Ban hành và thực hiện các chính sách phát triển cây
dƣợc liệu
(1) Ưu tiên công nhận giống dược liệu: Giống dược liệu địa
phương được xem xét bổ sung vào Danh mục giống dược liệu được
phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không phải thực hiện khảo
nghiệm và công nhận giống mới theo quy định tại Pháp lệnh giống
cây trồng 2004, Pháp lệnh giống vật nuôi 2004 và các văn bản hướng
dẫn. Giống dược liệu mới do các tổ chức, cá nhân nghiên cứu chọn
tạo: Đối với giống cây trồng được xem xét công nhận đặc cách theo
quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng 2004 và các văn bản hướng
dẫn; đối với giống vật nuôi được công nhận giống mới theo quy định
tại Pháp lệnh giống vật nuôi 2004 và các văn bản hướng dẫn.
(2) Hỗ trợ sản xuất giống dược liệu: Hỗ trợ 01 lần 50% tổng
mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (cải tạo đồng ruộng, thủy lợi,
giao thông nội đồng, nhà lưới, nhà kính, chuồng trại, kho bảo quản,
xử lý môi trường) cho các cơ sở nhân giống tập trung có quy mô từ
02 ha trở lên đối với cây dược liệu, 0,5 ha trở lên đối với vật nuôi
làm dược liệu, tối đa không quá 02 tỷ đồng/01 cơ sở. Đối với cơ sở11
sản xuất giống dược liệu ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chí do Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, mức hỗ
trợ tối đa không quá 03 tỷ đồng/01 cơ sở. Hỗ trợ 01 lần 60% chi phí
sản xuất giống gốc, 30% chi phí sản xuất giống thương phẩm theo
định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành. Trường hợp ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất, mức hỗ trợ tương ứng là 80% và 50%. Hỗ trợ 100% chi phí
tập huấn kỹ thuật cho người trực tiếp sản xuất giống theo nội dung và
định mức chi quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08
tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông và các văn bản
hướng dẫn.
(3) Hỗ trợ áp dụng công nghệ nuôi trồng và khai thác dược liệu
tuân thủ Thực hành nuôi trồng, khai thác dược liệu tốt: Xây dựng mô
hình áp dụng công nghệ nuôi trồng và khai thác dược liệu tuân thủ
Thực hành nuôi trồng, khai thác dược liệu tốt: Hỗ trợ 100% chi phí
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đối với mô hình trồng trọt;
100% chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y đối với mô hình chăn nuôi,
theo định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành. Hỗ trợ 01 lần 100% chi phí cấp chứng
nhận nuôi trồng và khai thác dược liệu tuân thủ Thực hành nuôi
trồng, khai thác dược liệu tốt. Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn kỹ thuật
cho người trực tiếp nuôi trồng và khai thác theo nội dung và định
mức chi quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01
năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông và các văn bản hướng dẫn.
(4) Hỗ trợ nuôi trồng dược liệu tập trung: Hỗ trợ 01 lần 15 triệu
đồng/01 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua giống dược liệu cho
dự án trồng cây dược liệu tập trung có quy mô từ 05 ha trở lên hoặc
cho dự án chăn nuôi tập trung có quy mô từ 02 ha trở lên.12
(5) Chính sách ưu đãi về đất đai: Tổ chức, cá nhân có dự án đầu
tư nghiên cứu, nhân giống, nuôi trồng dược liệu được hưởng các
chính sách ưu đãi về đất
(6) Điều kiện được hỗ trợ đầu tư: Các dự án được hưởng chính
sách đặc thù quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Nghị
định 65/2017/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện: Giống dược liệu
phải nằm trong danh mục giống dược liệu được phép sản xuất, kinh
doanh tại Việt Nam hoặc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn công nhận giống mới. Dự án do tổ chức ngoài công lập và cá
nhân đầu tư nuôi trồng dược liệu quy định tại Điều 7 Nghị định này
phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận đầu tư. Các trường
hợp còn lại phải có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vùng
nuôi trồng dược liệu phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc được Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận nếu chưa có quy hoạch, kế hoạch
được duyệt. Chủ đầu tư phải có cam kết đầu tư vốn đối ứng để thực
hiện các hạng mục trong dự án được duyệt (ngoài phần hỗ trợ của
ngân sách nhà nước). Trường hợp vay vốn ngân hàng để góp vốn
thực hiện dự án phải có hợp đồng vay vốn hoặc văn bản chứng minh
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý Nhà nước đối với cây sâm ngọc linh ở huyện tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bàn huyện Tu Mơ Rông
+ Về thời gian: Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với
cây sâm Ngọc Linh được tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn 2015-
2018; định hướng 2018-2020, tầm nhìn đến 2030.
4
+ Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các nội dung quản lý nhà
nước đối với cây sâm Ngọc Linh ở cấp độ chính quyền cấp huyện
của huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Cách thức tiếp cận: định tính và định lượng. Để thực hiện
những nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn sử dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu quản lý nhà nước đối với cây sâm
Ngọc Linh trong sự vận động, phát triển và liên hệ với các yếu tố ảnh
hưởng; đánh giá về quản lý Nhà nước đối với cây sâm Ngọc Linh
cấp huyện theo quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển.
- Phương pháp cụ thể sử dụng cho từng nội dung nghiên cứu:
(1) Cách thức xây dựng công cụ thu thập dữ liệu và kết cấu của
công cụ thu thập dữ liệu: Sử dụng hệ thống bảng biểu để thu thập các
điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, công tác quản lý nhà nước của
huyện Tu Mơ Rông. Sử dụng các bảng câu hỏi để phỏng vấn, điều
tra trực tiếp với cán bộ, công chức xã, huyện, tỉnh và người dân.
(2) Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu: lựa chọn một số vườn
trồng sâm hiện có để phân tích, đánh giá về điều kiện đất đai, thổ
nhưỡng phù hợp để quản lý cây sâm Ngọc Linh. .
(3) Phương pháp thu thập dữ liệu và quản trị việc thu thập dữ
liệu,
+ Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu vè điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, các số liệu nghiên cứu về đất đai, khí hậu, thổ
nhưỡng ở huyện Tu Mơ Rông. ứu.
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin liên quan thông
qua các hình thức phỏng vấn, tiếp cận cán bộ công chức xã, huyện,
tỉnh, người dân và thu thập các tài liệu sống qua các thời kỳ của
5
huyện Tu Mơ Rông, các xã vùng có sâm Ngọc Linh.
+ Điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra về phong tục tập quán,
yếu tố con người và phương thức canh tác ảnh hưởng đến cây sâm
Ngọc Linh. Điều tra xác định vùng trồng sâm truyền thống. Điều tra
xác định đặc thù về các điều kiện đất đai vùng trồng sâm truyền
thống. Điều tra, thu thập mẫu vật sâm Ngọc Linh
(4) Phần mềm xử lý: sử dụng phần mềm Exell để xử lý phân
tích số liệu
(5) Phương pháp xử lý dữ liệu: tổng hợp và tính toán phân tích
thống kê; phương pháp so sánh giữa các thời kỳ; phương pháp tổng
hợp dữ liệu từ các nguồn định tính khác nhau; sử dụng phương pháp
chuyên gia để xác minh, kiểm tra mức độ tinh cậy của tài liệu, sự
kiện được thu thập qua các phương pháp khác.
(6) Các công cụ thống kê, các phương pháp khoa học khác được
sử dụng để giải quyết vấn đề, sử dụng các chỉ tiêu đánh giá trong
nghiên cứu
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được cấu trúc gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối
với cây dược liệu
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với cây
sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước đối với cây sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon
Tum.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI CÂY DƢỢC LIỆU VÀ SÂM
1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÂY
DƢỢC LIỆU
1.1.1. Khái niệm
Cây dược liệu (Theo Luật Dược năm 2015) là nguyên liệu làm
thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc.
Giống cây dược liệu bao là giống cây trồng được phát triển từ
một hay nhiều bộ phận của thực vật để sản xuất dược liệu. Giống gốc
dược liệu đối với cây lâu năm là cây đầu dòng và vườn cây đầu dòng,
cây trội (cây mẹ); đối với cây hàng năm là hạt giống, củ giống được
phục tráng, thuần hóa từ tự nhiên hoặc từ sản xuất. Giống thương
phẩm dược liệu là giống được sử dụng để nuôi trồng tạo ra sản phẩm
làm dược liệu mà không sử dụng để nhân giống. Giống dược liệu địa
phương là giống được hình thành trong quá trình tiến hóa tự nhiên,
đã tồn tại và phát triển ở các địa phương.
Dược chất (còn gọi là hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất
dùng để sản xuất thuốc, có tác dụng dược lý hoặc có tác dụng trực
tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh,
giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người.
Quản lý nhà nước đối với cây dược liệu là việc ban hành các
văn bản quy định để quản lý cây dược liệu từ công tác quy hoạch,
sản xuất, chế biến, tiêu thụ và sử dụng cây dược liệu và các chế
phẩm của nó; tổ chức quy hoạch và thực hiện quy hoạch, tổ chức sản
xuất từ cây giống, trồng và chăm sóc; phát triển đồng bộ cơ sở hạ
tầng và các cơ sở chế biến, trưng bày và tiêu thụ sản phẩm; tạo vị trí
cho cây dược liệu như chỉ dẫn địa lý, đăng ký thương hiệu, quảng bá
7
thương hiệu; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra ngay từ
giống, trồng, chăm sóc, chế biến và tiêu thụ.
Từ những quan niệm ở trên, luận văn đưa ra khái niệm: Quản lý
nhà nước đối với dược liệu là sự tác động có tổ chức và bằng quyền
lực cũng như sự phục vụ của Nhà nước đối với cây dược liệu trong
nền kinh tế quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh
tế trong và ngoài nước, tận dụng tối đa các cơ hội để có thể đạt được
các mục tiêu phát triển kinh tế về lâu dài của đất nước. Mục tiêu cuối
cùng là thúc đẩy phát triển quốc gia.
1.1.2 Vai trò quản lý nhà nƣớc đối với cây dƣợc liệu
(1) Quản lý nhà nước đối với cây dược liệu có vai trò định
hướng chiến lược cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn, phù hợp
cho từng giai đoạn phát triển kinh tế đất nước. Việc đảm bảo sự phát
triển hài hòa cân đối giữa các lĩnh vực trong cơ cấu kinh tế quốc dân
đòi hỏi phải xác định chiến lược phát triển của ngành phù hợp với
chiến lược phát triển toàn bộ nền kinh tế.
(2) Điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ ngành dược liệu
với phần còn lại của nền kinh tế. Trong quá trình phát triển sản xuất
hàng hoá dựa trên trình độ xã hội hoá sản xuất hàng hoá ngày càng
cao, các mối quan hệ kinh tế trong nội bộ ngành phải phù hợp với
kinh tế vùng, thậm chí với nền kinh tế khu vực và quốc tế, ngày càng
phát triển rộng rãi và đa dạng. Sự hình thành và phát triển các mối
quan hệ kinh tế đó có thể là phù hợp với mục tiêu của sự phát triển,
lại cũng có thể không phù hợp và thậm chí xa lạ với bản chất kinh tế
xã hội tốt đẹp của đất nước. Trong điều kiện như vậy Nhà nước phải
thực hiện chức năng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế đó phát triển
phù hợp bằng các biện pháp khuyến khích, hạn chế hoặc cấm đoán.
(3) Nhà nước đảm nhận những mặt những khâu hay một số hoạt
8
động trong lĩnh vực phát triển cây dược liệu bằng thực lực của nền
kinh tế Nhà nước; Vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với cây
dược liệu không chỉ ở sự điều tiết, khống chế định hướng bằng pháp
luật, bằng các chính sách và bằng đòn bẩy kinh tế mà còn bằng chính
thực lực của kinh tế Nhà nước. Trong ngành dược liệu, có nhiều lĩnh
vực, nhiều hoạt động mà các tổ chức kinh tế không làm được hoặc
không được phép làm. Các hoạt động không được phép làm là những
hoạt động mà Nhà nước không hoặc rất khó kiểm soát nhưng xã hội
vẫn cần như sản xuất và lưu thông những sản phẩm có thể gây nguy
hiểm cho xã hội; khai thác và đánh bắt bừa bãi tài nguyên rừng, biển,
đặc biệt là các sản phẩm quý hiếm; bảo tồn và xây dựng các khu
rừng cấm quốc gia v.v... Các hoạt động không làm được gồm hai
loại: Loại thứ nhất, xuất phát từ lý do về phía những đơn vị, tổ chức
kinh tế (vì những lý do chủ quan như thiếu ý chí, hạn chế về tri thức,
thiếu phương tiện hoặc thiếu vốn...) mà họ không hoặc chưa thể làm
được; Loại thứ hai xuất phát từ lý do về phía Nhà nước (phải nắm
giữ những khâu hoặc những hoạt động then chốt trong quản lý cây
dược liệu, đặc biệt là đối với các loại dược liệu quý hiếm...).
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÂY DƢỢC
LIỆU
1.2.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch
vùng sản xuất giống, vùng trồng dƣợc liệu tập trung
Quy hoạch (Theo Luật Quy hoạch năm 2017) là việc sắp xếp,
phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ
môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực
của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác
định. Quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể
9
quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn,
xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông,
sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh.
Kế hoạch (theo Từ diển Tiếng Việt) là toàn bộ những chỉ tiêu cụ
thể vạch ra một cách có hệ thống về cách thức, trình tự, thời hạn tiến
hành những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định
(thường là không quá 5 năm), với mục tiêu nhất định.
Để phát triển cây dược liệu hàng hóa theo hướng ổn định, lâu
dài với quy mô diện tích lớn, tập trung, chuyên canh trên cơ sở khai
thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trường.
Phát triển cây dược liệu gắn với bảo vệ, nâng cao hiệu quả diện tích
hiện có, gắn với việc bảo tồn, phát triển các nguồn gen quý hiếm;
phát huy ngành nghề truyền thống gắn với quảng bá và phát triển du
lịch, lễ hội vùng, miền và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân
dân (đặc biệt đối với đời sống đồng bào vùng cao). Phát triển phải
gắn với việc bảo vệ tài nguyên, nâng cao vai trò quản lý nhà nước
trong việc hỗ trợ đầu tư cho khoa học - công nghệ để nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế
biến sản phẩm. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
phát triển cây dược liệu và đẩy mạnh tiêu thụ dược liệu và các sản
phẩm từ dược liệu. Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo
hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị
diện tích; tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, góp
phần bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi
trường sinh thái. Từng bước đưa nghề trồng cây dược liệu trở thành
một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của từng địa
phương. Các tỉnh có lợi thế về phát triển cây dược liệu phải xây dựng
10
quy hoạch, kế hoạch vùng sản xuất giống, vùng sản xuất dược liệu
tập trung một cách cụ thể, chi tiết.
Khi triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phải chú trọng ban
hành các chính sách đặc thù; Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong
nhân dân; Ban hành các chính sách đặc thù cho cây dược liệu; Chủ
động các nguồn lực để triển khai thực hiện, trong đó tập trung nguồn
lực xã hội; Tổ chức giám sát, kiếm tra trong quá trình thưc hiện;
Hàng năm hoặc 5 năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh
nghiệm và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch cho phù hợp với tình hình
thực tế.
1.2.2 Ban hành và thực hiện các chính sách phát triển cây
dƣợc liệu
(1) Ưu tiên công nhận giống dược liệu: Giống dược liệu địa
phương được xem xét bổ sung vào Danh mục giống dược liệu được
phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không phải thực hiện khảo
nghiệm và công nhận giống mới theo quy định tại Pháp lệnh giống
cây trồng 2004, Pháp lệnh giống vật nuôi 2004 và các văn bản hướng
dẫn. Giống dược liệu mới do các tổ chức, cá nhân nghiên cứu chọn
tạo: Đối với giống cây trồng được xem xét công nhận đặc cách theo
quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng 2004 và các văn bản hướng
dẫn; đối với giống vật nuôi được công nhận giống mới theo quy định
tại Pháp lệnh giống vật nuôi 2004 và các văn bản hướng dẫn.
(2) Hỗ trợ sản xuất giống dược liệu: Hỗ trợ 01 lần 50% tổng
mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (cải tạo đồng ruộng, thủy lợi,
giao thông nội đồng, nhà lưới, nhà kính, chuồng trại, kho bảo quản,
xử lý môi trường) cho các cơ sở nhân giống tập trung có quy mô từ
02 ha trở lên đối với cây dược liệu, 0,5 ha trở lên đối với vật nuôi
làm dược liệu, tối đa không quá 02 tỷ đồng/01 cơ sở. Đối với cơ sở
11
sản xuất giống dược liệu ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chí do Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, mức hỗ
trợ tối đa không quá 03 tỷ đồng/01 cơ sở. Hỗ trợ 01 lần 60% chi phí
sản xuất giống gốc, 30% chi phí sản xuất giống thương phẩm theo
định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành. Trường hợp ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất, mức hỗ trợ tương ứng là 80% và 50%. Hỗ trợ 100% chi phí
tập huấn kỹ thuật cho người trực tiếp sản xuất giống theo nội dung và
định mức chi quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08
tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông và các văn bản
hướng dẫn.
(3) Hỗ trợ áp dụng công nghệ nuôi trồng và khai thác dược liệu
tuân thủ Thực hành nuôi trồng, khai thác dược liệu tốt: Xây dựng mô
hình áp dụng công nghệ nuôi trồng và khai thác dược liệu tuân thủ
Thực hành nuôi trồng, khai thác dược liệu tốt: Hỗ trợ 100% chi phí
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đối với mô hình trồng trọt;
100% chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y đối với mô hình chăn nuôi,
theo định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành. Hỗ trợ 01 lần 100% chi phí cấp chứng
nhận nuôi trồng và khai thác dược liệu tuân thủ Thực hành nuôi
trồng, khai thác dược liệu tốt. Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn kỹ thuật
cho người trực tiếp nuôi trồng và khai thác theo nội dung và định
mức chi quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01
năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông và các văn bản hướng dẫn.
(4) Hỗ trợ nuôi trồng dược liệu tập trung: Hỗ trợ 01 lần 15 triệu
đồng/01 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua giống dược liệu cho
dự án trồng cây dược liệu tập trung có quy mô từ 05 ha trở lên hoặc
cho dự án chăn nuôi tập trung có quy mô từ 02 ha trở lên.
12
(5) Chính sách ưu đãi về đất đai: Tổ chức, cá nhân có dự án đầu
tư nghiên cứu, nhân giống, nuôi trồng dược liệu được hưởng các
chính sách ưu đãi về đất
(6) Điều kiện được hỗ trợ đầu tư: Các dự án được hưởng chính
sách đặc thù quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Nghị
định 65/2017/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện: Giống dược liệu
phải nằm trong danh mục giống dược liệu được phép sản xuất, kinh
doanh tại Việt Nam hoặc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn công nhận giống mới. Dự án do tổ chức ngoài công lập và cá
nhân đầu tư nuôi trồng dược liệu quy định tại Điều 7 Nghị định này
phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận đầu tư. Các trường
hợp còn lại phải có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vùng
nuôi trồng dược liệu phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc được Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận nếu chưa có quy hoạch, kế hoạch
được duyệt. Chủ đầu tư phải có cam kết đầu tư vốn đối ứng để thực
hiện các hạng mục trong dự án được duyệt (ngoài phần hỗ trợ của
ngân sách nhà nước). Trường hợp vay vốn ngân hàng để góp vốn
thực hiện dự án phải có hợp đồng vay vốn hoặc văn bản chứng minh.
1.2.3. Bảo tồn gen và phát triển nguồn giống dƣợc liệu
Trong một số nghiên cứu cho thấy, cây dược liệu có tầm quan
trọng rất lớn trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Ngoài giá
trị là nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh, cây dược liệu còn đem lại
việc làm và thu nhập cho người tham gia trong chuổi giá trị của nó.
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và
đa dạng. Người dân Việt Nam có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng và sử
dụng các loại dược liệu để làm thuốc. Với hơn 5000 loài cây thuốc
và vốn tri thức dân gian là kho tàng quý báu để triển khai các nghiên
13
cứu nhằm tạo ra các sản phẩm từ cây dược liệu phục vụ chăm sóc
sức khỏe và phát triển kinh tế xã hội.
Với giá trị củ cây dược liệu và nhu cầu ngày càng tăng của
người tiêu dùng, việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch chưa được
chú trọng, các chính sách đặc thù cho cây dược liệu còn ít, tình trạng
khai thác bừa bãi, mang tính tận diệt đã làm một số loài dược liệu
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Với giá cả liên tục tăng do khan
hiếm, một số loài dược liệu bị làm giả, kém chất lượng bày bán tràn
lan trên thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Trước
những nguy cơ đó việc bảo tồn nguồn gen cho cây dược liệu là rất
cần thiết.
1.2.4. Xây dựng, áp dụng mô hình trồng và khai thác dƣợc
liệu
Mô hình trồng, khai thác dược liệu là hình thức tổ chức sản xuất
đồng bộ và phù hợp về quy mô diện tích, lao động; chất lượng lao
động; áp dụng trình độ khoa học công nghệ; trình độ quản lý trong
lĩnh vực trồng, khai thác dược liệu.
Hiện có các loại mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ, tổ
hợp tác, hộ cá thể hoặc liên kết doanh nghiệp với hợp tác xã, nhóm
hộ, tổ hợp tác, hộ cá thể để đầu tư phát triển vùng trồng, sơ chế, chế
biến dược liệu và sản xuất các sản phẩm từ dược liệu.
1.2.5. Giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong
sản xuất, khai thác, kinh doanh dƣợc liệu
Giám sát (Theo Hướng dẫn số 204/HD- TT-KKNGC của Cục
Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) là quá trình
kiểm tra thường xuyên các hoạt động chuyên môn và kết quả kiểm
định, lấy mẫu, kiểm nghiệm của người kiểm định, người lấy mẫu và
phòng kiểm nghiệm giống cây trồng nông nghiệp được công nhận
14
(gọi tắt là người kiểm định, người lấy mẫu và phòng kiểm nghiệm)
Thanh tra chuyên ngành (Theo Luật Thanh tra năm 2010) là
hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành,
lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp
luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản
lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Kiểm tra (Theo từ điển Tiếng Việt) là việc xem xét tình hình
thực tế để đanh giá, nhận xét.
Việc quy định về chất lượng dược liệu được cụ thể bằng Thông
tư số 13/2018/TT-BYT, ngày 15/5/2018 của Bộ Y tế Áp dụng tiêu
chuẩn chất lượng của dược liệu, thuốc cổ truyền; Áp dụng Dược
điển; Áp dụng tiêu chuẩn cơ sở; Cập nhật tiêu chuẩn chất lượng và
áp dụng dược điển cập nhật.
1.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÂY SÂM NGỌC
LINH ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI CÂY SÂM NGỌC LINH
1.3.1 Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của cây sâm Ngọc
Linh
1.3.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ và chế
biến sâm Ngọc Linh
1.3.3 Giá trị của sâm Ngọc Linh
1.4 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI CÂY SÂM NGỌC LINH
1.4.1 Điều kiện tự nhiên và môi trƣờng sinh thái rừng
1.4.2 Hình thức tổ chức sản xuất và điều kiện kinh tế xã hội
1.4.3 Tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất, chế biến sâm
Ngọc Linh
1.4.4 Yếu tố thị trƣờng và cạnh tranh
15
1.5 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÂY SÂM TRÊN THẾ
GIỚI
1.5.1 Quản lý cây sâm ở Hàn Quốc
1.5.2 Quản lý cây sâm ở Trung Quốc
1.5.3 Quản lý cây sâm ở Mỹ
1.5.4 Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc đối với
cây sâm
a. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với cây sâm ở một số
quốc gia trên thế giới
b. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với cây
sâm Ngọc Linh ở Việt Nam
16
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÂY SÂM
NGỌC LINH Ở HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TU
MƠ RÔNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Địa hình
c. Khí hậu:
d. Tài nguyên đất
Đặc điểm thổ nhưỡng:
Hiện trạng sử dụng đất:
e. Tài nguyên nước và thủy năng
Tài nguyên nước
Thuỷ năng:
f. Tài nguyên rừng:
g. Tài nguyên du lịch
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế
a. Lĩnh vực nông-lâm nghiệp, thủy sản
Trồng trọt:
Chăn nuôi:
Lâm nghiệp:
Thủy sản:
b. Công nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ lực
c. Thương mại dịch vụ và các sản phẩm dịch vụ
b. Dân số và lao động
c. Hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện
17
Hệ thống giao thông:
Hệ thống thủy lợi:
Mạng lƣới cấp điện:
Bƣu chính – viễn thông:
Hệ thống cấp nƣớc:
Hệ thống xử lý chất thải, môi trƣờng và nghĩa trang:
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc ở huyện Tu
Mơ Rông
a. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện
b. Các đơn vị sự nghiệp:
c. Ủy ban nhân dân các xã
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI CÂY SÂM NGỌC LINH Ở HUYỆN TU MƠ RÔNG
2.2.1. Thực trạng xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch vùng trồng Sâm tập trung
2.2.2. Thực trạng ban hành và thực hiện các chính sách phát
triển cây Sâm Ngọc Linh
2.2.3. Thực trạng công tác bảo tồn gen và phát triển nguồn
giống Sâm Ngọc Linh
2.2.4. Thực trạng xây dựng, áp dụng mô hình trồng và khai
thác Sâm Ngọc Linh
2.2.5. Thực trạng công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI CÂY SÂM NGỌC LINH Ở HUYỆN TU MƠ
RÔNG
2.3.1 Những thành tựu đã đạt đƣợc
2.3.2 Những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc đối với cây
18
sâm Ngọc Linh
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan
b. Nguyên nhân chủ quan
19
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÂY SÂM NGỌC LINH Ở HUYỆN
TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
3.1.1. Dự báo xu hƣớng phát triển
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng hoàn thiện công tác
quản lý nhà nƣớc đối với cây Sâm Ngọc Linh
a. Các văn bản quy định của Nhà nước hiện có
b. Quan điểm, mục tiêu:
Về quan điểm:
Mục tiêu:
c. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với
cây Sâm Ngọc Linh
- Kiện toàn bộ máy, nhân lực để bố trí cán bộ chuyên trách làm
công tác quản lý nhà nước về dược liệu nói chung và sâm Ngọc Linh
nói riêng; tổ chức lại công tác quản lý nhà nước bảo đảm phân định
rõ nhiệm vụ chức năng của các đơn vị, địa phương trong công tác
quản lý nhà nước đối với dược liệu và sâm Ngọc Linh, trong đó phân
công đầu mối quản lý và trách nhiệm phối hợp.
- Rà soát, đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng và
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo công tác quản
lý nhà nước về quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn dược liệu và
sâm Ngọc Linh tự nhiên. Tăng cường thực hiện quản lý, giám sát
chặt chẽ các dự án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu, nhất là
các dự án có thuê rừng để trồng Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu
dưới tán rừng; công tác phân phối, lưu thông dược liệu; ngăn chặn,
xử lý hành vi buôn bán dược liệu trái phép, dược liệu giả và gian lận
20
thương mại trong kinh doanh dược liệu.
- Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong
phát triển cây sâm Ngọc Linh. Tăng cường hợp tác quốc tế trong các
lĩnh vực nghiên cứu khoa học ứng dụng và tiếp nhận chuyển giao các
công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân lực, công tác bảo tồn, khai thác, sử
dụng bền vững nguồn sâm Ngọc Linh và bảo tồn đa dạng sinh học
trong lĩnh vực dược liệu, tạo đột phá trong phát triển sâm Ngọc Linh
và tạo ra các sản phẩm có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao, có lợi thế
cạnh tranh trên thị trường.
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÂY SÂM NGỌC LINH Ở HUYỆN TU
MƠ RÔNG
3.2.1 Hoàn thiện xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch vùng trồng Sâm tập trung
Điều tra xác định thực trạng điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
và nhu cầu trồng sâm; Quy hoạch bảo tồn khu vực sâm Ngọc Linh tự
nhiên hiện có; Quy hoạch sản xuất, chế biến và xây dựng phương án
giao đất giao rừng, cho thuê rừng cho doanh nghiệp và hộ nông dân
quản lý, bảo vệ, chuẩn bị cho việc trồng sâm Ngọc Linh.
Trên cơ sở hiện trạng trồng, phân bố về trữ lượng sâm Ngọc
Linh tự nhiên trên địa bàn huyện, quy hoạch phát triển phù hợp với
hiện trạng phân bố, điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng khí hậu,
nhất là các xã nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý để khuyến khích phát
triển các dược liệu phù hợp; có kế hoạch khai thác bền vững nguồn
sâm Ngọc Linh từ tự nhiên và trồng có trữ lượng lớn.
Bố trí diện tích rừng và đất lâm nghiệp, diện tích đất nông
nghiệp phù hợp để phát triển vùng trồng sâm Ngọc Linh tập trung
quy mô lớn; gắn công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với phát
21
triển cây sâm Ngọc Linh; đẩy mạnh việc giao rừng, cho thuê rừng
gắn với giao đất, cho thuê đất và chuyển đổi diện tích đất nông
nghiệp phù hợp sang nuôi trồng để phát triển vùng trồng sâm Ngọc
Linh tập trung.
3.2.2 Hoàn thiện các chính sách phát triển cây Sâm Ngọc
Linh
Mở rộng khu vực chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh đối với các xã
lân cận có điều kiện tương tự (xã Đăk Na, xã Ngọc Yêu, Văn Xuôi).
Quảng bá thương hiệu, đưa cây sâm Ngọc Linh và các sản
phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh ra thị trường trong nước, thị trường
khu vực và thị trường thế giới.
Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư cho vùng nguyên liệu sâm
Ngọc Linh như vay vốn, đất đai, hạ tầng...
Xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ để thông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cay_sam_ngoc_linh.pdf