Tập trung thực hiện vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020
để tập trung đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội trên địa bàn huyện; Cụ thể dự kiến tổng nguồn vốn dành cho đầu
tư phát triển trên địa bàn huyện: 2.609.214 triệu đồng, trong đó: Vốn
ngân sách tỉnh: 519.352 triệu đồng; Vốn ngân sách huyện: 141.905
triệu đồng, vốn đầu tư từ doanh nghiệp, đóng góp từ cộng đồng dân
cư: 1.947.956 triệu đồng; Phân theo nguồn vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước theo các lĩnh vực như sau: Lĩnh vực giao thông: 294.505
triệu đồng, lĩnh vực văn hóa: 30.000 triệu đồng; Lĩnh vực giáo dục và
đào tạo: 92.600 triệu đồng; Lĩnh vực quản lý nhà nước: 5.352 triệu
đồng; Lĩnh vực thủy lợi: 210.000 triệu đồng; Lĩnh vực khác: 28.800
triệu đồng;
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư m’gar, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ám sát hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách, các
nguyên nhân chủ yếu về các vấn đề còn tồn tại của công tác quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy, tôi đã lựa chọn việc tìm
hiểu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà
nước trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Lắk làm
đề tài nghiên cứu như là một cố gắng góp phần tìm thêm những giải
pháp thiết thực cho công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ
bản trên địa bàn huyện Cư M’gar trong giai đoạn hiện nay và những
năm tiếp theo đạt được những kết quả tốt hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN của huyện Cư M’gar trong giai đoạn
từ năm 2013-2017, chỉ ra được những mặt tích cực, những ưu điểm
cần phát huy, những mặt hạn chế, yếu kém cần khắc phục, từ đó đề
xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn vốn NSNN của huyện Cư M’gar trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, cần thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Hệ thống lý luận chung về quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ bản.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhà nước về
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cư M’gar qua các báo cáo
tổng kết, số liệu thống kê, phân tích.
5
- Đề xuất các giải pháp thiết thực nhất để hoàn thiện Quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa
bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây
dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước. Quản lý nhà nước về đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Cư M’gar.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước do huyện quản lý.
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận văn được tiến hành
nghiên cứu tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu của luận
văn được thu thập trong thời gian 05 năm từ năm 2013 đến năm 2017
và tầm nhìn đến năm 2023.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
5.1 Phương pháp luận:
Luận văn “Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng
ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh
Đắk Lắk” được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở, nền tảng của lý
luận Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Bao gồm các phương pháp: Phương pháp thu thập thông tin;
Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp thống kê mô tả;
Phương pháp thống kê so sánh.
6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Sau khi nghiên cứu thành công, luận văn sẽ góp phần làm rõ
thêm các vấn đề lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân
sách nhà nước; kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản của địa phương, là cơ sở đề xuất được những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Cư M’gar; có ý nghĩa trong
việc áp dụng thực tiễn đối với các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham
khảo trong việc xây dựng các chính sách về đầu tư và quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục kèm theo, nội dung chính của đề tài được cấu trúc thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
cơ bản bằng ngân sách nhà nước.
Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ
bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk
Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà
nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
7
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Lý luận chung về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
cơ bản bằng ngân sách nhà nước
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 định nghĩa: Ngân
sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự
toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước [42, tr. 3].
1.1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước là quá trình
nhà nước bỏ vốn từ ngân sách (toàn bộ hoặc một phần giá trị đầu tư)
để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản, nhằm tạo ra tài sản cố
định, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, để nhằm phát triển kinh tế, xã
hội (thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá
hoặc khôi phục các tài sản cố định).
1.1.1.3 Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang
tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều
chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã
hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ
nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội.
1.1.2. Đặc điểm, vai trò quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
cơ bản bằng ngân sách nhà nước
1.1.2.1. Đặc điểm chung của QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản
8
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách là một bộ
phận của đầu tư phát triển, do đó nó mang các đặc điểm của đầu tư
phát triển, như sau: Thứ nhất, đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi vốn lớn,
thời gian đầu tư dài; Thứ hai, đầu tư xây dựng cơ bản liên quan đến
nhiều ngành, lĩnh vực; Thứ ba, sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản
có tính chất cố định, sử dụng lâu dài
1.1.2.2. Đặc điểm riêng của quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Thứ nhất, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; Thứ hai,
mục đích đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách chủ yếu để phục
vụ lợi ích công cộng
1.1.2.3. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước.
Thứ nhất, Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế; Thứ hai, đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự ổn
định kinh tế, tạo công ăn việc làm; Thứ ba, đầu tư xây dựng cơ bản tác
động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế; Thứ tư, đầu tư xây dựng
cơ bản thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ
1.1.3. Tính tất yếu của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
cơ bản bằng ngân sách nhà nước
Thứ nhất, để đảm bảo chất lượng công trình, hiệu quả của vốn
đầu tư; Thứ hai, do công tác đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách
còn nhiều bất cập; Thứ ba, do yêu cầu của công tác phòng chống tham
nhũng, lãng phí, thất thoát trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản;
1.2. Nguyên tắc, nội dung, những nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1. Nguyên tắc, phạm vi và đối tượng quản lý nhà nước về
đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước
9
1.2.2.1. Nguyên tắc QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản
Thứ nhất, thống nhất, kết hợp hài hoà giữa kinh tế và chính trị;
Thứ hai, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ; Thứ ba, quản lý theo
ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ; Thứ tư, kết hợp hài hòa giữa
các lợi ích trong đầu tư; Thứ năm, tiết kiệm và hiệu quả trong đầu tư
1.2.2.2. Phạm vi quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân
sách nhà nước đối với nhà nước
Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng cơ bản từ
vốn ngân sách: từ khi xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết
định đầu tư, thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng
đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa dự án, công trình vào khai thác,
sử dụng.
1.2.2.3. Đối tượng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân
sách nhà nước đối với nhà nước
Thứ nhất, Chủ đầu tư; Thứ hai, đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự
án; Thứ ba, đơn vị thi công xây dựng dự án, công trình; Thứ tư, đơn vị
giám sát thi công xây lắp
1.2.2. Những nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
cơ bản bằng ngân sách nhà nước
Thứ nhất, xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, pháp luật
về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; Thứ hai, xây dựng chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; Thứ ba, tổ chức bộ máy
quản lý nhà nước về đầu tư XDCB; Thứ tư, phân cấp quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng cơ bản; Thứ năm, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện đầu tư XDCB từ vốn ngân sách nhà nước
1.2.3. Phương pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Một là, phương pháp hành chính; Hai là, phương pháp kinh tế;
Ba là, phương pháp tuyên truyền, giáo dục
10
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản bằng ngân sách nhà nước
1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan
Một là, công tác quy hoạch, kế hoạch trong đầu tư xây dựng cơ
bản; Hai là, chất lượng quản lý đầu tư xây dựng; Ba là, năng lực và
trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.4.2 Các nhân tố khách quan
Một là, định hướng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh
tế - xã hội; Hai là, cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng; Ba là,
các chính sách kinh tế vỹ mô; Bốn là, Bộ máy quản lý của nhà nước
và khả năng phối hợp giữa các chủ thể trong hệ thống quản lý; Năm
là, cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước; Sáu
là, năng lực của nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây lắp; Bảy là, điều kiện
tự nhiên và điều kiện KT-XH của địa phương
1.3. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
cơ bản về đầu tư xây dựng cơ bản
1.3.1 Kinh nghiệm từ các địa phương
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang
1.3.1.3 Kinh nghiệm của TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
Qua nghiên cứu QLNN về đầu tư XDCB bằng nguồn vốn
NSNN đối với một số địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài
học kinh nghiệm cho huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk như sau:
Một là, xây dựng và điều hành tốt chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch. Hai là, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp phải quản triệt
đầy đủ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của mình. Ba là, các
11
chính sách chương trình hỗ trợ phải được tổ chức thực hiện kịp thời,
đầy đủ. Bốn là, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện
công tác thẩm định quy hoạch, kế hoạch, thẩm định dự án đầu tư đảm
bảo chất lượng của công tác thẩm định. Năm là, làm tốt công tác lựa
chọn nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng XDCB theo đúng quy
định của Luật Đấu thầu. Sáu là, công tác thanh tra, kiểm tra phải có ý
nghĩa thực sự. Bảy là, cần có hướng dẫn cụ thể cho từng khâu quản lý
chi đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội của huyện
Cư M’gar.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành
Cư M'gar là một huyện nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Đắk
Lắk, các trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 15km về phía Bắc.
Huyện có 17 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 02 thị trấn, với 189 thôn
buôn và TDP, gồm: 16 TDP; 100 thôn và 73 buôn; trong đó có 01 xã
vùng III và 04 buôn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Toàn huyện
có tổng diện tích tự nhiên là 82.443 ha.
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo
2.1.1.3 Tài nguyên đất
2.1.1.4. Khí hậu, nguồn nước
2.1.1.5. Tài nguyên khác
2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH của huyện từ 2013-2017
2.1.2.1 Tình hình kinh tế
12
Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước,
tổng giá trị sản xuất trong 05 năm từ 2013-2017 là 36.798 tỷ đồng (giá
so sánh 2010); tổng giá trị sản xuất năm 2017 là 9.960 tỷ đồng. Cơ
cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng
ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và các ngành
dịch vụ.
2.1.2.2. Tình hình xã hội
Dân số: Tính đến 30/12/2017 dân số trên địa bàn huyện là
176.435 người, mật độ dân số 214 người/km2, tỷ lệ sinh bình quân
0,7‰. Cơ cấu giới tính: Nam 88.872 người, chiếm 50,37%, nữ 87.563
người, chiếm 49,63%. Cơ cấu theo đô thị và nông thôn: đô thị 32.263
người, chiếm 18,29% dân số, nông thôn 144.172 người, chiếm 81,71%
dân số. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện hiện nay là 7,33%.
Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động tính đến 31/12/2017 là
78.669 người.
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB
bằng ngân sách nhà nước ở huyện Cư M’gar từ 2013 đến nay
2.2.1. Thực trạng ban hành và thực thi chính sách, pháp luật
có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
UBND huyện Cư M’gar ban hành Quyết định số 906/QĐ-
UBND ngày 22/10/2015 về việc phân công nhiệm vụ quản lý dự án
đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện để phân công trách nhiệm cho các
đơn vị rõ ràng hơn.
2.2.2. Thực trạng phân cấp, quy trình quản lý nhà nước về
đầu tư xây dựng cơ bản
2.2.2.1. Giai đoạn 2012 đến tháng 10/2015
UBND huyện Cư M’gar, được phân cấp quyết định đầu tư đối
với các công trình có tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng (các dự án chỉ
13
lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) với chủ yếu các dự án, công trình có quy
mô, giá trị nhỏ.
2.2.2.2. Giai đoạn từ tháng 11/2015 - 12/2017
Thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo Quyết định
34/2015/QĐ-UBND ngày 09/10/2015 của UBND tỉnh về Ban hành
Quy định về phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk; Quyết định 31/2016/QĐ-UBND ngày 06/9/2016 về sửa đổi
quy định phân cấp quản lý dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2.2.2.3 Quy trình quản lý nhà nước về xây dựng
Huyện Cư M’gar thực hiện quy trình quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản thực thực hiện theo các quy định của Luật xây dựng, Luật đầu
tư, Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước các văn bản hướng
dẫn thi hành các luật này và quy định phân cấp cụ thể của UBND tỉnh
Đắk Lắk, gồm các giai đoạn chính như sau: Lập Báo cáo đề xuất chủ
trương đầu tư, Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, Thẩm
định chủ trương đầu tư, Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, Đăng
ký mã số dự án đầu tư và mở Tài khoản thanh toán, Thực hiện rà phá
bom, mìn, vật nổ; bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định
cư (nếu có), Thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán dự án, Lập, thẩm
định và phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Nghiệm thu đưa công
trình, dự án vào khai thác sử dụng, Thẩm tra và phê duyệt quyết toán
vốn đầu tư.
2.2.3. Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư xây
dựng cơ bản, nhân lực quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản
14
2.2.3.1 Bộ máy quản lý nhà nước đầu tư XDCB ở cấp huyện
Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng
cơ bản của huyện Cư M’gar
2.2.3.2. Thực trạng nhân lực quản lý nhà nước về xây dựng cơ
bản
Bảng 2.3 Số liệu về nguồn nhân lực làm công tác quản lý đầu tư
XDCB của huyện Cư M’gar (phân loại theo trình độ tốt nghiệp)
Bảng 2.4 Số liệu về nguồn nhân lực làm công tác quản lý đầu tư
XDCB ở huyện Cư M’gar (phân loại theo ngành đào tạo)
Đơn vị
Phòng Kinh tế
và Hạ tầng
Ban Quản lý dự án
đầu tư
Phòng Nông
nghiệp&PTNT
Phòng Tài chính
– Kế hoạch
Tông số
biên
chế
Kỹ sư,
Cử
nhân
Tông số
biên chế
Kỹ sư, Cử
nhân
Tông số
biên chế
Kỹ sư,
Cử
nhân
Tông số
Kỹ sư,
Cử
nhân
Cư M’gar 4 4 16 13 2 1 3 2
Nguồn: huyện Cư M’gar năm 2017
Đơn vị
Ngành kỹ thuật Ngành kinh tế Ngành khác
Tông Kỹ sư Tổng Cử nhân Tổng
Cử
nhân
Cư M’gar 19 17 4 4 2 2
Nguồn: huyện Cư M’gar năm 2017
15
Qua bảng 2.3 và bảng 2.4 ta thấy rằng, đội ngũ cán bộ, công
chức quản lý đầu tư XDCB của huyện có số lượng cán bộ kỹ thuật và
trình độ chuyên môn tương đối nhiều. Tuy nhiên, về kinh nghiệm của
các cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế. Đối
với ngành kỹ thuật có 19 công chức, người lao động nhưng chiếm tới
15 người có độ tuổi dưới 30 là những người mới về nhận công tác.
2.2.4. Thực trạng xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB, phân bổ
và thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN
2.2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
từ vốn ngân sách nhà nước
Bảng 2.5 Tổng hợp kế hoạch đầu tư XDCB trên địa bàn
huyện Cư M’gar giai đoạn 2013-2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng nguồn vốn đầu tư
xây dựng cơ bản
32.460 36.265 39.591 34.503 55.659
Nguồn vốn Ngân sách
TW, tỉnh (BS có MT)
4.213 1.530 1.416 13.105 25.867
Nguồn vốn Ngân sách
huyện
28.247 34.735 38.175 21.398 29.792
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư M’gar
Qua bảng 2.5, trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017 có xu
hướng tăng, chỉ riêng năm 2016 do nguồn ngân sách huyện giao thấp
nên có giảm so với các năm trước, quy mô đầu tư XDCB bằng NSNN
chiếm tỷ lệ không cao trong tổng chi ngân sách nhà nước.
2.2.4.2. Phân bổ vốn và thực hiện các kế hoạch vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đối với nguồn ngân sách TW, tỉnh bổ sung có mục tiêu:
16
Bảng 2.6 Kế hoạch phân bổ vốn đối với nguồn ngân sách tỉnh
Năm
Lĩnh vực
2013 2014 2015 2016 2017 Đơn vị tính
Tổng số 4.213 1.530 1.416 8.000 25.867 triệu đồng
Giao thông 95,0 36,3 28,5 51,2 71,8 %
Thủy lợi - - - - - %
Cấp nước - - - 5,3 - %
Giáo dục 5,0 39,2 44,4 36,8 17,0 %
Y tế - - - - - %
Nhà văn hóa - 24,5 27,2 6,7 11,2 %
Trụ sở - - - - - %
Khác - - - - - %
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư M’gar
Đối với nguồn ngân sách huyện:
Bảng 2.7 Kế hoạch phân bổ vốn đối với nguồn ngân sách huyện
Năm
Lĩnh vực
2013 2014 2015 2016 2017 Đơn vị tính
Tổng số 28.247 34.735 38.175 21.398 29.792 triệu đồng
Giao thông 28,1 44,0 36,1 27,2 31,2 %
Thủy lợi 5,6 3,3 0,4 - 0,0 %
Cấp nước - 0,2 - - - %
Giáo dục 23,8 15,3 23,0 22,6 8,2 %
Y tế - - 3,1 5,6 2,0 %
Văn hóa 3,3 5,1 4,5 2,6 6,6 %
Trụ sở 16,7 3,7 3,4 1,2 2,6 %
Khác 22,4 28,4 29,5 40,8 49,4 %
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư M’gar
2.2.5 Thực trạng xây dựng và thực thi quy hoạch
17
Việc quản lý quy hoạch xây dựng được thực hiện theo Quyết
định số 32/2006/QĐ-UBND ngày 02/8/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk
về phân cấp, ủy quyền trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch
xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2.2.6. Tình hình thanh toán, quyết toán hoàn thành trong đầu
tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước
Bảng 2.8 Tình hình quyết toán các công trình hoàn thành
huyện Cư M’gar giai đoạn 2013-2017
Năm
Quyết toán
2013 2014 2015 2016 2017
Số lượng công trình Quyết toán 63 73 45 50 48
Số lượng công trình Quyết toán chậm 10 8 7 9 5
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư M’gar
2.2.7. Tình hình nợ đọng, lãng phí, thất thoát, tiêu cực xảy ra
trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước
2.2.7.1 Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản
Nợ đọng xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa
bàn huyện năm 2013 là 12,95 tỷ đồng đến năm 2017 giảm còn 4,933
tỷ đồng.
2.2.7.2 Tình hình lãng phí, thất thoát
Các dạng thất thoát chủ yếu trong đầu tư XDCB thường do
những nguyên nhân sau: Thất thoát do chủ trương đầu tư không phù
hợp; thất thoát do thiết kế không đúng, quá dư so với thực tế thi công;
thất thoát do hoạt động đấu thầu chưa hiệu quả; thất thoát do kéo dài
thời gian thi công; thất thoát trong bàn giao đưa công trình vào sử
dụng, thanh quyết toán.
2.2.8. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý nhà
nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản
18
Cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá và xử lý vi phạm về đầu tư
xây dựng dần được hoàn thiện và phát huy hiệu quả. Các nội dung về
chế tài xử phạt các vi phạm trong hoạt động xây dựng như hình thức
và mức xử phạt các hành vi vi phạm của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng
và nhà thầu tư vấn xây dựng đã được cụ thể hóa.
2.3 Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở huyện Cư M’gar từ 2013
đến nay.
2.3.1 Những ưu điểm
Trong những năm qua, công tác quản lý đầu tư XDCB cho
CSHT bằng nguồn ngân sách nhà nước đã có nhiều chuyển biến đáng
kể. Các công trình CSHT đã phát huy được hiệu quả. Việc đầu tư xây
dựng các công trình về trường học, đường giao thông, văn hóa đã
có những tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa
bàn huyện, các công trình được đầu tư cơ bản đã đáp ứng được nhu
cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân trong vùng, giải quyết
được tình trạng thiếu phòng học trong lĩnh vực giáo dục, nâng cao dân
trí của người dân tại các vùng sâu, vùng xã khi thực hiện đầu tư các
công trình nhà văn hóa cộng đồng.
2.3.2 Những hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế trong hệ thống pháp lý về đầu tư xây dựng cơ
bản
2.3.2.2. Hạn chế trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và
phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
2.3.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ công tác đầu tư XDCB chưa
đáp ứng tốt yêu cầu.
2.3.2.4. Hạn chế trong xây dựng quv hoạch
2.4.2.5. Kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải
19
2.4.2.6. Hạn chế trong quy trình cấp phát vốn và thanh toán và
quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản
2.4.2.7. Hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
đầu tư xây dựng cơ bản
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Nguồn thu NSNN sụt giảm dẫn đến khó khăn trong chi tiêu
NSNN. Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản còn
hạn chế, chưa đảm bảo trong việc phân bổ vốn ngân sách, vẫn còn cơ
chế xin - cho trong phân bổ NSNN về xây dựng cơ bản.
Tính phức tạp, đa dạng của lĩnh vực đầu tư XDCB. Một số cơ
chế, chính sách pháp luật vẫn còn chậm được ban hành, hoặc đã ban
hành nhưng chưa phù hợp với tình hình thực tế, chậm được sửa đổi và
bổ sung; các quy định còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa hoàn
thiện, còn nhiều sơ hở, khó khăn trong đầu tư XDCB.
Nhân lực làm công tác QLNN về đầu tư XDCB chưa cao..
Tham nhũng, lãng phí có ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong đầu
tư XDCB sử dụng NSNN, lãng phí thất thoát ngân sách nhà nước.
Thanh tra huyện còn thiếu nhân sự và thiết bị phục vụ thanh tra, kiểm
tra nên chỉ thanh tra, kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến
các dự án mà chưa đi sâu vào thanh tra, kiểm tra đánh giá chủ trương
đầu tư và hiệu quả đầu tư, chất lượng công tác thiết kế, lập tổng dự
toán, thẩm định thiết kế tổng dự toán, việc sử dụng vật tư vào công
trình, khối lượng thực tế thi công các công trình, nên kết quả chỉ ở mức
độ nhất định. Còn có sự chồng chéo và thiếu sự phối hợp trong thực
hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa tổ chức thanh tra và
cơ quan quản lý nhà nước. Chưa phân rõ trách nhiệm, quyền hạn rõ
ràng cho các đơn vị chức năng ở các cấp. Bên cạnh đó, chế tài chưa
đủ mạnh, chưa mang tính răn đe, phòng ngừa cao và chưa xử lý
20
nghiêm đối với các hành vi vi phạm về chất lượng công trình xây dựng
nên chưa đảm bảo tính khả thi trong việc tuân thủ và đưa các quy định
về quản lý chất lượng công trình xây dựng vào nề nếp.
Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế cả nước khó khăn
Chính phủ đã thực hiện cắt giảm đầu tư công, chỉ tập trung vào những
công trình trọng điểm.
Theo quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC, chức năng và
trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thuộc chủ đầu tư, nhưng đa số các
chủ đầu tư chưa quan tâm đến việc lập báo cáo quyết toán dự án hoàn
thành trình cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
Nhiều công trình quyết toán còn chậm so với quy định.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC VỀ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Phương hướng và mục tiêu đầu tư xây dựng cơ bản của
huyện Cư M’gar định hướng tới năm 2023.
Bám sát theo các chỉ tiêu Nghị quyết số 02-NQ/ĐH ngày
20/8/2015 của Đại hôi Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ VIII, nhiệm
kỳ 2015 – 2020; Phấn đấu thu hút vốn cho đầu tư phát triển giai đoạn
2016 – 2020 đảm bảo các nguồn lực để thực hiện thắng lợi các mục
tiêu tổng quát và 21 chỉ tiêu chủ yếu mà Đại hội đã đề ra trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Tập trung các biện pháp thu hút vốn đầu tư phát triển để thực
hiện đầu tư hạ tầng nhằm xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao,
phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ hỗ trợ nhằm nâng cao giá
21
trị sản phẩm nông nghiệp; Ưu tiên phát triển các công trình giao thông,
thủy lợi, trường học phục vụ phát triển kinh tế xã hội; Đẩy mạnh
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn; Khuyến khích hỗ trợ phát triển thương mại, dịch
vụ du lịch nhất là du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng, du
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tu_xay_dung_co_ban.pdf