Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Thanh tra, kiểm tra về quản lý chất thải rắn sinh hoạt: đánh giá
tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt để kịp thời phát hiện, nhắc
nhở, xử lý những vấn đề có liên quan.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý chất thải rắn sinh hoạt:
xem xét, xác minh, kết luận về nội dung khiếu nại, tố cáo và ra quyết
định xử lý theo trình tự và thủ tục do luật định.
Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt:
xử lý những chủ nguồn thải không thực hiện tốt việc quản lý, những
đơn vị không thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu một, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh thái trong ao, hồ...
Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Chất thải rắn sinh hoạt phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối
gây ô nhiễm môi trường, tác động thông qua chuỗi thức ăn, gây ra
một số bệnh.
1.2. Tổng quan quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
Khái niệm quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt xác định rõ chủ thể
là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa
ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích
hợp nhằm đảm bảo việc quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt và phát
triển bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia. Đối tượng của quản lý
nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt là các chủ nguồn thải và đơn vị
thu gom, vận chuyển.
Mục tiêu quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
Nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý chất thải
rắn sinh hoạt; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý chất thải rắn sinh hoạt; kiện toàn, củng cố bộ máy và nhân
lực thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Nguyên tắc quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
Hướng tới sự phát triển bền vững; kết hợp các mục tiêu quốc
gia, quốc tế, vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý
chất thải rắn sinh hoạt; quản lý chất thải rắn sinh hoạt xuất phát từ
quan điểm hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và
công cụ
5
Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất
thải rắn sinh hoạt
Với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau thì tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật giúp nâng cao nhận thức của người dân.
Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về
chất thải rắn sinh hoạt
Các văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt là căn
cứ pháp lý để các cơ quan thực hiện việc quản lý, hạn chế những vấn
đề phát sinh không mong muốn, kịp thời xử lý những vấn đề.
Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về
chất thải rắn sinh hoạt
Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất
thải rắn sinh hoạt bao gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây
dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND cấp tỉnh, huyện, xã.
Quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt
Quản lý nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt: quản lý
việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt ra thành nhiều phần khác nhau
để thu gom, vận chuyển.
Quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt: hoạt động nhằm đảm bảo chất thải rắn sinh hoạt được thu gom,
vận chuyển toàn bộ từ nơi phát sinh tới nơi xử lý tập trung với sự hợp
lý về thời gian và chi phí, hợp vệ sinh.
Quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt
6
Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo các
chủ nguồn thải phải có trách nhiệm đăng ký hợp đồng và đóng phí;
các đơn vị thu gom, vận chuyển thực hiện đúng trách nhiệm.
Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Thanh tra, kiểm tra về quản lý chất thải rắn sinh hoạt: đánh giá
tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt để kịp thời phát hiện, nhắc
nhở, xử lý những vấn đề có liên quan.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý chất thải rắn sinh hoạt:
xem xét, xác minh, kết luận về nội dung khiếu nại, tố cáo và ra quyết
định xử lý theo trình tự và thủ tục do luật định.
Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt:
xử lý những chủ nguồn thải không thực hiện tốt việc quản lý, những
đơn vị không thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển.
Sự cần thiết quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
Nâng cao nhận thức của các chủ nguồn thải; quản lý tốt việc thu
gom, vận chuyển, phí vệ sinh và hợp đồng; phát hiện, chấn chỉnh, xử
lý các sai phạm trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất thải rắn
sinh hoạt
Hệ thống pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; đội ngũ
quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt; điều kiện kinh tế - xã
hội; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước; các yếu tố khác.
1.3. Kinh nghiệm ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm
đối với thành phố Thủ Dầu Một trong công tác quản lý nhà nước
về chất thải rắn sinh hoạt
7
1.3.1. Kinh nghiệm ở tỉnh Hải Dương
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; triển khai
thực hiện hiệu quả chiến lược, chương trình, dự án đã ban hành.
1.3.2. Kinh nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động; phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn; giải quyết dứt điểm ô nhiễm về chất thải rắn sinh
hoạt; tổ chức sắp xếp lại hoạt động thu gom của lực lượng dân lập.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Thủ Dầu Một
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
xây dựng quy chế về chất thải rắn; kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý
nhà nước; thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn; kết hợp giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong công
tác thu gom, vận chuyển; nâng cao chất lượng công tác thanh kiểm
tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, Luận văn đã hệ thống, hình thành khung lý
thuyết quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt để từ đó phân tích,
đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
2.1. Tình hình quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
2.1.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý
chất thải rắn sinh hoạt
8
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được
UBND thành phố quan tâm thực hiện về nội dung và hình thức. Các
Tổ tự quản bảo vệ môi trường được thành lập và tập huấn, tham gia
vào công tác tuyên truyền. Có sự phối hợp của các cơ quan trong
thực hiện công tác và tổ chức tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền.
2.1.2. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước
về chất thải rắn sinh hoạt
UBND thành phố Thủ Dầu Một đã ban hành Quy chế quản lý
chất thải rắn trên địa bàn và chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi
trường, UBND các phường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ thường
xuyên phối hợp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về
chất thải rắn sinh hoạt
Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà
nước về chất thải rắn sinh hoạt ở cấp thành phố. Về trình độ
chuyên môn của đội ngũ nhân lực thực hiện công tác thuộc các
chuyên ngành như: quản lý đất đai, quản lý môi trường, luật
UBND 14 phường thực hiện quản lý nhà nước về chất thải
rắn sinh hoạt ở cấp phường. Về trình độ chuyên môn của đội ngũ
nhân lực thực hiện công tác thuộc các chuyên ngành như: quản lý
môi trường, kỹ thuật môi trường, luật
2.1.4. Quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt
2.1.4.1. Quản lý nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh
hoạt
9
UBND thành phố Thủ Dầu Một đã ban hành quyết định về
Chương trình triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn trên địa bàn phường Hiệp An giai đoạn 2018 - 2019. Việc
phân loại chia làm hai nhóm sau: chất thải thực phẩm - rác làm vườn
(chất thải hữu cơ) và chất thải còn lại.
* Công tác chuẩn bị: thống kê các chủ nguồn thải; tuyên
truyền, phổ biến, tổ chức Lễ phát động; mua sắm trang thiết bị;
chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển.
* Công tác triển khai: từ ngày 09/03/2019.
Thu gom, vận chuyển: quy định thời gian thải bỏ và thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính
và tuyến đường hẻm, ĐX. Hai nhóm chất thải phân chia ngày và khu
phố thu gom.
Kiểm tra, giám sát: Phòng Tài nguyên và Môi trường đã
thành lập Tổ giám sát gồm hai cán bộ để theo dõi, giám sát quá trình
triển khai thực hiện phân loại.
2.1.4.2. Quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt
Tổ chức rà soát, lập danh sách thống kê số lượng các đơn vị
thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn để làm cơ sở
quản lý: có ba mô hình. Hiện nay tỷ lệ thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính đạt 100% và các tuyến hẻm,
đường ĐX đạt 99,77%.
Quản lý các điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn thành phố: trên địa bàn thành phố có một trạm ép chất thải rắn
sinh hoạt kín, bốn điểm tập kết, ba điểm giao nhận thực hiện theo
hình thức trao tay.
10
Quản lý về thiết bị lưu giữ và phương tiện thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt: trên địa bàn thành phố và các phường
có trang bị thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt, một số chủ nguồn thải
lưu giữ trong thùng chứa tự trang bị, bao, túi... Hiện nay Phòng Tài
nguyên và Môi trường đã làm việc và yêu cầu các đơn vị thu gom,
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố phải có lộ
trình tăng số lượng và chuyển đổi phương tiện cho phù hợp.
Xoá bỏ các điểm tập kết, điểm giao nhận không hợp lý, đan
xen trong khu dân cư và xử lý các điểm tồn đọng chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn phường: hiện nay Phòng Tài nguyên và Môi trường
đang thực hiện phương thức “chất thải rắn sinh hoạt trao tay”. Đối
với các điểm thường xuyên tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn phường được giải quyết kịp thời. Chất thải rắn sinh hoạt cồng
kềnh thu gom định kỳ hai ngày/tháng.
Tổ chức sắp xếp thời gian, tần xuất thu gom chất thải rắn sinh
hoạt trên các tuyến đường chính và các tuyến đường của phường:
UBND thành phố Thủ Dầu Một đã ban hành Quy định về thời gian
thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt các tuyến đường chính.
UBND các phường đã ban hành quy định về thời gian, tần suất thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các tuyến hẻm, đường
ĐX.
2.1.5. Quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt
2.1.5.1. Quản lý nhà nước về phí thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt
Hiện nay việc thu phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt áp dụng theo Quyết định số 64/2016/QĐ-UBND ngày
11
20/12/2016 của UBND tỉnh Bình Dương. Việc đóng phí chia ra ba
thành phần chủ nguồn thải. 90% phí này được chi lại cho Đội thu
gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập của phường hoặc đơn vị do
UBND phường ký hợp đồng, 10% còn lại được đưa vào ngân sách
của UBND phường.
2.1.5.2. Quản lý nhà nước về hợp đồng thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý cung ứng dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn: có ba hình thức. Số hộ dân thực hiện đăng ký thu gom chất
thải rắn sinh hoạt hiện nay đạt tỷ lệ là 87%.
2.1.6. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý
vi phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, UBND phường
thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
2.2. Đánh giá chung quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
2.2.1. Kết quả đạt được
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải
rắn sinh hoạt: bước đầu đạt hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức.
Đội ngũ làm công tác này được cải thiện, có sự phối hợp giữa các cơ
quan trong công tác.
Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chất
thải rắn sinh hoạt: có sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị có liên
quan trong việc triển khai, kiểm tra, giám sát đã giúp cho Quy chế
thực hiện đạt hiệu quả.
12
Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất
thải rắn sinh hoạt: bộ máy được tổ chức đồng bộ. Đội ngũ nhân lực
tương đối đầy đủ, có trình độ chuyên môn.
Quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được người dân ủng
hộ tham gia. Bước đầu xây dựng được mô hình tốt và rút ra được bài
học kinh nghiệm.
Đối với các tuyến đường đều có đơn vị thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt. Các điểm trung chuyển được bố trí hợp lý.
Những đơn vị thu gom, vận chuyển đã có những chuyển đổi về
phương tiện và tăng cường nguồn nhân lực.
Quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt
Việc thu phí đảm bảo cho các chủ nguồn thải đóng một mức
phí hợp lý và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách của tỉnh trong việc hỗ
trợ. Việc đăng ký hợp đồng các chủ nguồn thải đạt tỷ lệ cao.
Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt: việc quản lý chất
thải rắn sinh hoạt được thanh tra, kiểm tra đều đặn và kịp thời; những
khiếu nại, tố cáo được kiểm tra, xác minh và giải quyết; những
trường hợp vi phạm bị xử lý.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải
rắn sinh hoạt: vẫn còn một bộ phận người dân chưa có ý thức cao;
13
thời lượng thực hiện trên một số phương tiện thông tin đại chúng còn
ít; đội ngũ làm công tác còn chưa đáp ứng được hết so với yêu cầu
thực tế; sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong thực
hiện công tác đôi lúc còn chưa thường xuyên.
Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chất
thải rắn sinh hoạt: việc tổ chức thực hiện Quy chế quản lý chất thải
rắn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một vẫn còn một số hạn chế như:
một số chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển còn chưa nắm
bắt được hết nội dung của Quy chế hoặc nắm bắt được nhưng còn
chưa thực hiện đúng. Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát của các cơ
quan quản lý nhà nước đôi khi chưa thường xuyên; những vấn đề
phát sinh, vi phạm đôi lúc chưa được xử lý, giải quyết kịp thời.
Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất
thải rắn sinh hoạt: hiện nay công việc nhiều mà nguồn nhân lực thì có
hạn dẫn đến đôi lúc công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh
hoạt chưa được thực hiện tốt. Về chuyên môn của đội ngũ nhân lực
còn chưa đồng bộ.
Quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt
Việc thực hiện phân loại chưa đạt tỷ lệ cao; nguồn kinh phí
bị giới hạn; hoạt động của Tổ Tuyên truyền và Tổ Giám sát còn hạn
chế; đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập chưa thực hiện đúng
hoàn toàn, chưa đầy đủ nhân công; chưa xử phạt với các hành vi
không thực hiện phân loại.
Công tác phối hợp giữa các đơn vị đôi khi chưa nhịp nhàng;
các điểm tập kết chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn; những đơn vị thu
gom, vận chuyển mới chỉ thực hiện chuyển đổi được một số phương
14
tiện, nguồn nhân lực đôi lúc chưa đáp ứng đủ; đôi khi các chủ nguồn
thải và đơn vị chưa thực hiện đúng theo quy định đã ban hành.
Quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt
Việc thu phí ở một số phường còn chưa thực hiện đúng. Tỷ lệ
đăng ký hợp đồng còn chưa đạt; đôi khi các chủ nguồn thải hoặc đơn
vị thu gom, vận chuyển chưa thực hiện đúng trong nội dung hợp
đồng; việc thống kê các chủ nguồn thải có khối lượng phát sinh chất
thải rắn sinh hoạt lớn còn chưa đầy đủ.
Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Công tác thanh tra, kiểm tra đôi khi chưa đánh giá đúng hết
về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Việc giải quyết những
khiếu nại, tố cáo đôi lúc còn chưa đầy đủ các bước và kịp thời. xử
phạt vi phạm hành chính thực hiện còn nhiều khó khăn và tính răn đe
chưa được cao.
2.2.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan: một số lượng lớn người dân từ
những địa phương khác đến thành phố Thủ Dầu Một và một số ít có
ý thức chưa cao. Kinh phí vẫn còn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu
thực tế. Tinh giản biên chế cho nên giảm số lượng nhân lực. Chưa có
quy định để chi cho công tác thực hiện phân loại tại nguồn.
Nguyên nhân chủ quan: công tác tuyên truyền chưa được quan
tâm chú trọng hết mức. Tổ chức thực hiện Quy chế còn chưa thực sự
quyết liệt, đầy đủ. Quy định đối với nhân viên hợp đồng chưa phù
hợp. Việc đào tạo về trình độ chuyên môn đối với đội ngũ nhân lực
chưa được đầu tư đúng mức. Công tác phối hợp trong việc thực hiện
15
phân loại tại nguồn còn thiếu thống nhất, đồng bộ, liên tục. Chưa tiến
hành xử lý các đơn vị thu gom, vận chuyển chưa đảm bảo về các mặt.
Chưa có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của UBND phường
trong việc thu phí. Chưa áp dụng biện pháp chế tài đối với các chủ
nguồn thải không đăng ký hợp đồng. Công tác kiểm tra, giám sát và
xử lý của UBND phường đối với các chủ nguồn thải và đơn vị thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đôi khi chưa thường xuyên.
Chưa có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong
công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xử phạt vi
phạm hành chính còn áp dụng ở mức nhẹ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong Chương 2 Luận văn đã phân tích, đánh giá tình hình quản
lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ
Dầu Một ở các nội dung để thấy những kết quả đạt được cũng như
những hạn chế do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do đó
cần có phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương
3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Tập trung vào một số nội dung như sau: tiếp tục phát huy những
kết quả đã đạt được. Tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Thực hiện quyết liệt, đầy đủ Quy chế quản lý chất thải rắn. Bộ máy
quản lý nhà nước cần phải kiện toàn, củng cố; tăng cường chất lượng
16
và số lượng nguồn nhân lực. Cần tăng cường hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt và có hướng nhân
rộng. Công tác quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển cần tiếp tục
hoàn thiện về các mặt. Cần tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả trong công
tác quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển. Tiếp
tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý vi phạm hành chính.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
3.2.1. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Thực hiện đa dạng về nội
dung và hình thức, chú trọng trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
Cần có sự phối hợp và thống nhất của các cơ quan chức năng
với nhau và với những đơn vị, tổ chức khác để làm tốt công tác này.
Tiếp tục xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm
công tác này. Tăng cường bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng, đồng
thời có chính sách hỗ trợ thích hợp.
3.2.2. Tổ chức thực hiện tốt các văn bản quản lý nhà nước về
chất thải rắn sinh hoạt
Việc triển khai thực hiện Quy chế quản lý chất thải rắn cần được
thực hiện quyết liệt và đầy đủ. Cần có sự phối hợp của các cơ quan
quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, áp dụng, theo
dõi, kiểm tra, giám sát, xử lý đối với các chủ nguồn thải và đơn vị thu
17
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo nội dung của Quy chế;
kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề có liên quan phát sinh.
3.2.3. Kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý và nguồn nhân lực
quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt; nâng cao chất lượng
đội ngũ công chức, nhân viên thực hiện công tác
Trong Tổ Môi trường thuộc Phòng Tài nguyên và Môi
trường hiện nay nên có ít nhất một thành viên phụ trách riêng về chất
thải rắn sinh hoạt. Các thành viên trong tổ cần thường xuyên trao đổi
với cấp phường. Phòng Tài nguyên và Môi trường cần xem xét về
chuyên môn của nhân viên hợp đồng hỗ trợ công tác bảo vệ môi
trường ở các phường cho phù hợp.
UBND các phường cần có sự phân công công tác quản lý nhà
nước về chất thải rắn sinh hoạt đối với nhân lực thực hiện. Ngoài ra
cần có kiến nghị về việc mức lương đối với nhân viên hợp đồng cần
phải nâng lên
UBND thành phố cần rà soát lại về chuyên môn của đội ngũ
nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh
hoạt để có biện pháp nâng cao về trình độ. Ngoài ra định kỳ hàng
năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngũ này.
3.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phân loại và
thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
3.2.4.1. Nâng cao chất lượng đối với công tác quản lý nhà
nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Phòng Tài nguyên và Môi trường cần đề xuất UBND thành
phố tiếp tục thực hiện Chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường Hiệp An, tham mưu kinh phí
18
trong các năm tiếp theo và giám sát, nhắc nhỡ, xử lý các trường hợp
chưa thực hiện đúng.
UBND thành phố cần xem xét, nghiên cứu để có cơ chế, chính
sách hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân không hưởng lương từ ngân
sách tham gia việc tuyên truyền, vận động, giám sát, kiểm tra phân
loại tại nguồn và miễn hoặc giảm đơn giá vệ sinh cho các đơn vị, cá
nhân thực hiện tốt.
UBND phường Hiệp An cần tiếp tục tổ chức triển khai hoạt
động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn như:
Tăng cường công tác phối hợp giữa UBMTTQVN phường
với các hội, đoàn thể và chỉ đạo Tổ Tự quản bảo vệ môi trường tham
gia hoạt động Tổ Tuyên truyền. Chỉ đạo Tổ Tuyên truyền tăng cường
công tác tuyên truyền, hướng dẫn; tăng cường thêm nhân lực của
phường hỗ trợ cho Tổ Giám sát.
Tăng cường phát thanh trên đài truyền thanh, xe tuyên truyền
thông báo tại các tuyến đường trên địa bàn phường.
Nhanh chóng hoàn thiện bộ thu phí vệ sinh trên địa bàn
phường để cân đối hỗ trợ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh
hoạt.
Chỉ đạo Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập chấn
chỉnh công tác thu gom, vận chuyển, đảm bảo số lượng nhân công
thu gom và phải thực hiện đúng tần suất, thời gian thu gom theo
Chương trình đề ra. Nhân công phải thực hiện đúng việc thu gom hai
loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại trên hai loại xe khác
nhau. Đối với các trường hợp chủ nguồn thải không thực hiện việc
phân loại thì kịp thời báo cáo với Tổ Giám Sát để có biện pháp xử lý
kịp thời.
19
Sau khoảng thời gian thí điểm nên thực hiện việc xử phạt với
hành vi của các chủ nguồn thải chưa chấp hành nghiêm thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt để tạo được sự răn đe.
UBND các phường còn lại cần chuẩn bị phương tiện, nhân lực
và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh
hoạt ngay tại nguồn, thống kê các chủ nguồn thải và lập bộ thu phí vệ
sinh.
3.2.4.2. Nâng cao chất lượng đối với công tác quản lý nhà
nước về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa Công ty TNHH
MTV Công trình đô thị Bình Dương với đơn vị do UBND phường ký
hợp đồng hoặc Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập để lượng
chất thải rắn sinh hoạt được thu gom triệt để trong một ngày.
UBND thành phố Thủ Dầu Một cần thực hiện một số giải pháp
sau:
Yêu cầu các đơn vị thu gom, vận chuyển tiếp tục đầu tư cho
các điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo đầy đủ theo tiêu
chuẩn của Quy chế.
Hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Bình Dương để có thể làm các thủ tục vay vốn từ Quỹ bảo vệ
môi trường của tỉnh để chuyển đổi phương tiện. Những đơn vị này
phải đảm bảo về phương tiện thu gom, vận chuyển và nhân lực thì
mới được thực hiện hoặc được ký hợp đồng.
UBND các phường chỉ đạo công chức và nhân viên môi trường
thường xuyên phối hợp với các ngành, khu phố kiểm tra, giám sát
việc đem chất thải rắn sinh hoạt ra thải, bỏ của các chủ nguồn thải
20
cũng như công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của
Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập hoặc đơn vị do UBND
phường ký hợp đồng có đúng với quy định đã ban hành hay không để
có biện pháp xử lý.
UBND các phường thực hiện việc thống nhất về thời gian, địa
điểm để tiến hành thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cồng
kềnh.
3.2.5. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phí và hợp
đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
3.2.5.1. Nâng cao chất lượng đối với công tác quản lý nhà
nước về phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
UBND phường cần chỉ đạo công chức, nhân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_chat_thai_ran_sinh_hoat.pdf