Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Khi xây dựng chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân phát

triển SXNN thì mục tiêu cần được nêu rõ làm cơ sở cho việc theo dõi giám

sát, đánh giá kết quả thực hiện (thời gian, địa điểm, đối tượng hưởng lợi, số

lượng, chất lượng ), chính sách ban hành cần bám sát điều kiện cụ thể của

tỉnh, của vùng, gắn với thực tiễn SXNN để phát huy tối đa lợi thế và đối

tượng lựa chọn sản xuất có hiệu quả; xuất phát từ sự hưởng lợi của người dân

và lợi ích của nhà nước

pdf21 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý: Hệ thống các văn bản về chủ trương của Đảng, những cơ chế, chính sách của nhà nước về CDCCKTNN. Hoạt động sản xuất hàng hóa nông sản theo yêu cầu thị trường hội nhập gắn với sự phát triển nông nghiệp bền vững. 4.2. Phạm vi - Về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu QLNN đối với CDCCKTNN ở cấp tỉnh tới cấp chính quyền địa phương trong tỉnh Lào Cai. - Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động QLNN đối với CDCCKTNN từ năm 2010 đến 2016, định hướng đến năm 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; - Phương pháp nghiên cứu: + Tra cứu tài liệu nghiên cứu có sẵn; nghiên cứu, phân tích, tổng hợp từ những tài liệu, bài viết trên các sách, báo, tạp chí, các báo cáo hội thảo, hội nghị tổng kết, những văn bản QLNN liên quan đến quản lý ngành nông nghiệp và PTNT. - Nghiên cứu qua thực tiễn: thu thập và phân tích số liệu, dữ liệu, thông tin, nghiên cứu thực tế hoạt động QLNN của ngành Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan có liên quan. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Lào Cai. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu là luận văn đưa ra mô hình liên kết cộng sinh “5 Nhà” để áp dụng vào quá trình CDCCKTNN nhằm bảo đảm KTNN phát triển bền vững và thích ứng kinh tế hội nhập; đồng thời chỉ ra sự cần thiết kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về nông nghiệp từ cấp xã, từng bước đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh nông lâm sản có hiệu quả cao. 7. Kết cấu của luận văn - Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ở tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 – 2016. - Chương : Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1. Nông nghiệp, cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Nông nghiệp:Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. - Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu là khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại bền vững giữa các bộ phận của nó. C. Mác đã chỉ ra rằng: “Cơ cấu kinh tế là sự phân chia về chất lượng và tỉ lệ số lượng của quá trình sản xuất xã hội”. - Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một bộ phận của hệ thống cơ cấu kinh tế quốc dân, phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế quốc dân, nhưng nó mang tính độc lập tương đối; vậy cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thể khái quát: “Là tổng thể các mối quan hệ theo t lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất NN trong một khoảng thời gian và không gian nhất định”. Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp: Nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là tổ hợp các ngành sản xuất gắn liền với các quá trình sinh học gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; cơ cấu ngành KTNN thể hiện các mối quan hệ t lệ giữa các lĩnh vực gồm: Nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp; theo từng ngành lớn có phân ngành hoặc lĩnh vực (được gọi theo cách xếp chiều ngang/dọc) thể hiện đặc tính về sản xuất, chế biến và thương mại dịch vụ nông nghiệp, gồm: Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về quy mô, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp mang tính ổn định cao hơn và phát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trường và hội nhập. 1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Do quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển mở rộng của các khu công nghiệp đã làm cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên đất đai, như chuyển đổi từ diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình sản xuất nông nghiệp khác hoặc thay đổi cơ cấu giống cây trồng kết hợp các tiêu chuẩn trồng trọt tiên tiến cho năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, tập trung trồng cây lương thực (cây lúa). Bên cạnh trồng trọt, sự phát triển của các nghề trồng nấm, trồng hoa, rau, cây ăn quản, cây cảnh phục vụ nhu cầu thị trường và làm đa dạng thêm cơ cấu cây trồng của ngành Nông nghiệp của cả nước. 1.1.3. Quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp - Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước: “Là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội”. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước Quản lý hành chính Nhà nước: “Là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thỏa mãn các yêu cầu hợp pháp của con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”. Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp - Khái niệm quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành NN Khái niệm quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp được nêu ra như sau: “Là hoạt động mang tính quyền lực của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý ngành nông nghiệp, tổ chức quá trình sản xuất và làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tương tác theo những định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế ngành nông nghiệp đặt ra”. 1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 1.2.1. Nội dung 1.2.1.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp - Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: Để việc sản xuất, kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả và phát triển bền vững theo hướng phát huy lợi thế so sánh, tăng năng suất và chất lượng, Nhà nước cần xác định rõ mục tiêu và nội dung của chiến lược phát triển KTNN, để thực hiện CDCCKTNN; đồng thời đề ra được những bước đi và cách thức triển khai để đạt mục tiêu đó; công tác QLNN về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển. -Chương trình hành động: Trên cơ sở định hướng tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 - 2020, ngày 20/5/2016 Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành Chương trình số 09/CT-UBND về Hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020. -. Ban hành luật pháp, chính sách về CDCC ngành nông nghiệp - Tổ chức bộ máy thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp - Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp -. Đặc điểm của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh 1.2.2. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp - Tính hiệu lực - Tính hiệu quả - Tính phù hợp - Tính bền vững 1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1.3.1. Các nhân tố khách quan - Đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước. - Điều kiện tự nhiên. - Hội nhập khu vực và quốc tế. 1.3.2. Các nhân tố chủ quan - Tư duy phát triển của lãnh đạo tỉnh, và trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức, viên chức nhận thức về CCCC ngành nông nghiệp. - Kinh phí cho việc thực hiện. - Về văn hóa, dân tộc và phong tục tập quán. 1.4. Kinh nghiệm một số tỉnh trong nước về quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 1.4.1. Kinh nghiệm của Tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, có nghề cá tương đối phát triển, với số lượng tàu, công suất máy của tàu, và sản lượng đánh bắt không ngừng được cải thiện đáng kể. Từ năm 2011, Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng đóng góp, ủng hộ Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi. Tháng /2011, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã được thành lập và chính thức ra mắt, với mục đích chính là hỗ trợ ngư dân vượt qua khó khăn, khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất và đời sống, an tâm vươn khơi bám biển dài ngày, nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác hải sản. Bài học rút ra: Tỉnh đã vận dụng được lợi thế so sánh, điều kiện khách quan trong khai thác nguồn lợi thủy sản biển; Huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, vận động được các tổ chức, cá nhân tham gia một cánh mạnh mẽ, sâu rộng; định hướng, xây dựng, ban hành và thực thi tốt các chính sách, văn bản Quy phạm pháp luật. 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng Tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong mô hình sản xuất rau an toàn. Trong đó, Thành phố Đà Lạt có nhiều thành tựu trong thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, dẫn đến nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Đà Lạt rất mạnh trên thị trường trong cũng như ngoài nước. Năm 2010, Lâm Đồng tiếp tục ban hành Nghị quyết đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp CNC toàn tỉnh với nhiều điểm khác biệt như tạo điều kiện để doanh nghiệp, người dân ứng dụng CNC vào sản xuất. Bài học rút ra: Tận dụng được lợi thế so sánh là điều kiện khí hậu mát, ôn hòa, đất đai rộng và mầu mỡ; khoảng cách địa lý đến thành phố Hồ Chí Minh không xa nơi tiêu thụ khối lượng nông sản rất lớn; đầu tư xây dựng được hệ thống nhà kính, nhà lưới là cơ sở hạ tầng quan trọng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao; chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng được thực hiện rất hiệu quả. 1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc Huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng phát triển vùng sản xuất tập trung. Tỉnh Vĩnh Phúc đã định hướng chuyển xã Mê Linh, Tráng Việt, Tiền Phong (Mê Linh, Vĩnh Phúc) thành vùng chuyên canh sản xuất hoa, và có khoảng 1000 ha được chuyển hẳn sang trồng hoa để cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh trong toàn quốc. Các xã này được nhà nước hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới vào việc trồng hoa, từ khâu tạo giống tốt, đầu tư nhà lưới, vườn ươm, kho mát bảo quản, cho đến công nghệ đóng gói hoa trình độ cao. 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai Một là, trong quán trình thực hiện CDCCKTNN các địa phương đã từng bước thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hai là, yếu tố then chốt và quan trọng để CDCCKTNN tốt, hiệu quả do nguồn lực đầu tư, bố trí kinh phí cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Ba là, kinh tế nông nghiệp chỉ có thể phát triển khi mọi thành phần kinh tế nông thôn hướng vào sản xuất hàng hóa, trong đó LLSX chủ yếu là nông dân tham gia trực tiếp SXNN. Bốn là, các địa phương đều quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn, trong đó huyết mạch là các công trình thu lợi, giao thông và điện. Năm là, ngoài thành phần chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn là kinh tế hộ gia đình, các địa phương đều quan tâm và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư cho ngành nông nghiệp, xây dựng mạng lưới các HTX dịch vụ để phục vụ các yếu tố đầu vào như vật tư nông nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, tín dụng Sáu là, tận dụng lợi thế cạnh tranh của tỉnh, của vùng để sản xuất hàng hóa mà các vùng khác, tỉnh khác không có được (cây rau, hoa, quả ôn đới, rau trái vụ, cá nước lạnh...); tận dụng điều kiện có đường biên giới dài với Trung Quốc (gần 200 km) để cung ứng các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Lào Cai sản xuất ra. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯƠC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Lào Cai có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và đặc điểm 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam. Diện tích tự nhiên là 6 6.40 ha. Tỉnh có 01 thành phố; 0 huyện; 164 xã, phường, thị trấn.Phạm vi ranh giới hành chính của tỉnh Lào Cai: Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Nam giáp tỉnh ên Bái. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang. Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. 2.1.1.2.Địa hình Nằm trong vùng có độ cao cao nhất khu vực Đông Dương, địa hình chia cắt rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh; có hai dãy núi chính theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là dãy Hoàng Liên Sơn ở phía tây và dãy Con Voi ở phía đông. Với việc kiến tạo địa hình như vậy đã tạo ra các vùng đất thấp, trung bình ở giữa, kiểu dạng địa hình phía Tây thoải dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và phần phía Đông thoải dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, ngoài ra còn tạo nên các vùng núi thấp phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Với đặc trưng địa hình chia cắt, sự phân bố theo đai cao khá rõ ràng, Lào Cai có ba kiểu vùng địa hình chính: Vùng núi cao (độ cao trên 1.500m) chiếm 15% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh và tập trung ở các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát thuộc dãy Hoàng Liên Sơn và một phần huyện Bảo Thắng, TP. Lào Cai, điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng có độ cao .14 m so với mặt nước biển. Vùng núi trung bình (độ cao từ 700 - 1.500m) chiếm 4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng này phân bố ở các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương và khu vực cao nguyên Bắc Hà, Si Ma Cai,... Vùng đồi và núi thấp (độ cao dưới 700m) chiếm 51% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đây là dải đất dọc ven sông Hồng, sông Chảy và thung lũng thuộc các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên...và thành phố Lào Cai; điểm thấp nhất: 0 m thuộc huyện Bảo Thắng), đây là khu vực có địa hình ít hiểm trở hơn, nhiều vùng đất đồi thoải. 2.1.1.3. Khí hậu Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất từ năm 2012 đến nay là 19,50C, cao nhất 33.9 0C. Biên độ không khí ngày và đêm trung bình giao động từ 6,2-7,90C. Độ ẩm không khí trung bình năm từ 6% - 7% tuỳ từng nơi và từng mùa. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm nhỏ hơn lượng mưa. Vào các tháng mùa khô lượng bốc hơi lớn hơn so với lượng mưa. Nhìn chung các tháng có lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa thường gây ra hạn hán, thiếu nước đối với cây trồng, đồng thời lại tạo điều kiện cho quá trình tích luỹ sắt, nhôm tương đối ở trong đất. 2.1.1.4. Tài nguyên nước Lào Cai có nhiều sông, suối với mật độ khá dày và phân bố tương đối đều, trong đó có hai con sông lớn và ảnh hưởng nhiều nhất đến chế độ thủy văn của tỉnh là sông Hồng và sông Chảy. 2.1.1.5. Tài nguyên đất Phân loại đất đai tỉnh Lào Cai được xây dựng dựa trên cơ sở phúc tra, chỉnh lý bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp tiến hành thực hiện năm 2010. 2.1.1.6. Tài nguyên sinh vật Lào Cai có nhiều chủng loại lâm sản ngoài gỗ phân bố tự nhiên cũng như gây trồng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ đời sống như: thảo quả, tre, nứa, vầu, song, mây, nấm hương, mộc nhĩ và các loài cây dược liệu như: Hoàng đằng, Hoàng liên, Ba kích, Địa liền, Hà thủ ô, Quế, Sa nhân, Quy thục, Atisô, Ngũ gia bì, Đỗ trọng Theo kết quả điều tra, trên địa bàn tỉnh Lào Cai tập đoàn cây trồng khá phong phú có nguồn gốc từ Nhiệt đới đến Á nhiệt đới và Ôn đới gồm: Lúa, ngô, đậu tương; đào, lê, mận, chuối, na, cam, quýt, bưởi; chè; hoa; dược liệu; rau đậu ... 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Trình độ phát triển kinh tế nông nghiệp Phát triển KTNN thực chất là phát triển LLSX ở nông thôn, bao gồm sức lao động và tư liệu sản xuất, hai nhân tố này luôn có sự gắn bó với nhau, sự đổi mới của cơ chế sản xuất trong nông nghiệp đã tạo cơ hội cho người lao động của Lào Cai chủ động sản xuất, canh tác trên mảnh đất của họ, họ đã huy động và sử dụng nguồn lực cho sản xuất để nâng cao năng suất và sản lượng lương thực phục vụ đời sống hàng ngày cho gia đình; 2.1.2.2. Dân số và lao động nông nghiệp ở nông thôn Lao động ở nông thôn nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho quán trình CDCCKTNN, nguồn lao động dồi dào thì việc đa dạng hóa các hoạt động SXNN, thu hút lao động vào các làng nghề tạo ra các sản phẩm. 2.1.2.3. Chất lượng lao động Những năm gần đây chất lượng lao động ở Lào Cai đã được cải thiện một bước, về trình độ học vấn đã ngang bằng với các tỉnh trong khu vực; tuy nhiên t lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh thấp. Điều này này đặt ra yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. 2.1.2.4. Văn hóa xã hội Tỉnh Lào Cai đã phê duyệt và ban hành Đề án "Phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015" với mục tiêu xây dựng, củng cố tổ chức hoạt động và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững. 2.1.2.5. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là các hạng mục công trình: Đường giao thông (thôn, liên thôn, xã, liên xã, liên huyện), hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống điện, công trình văn hóa, thể thao 2.2. Khái quát thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Lào Cai - Nông nghiệp thuần (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ) Ngành nông nghiệp Lào Cai đã có những thay đổi cơ bản so với những năm mới tái lập tỉnh (1991), cơ chế sản xuất định hướng thị trường đã rõ nét. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 2.3.1. Xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trong giai đoạn này Tỉnh đã đạt được một số kết quả như: + Tổng sản lượng lương thực đạt trên 2 0.000 tấn; đẩy mạnh sản xuất cây trồng hàng hóa: Tăng diện tích trồng chè mới chất lượng cao từ 1.000 ha lên 1.500ha; sản xuất chè VietGAP từ 1000 ha lên 1.200 ha. Diện tích sản xuất lúa chất lượng cao từ 2000 ha lên 000 ha. Diện tích trồng cây ăn quả ôn đới từ 00 ha lên 400 ha. Cải tạo cây ăn quả vùng thấp quy mô 400 ha; phát triển cây ăn quả nhiệt đới 500 ha. Phát triển vùng sản xuất đao giềng, sản xuất cây dược liệu và phát triển nuôi cá lồng trên hồ chứa. + Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực: Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường. Trong tổng GDP của tỉnh giảm từ 22,04 % năm 2011 xuống còn 16,16 năm 2015 %. Trong nội bộ ngành có xu hướng tăng t trong ngành chăn nuôi, thủy sản và giảm dần t trọng ngành trồng trọt. 2.3.2. Tạo lập và thực thi chính sách liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp -Tạo lập các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Các chính sách giảm nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 2.3.3. Tổ chức bộ máy thực hiện việc chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp Sở Nông nghiệp và PTNT là Sở lớn, đa ngành, với đội ngũ công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở khoảng 755 người, trong đó khoảng 5 0 công chức; công chức lãnh đạo, quản lý thuộc diện Giám đốc Sở bổ nhiệm gần 90 người. Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN được phân công thực hiện theo nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai các hoạt động tổ chức quản lý, nhằm phục vụ phát triển SXNN và xây dựng NTM đây là lực lượng quan trọng đối với yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. 2.3.4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Do thiếu sự theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra theo quy định trong hoạt động QLNN, từ đó doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở để cung cấp VTNN không đảm bảo chất lượng, không bảo đảm vệ sinh ATTP, dẫn tới kết quả SXNN của người dân bị thất thu, hiệu quả kém. Nhà nước cần tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung để hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý giám sát, kiểm tra, thanh tra chất lượng VTNN, vệ sinh ATTP và xây dựng lực lượng, tăng cường năng lực quản lý để nâng cao hiệu quả công tác QLNN nhằm kịp thời tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; giải quyết những bức xúc của xã hội về vấn đề ATTP, bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng. 2.4. Đánh giá quản lý nhà nước về chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp 2.4.1. Đánh giá theo các tiêu chí 2.4.2. Đánh giá chung 2.4.2.1. Những mặt đạt được 2.4.2.2. Những hạn chế chủ yếu 2.4.2.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2025 3.1. Bối cảnh mới có tác động đến quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai 3.1.1.Bối cảnh quốc tế Cách mạng KH&CN hiện đại đang diễn ra, đã và đang thúc đẩy ra đời, phát triển nhiều ngành sản xuất mới với những công nghệ mới có tính năng vượt trội về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất so với những công cụ, nguyên liệu, năng lượng và phương pháp truyền thống mà từ trước đã tạo ra. Trong cuộc cách mạng này, bên cạnh những phát minh mới trong khoa học cơ bản, con người đã đi rất xa trong việc sáng tạo ra các công cụ sản xuất mới như máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, robot..; 3.1.2.Bối cảnh trong nước và trong tỉnh Lào Cai Trong điều kiện, xu hướng chung của cả nước, tỉnh Lào Cai những năm trước đây từ một địa phương thiếu lương thực, thực phẩm đến nay việc đảm bảo an ninh lương thực đã được đáp ứng, trong đó SXNN đã và đang hướng vào chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo giá trị kinh tế cao 3.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 3.2.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành NN Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học công nghệ, giảm lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, cơ giới hoá nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất, chất lượng tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản có tính chất đặc trưng vùng. Định hướng phát triển vùng SXNN công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản chủ lực. 3.2.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Một là, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy CDCCKTNN thực hiện liên kết sản xuất hàng hóa; Hai là, CDCCKTNN theo hướng khai thác lợi thế so sánh của vùng kinh tế nông nghiệp; Ba là, CDCCKTNN theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp ở vùng có khả năng; Bốn là, mở rộng hoạt động cung ứng dịch vụ nông nghiệp 3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai 3.3.1. Xây dựng và thực thi chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển và tổ chức thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Để CDCCKTNN đối với cây trồng, vật nuôi nhanh, bền vững tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị tăng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì cần phải xây dựng, ban hành, thực hiện các Chương trình, quy hoạch, kế hoạch cụ thể và mang tính đột phá. 3.3.2. Xây dựng, thực thi pháp luật đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Thực thi hệ thông pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước ngành Nông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_chuyen_dich_co_cau_kinh.pdf
Tài liệu liên quan