Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể tại quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh

Hội nghị BCH.TW lần thứ 4 khóa XII (ban hành Nghị quyết

05-NQ/TW) đã đưa ra chủ trương: Thực hiện cơ cấu lại và phát triển

nhanh các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch

vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; Tập trung phát triển một số

ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao”.

Đến Hội nghị BCH.TW lần thứ 5 khóa XII đã ban hành Nghị quyết

10-NQ/TW “về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực

quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Song song đó, Quốc hội khóa XIV cũng đã ban hành Nghị

quyết số 24/2016/QH14 ngày 8/11/2016 với mục tiêu “Thực hiện cơ

cấu lại các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch

vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tập trung phát triển một số

ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao”.

Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ đã xác định

nhiệm vụ “đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ” với nội dung

“Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, trong đó ưu tiên phát triển

những ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và

giá trị gia tăng cao; đồng thời xây dựng và thực hiện tốt cơ chế, chính

sách, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích đầu tư, phát triển mạnh

các dịch vụ

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể tại quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KDCT luôn phát triển không ngừng, là nơi cung cấp những sản phẩm, dịch vụ trực tiếp đến với người tiêu dùng; có tiềm năng lớn về đóng góp kinh tế, đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, có khả năng giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn dân cư. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hộ KDCT tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, đồng thời đóng vai trò làm vệ tinh cho các doanh nghiệp trong quá trình phân phối, luân chuyển hàng hóa, dịch vụ; là đơn vị nắm bắt đầu tiên về nhu cầu của người tiêu dùng. Thông qua các hộ KDCT có thể huy động được nguồn vốn lớn còn đang ở dạng tiềm năng trong nhân dân cho nền kinh tế phát triển. Những hạn chế của hộ KDCT: Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật thấp; khả năng xung đột lợi ích thường xuyên xảy ra; thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất, kinh doanh; khả năng tiếp cận thị trường, nguồn thông tin thấp; dễ vi phạm các quy định của Nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh. 1.1.4. Thương mại: 1.1.4.1. Khái niệm: Có nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại, tuy nhiên có thể hiểu về thương mại như sau: Theo nghĩa hẹp, Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Theo nghĩa rộng, Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại được hiểu như các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu lợi nhuận của các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường. Ở góc độ này, thương mại đồng nghĩa với kinh doanh. Tại Việt Nam, Luật Thương mại năm 2005 không quy định Thương mại có cách hiểu như thế nào, nhưng đã đề cập đến hoạt động thương mại, theo đó “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (khoản 1, Điều 3). 1.1.4.2. Đặc điểm của thương mại: Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Thương mại bao gồm phân phối và lưu thông hàng hoá. Thương mại không trực tiếp tạo ra sản phẩm, nó thừa hưởng kết quả của quá trình sản xuất và đóng vai trò trung gian cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Về hoạt động kinh tế: Chủ yếu là lưu chuyển hàng hoá. Về hàng hóa: Trong quá trình kinh doanh, thương mại gồm sản phẩm có hình thái vật chất hay phi vật chất được người chủ mua về để bán và sinh ra lợi nhuận Về phương thức lưu chuyển hàng hoá: Bán buôn và bán lẻ. Về tổ chức kinh doanh: Theo nhiều mô hình khác nhau và thực hiện thêm nhiệm vụ sản xuất. Về sự vận động hàng hoá: Tuỳ thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng khác nhau sẽ có sự vận động khác nhau. 1.1.5. Dịch vụ: 1.1.5.1. Khái niệm: Theo C.Mác: Dịch vụ là con đẻ của nền sản xuất hàng hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển nhanh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển Theo T.P Hill: Dịch vụ là sự thay đổi về điều kiện hay trạng thái của người hay hàng hóa thuộc ở hữu của một chủ thể kinh tế nào đó do sự tác động của chủ thể kinh tế khác và sự đồng ý trước của người hay chủ thể kinh tế ban đầu. Theo một số nhà nghiên cứu thì cho rằng: Dịch vụ thực chất là các hoạt động không mang tính đồng nhất, chủ yếu tồn tại dưới hình thức phi vật thể do các cá nhân hay tổ chức cung cấp. Hoạt động tiêu thụ và sản xuất diễn ra đồng thời. Như vậy có thể định nghĩa một cách chung nhất: dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người. 1.1.5.2. Đặc điểm của dịch vụ: Dịch vụ mang tính vô hình hay tính phi vật chất: dịch vụ tạo ra những sản phẩm phần lớn là dưới dạng phi vật thể và không thể đong, đo, đếm được. Dịch vụ không lưu giữ được: Do sản xuất và tiêu dùng dịch vụ thường diễn ra đồng thời, việc cung ứng dịch vụ đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng dịch vụ và người tiêu dung dịch vụ. Quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ thường xảy ra đồng thời. Ngoài ra, dịch vụ không hề mất đi sau khi đã cung ứng dịch vụ, đồng thời dịch vụ cũng không thể tách rời nguồn gốc của nó. 1.1.6. Thương mại – dịch vụ: 1.1.6.1. Đặc điểm của thương mại – dịch vụ: TM-DV có phạm vi hoạt động rất rộng, từ dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân đến dịch vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. TM-DV hiện nay đang có sự lan tỏa rất lớn, ngoài tác dụng trực tiếp của bản thân dịch vụ, nó còn có vai trò trung gian đối với sản xuất và thương mại hàng hóa, ảnh hưởng gián tiếp lên tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. TM-DV khi lưu thông qua biên giới gắn với từng con người cụ thể, chịu tác động bởi tình hình chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa của nước cung cấp và nước tiếp nhận dịch vụ đó. 1.1.6.2. Vai trò của thương mại – dịch vụ trong nền kinh tế Tạo việc làm: Giải quyết một số lượng lớn người lao động nhàn rỗi hoặc người lao động đang trong tình trạng thất nghiệp. Thúc đẩy và duy trì tăng trưởng của nền kinh tế: Sự phát triển mạnh mẽ của TM-DV là tiền đề quan trọng thúc đẩy đối với sự phát triển kinh tế, ngược lại. Thúc đẩy phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân: Cung cấp những nhu cầu thiết yếu, đa dạng cho người dân (vật chất - tinh thần) 1.2. Quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ 1.2.1. Quản lý nhà nước: là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. 1.2.1.1. Quản lý nhà nước về kinh tế Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý kinh tế lên nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý ở tầm vĩ mô, giải quyết những quan hệ vĩ mô có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhà nước không can thiệp, giải quyết những vấn đề mang tính nội bộ trong quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế (cá nhân, doanh nghiệp, tập đoàn, hợp tác xã,) 1.2.1.2. Quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ Nhà nước thống nhất quản lý về TM, DV bằng pháp luật, chính sách, quy hoạch và kế hoạch phát triển TM, DV; tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ. Quản lý nhà nước về TM-DV là việc tổ chức và quản lý toàn diện về TM, DV ở tầm vĩ mô, chủ yếu là điều tiết tổng thể các mối quan hệ về mua bán hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, thông qua các công cụ, hình thức và biện pháp quản lý nhằm tác động, định hướng, tạo pháp lý chung cho hoạt động TM, DV của các chủ thể, trong đó có hộ kinh doanh. 1.2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về TM-DV và hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực thương mại dịch vụ. a. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về TM-DV, xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển TM-DV. Tổ chức đăng ký kinh doanh TM-DV. Tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin, dự báo và định hướng về thị trường trong nước và ngoài nước. Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động xúc tiến thương mại. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luật về thương mại dịch vụ; xử lý vi phạm nếu có. b. Nội dung quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực thương mại – dịch vụ Cũng giống như quản lý nhà nước về TM-DV nói chung, tuy nhiên, Nhà nước không ban hành chiến lược, chính sách dành riêng đối với sự phát triển của hộ kinh doanh như ở loại hình doanh nghiệp. Do đó, đối với cấp tỉnh, huyện thường có định hướng, kế hoạch phát triển hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực TM- DV phù hợp với sự phát triển và cơ cấu kinh tế của từng địa phương và chịu xử phạt nếu vi phạm pháp luật. 1.2.1.4. Vai trò quản lý nhà nước đối với TM-DV Trong nền kinh tế thị trường, sự quản lý của Nhà nước có vai trò quan trọng là người định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế, bảo đảm thống nhất các lợi ích cơ bản trong toàn xã hội. Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn. Nhà nước sử dụng các công cụ pháp luật, các chính sách về kinh tế để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh 1.2.2. Sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đến nền kinh tế Việt Nam. 1.2.2.1. Mặt tích cực: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càng năng động tiếp thu khoa học, công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nguồn nhân lực; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2.2.2. Mặt hạn chế, khó khăn: Nguy cơ rủi ro về kinh tế, tình trạng phá sản doanh nghiệp ngày càng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra; năng suất lao động tăng chậm; ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. 1.3. Kinh nghiệm của các quận và bài học rút ra cho quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh 1.3.1. Kinh nghiệm của quận Tân Bình: Xác định cơ cấu kinh tế theo hướng “thương mại - dịch vụ”; từng bước cải thiện và tạo môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư; tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh tế, lập lại trật tự kinh doanh và giải tỏa các điểm kinh doanh trái phép; 1.3.2. Kinh nghiệm của quận Bình Tân: Đẩy mạnh mạng lưới kinh doanh dịch vụ; đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh, công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh của hộ KDCT; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính trên lĩnh vực kinh tế, triển khai và sử dụng phần mền quản lý doanh nghiệp – hộ KDCT, 1.3.3. Kinh nghiệm của quận 10: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hộ kinh doanh gắn liền với công tác cải cách thủ tục hành chính, đổi mới công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế; hình thành các khu thương mại tập trung, phát triển các ngành kinh doanh dịch vụ mới đã xuất hiện như: dịch vụ khoa học công nghệ, viễn thông, tin học, dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí,.. 1.3.4. Bài học rút ra cho quận Tân Phú: vừa học hỏi các kinh nghiệm của các quận khác, vừa tìm các mô hình khác để áp dụng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực TM-DV của quận; hoàn thiện cơ chế riêng hướng tới cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển nhanh, bền vững kinh tế quận trong thời gian tới,... Tiểu kết chương 1: Hộ KDCT là đơn vị kinh tế độc lập của kinh tế tư nhân, hộ KDCT có tốc độ phát triển nhanh và góp phần vào sự phát triển của kinh tế tư nhân. Hộ KDCT vừa tạo ra sản phẩm, vừa giải quyết lao động trong xã hội; hộ KDCT là một loại hình kinh tế tương đối phổ biến trong nền kinh tế nước ta, có mặt ở mọi lúc, mọi nơi nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất có thể. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘ KDCT TẠI QUẬN TÂN PHÚ, TP. HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về quận Tân Phú: 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử hình thành: 2.1.1.1. Về vị trí địa lý – dân số: Thành lập tháng 12/2003 trên cơ sở chia tách từ quận Tân Bình cũ, với diện tích khoảng 1.606,98 ha diện tích tự nhiên, có 11 phường trực thuộc; dân số hiện nay khoảng 481.188 nhân khẩu/122.957 hộ; dân tộc Kinh chiếm 93,54%, còn lại các dân tộc khác là 6,64% như Hoa, Khmer, Chăm, Tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài với khoảng 1/3 dân số theo tôn giáo. Quận có địa đạo Phú Thọ Hòa được xây dựng năm 1947, được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng công nhận “Di tích lịch sử cấp quốc gia”. 2.1.1.2. Về cơ sở hạ tầng: Với chủ trương “thay da đổi thịt”, quận Tân Phú đã từng bước thực hiện cải tạo hệ thống giao thông (vận động nhân dân hiến đất làm đường), chỉnh trang đô thị, đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hạ tầng xã hội, xây dựng nhiều công trình trọng điểm về thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, nhà ở, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân 2.1.2. Tình hình hoạt động hộ KDCT trên lĩnh vực TM-DV: 2.1.2.1. Hoạt động TM-DV của quận Tân Phú Sau khi thành lập, ngành kinh tế của quận đa số đầu tư mang tính tự phát manh mún, nằm xen kẽ trong các cụm dân cư. Thiết bị – công nghệ lạc hậu nên chất lượng, năng suất, hiệu quả chưa cao; thành phần kinh tế dân doanh chiếm tỷ trọng 66,25% (năm 2004) nhưng đa số là các đơn vị cá thể có qui mô vốn nhỏ, lao động ít, doanh thu thấp. Đặt trọng tâm phát triển kinh tế, quận đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật - xã hội nhằm thu hút đầu tư; cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vốn, phát triển sản xuất kinh doanh với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Hiện nay, quận có 17.391 doanh nghiệp và 13.475 hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn quận (xem bảng số liệu 2.1) Bảng số liệu 2.1: So sánh số lượng doanh nghiệp và Hộ kinh doanh cá thể Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 6th2017 DN 8839 10824 12308 13819 14830 16197 17391 Hộ KD 11756 12167 9926 10440 11162 12706 13475 (Nguồn: Số liệu Phòng Kinh tế quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) Hoạt động TM-DV của quận Tân Phú trong những năm gần đây phát triển nhanh, mức tăng trưởng khá cao với 6 chợ truyền thống; các hệ thống siêu thị lớn đều đặt chi nhánh tại quận, 02 trung tâm thương mại quy mô lớn, 74 cửa hàng tiện ích; 07 tuyến đường chuyên doanh. Trong những năm qua, kinh tế quận phát triển khá toàn diện và luôn giữ mức tốc độ tăng trưởng hàng năm, cơ cấu kinh tế quận đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng TM-DV. Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy, giá trị của ngành công nghiệp – xây dựng và TM-DV đều tăng qua các năm, trong đó ngành TM-DV luôn tăng cao hơn so với giá trị ngành công nghiệp – xây dựng. Bảng số liệu 2.2: So sánh giá trị sản xuất của ngành CN-XD với TM-DV Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1.Công nghiệp - Xây dựng 25.739,73 28.741,103 32.883,034 37.857,156 43.103,952 2.Thương mại - dịch vụ 9.071,237 11.585,336 13.636,255 17.016,445 20.359,709 (Nguồn: Số liệu Phòng Kinh tế quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) Nhằm phát huy thế mạnh của các ngành chủ lực, quận Tân Phú đã quan tâm, tạo điều kiện để phát huy tốc độ phát triển và cơ cấu của các ngành hàng chủ lực có giá trị lớn. Qua đó các ngành hàng đã góp phần quan trọng vào tỷ trọng của kinh tế quận với giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng trên 14%/năm, tổng số doanh thu bán ra và doanh thu dịch vụ tăng trên 26%/năm (xem bảng số liệu 2.3). Bảng số liệu 2.3: Tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 6t 2017 TM-DV 9.071,2 11.585,3 13.636,2 17.016,4 20.359,7 109.371,4 66.762 (Nguồn: Số liệu Phòng Kinh tế quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) 2.1.2.2. Hoạt động của hộ KDCT trên lĩnh vực TM-DV: So với thời điểm khi mới thành lập, thì hộ KDCT hiện nay đã tăng nhanh về số lượng và quy mô vốn đầu tư, đồng thời chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế quận. Hiện nay, số hộ KDCT trên địa bàn quận là 13.475 hộ. Tình hình phát triển của hộ KDCT nói chung và số lượng hộ kinh doanh về TM-DV nói riêng trên địa bàn quận được đăng ký thành lập mới có xu hướng tăng; thông qua bảng số liệu 2.4 đã cho thấy được sự phát triển năng động của hộ KDCT gắn liền với sự phát triển chung của kinh tế quận, cụ thể như sau: Bảng số liệu 2.4: Tình hình phát triển hộ kinh doanh TM-DV Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 6t 2017 Hộ KD 1682 1024 1484 1620 1305 2148 952 Hộ KD TMDV 1103 565 1165 1001 1171 1356 772 Biểu đồ 2.2: Lĩnh vực hoạt động của hộ kinh doanh (Nguồn: Phòng Kinh tế quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) Nếu xét theo giá trị sản xuất của khu vực TM-DV thì năm 2004 giá trị sản xuất của khu vực TM-DV chỉ chiếm 16% thì đến năm 2016 tỷ trọng TM-DV đạt 35,7% so với cơ cấu ngành kinh tế của quận (xem biểu đồ 2.1) Nếu xét về lĩnh vực hoạt động của hộ kinh doanh: chủ yếu diễn ra ở 03 lĩnh vực: Lĩnh vực kinh tế với tổng vốn đăng ký là 812,703 tỷ đồng, lĩnh vực văn hóa với tổng số vốn 53,837 tỷ đồng, lĩnh vực y tế với tổng số vốn 16,606 tỷ đồng (xem biểu đồ 2.2). Qua biểu đồ 2.3 cho thấy hộ kinh doanh hoạt động trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm tỷ lệ khá lớn (trên 65%) đối với tổng số hộ kinh doanh cá thể tại quận Tân Phú. Mặt khác, do việc kinh doanh không thuận lợi với sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các hộ có cùng ngành hàng hoặc do chuyển đổi địa điểm kinh doanh nên Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng đóng góp của TM-DV vào cơ cấu kinh tế quận vào năm 2016 (Nguồn: Phòng Kinh tế quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) (Nguồn: Phòng Kinh tế quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) Biểu đồ 2.3: Lĩnh vực hoạt động của hộ KDCT số hộ kinh doanh ngưng hoạt động cũng ở mức cao (trung bình 50%) so với số lượng hộ đăng ký mới (xem bảng số liệu 2.5) Bảng số liệu 2.5: Số lượng hộ KDCT ngưng hoạt động kinh doanh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 6t 2017 Hộ KD 876 565 930 759 812 812 370 Hộ KD TMDV 408 218 573 464 489 506 182 (Nguồn: Số liệu Phòng Kinh tế quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) Thời gian qua công tác quản lý thu thuế đối với hộ KDCT của quận đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng như nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của các hộ kinh doanh, hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách (xem bảng số liệu 2.6). Bảng số liệu 2.6: Mức đóng góp thuế của hộ kinh doanh cá thể (tỷ đồng) Năm 2012 2013 2014 2015 2016 6/2017 Số thu 103,85 98,15 97,59 102,82 108,54 60,2 (Nguồn: Số liệu từ Chi Cục Thuế quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) 2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh thương mại dịch vụ 2.2.1. Văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh TM-DV: Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế nói chung được các cấp ban hành rất nhiều nhằm định hướng nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng XHCN, điều tiết kinh tế vĩ mô và thực hiện trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế và hộ kinh doanh được quy định riêng trong một số điều của các văn bản này. 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh thương mại dịch vụ 2.2.2.1. Khái quát về bộ máy quản lý nhà nước về thương mại – dịch vụ: Hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, được phân chia cấp quản lý theo cấp bậc nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế nói chung và đối với lĩnh vực TM-DV nói riêng. 2.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hộ KD TM- DV tại quận Tân Phú: bộ máy về quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể gồm những cơ quan sau: Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên trách) và các cơ quan khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động của hộ kinh doanh. 2.2.3. Công tác quy hoạch đối với hộ kinh doanh TM-DV: 2.2.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch TM-DV trong thời gian qua: Nhằm tránh sự phát triển tự phát và nhận định sự phát triển của hộ kinh doanh về lĩnh vực TM-DV là rất cần thiết cho sự phát triển của kinh tế quận, góp phần vào việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm và các nhu cầu thiết yếu của người dân, góp phần nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho người dân ngày càng tốt hơn, quận đã thực hiện quy hoạch gắn với sự phát triển một cách đồng bộ, phù hợp với định hướng phát triển ngành kinh tế quận. 2.2.3.2. Công tác quy hoạch hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống: Quận đã quy hoạch theo hướng chợ “văn minh thương mại” và phối hợp với Ban Quản lý dự án Lifsap (cạnh tranh chăn nuôi và an toàn thực phẩm) triển khai đến 2/6 chợ nhằm cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho người dân. 2.2.3.3. Công tác quy hoạch hộ kinh doanh tại các tuyến đường chuyên doanh: hiện có 7 tuyến đường và định hướng quận tiếp tục thực hiện quy hoạch đối với một số tuyến đường, khu chuyên doanh khác. 2.2.4. Công tác kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh TM-DV: Công tác kiểm tra được quận thực hiện một cách thường xuyên, có sự phối hợp giữa các cơ quan (kiểm tra liên ngành) và kiểm tra chuyên ngành có sự phối hợp với UBND phường. 2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh TM-DV trên địa bàn quận Tân Phú 2.3.1. Về kết quả đạt được: Hộ kinh doanh TM-DV được phát triển nhanh góp phần tăng tỷ trọng đóng góp vào cơ cấu kinh tế và thu ngân sách nhà nước tăng. Các cơ quan chuyên môn thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trong quản lý ngành, lĩnh vực phụ trách có liên quan đến hộ kinh doanh. Công tác cải cách thủ tục hành chính được quan tâm thực hiện và đạt hiệu quả trong việc cung cấp thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quận đã thực hiện khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với thủ tục này. 2.3.2. Những hạn chế tồn tại: Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các dự án chỉnh trang đô thị theo quy hoạch chưa hiệu quả (với 28 dự án “treo”); hộ kinh doanh ít đăng ký kinh doanh trực tuyến; việc cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh chưa được áp dụng liên thông với Chi cục thuế (chỉ thực hiện đối với doanh nghiệp); TM-DV phát triển khá mạnh nhưng chủ yếu hộ kinh doanh đầu tư; quy hoạch tuyến đường chuyên doanh tuy có đạt được một số kết quả ban đầu nhưng tính khả thi chưa cao. 2.3.3. Nguyên nhân: 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan: Công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn rườm rà, thiếu tính đồng bộ; công tác “1 cửa liên thông” chưa thực sự phát huy hiệu quả cao; chưa có kế hoạch hoặc chương trình về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); chưa có những hỗ trợ cụ thể cho phong trào khởi nghiệp. Cán bộ quản lý hộ kinh doanh ít; vẫn còn tình trạng gian lận thương mại. 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan: Một số văn bản quy định của nhà nước có sự thay đổi nhanh nên phần nào gây khó khăn cho quận trong công tác quản lý. Chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế còn thấp, nhất là cán bộ kinh tế, cán bộ thuế ở các phường Tiểu kết chương 2: Cùng với sự phát triển của hộ kinh doanh ngày càng nhanh, đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân thig công tác quản lý nhà nước tại quận cũng đang thật sự quá tải đối với số lượng rất ít cán bộ phụ trách. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘ KDCT TẠI QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể 3.1.1. Quan điểm, chủ trương hiện nay của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân và ngành TM-DV. Hội nghị BCH.TW lần thứ 4 khóa XII (ban hành Nghị quyết 05-NQ/TW) đã đưa ra chủ trương: Thực hiện cơ cấu lại và phát triển nhanh các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao”. Đến Hội nghị BCH.TW lần thứ 5 khóa XII đã ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW “về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Song song đó, Quốc hội khóa XIV cũng đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 8/11/2016 với mục tiêu “Thực hiện cơ cấu lại các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao”. Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ đã xác định nhiệm vụ “đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ” với nội dung “Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, trong đó ưu tiên phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao; đồng thời xây dựng và thực hiện tốt cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích đầu tư, phát triển mạnh các dịch vụ” 3.1.2. Phương hướng, chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Thành phố Hồ Chí Minh: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_ho_kinh_doanh_ca_t.pdf
Tài liệu liên quan