Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Cần ban hành các chính sách tài chính, tín dụng phù hợp với điều kiện cụ

thể trong từng thời kỳ để hỗ trợ DNTN khắc phục khó khăn trong điều kiện suy

thoái kinh tế, kích thích huy động rộng rãi các nguồn lực cho đầu tư phát triển

SXKD.

- Giải quyết tình trạng thiếu vốn cho DNTN.

- Đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, mở rộng phạm vi và nâng cao

mức độ cho vay với khu vực DNTN.

- Không phân biệt chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế giữa các thành phần

kinh tế.

- Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn của ngân hàng trên cơ sở xem xét thực

tế khả năng SXKD của từng DNTN.

- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng,quỹ bảo hiểm đầu tư cho các doanh

nghiệp

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa bàn tỉnh được hiểu là các doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Các DNTN được đăng ký và hoạt động trên phạm vi địa bàn tỉnh Lai Châu. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Phương pháp nghiên cứu: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng các phương pháp cụ thể khác như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, diễn giải và quy nạp và phương pháp đối chiếu so sánh, 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Cơ sở lý luận về DNTN và làm rõ QLNN đối với DNTN. Đánh giá đúng thực trạng QLNN đối với DNTN trên địa bàn tỉnh Lai Châu và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN đối với các DNTN trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Tài liệu tham khảo làm cơ sở cho các cơ quan tham mưu của tỉnh và cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề QLNN đối với DNTN. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân. Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Chương 3: Một số giải pháp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2025. Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp tƣ nhân DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp tƣ nhân - Là nhân tố thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế. - Là khu vực góp phần ngày càng quan trọng vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước (GDP) - Là lực lượng chủ yếu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Là nơi đảm bảo đa số chỗ làm việc cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. - Khai thác tối đa nguồn vốn trong xã hội để đầu tư phát triển SXKD. - DNTN cũng góp một phần thúc đẩy đất nước hội nhập kinh tế quốc tế. - DNTN phát triển sẽ góp phần hình thành một đội ngũ các nhà doanh nghiệp, doanh nhân năng động, sáng tạo, làm việc có hiệu quả. 1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp tƣ nhân - DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân đầu tư vốn thành lập và làm chủ. - DNTN không có tư cách pháp nhân - DNTN là doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. - DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. - Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. - DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN 1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tƣ nhân Là sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước thông qua một hệ thống các chính sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên hệ thống các DNTN trong nền kinh tế quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh tế, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tƣ nhân - Doanh nghiệp là nơi sản xuất ra sản phẩm, cung ứng cho thị trường các hàng hoá, dịch vụ. - Các DNTN để SXKD có hiệu quả, các doanh nhân phải giải quyết hàng loạt các vấn đề, trong đó có những vấn đề mà từng doanh nhân riêng biệt không đủ khả năng giải quyết. - Các doanh nghiệp đều có lợi ích riêng của mình và họ luôn tìm mọi cách để tối đa hóa lợi ích đó, đôi khi để đạt được mục đích của mình họ đã vi phạm đến lợi ích của người khác. - Những khuyết tật của cơ chế thị trường khó có thể khắc phục được, làm cho xã hội chậm phát triển. - Các DNTN luôn tối đa hóa lợi nhuận làm cạn kiệt tài nguyên môi trường, do đó, cũng cần phải có sự quản lý của nhà nước. 1.2.3. Nguyên tắc quản lý Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tƣ nhân - Phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của DNTN và phải tôn trọng, tạo điều kiện để vận hành các quy luật khách quan của cơ chế thị trường đối với doanh nghiệp. - Quản lý bằng pháp luật, chấm dứt quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính. - Trách nhiệm QLNN đối với DNTN phải được phân định rõ ràng gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN. - QLNN đối với DNTN không tách rời với các hoạt động giám sát doanh nghiệp của các chủ thể khác. 1.2.4. Những vấn đề riêng có của doanh nghiệp tƣ nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh, cần đƣợc Nhà nƣớc quản lý - Thiếu vốn sản xuất kinh doanh. - Khó khăn về mặt bằng sản xuất, kinh doanh. - Khó khăn về các yếu tố đầu vào, nguyên vật liệu, chi phí trong hoạt động kinh doanh. - Chi phí kinh doanh là những khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi để sản xuất và bán những sản phẩm hay dịch vụ của mình. - Khó khăn về thị trường đầu ra của doanh nghiệp. - Công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp. - Thiếu tiếp cận thông tin, các dịch vụ hỗ trợ và khung khổ pháp lý. 1.2.5. Nội dung quản lý Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tƣ nhân 1.2.5.1. Xây dựng, ban hành và thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp tư nhân Nhà nước có trách nhiệm không ngừng hoàn thiện, phổ biến, tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật kinh doanh sao cho cởi mở, minh bạch và có thể dự báo sẽ vừa có tác dụng định hướng và quản lý thống nhất doanh nghiệp, vừa tạo lòng tin và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.5.2. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân 1.2.5.3. Ban hành và thực thi chính sách hỗ trợ tạo dựng môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân - Tạo nguồn vốn đầu tư ưu đãi cho các chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước, cho các hoạt động SXKD trong các ngành, lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích. - Thực hiện miễn giảm thuế cho những doanh nghiệp SXKD theo định hướng ưu tiên của Nhà nước. - Chuyển giao đến các nhà kinh doanh những thông tin chính trị, thời sự quan trọng có giá trị trong SXKD để họ tham khảo. - Thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh, giúp các doanh nghiệp hiện đại hoá đội ngũ viên chức nghiệp vụ quản trị kinh doanh. - Thực hiện các hỗ trợ pháp lý, đặc biệt là hỗ trợ tư pháp quốc tế đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế. - Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo điều kiện cho sự hình thành đồng bộ các loại thị trường. 1.2.5.4. Tổ chức đăng ký kinh doanh và giải thể doanh nghiệp tư nhân Trong khung khổ quy định pháp luật của Nhà nước, DNTN và các chủ sở hữu tự quyết định việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể và các thủ tục phá sản. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và cấp giấy phép SXKD, làm các thủ tục khác để đưa doanh nghiệp và doanh nhân vào hoạt động trong nền KTTT dưới sự quản lý của Nhà nước. Sự can thiệp của cơ quan QLNN chỉ dừng lại ở việc công nhận và giám sát DNTN thực hiện giải thể, phá sản theo pháp luật; công nhận tính hợp pháp của tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp. 1.2.5.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của DNTN - Kiểm tra tính hợp pháp đối với sự tồn tại DNTN. - Kiểm tra để xác định khả năng tiếp tục tồn tại của DNTN. - Kiểm tra định kỳ theo chế độ nhằm đảm bảo nhắc nhở các doanh nghiệp thường xuyên chấp hành pháp luật. - Thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, như có hiện tượng trốn lậu thuế, xâm phạm tài sản quốc gia hoặc tài sản công dân, kinh doanh các mặt hàng quốc cấm, - Thanh tra, kiểm tra khi có đơn thư khiếu tố. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân ở một số địa phương 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên Tỉnh đã xây dựng cơ chế quản lý kinh tế thống nhất giữa các ngành, địa phương đối với doanh nghiệp nói chung và DNTN nói riêng; đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ; quan tâm bồi dưỡng năng lực nội tại của bản thân DNTN. 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai Kêu gọi đầu tư; tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”; thực hiện các biện pháp hỗ trợ DNTN. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lai Châu Đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của DNTN trong phát triển kinh tế - xã hội; cơ chế quản lý DNTN cần thông thoáng hơn, linh hoạt hơn và đặc biệt phải thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn hay chu kỳ phát triển kinh tế; thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNTN trên nhiều lĩnh vực; tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Công tác QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và DNTN nói riêng ở nước ta dựa trên một hệ thống khung khổ pháp lý chặt chẽ. Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập một khung pháp lý mới trong QLNN đối với doanh nghiệp. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU 2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LAI CHÂU 2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và tài nguyên thiên nhiên 2.1.1.1.Vị trí địa lý 2.1.1.2. Địa hình 2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Về kinh tế Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2016 đạt 24,88%, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP theo giá so sánh 2010) năm đạt 6.861 tỷ đồng, cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực: Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 20,36% giảm 3,23%; công nghiệp - xây dựng đạt 35,62% tăng 8,74%; dịch vụ đạt 44,02%, giảm 5,47% so với năm 2015. 2.1.2.2. Về văn hóa - xã hội 2.1.3. Tình hình phát triển dân số Tỉnh Lai Châu nằm ở vị trí Tây Bắc của Tổ quốc, xa các trung tâm kinh tế lớn, dân cư phân bố thưa thớt, tập trung ở các trung tâm thị trấn, thị tứ, mật độ dân số trung bình là 48,43 người/km2. Đến năm 2016, dân số trung bình của tỉnh là 439.230 người. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và đã qua đào tạo còn thấp, là những khó khăn thách thức trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu. 2% 57% 41% Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU 2.2.1. Số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân đăng ký kinh doanh qua các năm 2011-2016 Số DNTN đang hoạt động tăng từ 709 doanh nghiệp năm 2011 lên 828 doanh nghiệp năm 2016. Biểu đồ 2.2: Số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân từ 2011 - 2016 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu 2016) 2.2.2. Cơ cấu ngành nghề Số lượng DNTN tập trung chủ yếu vào ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ vì là tỉnh mới được thành lập, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản rất lớn, do đó các doanh nghiệp tập trung nhiều vào lĩnh vực xây dựng dân dụng và hoạt động dịch vụ bán buôn, bán lẻ phục vụ nhu cầu tại địa phương. Biểu đồ 2.3: Phân bố doanh nghiệp tƣ nhân theo cơ cấu ngành nghề năm 2016 ( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm 2016) 709 771 820 768 778 828 600 650 700 750 800 850 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2.2.3. Quy mô lao động Đến cuối năm 2016, các DNTN trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã sử dụng gần 12 nghìn lao động. Trong đó, các DNTN hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng tạo nhiều công ăn việc làm và giải quyết lao động của tỉnh nhiều nhất, góp phần đảm bảo thu nhập và việc làm cho người lao động. 2.2.4. Quy mô vốn Bình quân vốn ĐKKD của các DNTN ở Lai Châu đạt 5.657,5 triệu đồng. Nhìn chung vốn đầu tư của các DNTN có xu hướng tăng. Số vốn bình quân năm 2016 của DNTN tăng 26% so với năm 2015 và tăng khoảng 6 lần so với giai đoạn 2005-2010,... Bảng 2.4: Số doanh nghiệp tƣ nhân đang hoạt động phân theo quy mô vốn và phân theo ngành kinh tế năm 2016 Số DNTN đang hoạt động phân theo ngành kinh tế Phân theo quy mô vốn Dƣới 0,5 tỷ đồng Từ 0,5 tỷ đến dƣới 01 tỷ đồng Từ 01 tỷ đến dƣới 5 tỷ đồng Từ 5 tỷ đồng trở lên Tổng số 41 51 463 273 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 2 3 7 6 Công nghiệp - Xây dựng 18 17 203 238 Thương mại - Dịch vụ 21 31 253 29 Số DNTN đang hoạt động phân theo ngành kinh tế Cơ cấu (%) Dƣới 0,5 tỷ đồng Từ 0,5 tỷ đến dƣới 01 tỷ đồng Từ 01 tỷ đến dƣới 5 tỷ đồng Từ 5 tỷ đồng trở lên Tổng số 100 100 100 100 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 4,9 5,9 1,5 2,2 Công nghiệp - Xây dựng 43,9 33,3 43,8 87,2 Thương mại - Dịch vụ 51,2 60,8 54,6 10,6 ( Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Lai Châu năm 2016) 2.2.5. Đóng góp của doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn tỉnh 2.2.5.1. Kết quả đóng góp và ngân sách địa phương Năm 2011, tỷ lệ đóng góp vào ngân sách tỉnh của DNTN chiếm 9,7% tổng thu ngân sách, đến năm 2016 tăng lên 15,8% tổng thu ngân. 2.2.5.2. Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định nền kinh tế Sự phát triển của DNTN đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong phát triển giữa các vùng, giúp các vùng, địa phương khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển nhanh các ngành sản xuất và dịch vụ tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. 2.2.5.3. Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động Theo số liệu Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm đến thời điểm 31/12/2015, trong số 828 DNTN thì số doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động là 417 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 50,4%. Số doanh nghiệp sử dụng từ 10-49 lao động là 351 doanh nghiệp, chiếm 42,4%; số doanh nghiệp sử dụng từ 50 lao động trở lên là 60 doanh nghiệp, chiếm 7,2%. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 4,8 triệu đồng/tháng/người. 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN 2.3.1. Công tác thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp tƣ nhân Luật Doanh nghiệp 2014 và văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương, đã quy định rõ ràng, chi tiết về công tác QLNN đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với lĩnh vực ĐKKD thì Luật nghiêm cấm việc UBND các cấp ban hành các quy định riêng cho địa phương mình. Do vậy, tỉnh Lai Châu không ban hành riêng quy định về ĐKKD, mà triển khai áp dụng Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn điều kiện thực tế ở địa phương. 2.3.2. Công tác hỗ trợ tạo môi trƣờng kinh doanh cho doanh nghiệp tƣ nhân Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan cùng với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, trong thời gian qua các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành về các cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư nhằm trợ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động SXKD có hiệu quả. 2.3.2.1. Về cải cách hành chính Tỉnh đẩy mạnh triển khai cải cách hành chính và thủ tục hành chính, thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 245/KH-UBND ngày 04/3/2015 của UBND tỉnh Lai Châu về rà soát quy định, thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Đến nay UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định công bố chuẩn hoá thủ tục hành chính tại các sở, ngành tỉnh. 2.3.2.2. Công tác khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp Phát triển doanh nghiệp được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nền kinh tế của tỉnh Lai Châu, do vậy, tỉnh Lai Châu luôn quan tâm, coi trọng công tác khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. 2.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính Tỉnh Lai Châu đã quy định cơ chế phối hợp giữa các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố của tỉnh trong việc phối hợp QLNN đối với doanh nghiệp sau khi thành lập trên địa bàn, đảm bảo nguyên tắc quản lý như Quyết định số 419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các cơ quan Nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, nghề chịu sự quản lý của nhiều cơ quan Nhà nước, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên ngành tương ứng. 2.3.4. Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tƣ nhân 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU 2.4.1. Những mặt đạt đƣợc Cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng; kịp thời chấn chỉnh các hoạt động vi phạm của doanh nghiệp; công tác khuyến khích hỗ trợ, doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả. 2.4.2. Những hạn chế, yếu kém 2.4.2.1. Về sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý về doanh nghiệp tư nhân Hiện nay chưa có sự thống nhất trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ có trách nhiệm quản lý nội dung đăng ký doanh nghiệp chứ không quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.4.2.2. Về công tác khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường pháp lý cho doanh nghiệp tư nhân Sự hỗ trợ DNTN còn mang tính nặng hành chính,cơ chế chính sách phát triển DNTN nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng chưa kịp thời và đồng bộ. 2.4.2.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp tư nhân Công tác kiểm tra hoạt động của DNTN sau đăng ký thành lập chưa được triển khai thường xuyên. Công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan QLNN trong việc kiểm tra, thanh tra hoạt động doanh nghiệp có lúc chưa đồng bộ, thiếu thông tin đầy đủ, chính xác, toàn diện về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém - Hiện nay chưa có một văn bản riêng hướng dẫn cách thức thực hiện quản lý nhà nước sau đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp. - Trong công tác hỗ trợ DNTN, sự quan tâm và đầu tư của tỉnh Lai Châu đối với công tác trợ giúp phát triển DNTN còn thấp, bố trí ngân sách hỗ trợ cho DNTN còn hạn chế. - Các thủ tục hành chính chưa hoàn toàn thông thoáng và chưa thật sự nhanh chóng để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp. - Lực lượng cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về DNTN còn hạn chế, trong đó có năng lực nhận thức pháp luật, những vẫn đề đổi mới kinh tế nói chung và quản lý nhà nước nói tiêng. - Việc quản lý sau cấp phép của tỉnh Lai Châu mới dừng ở hình thức thanh tra, kiểm tra mà thiếu các công cụ để quản lý, giám sát một cách tổng thể, toàn diện. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Trong những năm qua, số lượng DNTN trên địa bàn tỉnh Lai Châu ngày một tăng lên, đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển tỉnh Lai Châu trở thành một tỉnh trung bình trong khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ. Tỉnh đã rất chú trọng đến công tác quản lý đối với DNTN trên địa bàn. Có thể thấy, tỉnh Lai Châu đã đạt được một số thành tựu đáng kể, bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai Luật Doanh nghiệp 2014. Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU 3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN 3.1.1. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp - Ưu tiên phát triển mạnh các ngành dịch vụ; các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. - Nâng cao sản xuất, chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các ngành nghề sử dụng ít nguyên vật liệu nhập khẩu. - Tăng cường việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. - Cải thiện việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp. - Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo được môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng. - Khuyến khích phát triển các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp. 3.1.2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp tƣ nhân 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đẩy nhanh tốc độ phát triển DNTN theo phương châm tích cực và bền vững. Tập trung phát triển doanh nghiệp tăng lên cả về số lượng và chất lượng. 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phấn đấu đến năm 2020 có trên 1.500 doanh nghiệp, đến năm 2025 có trên 2.000 doanh nghiệp và đến năm 2030 có trên 2.500 DNTNđăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh. - Bình quân giai đoạn 2016 - 2025, năng suất lao động tăng khoảng 6 - 7%/năm. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN 3.2.1. Tăng cƣờng công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong quản lý Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tƣ nhân sau đăng ký kinh doanh Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan QLNN từ tỉnh đến huyện, phường, xã đối với doanh nghiệp sau ĐKKD. Tăng cường ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác phối hợp, trao đổi thông tin toàn diện về doanh nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo đúng chức năng, thẩm quyền, thủ tục do pháp luật quy định. Tăng cường phối hợp trong việc tuyên truyền, phổ biến và quán triệt về các quy định pháp luật cho doanh; xây dựng và chỉ đạo điểm các doanh nghiệp điển hình tiên tiến thực hiện tốt các quy định của pháp luật nhằm tuyên truyền, nhân rộng trong khối doanh nghiệp. 3.2.2. Giải pháp về tăng cƣờng các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tƣ nhân 3.2.2.1. Hỗ trợ pháp lý - Tăng cường hỗ trợ pháp lý dành riêng cho DNTN trên cổng thông tin điện tử đồng bộ. - Hỗ trợ miễn phí các doanh nghiệp công bố thông tin ĐKKD trên cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh. - Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của DNTN và xử lý kịp thời những phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đối với những nội dung liên quan đến công tác QLNN trên địa bàn. 3.2.2.2. Hỗ trợ về tài chính, tín dụng - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ vốn cho DNTN. - Cần ban hành các chính sách tài chính, tín dụng phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ để hỗ trợ DNTN khắc phục khó khăn trong điều kiện suy thoái kinh tế, kích thích huy động rộng rãi các nguồn lực cho đầu tư phát triển SXKD. - Giải quyết tình trạng thiếu vốn cho DNTN. - Đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, mở rộng phạm vi và nâng cao mức độ cho vay với khu vực DNTN. - Không phân biệt chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế giữa các thành phần kinh tế. - Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn của ngân hàng trên cơ sở xem xét thực tế khả năng SXKD của từng DNTN. - Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng,quỹ bảo hiểm đầu tư cho các doanh nghiệp. 3.2.2.3. Hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng suất lao động - Khuyến khích, hỗ trợ DNTN tăng cường ứng dụng, nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất. - Thành lập mạng lưới trung tâm ngân hàng dữ liệu thông tin thị trường, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật. - Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về khoa học công nghệ, kiến thức quản lý kinh tế. - Khuyến khích, động viên tinh thần kinh doanh, ý chí khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội. - UBND tỉnh nên có các chính sách hỗ trợ riêng đối với các DNTN đầu tư vào những vùng khó khăn. 3.2.2.4. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực - Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của các Giám đốc và cán bộ quản lý của các DNTN trong bối cảnh hội nhập. - Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân. - Hỗ trợ đào tạo đối với các DNTN, cung cấp và tạo điều kiện cho họ tiếp cận được các nguồn thông tin, mở rộng hệ thống dịch vụ tư vấn, khuyến khích các DNTN đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh. 3.2.3. Giải pháp tạo môi trƣờng pháp lý minh bạch, thông thoáng cho doanh nghiệp tƣ nhân - Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính. - Đảm bảo thực hiện quyền tự do kinh doanh, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế. - Tạo lập môi trường đầu tư kin - Rà soát các chính sách ưu đãi hỗ trợ, thu hút đầu tư để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút DNTN đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. - Thực thi minh bạch, hiệu quả chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển kinh tế tư nhân. - Tăng cường khả năng dự báo thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho DNTN tham gia cung cấp dịch vụ công. - Tăng cường kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để đầu tư cơ sở hạ tầng. 3.2.4. Giải pháp về đào tạo nguồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_doanh_nghiep_tu_nh.pdf
Tài liệu liên quan