ảnh hưởng tới ngày công lao động. a. Độ tuổi Qua biểu thống kê trên, tác giả thấy đội ngũ giáo viên các trường MNTT quận Hoàng Mai có độ tuổi trung bình thấp (Độ tuổi trung bình 26,9 tuổi). Độ tuổi trung bình này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân là do: - Đội ngũ giáo viên các trường MNTT quận Hoàng Mai đều mới tuyển dụng, đa số là sinh viên mới tốt nghiệp. - Số giáo viên về nghỉ chế độ không nhiều (Tuổi nghề trung bình mới đạt 4,4 tuổi). 49 Do vậy, hiện tại và trong giai đoạn đến 2020 các trường MNTT quận Hoàng Mai sẽ phải đối mặt với những mâu thuẫn giữa tình trạng “trẻ hoá” đội ngũ để thích ứng, tạo hiệu quả cao đối với giáo dục MNTT vì đặc điểm tâm lý trẻ em mầm non hào hứng được học giáo viên trẻ hơn. Thay vào đó, tình trạng giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm, bản lĩnh và ngày công không đảm bảo. Tình trạng trên cũng nảy sinh một vấn đề nữa là việc sắp xếp điều động, tăng cường về nhân sự sẽ rất khó khăn. Trong quy chế của các trường có nêu tiêu chuẩn: GV nữ được nghỉ sinh 6 tháng (theo luật quy định) và giáo viên có con nhỏ sẽ được đi muộn 1 giờ/1 ngày. Như vậy, số ngày công của GV không đảm bảo, ảnh hưởng đến tâm lý trẻ và cha mẹ trẻ, đồng nghiệp,... Đội ngũ giáo viên trong độ tuổi sinh đẻ còn làm cho việc nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ gặp không ít khó khăn. Đội ngũ giáo sinh trẻ, khoẻ, được đào tạo chính quy, có bằng cấp trên chuẩn (Đại học, Cao đẳng) lại có tâm lý muốn được vào làm việc tại các trường công lập để ổn định hơn. b. Tuổi nghề Tuổi nghề trung bình là 4,4 đã chứng tỏ đội ngũ giáo viên MNTT quận Hoàng Mai còn trẻ có thâm niên ở mức thấp.. Ảnh hưởng tới việc tuyển dụng và sắp xếp nhân sự bổ sung. 2.2.3. Về chất lượng ĐNGV 2.2.3.1. Về phẩm chất, đạo đức, lối sống Nhìn chung ĐNGV có phẩm chất, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, giản dị, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Có ý thức kỉ luật tốt, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành, của trường. Đa số giáo viên yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có ý thức phấn đấu vươn lên, tích cực tự bồi dưỡng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong công tác. Bên cạnh đó, cũng có một số bộ phận nhỏ giáo 50 viên chưa thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của giáo viên, chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động chung của nhà trường. 2.2.3.2. Về trình độ đào tạo Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên các trường MNTT quận Hoàng Mai theo các yêu cầu của chuẩn GVMN năm học 2015-2016 Số giáo viên tham gia: 163 Lĩnh vực Mức độ 0 (Kém) Mức độ I (Yếu) Mức độ II (TB) Mức III (Khá) Mức độ IV (Tốt) Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Lĩnh vực 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Yêu cầu 1.1 0 0 0 0 0 0 105 64,4 58 35,6 Yêu cầu 1.2 0 0 0 0 0 0 102 62,6 61 37,4 Yêu cầu 1.3 0 0 0 0 0 0 100 61,3 63 38,7 Yêu cầu 1.4 0 0 0 0 0 0 120 73,6 43 26,4 Yêu cầu 1.5 0 0 0 0 0 0 95 58,3 68 41,7 Tổng 0 0 0 0 0 0 522 64 293 36 Lĩnh vực 2: Kiến thức Yêu cầu 2.1 0 0 2 1,2 5 3,1 116 71,2 40 24,5 Yêu cầu 2.2 0 0 0 0 2 1,2 105 64,4 56 34,4 Yêu cầu 2.3 0 0 0 0 2 1,22 99 60,74 62 38,04 Yêu cầu 2.4 0 0 2 1,2 6 3,7 120 73,6 35 21,5 Yêu cầu 2.5 0 0 2 1,2 5 3,1 128 78,5 28 17,2 Tổng 0 0 6 0,7 20 2,5 568 69,7 221 27,1 Lĩnh vực 3: Kỹ năng sư phạm (Kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức) Yêu cầu 3.1 0 0 2 1,2 8 4,9 115 70,6 38 23,3 Yêu cầu 3.2 0 0 0 0 6 3,7 109 66,9 48 29,4 Yêu cầu 3.3 0 0 0 0 6 3,7 111 68,1 46 28,2 Yêu cầu 3.4 0 0 2 1,2 10 6,1 120 73,6 31 19,0 Yêu cầu 3.5 0 0 2 1,2 5 3,1 112 68,7 44 27 Tổng 0 0 6 0,7 35 4,3 567 69,6 207 25,4 (Nguồn từ Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai) Qua kết quả bảng 2.6, cho thấy chất lượng đội ngũ giáo viên các trường mầm non tư thục quận Hoàng Mai tương đối cao, chủ yếu ở mức khá. Tuy nhiên cũng có một số bộ phận giáo viên được đánh giá chỉ ở mức độ trung bình, thậm chí ở mức yếu. Trong khi đó số giáo viên được đánh giá ở mức độ cao nhất cũng không nhiều: Lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 51 chiếm 36%, lĩnh vực kiến thức chỉ chiếm 27,1%, lĩnh vực kỹ năng sư phạm chiếm 25,4%.Như vậy, cho thấy chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên các trường mầm non tư thục còn nhiều bất cập. Một bộ phận giáo viên có trình độ chuyên môn còn ở mức trung bình, chưa đảm nhận được công tác giảng dạy trong thực tế đổi mới hiện nay. 2.2.3.3. Về năng lực chuyên môn nghiệp vụ Phần lớn ĐNGV các trường có trình độ chuyên môn khá, tốt, có năng lực và có uy tín trong giảng dạy. Tuy nhiên, một số giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ở mức đạt yêu cầu, khả năng tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, kinh nghiệm giao tiếp, trao đổi với PHHS còn non nớt, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của nhà trường và PHHS. 2.2.3.4. Về trình độ tin học, ngoại ngữ Bảng 2.7: Thống kê trình độ tin học và ngoại ngữ của giáo viên các trường MNTT quận Hoàng Mai năm học 2015-2016 Khối/lớp Tổng số GV Tin học Ngoại ngữ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nhà trẻ 3-36 tháng 55 30 60 25 45,5 Mẫu giáo bé 3-4 tuổi 38 20 52,6 16 42,1 Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi 36 18 50 14 38,9 Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi 34 22 64,7 25 35,3 Tổng 163 90 55,2 80 49,1 (Nguồn từ Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai) Về trình độ ngoại ngữ, theo số liệu điều tra đầu năm 2015-2016 của 163 giáo viên thuộc 10 trường MNTT trên địa bàn quận Hoàng Mai thì có tới 50,9% giáo viên không biết ngoại ngữ, có 36% biết ở trình độ A1, 13,1% biết ở trình độ A2. Về trình độ tin học, 50,2% GVMN đạt chuẩn về trình độ tin học và có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm thông dụng như word, exel, power point,49,8% giáo viên chưa sử dụng thành thạo, ứng dụng tin học trong giảng dạy. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ tin học và tiếng anh sẽ góp phần nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, tiếp cận với những phương pháp giảng 52 dạy hiện đại, tạo dựng kết quả học tập cho trẻ cao hơn, kích thích tinh thần và sự hứng thú trẻ giúp trẻ tích cực, nhanh nhạy và sáng tạo trong các hoạt động trường lớp. 2.3. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường Mầm non tư thục trên địa bàn quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực Để phân tích và đánh giá được thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Hoàng Mai theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực, tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi của 21 cán bộ quản lý, 173 giáo viên, 240 phụ huynh học sinh. Đặc biệt là những thông tin chia sẻ và kinh nghiệm quản lý mầm non của đội ngũ cán bộ quản lý Tổ nghiệp vụ Mầm non của Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai. Cuối cùng, tác giả tổng hợp số liệu và các thông tin của Đề tài thu nhận được các kết quả gồm các nội dung sau: 2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường MNTT (HĐQT, HT, PHT, GV, PHHS) Qua phiếu hỏi, bằng cách tích dấu X vào một trong các điểm (Mức rất quan trọng đạt 3 điểm, Mức không quan trọng đạt 1 điểm). Kết quả như sau: Bảng 2.8: Kết quả nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và PHHS các trường MNTT trên địa bàn quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội về tầm quan trọng của công tác quản lý ĐNGV mầm non tư thục Nội dung Tầm quan trọng Tổng điểm Điểm TB () Thứ bậc Rất quan trọng (3đ) Quan trọng (2đ) Không quan trọng (1đ) HĐQT và Ban giám hiệu 14 5 2 54 2,57 2 Giáo viên 148 25 0 494 2,86 1 Phụ huynh học sinh 110 96 34 556 2,31 3 Thực tế từ bảng số liệu trên đã cho chúng ta thấy rằng tất cả các đối tượng được điều tra, khảo sát đều nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác 53 quản lý đội ngũ giáo viên trường mầm non tư thục. Trong đó, 100% giáo viên đều cho rằng công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường mầm non tư thục có tầm quan trọng. Điều này được thể hiện, người giáo viên là lực lượng trực tiếp tham gia các hoạt động chăm sóc và nuôi dạy trẻ nên họ luôn mong muốn công tác quản lý ĐNGV trong nhà trường được thực hiện một cách khoa học và phù hợp với tình hình phát triển của nhà trường. Từ đó giúp họ phát huy năng lực sư phạm mầm non, yêu nghề hơn và gắn bó với nhà trường, với nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu và Phụ huynh học sinh cũng nhận rõ được tầm quan trọng của công tác này. Bảng 2.9: Kết quả nhận thức của các cán bộ quản lý, giáo viên các trường MNTT trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội TT Nội dung Tầm quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1 Xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên mầm non tư thục 102 52,6 92 47,4 0 0 2 Tuyển chọn đội ngũ giáo viên 120 61,9 74 38,1 0 0 3 Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 90 46,4 104 53,6 0 0 4 Sử dụng đội ngũ giáo viên 164 84,5 30 15,5 0 0 5 Quản lý việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên 100 100 0 0 0 0 Đội ngũ CBQL, GV các trường MNTT trên địa bàn quận Hoàng Mai đều nhận thức rõ tầm quan trọng của các nội dung quản lý ĐNGV trường MNTT. Trong đó, 100% đội ngũ CBQL và GV đều cho rằng nội dung quản lý việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên là rất quan trọng và không có nội dung nào là không quan trọng. 54 2.3.2. Công tác kế hoạch hoá đội ngũ giáo viên Dựa vào kế hoạch phát triển của nhà trường và thực trạng học sinh đầu vào, hằng năm các trường đều xây dựng kế hoạch hoá ĐNGV với mục tiêu đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng. ĐNGV phải có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, đạo đức trong sáng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có khả năng thích ứng cao. Bảng 2.10: Kết quả triển khai việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên các trường MNTT trên địa bàn quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội Nội dung Kết quả Tổng điểm Điểm TB () Thứ bậc Rất tốt (3đ) Bình thường (2đ) Chưa tốt (1đ) Tạo nguồn giáo viên mầm non 68 48 78 378 1,95 4 Tính khả thi của công tác xây dựng kế hoạch 90 78 26 452 2,32 3 Tính sát hợp với điều kiện thực tiễn 140 38 16 512 2,64 1 Tính chính xác của công tác dự báo 40 46 108 320 1,65 6 Tính kịp thời của kế hoạch 48 82 64 372 1,92 5 Năng lực xây dựng kế hoạch của đội ngũ cán bộ làm kế hoạch hiện nay 114 58 22 480 2,47 2 Về việc triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV các trường MNTT trên địa bàn quận Hoàng Mai qua bảng trên đã cho chúng ta thấy việc triển khai của các trường còn rất hạn chế, điểm trung bình dao động từ 1,65<X<2,64. Đặc biệt là việc tạo nguồn giáo viên mầm non, tính chính xác của công tác dự báo và tính kịp thời của kế hoạch điểm trung bình đều dưới X< 2,0. 55 Như vậy, việc triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV các trường MNTT trên địa bàn quận Hoàng Mai hoàn toàn phụ thuộc vào nhà trường. Chính vì vậy mà người CBQL, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT, HT các trường cần phải năng động, sáng tạo, có biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả để có thể sớm xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Hoàng Mai nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 2.3.3. Về việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên 2.3.3.1. Việc tuyển chọn Bảng 2.11: Kết quả khảo sát công tác tuyển chọn các trường MNTT trên địa bàn quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội Nội dung Kết quả Tổng điểm Điểm TB () Thứ bậc Tốt (3đ) Bình thường (2đ) Chưa tốt (1đ) Việc công khai các chỉ tiêu tuyển 166 28 0 554 2,86 1 Tính chiến lược trong việc tuyển giáo viên 60 82 52 396 2,04 4 Tính công bằng trong công tác tuyển 166 12 12 534 2,75 2 Thủ tục hành chính 130 52 12 506 2,6 3 Hằng năm, theo kế hoạch tuyển sinh của Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai giao, các trường luôn chủ động xây dựng kế hoạch tuyển chọn ĐNGV, luân chuyển giáo viên giữa các khối, lớp. Các trường đã xây dựng các tiêu chí để tuyển chọn giáo viên theo kế hoạch. Thực hiện quy trình tuyển dụng, quy trình đánh giá qua thi tuyển theo các vòng khác nhau, đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch. Tuyển chọn giáo viên theo nhu cầu của nhà trường nhằm giảm dần sự mất cân đối về số lượng, cơ cấu, chất lượng ĐNGV để xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường một cách tốt nhất. 56 Qua bảng 2.11, chúng ta nhận thấy thực trạng việc tuyển giáo viên trong nhà trường khá tốt. Điểm trung bình dao động từ 2,0 X 3,0. Các trường đều thực hiện tốt việc công khai chỉ tiêu tuyển dụng (điểm trung bình X = 2,86). Ban giám hiệu các trường đã làm tốt tính công bằng trong công tác tuyển dụng. Bên cạnh đó thì vẫn còn một số lãnh đạo chưa năng động, chưa làm tốt công tác chiến lược trong việc tuyển giáo viên (điểm trung bình X = 2,04). Trong khi đó, công tác tổ chức, nội quy, quy chế hoạt động của các trường làm chưa quán triệt (điểm trung bình X = 2,6). Tóm lại, công tác tổ chức quản lý ở các trường cần được đẩy mạnh hơn nữa đặc biệt là công tác phối hợp với các cấp ngành, đoàn thể trên địa bàn để làm tốt hơn nữa công tác tuyển dụng giáo viên nhằm tạo đầu vào có chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu xã hội. 2.3.3.2. Việc bố trí, sử dụng ĐNGV Việc bố trí, sử dụng ĐNGV của các trường hiện nay được đánh giá ở mức hợp lý. Trên quan điểm “Đúng người, đúng việc”, “Đúng chuyên môn, đúng khả năng” các trường đã bố trí, sử dụng những giáo viên có năng lực lãnh đạo, có trình độ chuyên môn vững, có uy tín, có trách nhiệm giữ chức vụ tổ trưởng chuyên môn và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể như Chủ tịch công đoàn, thư ký hội đồngSắp xếp giáo viên thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở các khối lớp học theo nguyện vọng, năng lực, kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm chăm sóc trẻ. Ngoài ra, lãnh đạo trường còn quan tâm tới việc phát huy năng khiếu của giáo viên như múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, trang trí trường lớp, dẫn chương trình, thông qua các hoạt động ngoài giờ học như văn hoá, văn nghệ tại các ngày Lễ lớn như: Khai giảng năm học mới (đầu tháng 9), Tổng kết năm học (cuối tháng 5), chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tết Trung thu và Tết thiếu nhi 1-6. 57 Nội dung bố trí, sử dụng ĐNGV phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường được đánh giá ở mức khá. Chế độ định mức của CBQL được đánh giá ở mức cao nhất. Nhà trường đã phân công CBQL theo từng lĩnh vực công việc. Phương án sử dụng ĐNGV trong một số trường hợp chưa thực sự hợp lý, chưa phát huy được thế mạnh của ĐNGV trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Định mức lao động của ĐNGV đến nay chưa hợp lý (tức là: 1 giáo viên sẽ quản lý bao nhiêu trẻ, quy định số giờ làm việc như thế nào và yêu cầu công việc sẽ phải đạt được những gì?). Thực tế này cũng một phần do số lượng giáo viên chưa ổn định. Bảng 2.12: Kết quả công tác sử dụng ĐNGV các trường MNTT trên địa bàn quận Hoàng Mai-thành phố Hà Nội Nội dung Kết quả Tổng điểm Điểm TB () Thứ bậc Rất tốt (3đ) Bình thường (2đ) Chưa tốt (1đ) Tính công bằng 91 68 35 444 2,28 4 Thực hiện các chế độ chính sách 98 68 28 458 2,36 3 Hợp lý phát huy tính tích cực của giáo viên 154 22 18 524 2,7 1 Phát huy tính dân chủ trong trường học 91 35 68 411 2,12 6 Năng lực, khả năng xử lý thông tin 58 114 22 424 2,18 5 Hiệu quả 104 72 18 474 2,44 2 Nhìn chung ĐNGV các trường MNTT trên địa bàn quận Hoàng Mai ngày càng đông đảo, có uy tín về phẩm chất, tích cực sáng tạo trong công việc, đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu luôn tự bồi dưỡng bản thân nhưng cũng còn mặt hạn chế về tính dân chủ trong trường học, tính công bằng chưa được quan tâm. Cách thể hiện năng lực, tầm nhìn và khả năng xử lý thông tin, 58 xử lý tình huống để thích ứng cái mới chưa bộc lộ rõ nét. Điểm trung bình dao động từ 2,12 <X< 2,7. 2.3.4. Vấn đề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đội ngũ CBQL, GV Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng đối với ĐNGV nên những năm qua các trường dành rất nhiều sự quan tâm đến công tác này. Các trường đã đầu tư về thời gian, kinh phí cho việc bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV. Tuy nhiên công tác bồi dưỡng chưa thực sự mang lại hiệu quả cho việc nâng cao trình độ cũng như kỹ năng sư phạm mầm non cho đội ngũ giáo viên. Nội dung bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay làm hạn chế sự tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh đó, các trường cũng đã cử CBQL, các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên chính tham gia lớp tập huấn chuyên môn định kỳ do Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai tổ chức. Các trường khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng thông qua hội thi giáo viên dạy giỏi, thảo luận chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiệm, tự làm đồ dùng dạy học, dự giờ đồng nghiệp, Bảng 2.13: Kết quả công tác bồi dưỡng của đội ngũ CBQL, GV Nội dung Kết quả Tổng điểm Điểm TB () Thứ bậc Rất tốt (3đ) Bình thường (2đ) Chưa tốt (1đ) Nội dung bồi dưỡng 22 84 88 322 1,66 4 Hình thức bồi dưỡng 44 110 40 392 2,02 1 Phương pháp bồi dưỡng 18 82 94 312 1,6 5 Hiệu quả 16 80 98 306 1,58 6 Đội ngũ giảng viên bồi dưỡng 36 98 60 364 1,88 2 Cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng 28 74 92 324 1,67 3 Có được sự quan tâm tới công tác bồi dưỡng nên phần lớn giáo viên trong trường có trình độ chuyên môn được đánh giá tốt. Trình độ giáo viên 59 trên chuẩn tăng. Tuy nhiên trước những yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển ĐNGV trong giai đoạn hiện nay thì công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của trường vẫn còn những bất cập. Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng ĐNGV chưa đạt hiệu quả cao (mức điểm X =1,58). Phương pháp bồi dưỡng giáo viên ở mức độ thấp nhất X =1,6. Nội dung bồi dưỡng chưa đạt được sự tín nhiệm của các giáo viên, mức độ đạt ở mức thấp X =1,66. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy cũng như công tác phục vụ bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vẫn còn chưa tốt. Điều này thể hiện rất rõ ở mức điểm X =1,88. Hình thức bồi dưỡng được đánh giá tốt nhất, mức điểm X =2,02. 2.3.5. Hoạt động kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên Hoạt động kiểm tra, đánh giá ĐNGV đã được các trường xây dựng kế hoạch và triển khai hàng năm. Với quan điểm kiểm tra toàn diện, đánh giá công bằng, khách quan nhằm đánh giá đúng thực trạng ĐNGV để có những phương án sử dụng, bồi dưỡng, phát triển ĐNGV. Bảng 2.14: Kết quả hoạt động kiểm tra, đánh giá ĐNGV các trường MNTT trên địa bàn quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội Nội dung Kết quả Tổng điểm Điểm TB () Thứ bậc Tốt (3đ) Bình thường (2đ) Chưa tốt (1đ) Việc thực hiện quy chế chuyên môn 176 18 0 564 2,91 1 Hồ sơ chuyên môn, giáo án 140 46 9 521 2,68 3 Công tác chuẩn bị, sử dụng đồ dùng dạy học 56 68 70 374 1,93 5 Hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp 176 9 9 548 2,82 2 Công tác dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy 62 76 56 394 2,03 4 Nội dung kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của ĐNGV được đánh giá ở mức cao nhất (X= 2,91). Kiểm tra, đánh giá giáo án, hồ sơ chuyên 60 môn ĐNGV chỉ đạt ở mức trên trung bình (X = 2,68). Thực tế việc kiểm tra chuyên môn còn mang tính hình thức và không thường xuyên. Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp và kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp của ĐNGV được đánh giá ở mức khá tốt (X = 2,82). Trong khi đó, nội dung kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy của ĐNGV có kết quả đạt ở mức trung bình (X = 2,03). Điều này thể hiện thực trạng ĐNGV thực hiện giờ dạy với chất lư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_doi_ngu_giao_vien_cac_truong_mam_no.pdf
Tài liệu liên quan