Mặc dù thực tế công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
ở phường Cửa Nam gặp không ít kho khăn, tuy nhiên, với sự phối
hợp giữa các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc quản lý dịch vụ
văn hóa cũng như các tổ chức tham gia dịch vụ văn hóa có những
chuyển biến tích cực, góp phần tích cực đưa pháp luật vào đời sống
cũng như thúc đẩy hoạt động dịch vụ văn hóa ngày càng phát triển,
cụ thể:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hoá từ thành phố đến
cơ sở được chú trọng. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức
triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án phát triển
dịch vụ văn hoá của thành phố Hà Nội ngày càng chặt chẽ. Điều đó
đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá
nhân tham gia kinh doanh dịch vụ văn hoá, đồng thời nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hoá trên địa thành phố
Hà Nội nói chung và phường Cửa Nam nói riêng
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường Cửa Nam, quận
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn
xã hội.
3.2. Nhiệm vụ:
3.2.1. Nghiên cứu hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận về dịch vụ văn hóa và quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
góp phần phòng ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật về dịch vụ văn
hóa ở phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
3.2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ văn
hóa ở phường Cửa Nam, từ đó đánh giá những mặt đạt được, những
hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.
3.2.3. Qua phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ
văn hóa ở phường Cửa Nam, từ những hạn chế tồn tại, luận văn đề
4
xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về dịch vụ văn hóa ở phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội.
- Thời gian: Từ năm 2017-2019.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở các quan
điểm chỉ đạo của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, những
chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động dịch vụ văn hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu cơ
bản như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Hệ thống các khái niệm và luận điểm làm cơ sở cho việc
nghiên cứu trong thực tiễn được hình thành thông qua quá trình thu
thập kiến thức từ các công trình nghiên cứu, các tài liệu của các tác
giả trong và ngoài nước và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
về dịch vụ văn hóa.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê,
so sánh và khảo sát.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quản lý nhà
nước, quản lý nhà nước về văn hóa, quản lý nhà nước về dịch vụ văn
hóa
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua việc làm rõ thực trạng của vấn đề quản lý nhà
nước về hoạt động dịch vụ văn hóa ở phường Cửa Nam, quận Hoàn
5
Kiếm, thành phố Hà Nội, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng,
đánh giá những kết quả đã đạt được và những hạn chế, bất cập, luận
văn góp phần đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa.
- Kết quả nghiên của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm
một số vấn đề về lý luận quản lý nhà nước dịch vụ văn hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở Khoa học quản lý nhà nước về dịch vụ văn
hóa
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
trên địa bàn phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hiệu quả
quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường Cửa Nam,
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
6
Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA
1.1. Văn hóa và dịch vụ văn hóa
1.1.1. Văn hóa
Các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng, mỗi định
nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau
trong văn hóa. Dựa trên các định nghĩa đã nêu để xác định một khái
niệm văn hóa nhằm thuận tiện cho việc thu thập và phân tích dự liệu
khi nghiên cứu luận văn, theo quan điểm của tác giả, dưới góc độ
pháp luật văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá
trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi
phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính
cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác
biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi
trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc
người sẽ có những đặc trưng riêng.
Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn
hóa chính là nấc thang đưa con người vượt lên trên những loài động
vật khác; và văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra trong quá
trình lao động nhằm mục đích sinh tồn.
1.1.2. Dịch vụ văn hóa
Dịch vụ văn hóa là những hoạt động trên lĩnh vực văn hóa có tổ
chức và được trả công, nhằm phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất
định của công chúng.
Dịch vụ văn hóa tồn tại ở nhiều dạng: văn hóa phi vật thể,
văn hóa tâm linh, văn hóa du lịch, văn hóa giải trí, văn hóa sinh hoạt
xã hộiNhững nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ văn hóa bao gồm:
nhân tố thời đại, nhân tố truyền thống, nhân tố lịch sử.
Cơ bản có chín dạng dịch vụ văn hóa như sau:
7
a) Hoạt động nghệ thuật biểu diễn
b) Hoạt động điện ảnh và kinh doanh băng đĩa hình
c) Hoạt động mỹ thuật
d) Hoạt động đào tạo cán bộ văn hoá nghệ thuật
e) Hoạt động bảo tồn, bảo tàng
f) Hoạt động lễ hội truyền thống
g) Hoạt động nhà văn hoá, Trung tâm VHTT
h) Hoạt động bảo hộ bản quyền tác giả
i) Hoạt động xuất bản.
1.1.3. Đặc điểm của dịch vụ văn hóa
Thứ nhất, dịch vụ văn hóa là nguồn lực của phát triển.
Thứ hai, dịch vụ văn hóa là nguồn lực vật thể của tài sản văn hóa
dân tộc.
Thứ ba, dịch vụ văn hóa là nguồn lực phi vật thể của
tài sản văn hóa dân tộc
1.2. Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
1.2.1. Quản lý nhà nước
QLNN là một nội dung trong quản lý XH, là quản lý XH
mang quyền lực nhà nước, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện. Theo nghĩa rộng, QLNN là hoạt động của các cơ quan nhà nước
trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các
chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Theo nghĩa hẹp,
QLNN là hoạt động được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành
chính nhà nước nhằm bảo đảm chấp hành pháp luật và các nghị quyết
của các cơ quan quyền lực nhà nước để tổ chức, quản lý mọi mặt đời
sống xã hội, nói cách khác, QLNN là hoạt động chấp hành - điều
hành của nhà nước.
Từ những nội dung nêu trên, có thể hiểu QLNN là sự tác
động có mục đích, của các tổ chức, cá nhân mang quyền lực nhà
8
nước lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội,
đối ngoại của nhà nước.
1.2.2. Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
QLNN về dịch vụ văn hóa cũng có thể hiểu là quá trình nhà
nước sử dụng quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh
các quan hệ nảy sinh trong hoạt động này nhằm đảm bảo cho hoạt
động dịch vụ văn hóa diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, và
thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của nó.
1.2.3. Chủ thể quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
1.2.3.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa
Chính phủ: Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch
UBND cấp Tỉnh: Sở Văn hóa - thể thao và du lịch
UBND cấp quận, huyện: Các Phòng Văn hóa Thông tin Thể thao
UBND cấp xã phường: Có 01 biên chế công chức văn hóa xã hội
1.2.3.2. Các tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ văn hóa
Là các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động dịch vụ như
sản xuất, kinh doanh phim nhựa, băng đĩa ca nhạc, tổ chức biểu diễn
nghệ thuật, triển lãm văn hóa nghệ thuật, tổ chức lễ hội, hoạt động vũ
trường, karaoke, quảng cáo
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
Nội dung của quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa bao gồm:
1.2.4.1. Quy hoạch dịch vụ văn hóa
1.2.4.2. Chính sách, pháp luật đối với dịch vụ văn hóa
1.2.4.3 Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý dịch vụ văn hóa
1.2.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và trang bị phương tiện
phục vụ cho công tác quản lý dịch vụ văn hóa
1.2.4.5. Tổ chức kiểm tra, giám sát dịch vụ văn hóa
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
1.3.1. Yếu tố bên trong
* Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước
* Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
9
* Tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật
1.3.2. Yếu tố bên ngoài
* Sự tham gia và ủng hộ của người dân
* Các yếu tố văn hóa, lịch sử, tập quán, truyền thống
* Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và quá
trình hội nhập quốc tế
1.4. Vai trò của quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
Thứ nhất, trên phương diện vĩ mô, QLNN về dịch vụ văn hóa sẽ góp
phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của văn hóa quốc gia, giúp hiện
thực hóa các chủ trương, đường lối văn hóa của Đảng cầm quyền, từ đó tác
động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc.
Thứ hai, trên phương diện vi mô, QLNN về dịch vụ văn hóa
giúp tạo ra sự ổn định và đồng thuận trong xã hội thông qua hoạt
động quản lý văn hóa trong các lĩnh vực, địa bàn, nhóm dân cư cụ thể
sẽ giúp kiểm soát sự tùy tiện, sai lệch trong khi thực thi các cơ chế,
chính sách của Nhà nước về dịch vụ văn hóa.
Thứ ba, QLNN về dịch vụ văn hóa hình thành nên các chuẩn
giá trị xã hội, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Thứ tư, QLNN về dịch vụ văn hóa cũng làm cho văn hóa trở
thành một tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều
địa phương.
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ở một số
địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho cho phường Cửa
Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
1.5.1. Kinh nghiệm của các địa phương
1.5.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình
1.5.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa
1.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với phường Cửa Nam, Quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội.
Tiểu kết chương 1
10
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ
VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG CỬA NAM,
QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
tại phường Cửa Nam
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Phường Cửa Nam là một trong 18 phường, nằm ở phía Nam
của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. tiếp giáp với 05 phường
(gồm 02 phường thuộc quận Hoàn Kiếm, 01 phường thuộc quận
Đống Đa) với diện tích 0,252 km2, địa bàn có 13 tuyến phố và 04
ngõ, được chia thành 10 địa bàn dân cư, 45 tổ dân phố với số dân là
6264 nhân khẩu.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Năm 2017 tổng thu ngân sách đạt 15,8 tỷ đồng đạt 109,4% so
với kế hoạch giao; Năm 2018 tổng thu ngân sách đạt 17,9 tỷ đồng đạt
101.7% so với kế hoạch giao; năm 2019 tổng thu ngân sách ước đạt
14,9 tỷ đồng, đạt 105,8% so với kế hoạch giao.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng
2.1.2.1. Mức độ hoàn thiện pháp luật về quản lý văn hóa
2.1.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
2.1.2.3. Tính pháp quyền trong quản lý về dịch vụ văn hóa
2.1.2.4 . Sự tham gia các bên trong QLNN về dịch vụ văn hóa
2.1.2.5. Việc thực hiện các chính sách của nhà nước về dịch vụ văn
hóa.
2.1.2.6. Sự phát triển của hệ thống công nghệ - thông tin
2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ văn hóa của phường Cửa
Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
11
2.2.1. Hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử, karaoke, vũ
trường, khách sạn nhà hàng sử dụng nhạc.
Hiện nay, các hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử,
karaoke, vũ trường, nhà hàng có sử dụng nhạc đang chiếm một thị
phần đáng kể trong thị trường văn hoá phẩm đã gây ra không ít
những tiêu cực xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng
đời sống văn hoá cơ sở trên địa bàn.
Qua số liệu thống kê tại Bảng 2.1 về các loại hình kinh doanh
dịch vụ văn hóa tại Quận Hoàn Kiếm cho thấy: các loại hình kinh
doanh vụ tại phường Cửa Nam đều có trên địa bàn, mặc dù số lượng
tuy không lớn, chỉ có loại hình nhà hàng, quán bar có biểu diễn nghệ
thuật là chiếm số lượng lớn.
Biểu 2.1: Bảng tổng hợp dịch vụ văn hoá của Quận Hoàn Kiếm
( tính đến 31/12/2019)
Số
T T
Đơn vị
SỐ LƯỢNG CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Kinh
doanh dịch
vụ
Karaoke
Kinh doanh
nhà hàng ăn
uống có tổ
chức biểu
diễn nghệ
thuật
Kinh
doanh dịch
vụ Internet
Kinh
doanh
dịch vụ trò
chơi điện
tử công
cộng
1 P. Phúc Tân 09 01 10 14
2 P. Đồng Xuân
3 P. Hàng Mã 02 01
4 P. Hàng Buồm 25 04
5 P. Hàng Đào
6 P. Hàng Bồ
12
7 P.Cửa Đông 03 01 02 01
8 P.Lý Thái Tổ 02 03 02
9 P.Hàng Bạc
10 P.Hàng Gai
11 P.Chương Dương 02 02 12
12 P.Hàng Trống 02
13 P.Cửa Nam 04 09 03 03
14 P.Hàng Bông 04
15 P.Tràng Tiền 01 03 01
16 P.Trần Hưng Đạo 02 05 04
17 P.Phan Chu Trinh 02
18 P.Hàng Bài 02 03 02
Cộng: 31 54 23 38
Nguồn: Phòng Văn hoá và Thông tin Quận Hoàn Kiếm
- Về kinh doanh karaoke và phòng trà:
- Về kinh doanh vũ trường, nhà hàng có sử dụng nhạc:
- Kinh doanh internet và các trò chơi điện tử
2.2.2. Về hoạt động kinh doanh điện ảnh và băng đĩa hình:
2.2.3.Hoạt động kinh doanh mỹ thuật, gallery, mỹ nghệ phẩm.
2.2.4. Công tác tổ chức lễ hội tại các điểm di tích
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động
dịch vụ văn hóa ở phường Cửa Nam
2.3.1. Triển khai các văn bản pháp quy, thẩm định cơ sở hoạt động
2.3.2. Công tác cấp duyệt giấy phép hoạt động dịch vụ văn hóa
* Về hoạt động karaoke, vũ trường.
* Về kinh doanh dịch vụ inernet và trò chơi điện tử
13
* Về triển lãm văn hóa, nghệ thuật
* Về tổ chức lễ hội
* Về phim nhựa, băng đĩa phim do tổ chức, cá nhân sản xuất
hoặc nhập khẩu.
2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Biểu 2.2: Tình hình đội ngũ cán bộ văn hoá của Quận Hoàn Kiếm
Số
TT
Tên đơn vị
SL
CB
Trình độ
chuyên môn
Trình độ
chính trị
ĐH,
SĐH
CĐ TC SC
CN,
CC
TC SC
1 Cấp Quận 5 5 1 2
2 P. Phúc Tân 1 1
3 P. Đồng Xuân 1 1
4 P. Hàng Mã 1 1
5 P. Hàng Buồm 1 1
6 P. Hàng Đào 1 1
7 P. Hàng Bồ 1 1
8 P.Cửa Đông 1 1
9 P.Lý Thái Tổ 1 1
10 P.Hàng Bạc 1 1
11 P.Hàng Gai 1 1
12 P.Chương Dương 1 1
13 P.Hàng Trống 1 1
14 P.Cửa Nam 1 1
15 P.Hàng Bông 1 1
16 P.Tràng Tiền 1 1
17 P.Trần Hưng Đạo 1 1
18 P.Phan Chu Trinh 1 1
19 P.Hàng Bài 1 1
Tổng số 23 23 1 2
Nguồn: Phòng Nội vụ Quận Hoàn Kiếm
14
Qua bảng 2.2 cho thấy đội ngũ cán bộ văn hóa của Quận
Hoàn Kiếm nói chung và phường Cửa Nam nói riêng đều có trình độ
chuyên môn đại học trở lên (01 cao học và 22 đại học); tuy nhiên, về
trình độ chính trị (01 cao cấp và 02 trung cấp), riêng trình độ chính trị
ở cấp phường cán bộ chưa được quan tâm tạo điều kiện để đi học, do
tính chất mỗi phường chỉ có 01 cán bộ chuyên trách nên việc đi học
cũng đang khó khăn.
2.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra
Nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý
nhà nước của các cấp, các ngành đối hoạt động dịch vụ văn hóa, hàng
năm UBND Quận Hoàn Kiếm ban hành kế hoạch hoạt động của đội
kiểm tra liên ngành.
Nội dung công tác kiểm tra bao gồm:
a)Loại hình kinh doanh dịch vụ Karaoke
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Kiểm tra phương án và hồ sơ phòng cháy chữa cháy;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;
- Giấy phép kinh doanh Karaoke;
- Giấy chứng nhận đã thực hiện bản quyền tác giả âm nhạc;
- Hợp đồng lao động và danh sách sử dụng lao động của cơ sở
kinh doanh đã đăng ký với Công an phường sở tại; kiểm tra trang
phục, biển tên của người lao động;
- Kiểm tra việc chấp hành thời gian hoạt động kinh doanh;
- Kiểm tra biển hiệu, biển quảng cáo của cơ sở;
- Kiểm tra việc chấp hành theo các quy định tại Điều 6, Điều
7 của Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ
karaoke, vũ trường.
b)Loại hình Nhà hàng ăn uống có tổ chức biểu diễn nghệ
thuật
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Kiểm tra phương án và hồ sơ phòng cháy chữa cháy;
15
- Văn bản thông báo về nội dung chương trình biểu diễn nghệ
thuật gửi Sở Văn hóa Thể thao và du lịch Hà Nội;
- Giấy chứng nhận đã thực hiện bản quyền tác giả âm nhạc;
- Giấy phép kinh doanh thuốc lá;
- Giấy phép kinh doanh rượu;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP;
- Hợp đồng lao động và danh sách sử dụng lao động của cơ
sở kinh doanh đã đăng ký với Công an phường sở tại;
- Kiểm tra việc chấp hành thời gian hoạt động kinh doanh;
- Kiểm tra biểu hiệu, biển quảng cáo của cơ sở;
c) Loại hình kinh doanh dịch vụ Internet
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Kiểm tra phương án và hồ sơ phòng cháy chữa cháy;
- Hợp đồng đại lý Internet;
- Biển hiệu “Đại lý Internet” kèm theo số đăng ký kinh doanh
đại lý Internet;
- Niêm yết nội quy sử dụng dịch vụ theo quy định;
- Kiểm tra việc chấp hành thời gian hoạt động kinh doanh;
d)Loại hình kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Kiểm tra phương án và hồ sơ phòng cháy chữa cháy;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ
trò chơi điện tử công cộng;
- Biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công
cộng” bao gồm tên điểm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký
kinh doanh;
- Niêm yết danh sách cập nhật các trò chơi G1 đã được phê
duyệt nội dung, kịch bản tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo phân
loại trò chơi theo độ tuổi;
- Kiểm tra việc chấp hành thời gian hoạt động kinh doanh;
16
Biểu 2.3: Kết quả thanh tra, kiểm tra dịch vụ văn hóa
ở phường Cửa Nam
(Từ 1/1/2017 đến 31/12/2019 do UBND phường chủ trì tổ chức)
STT
Loại hình
kinh doanh
Số lượt
kiểm tra
Số
cơ sở
vi phạm
XỬ LÝ
Phạt tiền
(đồng VN)
Thu
giữ
phương
tiện (đĩa
CD,
VCD)
01. Karaoke 17 00 0 0
02.
Nhà hàng có tổ chức biểu
diễn nghệ thuật
17 04 127.000.000
03. Internet 4 00 0 0
04. Trò chơi điện tử 4 00 0 0
Nguồn: Văn phòng UBND phường Cửa Nam
Ngoài ra trong thời gian từ 2017 đến 2019 UBND phường
Cửa Nam cũng đã chỉ đạo CA phường phối hợp phòng PC64, Phòng
CS PCCC số 1 công an thành phố, UBND quận, Công An quận Hoàn
Kiếm kiểm tra và xử phạt cơ sở Hey Club 57 Phố Cửa Nam 11 lần
với tổng số tiền: 423.600.000 đồng cho các lỗi hoạt động quá giờ,
kinh doanh Bóng cười, không tổ chức thực tập phương án chữa cháy
tại cơ sở, người có trách nhiệm quản lý nhà hàng để người khác lợi
dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực mình quản lý và đặc biệt
ngày 12/6/2017 UBND quận Hoàn Kiếm đã lập biên bản đề xuất
UBND thành phố quyết định xử phạt vi phạm hành chính
179.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo theo tờ trình số
576/UBND-VHTT ngày 15/5/2017
2.4. Đánh giá chung quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ở
phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
17
2.4.1. Kết quả đạt được
Mặc dù thực tế công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
ở phường Cửa Nam gặp không ít kho khăn, tuy nhiên, với sự phối
hợp giữa các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc quản lý dịch vụ
văn hóa cũng như các tổ chức tham gia dịch vụ văn hóa có những
chuyển biến tích cực, góp phần tích cực đưa pháp luật vào đời sống
cũng như thúc đẩy hoạt động dịch vụ văn hóa ngày càng phát triển,
cụ thể:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hoá từ thành phố đến
cơ sở được chú trọng. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức
triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án phát triển
dịch vụ văn hoá của thành phố Hà Nội ngày càng chặt chẽ. Điều đó
đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá
nhân tham gia kinh doanh dịch vụ văn hoá, đồng thời nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hoá trên địa thành phố
Hà Nội nói chung và phường Cửa Nam nói riêng.
Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ văn hoá được tăng
cường, đã tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo đa dạng hoá chuyên
ngành đào tạo, nâng cao kiến thức về kỹ năng giao tiếp, phục vụ...cho
lực lượng lao động ngành dịch vụ văn hoá.
Thứ ba, công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động dịch
vụ văn hoá được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường,
đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ văn hoá, giữ gìn kỷ cương pháp luật
trong hoạt động dịch vụ văn hoá trên địa bàn phường Cửa Nam.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân:
* Hạn chế
- Hoạt động dịch vụ văn hoá là một loại hình có tính đặc thù,
phát triển rất nhanh, đa dạng, nhạy cảm và phức tạp. Công tác tuyên
18
truyền phổ biến chính sách pháp luật, các quy định về hoạt động dịch
vụ văn hoá cho người dân và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng
dân cư về vai trò của dịch vụ văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội
mặc dù đã được các cấp, các ngành thực hiện khá tích cực, song hiệu
quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Sự phối kết hợp của các
cấp, các ngành liên quan chưa chặt chẽ. Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về lĩnh vực văn hoá chưa đồng bộ, chưa kịp thời.
- Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch trong thời gian
qua chưa thực sự được quan tâm, chưa đồng bộ, còn chồng chéo,
chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Các điểm hoạt động chủ yếu là tự
phát, xen kẽ trong các khu dân cư, do đó gây ảnh hưởng đến hoạt
động chung của cộng đồng.
- Theo quy định, các điểm bán và cho thuê băng đĩa có giấy
phép hoạt động thì phải có nguồn cung cấp băng đĩa hợp pháp, có
bản quyền (do công ty Điện ảnh và chiếu bóng cung cấp). Trên thực
tế, lượng băng đĩa do Công ty Điện ảnh cung cấp không nhiều, phần
lớn các ấn phẩm băng đĩa đang lưu hành tại các cửa hàng kinh doanh
trên phần lớn là tự sao chép, in nối bản trái phép hoặc nhập lậu,
không rõ nguồn gốc với giá rẻ từ 2 đến 5 nghìn đồng/đĩa. Trong khi
đó, một đĩa được dán tem, nhãn có giá cao gấp từ 10 đến 15 lần đĩa tự
in sao, nhập lậu. Cùng với sự "bùng nổ" thị trường băng đĩa lậu, là sự
phát triển ồ ạt các điểm đại lý Internet công cộng và trò chơi điện tử.
Bên cạnh những tiện ích, thì xung quanh những điểm dịch vụ Internet
và trò chơi điện tử vẫn tồn tại những hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ khó
lường. Phần lớn "khách hàng" đều trong độ tuổi thanh thiếu niên, học
sinh, truy cập mạng để chát hoặc chơi game, trong đó có nhiều trò
chơi bạo lực hoặc bị biến tướng thành tệ nạn cờ bạc, cá độ, ăn thua
gây mất trật tự an ninh công cộng. Nếu không có sự kiểm soát và
quản lý chặt chẽ, vô hình chung, các điểm Internet công cộng trở
thành nguồn cung cấp những trang Web đen, những thông tin thiếu
lành mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân
19
cách của giới trẻ. Đối với lĩnh vực hoạt động karaoke, không ít các
các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có biểu hiện vi phạm và tìm
mọi cách đối phó, gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra,
nhiều phòng hát không đạt tiêu chuẩn theo quy định hoặc để khách
hát đến hơn 12h đêm.
* Những nguyên nhân của những hạn chế.
- Trong những năm qua, cơ chế chính sách pháp luật chung
liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ văn hoá nói
riêng còn chậm được sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu
thông thoáng; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, hướng
dẫn tổ chức hoạt động dịch vụ văn hoá còn chậm, chưa kịp thời gây
khó khăn cho hoạt động ở các địa phương. Nội dung, phương thức và
phương pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục chính sách pháp luật
hình thức còn nghèo nàn, đơn điệu và chưa phù hợp với điều kiện
thực tế của thị xã.
- Các cơ quan, ban ngành có trách nhiệm còn thiếu kiên
quyết trong xử lý đối với một số điểm kinh doanh vi phạm. Ý thức
tuân thủ pháp luật của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá
không nghiêm, tình hình vi phạm các quy định trong kinh doanh dịch
vụ văn hoá còn khá phổ biến.
- Trách nhiệm phối hợp giám sát của quần chúng nhân dân,
nhất là vai trò nòng cốt của đoàn viên, hội viên, các đoàn thể chưa thể
hiện sự tích cực, có lúc thiếu sâu sát. Năng lực phối hợp, liên kết các
lực lượng, các tổ chức, đoàn thể do cơ quan chủ quản về văn hoá làm
nòng cốt còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu cơ chế cần thiết, không đảm
bảo sự liên kết lâu dài, vững chắc.
- Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở hoạt động
chưa được xác định rõ ràng. Phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra
bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các
cơ quan quản lý nhà nước liên quan gây ra sự chồng chéo.
Tiểu kết chương 2
20
Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA Ở PHƯỜNG
CỬA NAM, QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Phương hướng, mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về hoạt động dịch vụ văn hóa ở phường Cửa Nam
3.1.1. Phương hướng chung.
- Góp phần phục vụ và nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa
của nhân dân, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ
quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hóa theo hướng ngày
càng hiện đại về trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất; có đội
ngũ cán bộ làm công tác quản lý theo hướng chuyên sâu về nghiệp
vụ, có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh. Xây dựng và tôn
tạo các công trình văn hóa do Nhà nước quản lý đi đôi với phát huy
tốt hiệu quả công tác giáo dục truyền thống.
- Đẩy mạnh quá trình xã hội hóa các hoạt động văn hóa; đồng
thời tăng cường quản lý Nhà nước đối với các d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dich_vu_van_hoa_tren_di.pdf