Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Hằng năm, Sở Lao động thương bình xã hội tỉnh Lào Cai đã tổ chức thực hiện

gần 100 cuộc kiểm tra.hệ thống các trường và trung tâm đào tạo nghề, trung

tâm giới thiệu việc làm có hoạt động đào tạo nghề và các cơ sở đào tạo nghề

tư thục trên địa bàn tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo

nghề, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về đào tạo nghề,

kiểm tra các lớp đào tạo nghề lưu động tại các địa phương. Kiểm tra xét duyệt

hồ sơ các lớp học theo chỉ tiêu đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho các đối tượng

chính sách xã hội, người nghèo, người tàn tật.

pdf18 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên, Luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề cho thanh niên. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2012 – 2017 và đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh Lào Cai. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 4.1. Đối tượng Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh Lào Cai 4.2. Phạm vi - Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản 5 lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên đáp ứng nhu cầu xã hội của tỉnh Lào Cai. - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Lào Cai - Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý Nhà nước về ĐTN cho thanh niên giai đoạn 2012 – 2017, định hướng đến năm 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Phương pháp nghiên cứu: + Tổng hợp số liệu + Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, + Phương pháp đánh giá 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận:Đề tài góp phần bổ sung những luận cứ khoa học về đào tạo nghề cho thanh niên và QLNN về đào tạo nghề cho thanh niên với những phân tích, so sánh ở nhiều khía cạnh khác nhau về mặt lý luận. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý nói chung và những người làm công tác Quản lý nhà nước về công tác dạy nghề, tạo việclàm nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai - Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH 6 NIÊN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Nghề và đào tạo nghề 1.1.1.1. Nghề Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. 1.1.1.2. Đào tạo nghề hay đào tạo nghề nghiệp - Khái niệm Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 đưa ra khái niệm như sau: "Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học để nâng cao trình độ nghề nghiệp". - Các hình thức đào tạo nghề + Đào tạo nghề chính quy + Đào tạo nghề tại nơi làm việc +Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp 1.1.2. Thanh niên và đào tạo nghề cho thanh niên 1.1.2.1. Thanh niên - Khái niệm Từ góc độ xã hội học, thanh niên lại được nhìn nhận là một giai đoạn xã hội hóa - thời kỳ kết thúc giai đoạn tuổi thơ phụ thuộc, chuyển sang xác lập vai trò cá nhân qua các hoạt động độc lập với tư cách đầy đủ của một công dân, là một trong các chủ thể của các quan hệ xã hội. Đa số các nước phương Tây quy định tuổi kết thúc của thanh niên là 25 tuổi; một số nước như Hàn Quốc, Philippin quy định là 30 tuổi, Trung Quốc quy định là 28 tuổi...Ở Việt Nam thì “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”. - Đặc điểm nhận thức của thanh niên Thanh niên đã thể hiện rõ ý thức chính trị - xã hội qua tính cộng đồng, tinh thần tình nguyện, xung phong, lòng bao dung, nhân ái, có ý thức trong việc giúp đỡ bạn bè, sẵn sàng nhường cơm xẻ áo, xả thân vì nghĩa lớn. Thanh niên đã nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm, nghĩa vụ và sẵn sàng tham gia mọi 7 hoạt động cho quê hương, đất nước mỗi khi có sự kêu gọi, điệu động. - Đặc điểm về tính cách của thanh niên Đặc điểm nổi bật của tuổi trẻ là sự dồi dào các tiềm năng để phát triển, từ thể chất đến trí tuệ, luôn vươn tới cái mới, nhạy cảm và dễ thích ứng với đổi mới, có nhu cầu phong phú về tinh thần, văn hóa tinh thần; cũng do đó, tuổi trẻ gắn liền với đức tin và niềm tin, dễ phục thiện và noi gương những hình mẫu nhân cách mà họ ngưỡng mộ. Chính vì vậy mà thanh niên có các tính cách sau: 1.1.2.2. Đào tạo nghề cho thanh niên Đào tạo nghề cho thanh niên là quá trình giáo dục kỹ thuật sản xuất cho thanh niên để họ nắm vững một nghề, một chuyên môn nó bao gồm đào tạo công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ hoặc phổ cập nghề cho thanh niên. 1.1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên là sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền lực của nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên, do các cơ quan quản lý đào tạo nghề của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp đào tạo nghề cho thanh niên, duy trì trật tự, kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu được đào tạo nghề cho thanh niên và thực hiện các mục tiêu phát triển sự nghiệp đào tạo nghề của nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. 1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho thanh niên 1.2.1. Bộ máy QLNN về đào tạo nghề cho thanh niên Bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề gồm Bộ Lao động thương binh Xã hội, Tổng cục Dạy nghề đến các cơ quan quản lý hoạt động đào tạo nghề tại đại phương (tỉnh, thành phố, huyện, xã). Đồng thời, Nhà nước tiến hành phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương. Hiện nay, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở trung ương (Bộ Lao động, thương binh và xã hội) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề giải quyết việc làm. 1.2.2. Ban hành thể chế, chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, 8 tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động đào tạo nghề ở các hình thức đào tạo, nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động đào tạo nghề ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Mọi hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề đều phải dựa vào cơ sở pháp lý là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. 1.2.3. Triển khai thực hiện các quy định về đào tạo nghề cho thanh niên Quản lý việc triển khai đào tạo là một trong những nội dung quan trọng thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo nghề. Là khâu tác động trực tiếp đến công tác đào tạo nghề có đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của thị trường lao động hay không đồng thời cũng quyết định trực tiếp đến việc thực hiện tự tạo nghề nghiệp và hành nghề của lao động được đào tạo nghề. 1.2.4. Hợp tác trong đào tạo nghề cho thanh niên Việc hợp tác liên kết đào tạo nghề là xu hướng phát triển phổ biến trong điều kiện hiện nay, đó là xu thế tích cực trong bối cảnh hội nhập nhằm huy động mọi tiềm năng phục vụ hữu ích cho hoạt động đào tạo nghề. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên Nhà nước thực hiện việc thanh tra, kiểm toán công tác đào tạo nghề nhằm ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật về đào tạo nghề, đồng thời bảo vệ lợi ịch của người học nghề và các cơ sở đào tạo nghề. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện những bất cập của cơ chế chính sách để kiến nghị sửa đổi cho phù hợp. Đồng thời Nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động đào tạo nghề. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên 1.3.1. Các yếu khách quan - Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Thông tin về lao động, việc làm và thị trường lao động hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề - Hoạt động của các kênh giao dịch việc làm như: - Cơ chế chính sách phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước tác động trực tiếp đến đào tạo nghề cho thanh niên - Thái độ, nhận thức của xã hội về đào tạo nghề cho thanh niên 9 1.3.2. Các yếu tố chủ quan Về tính chủ động của thanh niên trong đào tạo nghề, ý thức của thanh niên và động lực thanh niên cũng sẽ làm tăng nhu cầu đào tạo nghề, tăng khả năng tham gia thị trường lao động của họ. thị trên thị trường lao động. Các đặc tính nhân khẩu học của người lao động như tuổi, giới tính cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận nghề nghiệp. Với mỗi quốc gia, địa phương, nền giáo dục và đào tạo quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề. Giáo dục và đào tạo nhằm trang bị tri thức, năng lực, kỹ năng cần thiết cho người lao động. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên 1.5.1. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho thanh niên ở một số tỉnh trong nước - Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa Để thực hiện quản lý đào tạo nghề cho thanh niên, Tỉnh ủy xác định công tác tuyên truyền, vận động là nhằm nâng cao nhận thức và tạo nên sự đồng thuận cao trong các cấp, các ngành và nhân dân là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong việc thực hiện đào tạo nghề cho thanh niên nên Thanh Hóa quan tâm và triển khai thực hiện với nhiều hình thức và nội dung phong phú. - Kinh nghiệm đào tạo nghề cho thanh niên ở Hải Phòng Tại Hải Phòng ngành LĐ-TB&XH, chỉ đạo các cơ sở đào tạo, các địa phương tiếp tục tập trung làm tốt công tác tuyển sinh các hệ đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực với người học, đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập. 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai Thứ nhất: Rà soát, bổ sung qui hoạch phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo thanh niên kỹ thuật chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động. Thứ hai, cần mở rộng quy mô, đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên, gắn đào tạo nghề với giải pháp tạo việc làm cho thanh niên, tự tạo việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên. Tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư cho công tác đào tạo nghề. Thứ ba: Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của xã 10 hội về học nghề, lập nghiệp; Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI 2.1. Khái quát về tỉnh Lào Cai 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.383,89km2. Vị trí nằm ở các điểm: Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Lào Cai có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Lào Cai có vị trí địa lý quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là “cửa ngõ”, “cầu nối” của Việt Nam, các nước ASEAN với thị trường Vân Nam và miền Tây Nam Trung Quốc. Với vị trí địa lý như vậy tạo cho Lào Cai có những lợi thế phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp, bị chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh. Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây – Nam, gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai - Tăng trưởng kinh tế tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2012 – 2017 đạt bình quân 14,5%. GDP bình quân đầu người đến hết năm 2017 đạt 52,6 triệu đồng/người/năm, tăng 11,3% so với năm 2016. Có được kết quả như vậy là nhờ có sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân các dân tốc trong tỉnh đã vượt qua những khó khăn lớn để tập trung phát triển kinh tế [30, tr.14] - Cơ cấu kinh tế của Tỉnh Lào Cai Cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2012 – 2017 chuyển dịch đúng hướng, tích cực theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ. Cụ thể, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 29,4% năm 2012 xuống còn 15,7% năm 2017; công nghiệp và xây dựng tăng từ 37,5% năm 2012 lên 43,1% năm 2017; dịch vụ tăng từ 33,1% năm 2012 lên 41,2% năm 2017. Tình hình cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2017 được thể hiện qua hình 2.1 11 Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2017 (Nguồn: UBND tỉnh Lào Cai) 2.1.3. Thuận lợi, khó khăn đối với công tác đào tạo nghề - Thuận lợi: Tình hình an ninh chính trị ổn định, kinh tế xã hội của đất nước; Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên, liên doanh, liên kết để tăng quy mô và nâng chất lượng đào tạo; Định hướng nghề nghiệp cho học sinh được vận dụng ngay khi học sinh còn ngồi trên ghế trường trung học cơ sở, trung học phổ thông nên quan niệm của người dân về học nghề đã có nhiều thay đổi. - Khó khăn: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn thấp, chưa được đầu tư đồng bộ; Các nguồn lực để phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai còn yếu, nhất là vốn; Thanh niên chưa qua đào tạo còn nhiều, lực lượng thanh niên có tay nghề cao chiếm tỷ lệ thấp. 2.2. Thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 – 2017 2.2.1. Tình hình thanh niên tại tỉnh Lào Cai Thanh niên làm việc trong ngành thương mại dịch vụ ở Lào Cai có tỷ lệ cao nhất ( trong khoảng 45 – 47%), thấp nhất là tỷ lệ thanh niên lao động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản (giảm từ 29 ,8% năm 2012 xuống còn 26,8% năm 2017), tỷ lệ thanh niên lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng lên từ 22,4% năm 2012 lên 27,8% năm 2017. Toàn Tình 12 Lào Cai hàng năm có hàng ngàn thanh niên bước vào tuổi lao động và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế tăng đều qua các năm trong giai đoạn này. 2.2.2. Thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên tại tỉnh Lào Cai 2.2.2.1. Nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên Xã hội càng phát triền, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng nhiều và quy mô ngày càng lớn được thành lập và hoạt động trên địa bàn Tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Lào Cai. Hơn nữa đời sống người dân càng cao, nhu cầu được vui chơi giải trí ngày càng nhiều là điều kiện thuận lợi cho Huyện Sapa phát triển về du lịch, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người dân nói chung và lực lượng thanh niên nói riêng. Tuy tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhưng vẫn còn khoảng 19.061 thanh niên thiếu việc làm và 13.474 thanh niên thất nghiệp. 2.2.2.2. Tình hình đào tạo nghề cho thanh niên Nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên tỉnh Lào Cai tập trung phần lớn vào đối tượng thanh niên tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Sau khi tốt nghiệp một số thanh niên học tiếp các trường chuyên nghiệp, một số thanh niên không có nhu cầu học nghề mà ở lại gia đình tự tạo việc làm theo truyền thống gia đình, còn lại tìm cơ hội nghề nghiệp thông qua học nghề. Bảng 2.5. Tình hình đào tạo nghề của thanh niên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 - 2017 Năm Tổng số thanh niên có nhu cầu đào tạo nghề Tổng số thanh niên được học nghề Tỷ lệ (%) Số thanh niên được học nghề ở trình độ Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp, dạy nghề thường xuyên 2012 10.595 8.083 76,29 2342 2.625 3.116 2013 11.760 9.461 80,45 3.416 2.827 3.218 2014 10.859 8.639 79,56 3554 1.743 3.342 13 2015 11845 9.525 80,41 3.642 2.756 3.127 2016 11271 9.173 81,39 3.527 2.628 3.018 2017 11432 9.595 83,93 3735 2.589 3.271 (Nguồn: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Lào Cai) Qua bảng 2.5 cho thấy trong giai đoạn 2012 – 2017 thanh niên có nhu cầu đào tạo nghề cao nhất là năm 2015 với số lượng thanh niên có nhu cầu đào tạo nghề là 11.845 người. Năm 2012 là năm có số lượng thanh niên có nhu cầu đào tạo nghề thấp nhất là 10.595 người. Năm 2017 là năm có số thanh niên tham gia đào tạo nghề cao nhất 9.595 người, chiếm tỷ lệ 83,93% so với nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 – 2017 2.3.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên tại tỉnh Lào Cai Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm về phát triển đào tạo nghề của tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói chung và cho thanh niên nói riêng trên địa bàn tỉnh. Sở Lao động - Thương binh Xã hội (LĐTBXH) có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ chính: quy hoạch và phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, quản lý nội dung chương trình đào tạo nghề và quản lý chất lượng đào tạo nghề. 2.3.2. Ban hành thể chế, chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên tại tỉnh Lào Cai Tỉnh Lào Cai đã Ban hành Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 về việc tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai và tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của thanh niên. Việc điều tra nhu cầu học nghề nắm bắt được nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên từ đó có kế hoạch giao chỉ tiêu đào tạo nghề cho các cơ sở đào tạo nghề....cùng với cơ chế chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là các chương trình mục tiêu như chương trình phát triển công nghiệp dịch vụ, chương trình phát triển khu công nghiệp ở Lào Cai. 2.3.3. Tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ĐTN cho thanh niên ở tỉnh Lào Cai 2.3.3.1. Nội dung đào tạo nghề Lào Cai đã thực hiện mô hình liên kết 3 nhà: Nhà nước – Nhà trường- và nhà doanh nghiệp, nhằm tăng cường công tác liên doanh liên kết đào tạo theo đơn 14 đặt hàng của các doanh nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn Tỉnh với trên 20.000 thanh niên được liên kết giữa các trường trong và ngoài tỉnh. Trên 4.500 thanh niên được liên kết đào tạo giữa các trường và doanh nghiệp. Tỷ lệ thanh niên có việc làm sau khi đào tạo là 75%. 2.3.3.2. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề Xếp hạng các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; tăng cường đầu tư nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang - thiết bị dạy nghề cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập hiện đang còn thiếu và chưa được đầu tư đồng bộ. Tăng nguồn kinh phí đào tạo nghề cho thanh niên. Bố trí thêm chỉ tiêu biên chế chuyên trách về dạy nghề cho phòng lao động - thương binh và xã hội các huyện, thành phố và giáo viên dạy nghề cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Hằng năm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền, tư vấn về đào tạo nghề cho thanh niên... 2.3.3.3. Quản lý nội dung chương trình đào tạo nghề Nội dung, chương trình đào tạo nghề cho thanh niên từng bước đổi mới phù hợp với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Các cơ sở đào tạo nghề đã tổ chức rà soát, xây dựng lại chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp đối với một số nghề phổ biến sát với yêu cầu của thực tế sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động học nghề nhất là thanh niên. 2.3.3.4. Quản lý chất lượng đào tạo nghề Công tác đào tạo nghề cho thanh niên nhận được sự quan tâm, phối hợp của các sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội. Trong giai đoạn 2012 - 2017, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng chương trình phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tham mưu triển khai thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nghề cho thanh niên, đặc biệt quan tâm đến các nhóm đối tượng thanh niên người dân tộc thiểu số, phụ nữ, người khuyết tật. 2.3.4. Về đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giảng viên Thực hiện nâng cao kết quả đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Lào Cai đã thường xuyên thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ giáo 15 viên, giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo nghề. Đối với đội ngũ giáo viên và giảng viên tỉnh chủ trương giao cho Sở Giáo dục & Đào tạo phối hợp với các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp rà soát xây dựng kế hoạch cử giáo viên, giảng viên đi bồi dưỡng, học tập để nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. 2.3.5. Về thanh tra, kiểm tra chấp hành chính sách, pháp luật đào tạo nghề cho thanh niên Hằng năm, Sở Lao động thương bình xã hội tỉnh Lào Cai đã tổ chức thực hiện gần 100 cuộc kiểm tra.hệ thống các trường và trung tâm đào tạo nghề, trung tâm giới thiệu việc làm có hoạt động đào tạo nghề và các cơ sở đào tạo nghề tư thục trên địa bàn tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo nghề, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về đào tạo nghề, kiểm tra các lớp đào tạo nghề lưu động tại các địa phương. Kiểm tra xét duyệt hồ sơ các lớp học theo chỉ tiêu đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, người tàn tật... 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Kết quả đạt được Công tác quản lý đào tạo nghề cho thanh niên đã có những chuyển biến tích cực, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề có thanh niên, xóa đói giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Tỉnh. Các loại hình đào tạo nghề cho thanh niên từng bước được bổ sung, bám sát vào nhu cầu thực tế của thanh niên và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh Lào Cai. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng và có việc làm tăng hơn, ý thức tự đào tạo, tự bồi dưỡng của một bộ phận thanh niên có chuyển biến. 2.4.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý ĐTN cho thanh niên trên bàn tỉnh Lào Cai thời gian qua còn có những tồn tại, hạn chế như sau: - Một số Sở, ban, ngành chưa quan tâm đến việc tạo điều kiện cho thanh niên sau học nghề có điều kiện phát triển kinh tế bằng kiến thức nghề đã học như vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ sản phẩm... 16 - Một số quy định, định mức về hỗ trợ ĐTN cho thanh niên chưa phù hợp, chưa đáp ứng nhu cầu ĐTN tại tỉnh, chậm được sửa đổi, bổ sung: Các quy định về mức chi hỗ trợ tiền ăn, chi phí đi lại quá thấp và bất cập về cự ly từ nơi cư trú đến cơ sở ĐTN. - Chưa phát huy tốt vai trò các doanh nghiệp tham gia đào tạo và dạy nghề, thu hút và giải quyết việc làm cho thanh niên cho nên phần lớn thanh niên sau khi học nghề vẫn làm nghề cũ. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI 3.1. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018 - 2025 Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên rất cần một lượng lớn nguồn nhân lực lao động xã hội qua đào tạo nghề có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Vì vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển nguồn nhân lực chính là phát huy nhân tố con người, gia tăng toàn diện giá trị con người trên các mặt trí tuệ, đạo đức, thể lực, năng lực lao động sáng tạo và bản lĩnh chính trị, đồng thời phân bổ, sử dụng, và phát huy có hiệu quả nhất năng lực sáng tạo của con người để phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong thời gian đến. 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai 3.2.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khả năng dự báo nhu cầu học nghề cho độ ngũ cán bộ Thứ hai, việc xây dựng, ban hành văn bản về đào tạo nghề phải bảo đảm sự thống nhất và các mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, sát với yêu cầu của thực tế; Thứ ba, cần xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ mới 3.2.2. Tăng cường thực thi các chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong thực thi các chính sách, pháp luật về đào tạo ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_nghe_cho_thanh.pdf
Tài liệu liên quan