Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trong đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV về giáo dục

và đào tạo, thì ngành giáo dục của tỉnh đã có những chuyển biến quan trọng và thu được những kết quả không

nhỏ, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có được kết quả đó là nhờ những nỗ lực không mệt mỏi

của các giảng viên, công chức, viên chức, toàn thể học sinh, sinh viên, các lực lượng xã hội khác. Kết quả đạt

được là đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ quản lý. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã làm tốt các nội dung cụ thể là:

- Trên cơ sở thực tiễn của hoạt động giáo dục và đào tạo, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

và điều kiện thực tế của tỉnh, xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn hàng năm về phát triển giáo dục và đào

tạo.

- Tổ chức thực hiện kịp thời và có kết quả phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo.

- Hướng dẫn, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung,

kế hoạch giáo dục; quy chế thi cử và cấp bằng tốt nghiệp.

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý giáo dục theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo và chỉ đạo

của UBND tỉnh.

- Thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục.

- Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục đã có những kết quả nhất định.

- Hàng năm đã chỉ đạo tốt công tác nghiên cứu khoa học.

- Lực lượng thanh tra, kiểm tra được tăng cường và dần hoàn thiện về số lượng cũng như chất lượng.

pdf24 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý cơ sở vật chất và trang thiết bị đối với các trường Cao đẳng Cơ sở vật chất và trang thiết bị được hiểu là tất cả các phương tiện vật chất, kỹ thuật và sản phẩm khoa học - công nghệ được huy động vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Cơ sở vật chất và trang thiết bị bao gồm đất được sử dụng của nhà trường; sách và tư liệu trong thư viện; các phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học; máy móc thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục trong nhà trường; nội thất đồ dùng sinh hoạt trong ký túc xá, trong nhà khách, nhà ăn và trong các nhà chuyên dụng hoặc các phòng chức năng khác; các vật trưng bày truyền thống, vật liệu phục vụ lễ tân và khánh tiết; nhạc cụ, thiết bị và dụng cụ thể thao; nội, ngoại thất và thiết bị y tế trong trạm y tế; nhà xưởng và máy móc phục vụ lao động sản xuất. 1.3.7. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của các trường Cao đẳng Thanh tra, kiểm tra, đánh giá là hoạt động quản lý nhà nước do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra, đánh giá những hoạt động của các tổ chức và cá nhân hoạt động trong ngành giáo dục hoặc liên quan đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo đối với việc thực hiện pháp luật, nhằm phát huy những nhân tố tích cực, đồng thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các trường Cao đẳng công lập 1.4.1. Những yếu tố khách quan Hiệu quả của quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng công lập chịu ảnh hưởng bới nhiều yếu tố, như: đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; hệ thống thể chế nhà nước; hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước; 1.4.2. Những yếu tố chủ quan Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng công lập còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố, như: trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên; các nguồn lực vật chất, các điều kiện về kinh tế, xã hội; sự tham gia, ủng hộ của xã hội; lịch sử phát triển của quốc gia và truyền thống, văn hoá dân tộc; sự hợp tác quốc tế; Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, đã trình bày khái quát khái niệm, vai trò, nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, những khái niệm và nội dung của quản lý nhà nước về đào tạo Cao đẳng, từ đó có những phân tích chung về quản lý nhà nước đối đào tạo Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 8 Từ những khái niệm và nội dung về quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo được nghiên cứu, tổng hợp và trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và được phân tích, trình bày theo nhận thức, cách tiếp cận của tác giả. Đây là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về đặc điểm của tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội Đắk Lắk nằm ở khu vực trung tâm của vùng Tây Nguyên. Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp với tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Phú Yên, có chung đường biên giới với Campuchia ở phía Tây. Diện tích tự nhiên là 13.125 km2. Tỉnh hiện có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: 01 thành phố (thành phố Buôn Ma Thuột), 01 thị xã (thị xã Buôn Hồ) và 13 huyện; 184 xã, phường, thị trấn; 2.447 buôn, thôn, tổ dân phố. Đắk Lắk có dân số khoảng 1,8 triệu người, bình quân 138 người/km2, với mật độ dân số phân bố không đều, chủ yếu ở các khu đô thị, ven đường giao thông và các trung tâm cụm xã. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc anh em sinh sống với hơn 47 dân tộc, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 30%, (dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 28,7%, dân tộc thiểu số từ các địa phương khác di cư đến: 1,3%). Trong những năm qua, kinh tế của Đắk Lắk duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, theo đánh giá của UBND tỉnh, các chỉ tiêu kinh tế năm 2015 đều tăng so với năm 2014. Tổng sản phẩm xã hội ước đạt trên 41.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2014. Thu nhập bình quân đầu người /năm đạt khoảng 34,9 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2010.[37] Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố, cán bộ y tế cơ sở được tăng cường, các chương trình y tế quốc gia, các chính sách y tế cho người nghèo, trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện đạt kết quả tốt từng bước đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Toàn tỉnh có 203 cơ sở y tế với số giường bệnh đạt 22,34 giường/1 vạn dân. Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ, việc bồi dưỡng, đào tạo giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn được chú trọng. Tỷ lệ trẻ em đi mẫu giáo và học sinh đi học đúng độ tuổi tăng qua các năm. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số tăng dần qua từng năm. Năm 2000, Đắk Lắk đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành chương trình quốc gia xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2009. Cơ sở vật chất trường học đã được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. [37] 2.2. Thực trạng đào tạo Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Tính đến năm học 2015 – 2016 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 05 trường cao đẳng công lập. Trong đó có 03 trường đào tạo theo chuyên ngành; 02 trường đào tạo theo hướng đa ngành. Đại đa số các trường cao 9 đẳng được nâng lên từ trường trung học để mở rông quy mô và trình độ đào tạo và đào tạo theo hướng chuyên ngành, đa ngành. 2.2.1. Về cơ sở vật chất Cho đến nay, cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng ở 100% các trường Cao đẳng công lập cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học, cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp, an toàn, thân thiện, mang tính giáo dục. Tỷ lệ phòng học kiên cố hóa 100%. Việc xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất của các nhà trường, ngoài kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, các trường đã tích cực mở các loại hình liên kết đào tạo nhằm tăng thu nhập cho công chức, viên chức và trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường. Theo khảo sát đối với cơ sở vật chất của 03 trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bao gồm: Khu hành chính (văn phòng, phòng làm việc của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các phòng chức năng, các khoa, các tổ bộ môn trực thuộc, phòng truyền thống, phòng y tế); Khu học tập (phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng máy, thư viện, nhà luyện tập đa chức năng); Khu phục vụ đào tạo (phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học, phòng kiểm định chất lượng giáo dục, phòng thanh tra); Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước; Khu sân trường, bãi tập, bãi để xe. Bảng 2.1: Thông tin tổng hợp về diện tích 03 trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Diện tích sàn xây dựng Tên trường Diện tích Tổng số (m2) DT Hội trường, giảng đường DT Thư viện DT PTN, TH, TT, XTH, NHÀ TẬP ĐN Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk 195.000 12.000 3.375 1.055 949 Trường CĐ nghề TN dân tộc Tây Nguyên 80.500 15.700 2.700 297 11.000 Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk 20.174 11.200 5.181 157 982 Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp của các trường Tổng hợp 150 phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá của giảng viên và cán bộ quản lý về các biện pháp quản lý cơ sở vật chất của nhà trường. Nhóm biện pháp về đổi mới việc quản lý của Hiệu trưởng đối với cơ sở vật chất. [phục lục 1] Từ những số liệu điều tra chúng tôi nhận thấy nhóm biện pháp thứ nhất: Hiệu trưởng đã đề ra biện pháp thực hiện, nhưng việc đổi mới phương pháp quản lý cơ sở vật chất bằng chế định giáo dục trong quá trình triển khai thực hiện còn chậm, thiếu tính đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. Việc đổi mới trong khâu kiểm tra, đánh giá và động viên trong việc xây dựng và quản lý cơ sở vật chất mức độ thực hiện yếu 1,33%. Nhóm biện pháp về nhận thức của công chức, viên chức trong nhà trường về việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất.[phục lục 1] 10 Mức độ hiệu quả của các biện pháp được đánh giá tốt đều đạt mức khá. Tuy nhiên, việc Nâng cao vai trò, tinh thần, trách nhiệm của các trưởng khoa, tổ trưởng chuyên môn, nhân viên phụ trách cơ sở vật chất còn đánh giá với mức độ thực hiện yếu 2%; chưa làm 0,66%. Nhóm biện pháp sử dụng nguồn kinh phí nhà nước để xây dựng, mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất.[phục lục 1] Qua kết quả khảo sát cho thấy việc sử dụng các biện pháp quản lý về sử dụng nguồn kinh phí nhà nước để trang bị, mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất, nhưng mới chỉ dừng ở mức độ thực hiện trung bình, mức độ tốt còn thấp, cá biệt một số trường hợp còn thực hiện yếu. Nhóm biện pháp về tham mưu cho Sở Giáo dục, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.[phục lục 1] Việc triển khai và thực hiện các biện pháp về tham mưu cho Sở Giáo dục, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường chưa thực sự tốt. Tỷ lệ thực hiện các biện pháp mức độ tốt còn thấp, việc báo cáo về tình hình xây dựng, quản lý cơ sở vật chất với Sở Giáo dục, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh còn ở mực độ yếu 3,34%. Nguồn: Giảng viên và cán bộ quản lý trường CĐ Sư phạm Đắk Lắk và trường CĐ văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk. 2.2.2. Về đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo Về đội ngũ giảng viên Qua khảo sát thực tế đội ngũ giảng viên của 03 trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua có nhiều biến động. Đội ngũ giảng viên cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành nghề đào tạo, về phẩm chất và trình độ đào tạo cơ bản đáp ứng được mục tiêu, chương trình giáo dục; đáp ứng yêu cầu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên do các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh hầu hết đều được nâng lên hoặc sát nhập từ các trường Trung cấp. Do đó chất lượng giảng viên của các trường này ít nhiều còn tồn tại những giảng viên chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn hóa đội ngũ. Vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên của các trường hiện nay được đặt lên hàng đầu, với tiêu chí làm thế nào để có được một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề giỏi đáp ứng được nhu cầu đào tạo của nhà trường góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh. Hàng năm các trường đều có kế hoạch tuyển dụng bổ xung đội ngũ giảng viên theo sự phát triển của quy mô và chỉ tiêu ngành nghề đào tạo. Về đội ngũ cán bộ quản lý Nhìn chung, cán bộ quản lý các nhà trường đều có kinh nghiệm, có khả năng xây dựng và điều hành tổ chức một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu phát triển đào tạo của các trường. Theo ý kiến đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, đội ngũ cán bộ quản lý của các trường đều đạt chuẩn về trình độ, có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm quản lý, năng động. Tuy nhiên, cán bộ quản lý của các nhà trường còn hạn chế ở các nội dung quản lý như: xây dựng và thực hiện kế hoạch, nghiệp vụ quản lý Hành chính nhà nước, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất,... Bên cạnh đó vẫn không ít cán bộ quản lý còn nặng về thành tích và lợi ích cá nhân. 11 Bảng 2.2: Số lượng cán bộ quản lý các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tính đến tháng 12/2016 Năn 2012 2013 2014 2015 2016 Thuộc tỉnh Đắk Lắk quản lý 17 17 17 17 17 Thuộc trường quản lý 90 90 108 108 110 Tổng cộng 107 107 125 125 127 Nguồn: Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Về trình độ giảng viên và cán bộ quản lý Trong những năm qua được sự quan tâm và đầu tư của UBND tỉnh Đắk Lắk về giáo dục và đào tạo, các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng kế hoạch, quy hoạch về chế độ học tập, bồi dưỡng đối với cán bộ, đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giảng viên có nhiều chế độ, chính sách ưu đãi đối với công chức, viên chức tham gia học tập nâng cao trình độ. Theo Quyết định số 143/2014/NQ-HĐND về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học; điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Đắk Lắk, cán bộ công chức, viên chức đi học được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí học tập và các chi phí khác liên quan đến học tập, sau khóa học được hỗ trợ một khoản kinh phí theo mức lương cơ sở: Tiến sỹ: 80 lần; Thạc sỹ: 40 lần. Do đó đội ngũ giảng viên và quản lý của các trường được nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ giảng viên các trường Cao đẳng do tỉnh quản lý chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm chiếm 11,32%, tỷ lệ giảng viên có trình độ đại học trở xuống chiếm 90,1%, tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ 9,6%, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ 0,3%. Bảng 2.3: Số lượng, trình độ của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Đắk Lắk Trong những năm qua, mặc dù UBND tỉnh Đắk Lắk đã có sự quan tâm và đầu tư đáng kể đối với ngành giáo dục của tỉnh đặc biệt là phát triển đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Một số cán bộ quản lý chuẩn về bằng cấp nhưng hạn chế về kiến thức quản lý nhà nước và quản lý tài chính; nhiều giảng viên đạt chuẩn về chuyên môn nhưng chất lượng giảng dạy chưa đạt chuẩn. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn hạn chế, đặc biệt còn tồn tại ở một số giảng viên lớn tuổi. Việc sử dụng ngoại ngữ đối với cán bộ quản lý và giảng viên của các trường còn Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tiến sỹ 02 02 03 03 04 Thạc sỹ 126 147 228 234 241 Đại học 238 298 277 312 334 Cao đẳng 56 47 27 21 16 Trình độ khác 13 08 07 5 5 Tổng cộng 395 402 418 575 605 12 thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của Bộ giáo dục và Đào tạo về chuẩn ngoại ngữ theo khung 6 bậc trong nước. 2.2.3. Về chương trình, nội dung đào tạo Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình khung các ngành đào tạo Cao đẳng theo hướng xác định mục tiêu đào tạo gắn với chuẩn năng lực đầu ra, tăng cường kỹ thuật thực hành cho sinh viên. Mặc dù đã ban hành được khung chương trình nhưng vẫn chưa đầy đủ cho toàn bộ chương trình đào tạo cao đẳng, điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng chương trình đào tạo của các trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt đối với trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Theo báo cáo của các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì có 1/5 trường đang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ được xây dựng lại theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành; cập nhật kiến thức hiện đại, tiếp cận với những chương trình đào tạo tiên tiến; bổ sung, tăng cường những học phần tự chọn; hoàn thiện hệ thống mã ngành, mã môn học, mã đơn vị đào tạo, giúp cho việc quản lý các chương trình đào tạo và quản lý môn học thuận tiện; công khai các bài giảng của các học phần, ... Tuy nhiên quy chế quản lý học sinh, sinh viên đào tạo theo hệ thống tín chỉ còn nhiều bất cập, dẫn tới hiệu quả đào tạo chưa được cao. Bảng 2.4: Chuyên ngành đào tạo của các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Tên trường Chuyên ngành đào tạo Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk Sư phạm toán; sư phạm vật lý; sư phạm kỹ thuật công nghiệp; sư phạm ngữ văn; sư phạm địa lý; giáo dục thể chất; tiếng anh; tin học ứng dụng; giáo dục tiểu học; giáo dục mầm non; công nghệ thiết bị trường học; kế toán; tài chính ngân hàng; quản trị văn phòng ; công tác xã hội; khoa học thư viện; trung học sư phạm. Trường Cao đẳng Nghề Thanh niên Dân tộc Tây Nguyên Chế biến cafe ca cao; kỹ thuật sử chữa, lắp ráp máy tính; công nghệ ô tô; điện công nghiệp; gia công và thiết kế sản phẩm mộc; thú ý; kế toán doanh nghiệp; kỹ thuật xây dựng; may thời trang; lâm sinh; điện tử công nghiệp; công nghệ thông tin; bảo vệ thực vật; kỹ thuật LĐĐ &ĐKTCN; văn thư hành chính; kỹ thuật máy mông nghiệp; hàn; khuyến nông lâm; kỹ thuật điêu khắc gỗ; kỹ thuật chế biến món ăn. Trường Cao đẳng Nghề Tây Nguyên Công nghệ ô tô; cắt gọt kim loại; hàn; điện công nghiệp; điện dân dụng; kỹ thuật ML&LR; cơ điện tử; lắp ráp thiết bị điện; công nghệ thông tin; thiết kế đồ họa; kỹ thuật SC&LR máy tính; kế toán doanh nghiệp; điện tử dân dụng; kỹ thuật xây dựng; công tác xã hội. Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk Điều dưỡng; Hộ sinh; Y sĩ; Dược sĩ trung cấp. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk Sư phạm Mỹ thuật; sư phạm Âm nhạc; hội họa; điêu khắc; đồ họa; thiết kế đồ họa; thiết kế nội thất; thanh nhạc; organ; guitar; múa; quản lý văn hóa. Nguồn: Phòng Đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường 13 Bảng 2.5: Tổng hợp quy mô đào tạo của các trường Cao đẳng công lập tính đến tháng 12/2016 Tổng quy mô đào tạo Tên trường Tổng số ngành đào tạo Cao đẳng Tổng số ngành Trung cấp chuyên nghiệp Tổng số ngành đào tạo nghề Tổng số ngành Trung cấp nghề Tổng số ngành LK đào tạo do CSĐT khác cấp bằng Đào tạo theo hệ thống tín chỉ Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk 17 1 0 0 0 17 Trường CĐ Nghề thanh niên Dân tộc Tây Nguyên 10 0 0 18 0 Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk 4 12 0 0 0 0 Trường Cao đẳng Nghề Đắk Lắk 11 0 15 15 02 0 Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk 04 0 0 0 0 0 Nguồn: Phòng Đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường 2.2.4. Về đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và cán bộ quản lý Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế hội nhập hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tình Đắk Lắk là một nhiệm vụ cấp thiết, đòi hỏi phải tiến hành đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện, trong đó xác định đào tạo bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đáp ứng được yêu câu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu tổ chức là một trong những khâu đột phá quan trọng có tính quyết định trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường. Việc nâng cao trình độ, chuyên môn, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác đáp ứng tiêu chuẩn chức danh của giảng viên được quy định trong “Điều lệ trường Cao đẳng”. Các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị tư tưởng và nâng cao năng lực chuyên môn. Kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên: Tổng hợp 70 phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá về biện pháp quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên.[phục lục 2] Qua kết quả khảo sát cho thấy việc thực hiện biện pháp để quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên về mức độ thường xuyên thực hiện như “ tuyên truyền phổ biến để nâng cao ý thức về sự cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ dạy học” tỷ lệ 62.9 %; “đưa ra các quy định mang tính bắt buộc giảng viên phải học tập nâng cao trình độ chuyên môn” 37.1%; “thực hiện chương trình sau tuyển dụng, xử lý và chuyển công tác những giảng viên không học tập nâng cao trình độ chuyên môn”, 32.9%; “tìm kiếm và giới thiệu những nguồn học bổng, tài trợ giúp giảng viên học tập nâng cao trình 14 độ chuyên môn” 54.3%. Điều này phản ánh kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được thể hiện rất rõ ràng. Tổng hợp 129 phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá của giảng viên về công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.[phục lục 3] Nguồn: Giảng viên trường Cao đẳng Nghề thanh niên Dân tộc Tây nguyên. 2.2.5. Về nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ được xem là yếu tố đảm bảo chất lượng của các trường nói chung và chất lượng đào tạo của đội ngũ giảng viên nói riêng. Đặc biệt, ngày 27/02/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 296/CT-TTg chỉ rõ “nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học, Cao đẳng góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế xã hội”.[32] Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ là đòn bẩy, là động lực, là yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo giảng viên, nó không chỉ phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường mà còn phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, bằng sự đầu tư và nỗ lực nhất định của cán bộ giảng viên, công tác nghiên cứu khoa học ở các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã dần đi vào ổn định, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị được thực hiện. nhìn chung, số lượng đề tài hàng năm có sự tăng trưởng rõ rệt. Hầu hết các đề tài đều đáp ứng tốt nhu cầu thực tiễn phục vụ đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học đã bộc lộ những tồn tại: - Số lượng giảng viên trẻ trong các nhà trường chiếm tỷ lệ khá lớn. Đội ngũ này rất có thế mạnh về khả năng tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến, nắm bắt thông tin nhanh, tuy nhiên lại chưa tích lũy nhiều kinh nghiệm trong thực tế nên vẫn còn hạn chế trong việc nghiên cứu và ứng dụng. - Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ được thực hiện trên cơ sở các trường chủ động xây dựng các kế hoạch, quy chế trong khi chưa có các quy định cụ thể của cơ quan chủ quản; bộ máy hỗ trợ quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ của các trường chưa có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn hóa. - Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong sinh viên chưa được chú trọng, phát triển. - Giảng viên xem nghiên cứu khoa học chưa thực sự là một phương tiện tạo nên chất lượng đào tạo. - Nguồn kinh phí cấp cho công tác nghiên cứu khoa học còn hạn chế. 2.2.6. Về chế độ học phí Mức trần học phí đối với Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, đào tạo thạc sĩ, tiến sỹ từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015, thực hiện theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Căn cứ theo qui định trên việc thu học phí đối với các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có hai loại hình: 15 - Sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm để đạt chuẩn nghề nghiệp không phải đóng học phí - Sinh viên theo ngành học khác phải đóng học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP. Nghị quyết số: 189/2016/NQ-HĐND ngày 7/01/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc Quy định mức thu học phí đào tạo Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề các trường công lập trực thuộc tỉnh năm học 2015 – 2016. Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện thu học phí của các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk rất khác nhau. Sự khác nhau đó được thể hiện ở mức đóng học phí giữa các trường cùng đào tạo một ngành học; chênh lệch về học phí giữa các ngành học trong cùng một trường; sự tăng học phí theo học kỳ, ... có thể chỉ ra một số ngành như sau: Bảng 2.6: Mức thu học phí Mức học phí Trường Ngành Kỳ 1 Kỳ II Kỳ III Kỳ IV Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk Kế toán, Tin học 1.700.000 1.800.000 1.850.000 1.950.000 Cao đẳng Nghề thanh niên Dân tộc Tây Nguyên Chế biến cafe ca cao; kỹ thuật sử chữa, công nghệ ô tô; điện công nghiệp; gia công và thiết kế sản phẩm mộc; ... 1.850.000 1.900.000 2.000.000 2.100.000 Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk hội họa; điêu khắc; đồ họa; thiết kế đồ họa;... 1.900.000 2.000.000 2.150.000 2.200.000 Nguồn: Thông tin tuyển sinh các trường 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Về việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động đào tạo Cao đẳng Trong những năm qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã từng bước được bổ sung, sửa đổi, góp phần vào việc cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Có thể chỉ ra một số văn bản quy phạm pháp luật như: - Pháp lệnh; Nghị định; Thông tư; Luật; Quyết định; Ngoài các văn bản quy định về giáo dục và đào tạo, và đào tạo bậc Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trên còn nhiều các văn bản khác, các văn bản đều tập trung vào tất cả lĩnh vực đối với giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên hệ thống các văn bản quy định về giáo dục và đào tạo vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Ví dụ như cùng đào tạo bậc Cao đẳng, có trường do UBND tỉnh quản lý, có trường do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý,.. Sự bất hợp lý này làm cho việc ban hành các văn bản có sự chồng chéo dẫn tới công tác đào tạo Cao đẳng bị chia cắt, phân tán trong công tác quản lý nhà nước. 16 Tổng hợp 200 phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá của giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước đối với các trường Cao đẳng công lập.[phục lục 4] Nguồn: Giảng viên và cán bộ quản lý trường CĐ Nghề thanh niên Dân tộc Tây nguyên và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_truong_cao_dan.pdf
Tài liệu liên quan