Giải pháp về đào tạo lực lượng ngành du lịch
Thứ nhất, chú trọng đến việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán
bộ, nhân viên phục vụ trong các loại hình hoạt động du lịch,
Thứ hai, tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghề và kiến thức
về du lịch cho các đối tượng tham gia hoạt động du lịch trong cộng
đồng dân cư.
Thứ ba, tiếp tục bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực phục vụ
du lịch, chú trọng đến đội ngũ hướng dẫn du lịch, thuyết minh viên,
đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu cho từng lĩnh vực nhất là đội
ngũ hướng dẫn viên du lịch quốc tế,
Thứ tư, tiến hành điều tra, phân loại trình độ nghiệp vụ của
toàn lực lượng lao động trong ngành du lịch làm cơ sở cho việc
xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể từng loại đối tượng,
Thứ năm, xây dựng chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán
bộ, công nhân viên mà nhất là hướng dẫn viên du lịch,
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội nhập quốc tế về du lịch đó là: 1) Cơ quan QLNN
về du lịch ở Trung ương; 2) Cơ quan du lịch quốc gia; 3) Cơ quan
QLNN về du lịch ở địa phương; 4) Ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch;
và 5) Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Ngoài ra còn có hệ thống doanh
nghiệp du lịch là những chủ thể hội nhập trong khuôn khổ quy định
của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham
gia.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
2.1. Tổng quan về tỉnh Bến Tre
2.1.1. Đặc điểm, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Bến Tre - một tỉnh đồng bằng hạ nguồn sông Cửu Long. Bến
Tre có hình dạng giống như một chiết quạt xinh xắn, đầu nhọn về
7
phía thượng nguồn, các nhánh sông lớn như nan quạt xòe rộng ra ở
phía đông. Diện tích tự nhiên là 2.356,85 km²; chiếm 5,84% diện tích
vùng ĐBSCL. Địa hình tỉnh Bến Tre có dạng đặc biệt, được hợp
thành bởi 3 cù lao lớn: cù lao Bảo, cù lao Minh, cù lao An Hóa, được
phù sa của 4 nhánh sông: Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên, Tiền Giang
bồi tụ thành. Phía bắc Bến Tre giáp tỉnh Tiền Giang với ranh giới
chung là sông Tiền Giang, phía tây và nam giáp với tỉnh Vĩnh Long
và Trà Vinh bằng ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp
Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 65 km. Tỉnh Bến Tre nằm cách
trung tâm phân phối khách du lịch TP. Hồ Chí Minh khoảng 85 km
(qua Long An, Tiền Giang).
Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ
2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình năm từ 26
0
C - 27
0
C. Với vị
trí nằm tiếp giáp biển Đông nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của
bão lũ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm đây là điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển du lịch của tỉnh.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Bến Tre có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 1 thành phố,
trong đó có 164 xã, phường và thị trấn. Tính đến năm 2013, toàn tỉnh
có 1.387.782 người với mật độ dân số 589 người/km. Các dân tộc
sống ở Bến Tre là Việt, Hoa, Khmer, Tày; người dân chủ yếu theo
đạo Phật, Tin lành, Kitô giáo nên tạo được nét đa dạng trong văn hóa
và có sức hút đối với du khách đến tham quan và tìm hiểu.
Tốc độ tăng trưởng GDP Bến Tre năm 2011 đạt 8,74%. Giá trị
sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tăng 7,5%, công nghiệp - xây dựng
tăng 18,3%, dịch vụ tăng 8,7%, thu nhập bình quân đầu người ước
đạt 1.300 USD/người/năm.. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 430,2
triệu USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 10.712 tỷ đồng. Thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn 1.350 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế năm 2012:
khu vực I: 41,5%, khu vực II: 21,7%, khu vực III: 36,8%. Đóng góp
chính cho tăng trưởng kinh tế vẫn là KV I.
2.1.3. Tiềm năng du lịch tỉnh Bến Tre
Bến Tre còn có nhiều tài nguyên du lịch không chỉ về du lịch
sinh thái sông nước miệt vườn mà còn là nơi bảo tồn và phát triển đa
8
dạng loại hình du lịch khác như: du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch
làng nghề, du lịch vui chơi giải trí.
2.1.4. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Bến Tre
Trên cơ sở các tiềm năng sẵn có, Bến Tre xác định du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đến năm 2030 và chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong cơ cấu tăng trưởng kinh tế, tạo động lực
phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm 2015, tỉnh Bến Tre phấn đấu
doanh thu từ du lịch đạt khoảng 700 tỷ đồng và đến năm 2020, sẽ thu
hút 1,6 triệu lượt khách du lịch nội địa và quốc tế, doanh thu đạt
1.900 tỷ đồng.
Bến Tre có tiềm năng về du lịch, các tài nguyên du lịch của
Bến Tre khá đa dạng phong phú thuận lợi cho việc tổ chức và phát
triển nhiều loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn.
2.2. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bến
Tỉnh Bến Tre với nhiều thế mạnh về du lịch do thiên nhiên và
văn hóa mang lại. Hiện nay, du lịch của tỉnh Bến Tre đã có bước
chuyển mình tích cực và đang được chú trọng trong xu thế hội nhập
với phát triển du lịch của vùng và cả nước.
2.2.1. Tình hình du khách
Năm 2014 lượng khách về Bến tre 904.000 lượt, tăng 13% so
cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế 393.700 lượt, tăng 15% so cùng kỳ.
Điều đó cho thấy hoạt động du lịch Bến Tre đã có bước phát triển
khá hơn; hệ thống các tuyến, điểm du lịch đã hình thành và dần hoàn
thiện đã thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.
2.2.2. Doanh thu du lịch
Thu nhập từ du lịch của tỉnh Bến Tre tăng khá nhanh đặc biệt
là trong thời gian gần đây: nếu năm 2001 doanh thu toàn ngành du
lịch của tỉnh chỉ đạt 39,6 tỉ đồng thì năm 2005 tăng lên 83 tỉ đồng,
năm 2010 đạt mức 245 tỉ đồng và 2012 là 368 tỉ.
Năm 2007-2008 từ 129,5 tỷ đồng/năm thì đến năm 2012 đạt
273,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 22,66%/năm.
Năm 2013 doanh thu từ du lịch là 459 tỷ đồng, tăng 25% so
cùng kỳ. Tổng thu xã hội từ hoạt động du lịch: 827,5 tỷ tăng 25% so
cùng kỳ.
Năm 2014 doanh thu từ du lịch là 562 tỷ đồng, tăng 22% so
cùng kỳ. Tổng thu xã hội từ hoạt động du lịch: 993 tỷ đồng, tăng
20% so cùng kỳ.
9
Đánh giá về sự gia tăng về thu nhập du lịch Bến Tre trong suốt
gần một thập kỷ qua cho thấy sự gia tăng không ngừng cả về giá trị
tuyệt đối, và nhịp độ tăng trưởng, xu hướng tăng trưởng là hướng đi
lên liên tục.
2.2.3. Lực lượng lao động trong ngành du lịch
Nhìn chung lao động trong ngành du lịch chưa được đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống và chuyên sâu. Trình độ
nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng
tăng của khách du lịch.
2.2.4. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.2.4.1. Hệ thống hạ tầng du lịch
Đường bộ: là loại hình giao thông chính ở Bến Tre với QL60
và QL57, cùng hệ thống các tuyến đường tỉnh, đường liên xã đã và
đang được đầu tư xây dựng, nâng cấp.
Đường thủy: loại phương tiện phục vụ du lịch là tàu du lịch
các loại hay xuồng chèo, xuồng máy, cano nước Tuy có thế mạnh
về giao thông thủy cũng như du lịch, nhưng nhìn chung tỉnh vẫn còn
hạn chế nhiều mặt, chủ yếu khai thác du lịch sông nước dưới dạng tự
nhiên.
2.2.4.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ ngành du lịch
Nhà hàng – khách sạn
Hoạt động ăn uống
Các khu vui chơi giải trí
Phương tiện vận chuyển khách du lịch
2.2.5. Tình hình đầu tư và phát triển du lịch
2.2.5.1. Về đầu tư: Vốn đầu tư du lịch ở Bến Tre những năm
gần đây liên tục tăng cao.
2.2.5.2. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch: chú trọng xúc tiến
mời gọi đầu tư các dự án du lịch thông qua cổng thông tin điện tử,
website của sở; giới thiệu đầu tư qua các hội thảo, hội chợ chuyên đề
du lịch, phát hành danh mục kêu gọi các dự án đầu tư.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh
Bến Tre
2.3.1. Xây dựng và ban hành văn bản pháp lý
Luật Du lịch (2005) được Quốc hội khóa 11 thông qua đã đáp
ứng được yêu cầu thể chế hóa chủ trương, chính sách phát triển du
lịch của Đảng để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
10
cũng như đáp ứng được nhu cầu phát triển và tiến trình hội nhập của
Việt Nam. Luật đã bổ sung, điều chỉnh nhiều nội dung chưa được
quy định hoặc đã trở nên bất cập trong Pháp lệnh Du lịch 1999.
Sau khi Luật Du lịch được Quốc hội khóa 11 thông qua, Chính
phủ đã ban hành nhiều Nghị định quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Du lịch.
Về phía tỉnh Bến Tre cũng đã ban hành rất nhiều Nghị quyết,
Quyết định, Chỉ thị để chỉ đạo phát triển ngành du lịch.
Có thể nói rằng, hệ thống pháp luật du lịch hiện hành của nước
ta đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu phát triển du lịch trong quá khứ
và hiện tại, các văn bản pháp luật du lịch ngày càng được hoàn thiện
theo hướng thông thoáng, tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh
du lịch. Tuy nhiên, việc ban hành văn bản pháp luật còn tồn tại nhiều
mâu thuẫn, chồng chéo, còn tư duy cục bộ, thiếu tính dự báo, tiến độ
ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm, làm mất tính đồng bộ, kỹ
thuật ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa khoa học và hợp lý
cần được bổ sung và sữa chữa kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển của ngành du lịch trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý du lịch tỉnh Bến Tre
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự kiểm
tra hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm báo cáo các
công tác của Sở đối với UBND tỉnh, Bộ VHTT & DL theo định kỳ
hoặc khi được yêu cầu.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tư cách pháp nhân, có con
dấu và tài khoản riêng, được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên từ
ngân sách nhà nước và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để
hoạt động theo quy định.
2.3.3. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hoạt động du lịch
Phòng Nghiệp vụ Du lịch trực thuộc Sở VHTT & DL Bến Tre
có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và 05 chuyên viên.
Mối quan hệ công tác giữa Sở VHTT & DL với các Phòng
Văn hóa – Thông tin huyện, thị xã, thành phố là mối quan hệ chỉ đạo,
hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ; chỉ đạo thực hiện các nhiệm
11
vụ, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch công tác lĩnh vực văn hóa,
thể thao, du lịch và gia đình thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, thị xã, thành phố có trách
nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ các lĩnh vực công tác của ngành và
chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất theo
quy định. Theo đó, ở 08 huyện, thị xã, thành phố của Bến Tre, Phòng
VHTT cấp huyện hiện có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và
các chuyên viên phụ trách quản lý du lịch ở địa phương.
Có thể nói đội ngũ cán bộ quản lý du lịch ở địa phương khá
mỏng, nhất là ở cấp huyện và cấp cơ sở hầu như không có cán bộ
phụ trách được đào tào bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý
các hoạt động du lịch.
2.3.4. Hoạt động cấp phép
Một trong những nội dung QLNN về du lịch là hoạt động cấp
phép, cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh
doanh trong lĩnh vực du lịch. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao
Sở VHTT&DL là cơ quan QLNN về du lịch có thẩm quyền cấp, đổi,
cấp lại, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận hoạt động, kinh doanh du
lịch trên địa bàn cấp tỉnh.
2.3.5. Quy hoạch phát triển du lịch
Tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa VII đã thống nhất thông
qua Nghị quyết số 21/2007/NQ-HĐND về “Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”.
Trong đề án phát triển du lịch Bến Tre từ năm 2015 đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển phát
triển du lịch và đặc biệt Chỉ thị 09 của Tỉnh ủy cũng đã chỉ rõ: “Du
lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp
vào GDP của tỉnh hàng năm. Phấn đấu doanh thu du lịch tăng bình
quân 20%/ năm, lượng khách du lịch đến Bến Tre tăng 12%/ năm”.
2.3.6. Đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phát triển du
lịch
Ngoài những khu, điểm du lịch đã hoạt động, tỉnh đang quan
tâm vào các dự án đầu tư CSHT đã đưa vào sử dụng và tiếp tục đầu
tư như: Dự án CSHT Du lịch cồn Ốc - Hưng Phong; Dự án CSHT
phục vụ du lịch các xã ven sông Tiền. Dự án CSHT phục vụ du lịch
cồn Bửng, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú.
12
Các dự án Đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh
du lịch vừa hoạt động kinh doanh vừa tiếp tục đầu tư như: Khu du
lịch Forever Green Resort; điểm Du lịch Phú An Khang; Nhà hàng
nổi Bến Tre; Khách sạn Dừa 4 sao.
Tiếp tục các dự án đang triển khai chưa hoàn thành: Điểm du
lịch sinh thái Vườn chim Vàm Hồ; khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái
Mekong Pearl; dự án Mekong Resort của Công ty CP Đầu tư Du lịch
MêKông; dự án Bến tàu khách du lịch Rạch Miễu - Bến Tre đang
tiến hành các thủ tục, hợp tác đầu tư.
2.3.7. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch
-
du lịch trong chuỗi sự kiện của tỉnh.
Q -
,
In ấn hơn 38.100 ấn phẩm các loại như: cẩm nang, hướng dẫn,
địa c
, đĩa DVD; phát hành 30.200 ấn phẩm tài
liệu của Trung tâm và 17.716 ấn phẩm của các doanh nghiệp du lịch
đến du khách gần - xa tại các kỳ hội chợ, hội thảo, liên ho
.
- .
Phối hợp các báo, đài phát thanh, truyền hình trung ương, tỉnh
bạn và địa phương viết bài giới thiệu về đất nước con người Bến Tre
với du khách trong và ngoài nước.
Tham gia hội chợ, Festival du lịch ĐBSCL, Festival của các
tỉnh thành trong cả nước. Tổ chức cho các doanh nghiệp lữ hành tỉnh
13
bạn như: Vĩnh Long, TP.HCM, Bình Dương, Lâm Đồng, Cà Mau
đến khảo sát tuyến, điểm du lịch Bến Tre.
2.3.8. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động
du lịch
Tính đến năm 2013, Thanh tra Sở tiến hành kiểm tra 133 lượt
cơ sở hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch và 39
phương tiện vận chuyển khách du lịch đường thủy nội địa. Qua kiểm
tra, lực lượng kiểm tra đã giáo dục, nhắc nhở 53 trường hợp có dấu
hiệu sai phạm; phát hiện và lập hồ sơ vi phạm hành chính 38 trường
hợp vi phạm (Thanh tra Sở VHTT&DL lập hồ sơ 36 trường hợp,
Thanh tra Sở Giao thông vận tải lập hồ sơ 02 trường hợp).
2.4. Đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh
Bến Tre
Ngành du lịch tỉnh Bến Tre tuy chỉ phát triển mạnh trong
khoảng 10 năm trở lại đây nhưng đã đạt được nhiều kết quả đáng
khích lệ. Nhất là từ sau Nghị quyết 21 năm 2007 của HĐND tỉnh
cùng Chỉ thị 09 của Tỉnh ủy năm 2012.
2.4.1. Những kết quả đạt được
Một là, bộ máy QLNN về du lịch tỉnh Bến Tre được kiện toàn.
Hai là, Sở VHTT&DL tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong công tác
đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch.
Ba là, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch
được ban hành và hoàn thiện, từng bước củng cố và định hướng cũng
như tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển; kịp thời thực
hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phù hợp với thực tế.
Bốn là, UBND tỉnh Bến Tre rất quan tâm đến công tác kêu gọi
đầu tư, xúc tiến và quảng bá du lịch tỉnh nhà, thu hút các nguồn lực
đầu tư vào ngành du lịch nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao góp
phần làm tăng GDP của tỉnh cũng như giải quyết nguồn lao động, tạo
công ăn việc làm cho lao động địa phương;
Năm là, tỉnh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ
thuật để phục vụ cho việc phát triển du lịch như đường xá, cầu cống,
điện, nước, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống ngân hàng.
Sáu là, công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
bảo đảm góp phần đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi đến với
Bến Tre.
14
Bảy là, Sở VHTT&DL đã làm tốt công tác tham mưu và giúp
cho UBND tỉnh Bến Tre trong công tác đào tạo cán bộ QLNN về du
lịch cũng như mở nhiều lớp tập huấn, khóa bồi dưỡng cho các lao
động trong ngành du lịch của tỉnh góp phần nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ du lịch.
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, bộ máy QLNN về du lịch chưa ổn định,
Thứ hai, trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức chưa
đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội,
Thứ ba, hệ thống các văn bản pháp luật chậm hoàn chỉnh gây
khó khăn, lúng túng cho địa phương,
Thứ tư, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt
động du lịch,
Thứ năm, trong những năm gần đây tình trạng xâm thực mặn ở
Bến Tre đã trở nên rất đáng báo động.
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan:
Một, nhận thức của nhiều cơ quan nhà nước chưa đổi mới,
Hai, trong xu thế hội nhập, du lịch Bến Tre đang trong điều
kiện phát triển mạnh mẽ nhưng công tác đầu tư cho xúc tiến thương
mại, quảng bá du lịch chưa được đầu tư đúng mức, hiệu quả chưa
cao;
Ba, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch,
Bốn, một số doanh nghiệp và người dân chưa nhận thức đúng
về phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo tồn văn
hóa xã hội nên các hoạt động cúng bái, mê tín, xả rác, không bảo
đảm an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn thường xuyên diễn ra và ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch của tỉnh nhà.
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan:
Một, lực lượng lao động trong ngành du lịch còn nhiều hạn
chế, vừa mỏng vừa thiếu,
Hai, các văn bản quản lý chưa theo kịp sự vận động và phát
triển của xã hội,
Ba, sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong việc quản lý
hoạt động du lịch còn thiếu đồng bộ, khép kín,
15
Bốn, nguồn kinh phí xúc tiến du lịch còn ít chưa tương xứng
với tiềm năng du lịch của tỉnh nên việc tuyên truyền, quảng bá, xúc
tiến du lịch còn phân tán, thiếu tính chuyên nghiệp,
Năm, chế độ, chính sách đãi ngộ của nhà nước chưa đủ đảm
bảo cuộc sống của cán bộ, công chức làm công tác du lịch trong khi,
áp lực công việc ngày càng cao để theo kịp quá trình đổi mới và phát
triển của đất nước.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẾN TRE
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch tỉnh
Bến Tre
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du
lịch
Một, phát triển du lịch với vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn
là hướng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
các ngành khác phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Hai, phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác
mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của
các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản
phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển.
Ba, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội
dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa
cao.
Bốn, phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, đảm bảo
đạt hiệu quả cao về kinh tế, chính trị và xã hội, lấy phát triển du lịch
quốc tế là hướng chiến lược.
Năm, phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với an ninh, quốc
phòng, trận tự an toàn xã hội, góp phần phục vụ sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc.
3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Xây dựng thương hiệu “Du lịch xứ Dừa” (thay cho thương
hiệu “Du lịch Bến Tre”; Phát triến du lịch dựa vào các loại hình
16
chính và theo thứ tự ưu tiên là du lịch tham quan (miệt vườn - làng
quê) và vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử;
Tập trung khai thác nét đặc trưng dựa vào thế mạnh để làm
điểm nhấn khác biệt của du lịch “xứ dừa”.
Ngoài ra, đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du
lịch cộng đồng đặc biệt chú trọng thị trường khách TP.HCM và
các tỉnh lân cận thông qua việc tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ
thống cơ sở vật chất hạ tầng, nghỉ dưỡng du lịch, xây dựng các điểm
đến hấp dẫn, liên kết các tuyến điểm du lịch, bảo vệ môi trường xanh
mát
3.1.3. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Đa dạng hoá các loại hình du lịch. Chú trọng phát triển du lịch
sinh thái, cảnh quan, sông nước, vườn dừa, vườn cây ăn trái, hoa
kiểng, môi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn
liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát
triển du lịch văn hoá, lễ hội truyền thống, bảo vệ và phát huy truyền
thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá
nhân loại.
Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ tương hỗ khăng
khít, chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành
kinh tế khác phát triển.
Đẩy mạnh xã hội hoá phát triển du lịch, huy động mọi nguồn
lực, đặc biệt chú trọng nguồn vốn trong dân, vì biện pháp này phù
hợp với các tiềm năng du lịch của địa phương.
3.1.3.1. Về định hướng phát triển thị trường du lịch:
Phát triển mạnh thị trường khách nội địa, duy trì thị trường
trong khu vực; phát triển thị trường khách các tỉnh Trung bộ, Bắc bộ.
Nguồn khách nội địa: chủ yếu khách du lịch từ các đô thị, thành phố
lớn, công nhân các khu công nghiệp trong cả nước. Đặc biệt là thành
phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Đồng Nai.
Phát triển thị trường du lịch khách quốc tế như thị trường các
nước ASEAN, thị trường các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á; tiếp
đến thị trường các nước Tây Âu, Bắc Mỹ.
3.1.3.2 Về định hướng không gian du lịch:
Tập trung phát triển các cụm du lịch chính: các xã ven sông
huyện Châu Thành, các khu, điểm du lịch Mỹ Thạnh An (Tp.Bến
Tre), Hưng Phong (Giồng Trôm), Mỏ Cày, Chợ Lách, Ba Tri.
17
3.1.3.3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du
lịch:
Dự án Resort Forever Green - xã Phú Túc - Châu Thành từ
năm 2009 – 2018; qui mô 21 ha. Vốn đầu tư: 50 triệu SD.
Khu du lịch “Công viên Nghĩa trang - Đường Hồ Chí Minh
trên biển” đưa vào hoạt động năm 2014. Vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng.
Làng du kích gắn với di tích Đồng Khởi - Mỏ Cày Nam đưa
vào hoạt động năm 2013. Vốn đầu tư: 103 tỉ đồng.
Dự án Mekong Pearl - xã Tân Thạch - Châu Thành đưa vào
hoạt động năm 2013. Vốn đầu tư: 330 tỉ đồng.
3.1.3.4 Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch
Kiện toàn bộ máy QLNN về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã đủ số lượng, trình độ đảm bảo đáp ứng yêu cầu QLNN về du lịch.
Tăng cường năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện chiếc
lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch. Tổ chức
thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật trong hoạt
động du lịch. Tổ chức kiếm tra việc thực hiện quy định pháp luật,
đảm bảo các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động
đúng pháp luật và phát triển bền vững. Hỗ trợ doanh nghiệp trong
công tác đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thông tin quảng bá,
xúc tiến du lịch.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa
bàn tỉnh Bến Tre
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Thứ nhất, cơ chế chính sách về thuế: áp dụng các ưu đãi ở mức
cao nhất trong khuôn khổ pháp luật hiện hành cho phép đối với các
hình thức đầu tư thuần túy cho việc bảo vệ môi trường du lịch hoặc
đầu tư trong các lĩnh vực khác của ngành nhằm phát triển du lịch bền
vững.
Thứ hai, cơ chế và chính sách đầu tư: ưu tiên các dự án đầu tư
du lịch có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển du
lịch của tỉnh.
Thứ ba, chính sách về khoa học kỹ thuật: đảm bảo sự đầu tư
thích đáng cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đạt
hiệu quả và thu hút trí tuệ của các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh.
Thứ tư, chính sách khuyến khích bảo tồn, phát triển vốn văn
hóa: có chính sách phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
18
cho công tác bảo tồn và phát triển vốn văn hóa địa phương kết hợp
khuyến khích người dân bảo vệ kiến trúc truyền thống đồng bằng
sông Cửu Long, hạn chế du nhập kiến trúc ngoại lai.
Thứ năm, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch
ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương và chuyển giao công nghệ
cho địa phương nhằm nâng cao thu nhập của người dân, đồng thời
góp phần hạn chế tăng dân số cơ học.
3.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý
Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý du lịch trên địa
bàn tỉnh Bến Tre tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của ngành kinh
tế quan trọng.
Công tác xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công
chức ngành du lịch tỉnh Bến Tre trong những năm tiếp theo phải đối
mặt với những thách thức rất lớn trong xu thế hội nhập quốc tế.
3.2.3. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư
Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (cả Trung
ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm
làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; trước
mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng
điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn
của tỉnh.
Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động
kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau;
Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu
đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh, liên kết với nước ngoài,
3.2.4. Giải pháp về quy hoạch
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chung dự án đến năm
2030, diện tích 630 ha thuộc địa bàn hai xã Thạnh Phong, Thạnh Hải
thuộc huyện Thạnh Phú,
Thứ hai, tiếp tục mời gọi đầu tư các dự án du lịch biển ở xã
Thới Thuận (huyện Bình Đại), khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái ở xã
An Khánh (huyện Châu Thành, cạnh cầu Rạch Miễu), khu nghỉ
dưỡng ven sông Hàm Luông,
Thứ ba, xây dựng quy hoạch phát triển các tuyến du lịch chủ
đạo của tỉnh:
19
Quy hoạch tuyến du lịch nội tỉnh:
Các tuyến du lịch đường bộ hiện có như tuyến huyện Châu
Thành đi tham quan các điểm khu vực Nam TP.Bến Tre, Giồng
Trôm - Ba Tri, Chợ Lách - Mỏ Cày - Thạnh Phú
Củng cố tuyến đường thuỷ nội địa khu vực sông Tiền huyện
Châu Thành, và các tuyến thuộc khu vực sông Bến Tre, tuyến tham
quan các cù lao khu vực sông Hàm Luông và tuyến đường sông đi
Mỏ Cày Nam - Trà Vinh - Vĩnh Long.
Quy hoạch tuyến du lịch liên tỉnh:
Củng cố nâng cao chất lượng tuyến du lịch liên tỉnh, tập trung
phát triển tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Bến Tre, đồng thời ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_du_lich_tren_dia_ban_ti.pdf