Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Trong các quá trình này quản lý nhà nước về giải quyết việc làm

cho người dân tộc thiểu số là rất cần thiết và quan trọng. Nhà nước

vừa ban hành chủ trương, chính sách, vừa tổ chức thực hiện cũng

như đóng vai trò điều tiết các nỗ lực của xã hội trong công tác giải

quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số. Để hoàn thành

nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Tác giả đã xem xét và lựa chọn những

địa phương có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

với huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi để học hỏi kinh nghiệm quản

lý nhà nước về giải quyết việc làm. Qua đó rút ra nhiều bài học trong

công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm rất hữu ích

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t số hạn chế nhất định. Việc triển khai các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động và các văn bản pháp luật liên quan đến việc làm cho lao động chưa được thực hiện đầy đủ. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người DTTS chưa thực sự phù hợp với thực tiễn tại địa phương, coi trọng về số lượng hơn chất lượng đào tạo. Nhiều người DTTS được đào tạo nghề nhưng không tìm được việc làm. Tỷ lệ lao động là người DTTS thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng gia tăng, kéo theo các hệ lụy về các tệ nạn xã hội. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Trà Bồng - Tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu khoa học, hy vọng góp phần tìm ra giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quản lý Nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung và lao động người DTTS nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Vấn đề này được đề cập rất nhiều trong các văn kiện của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước 3 và các Nghị định của Chính phủ. Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan về vấn đề này. Cụ thể như sau: - Nguyễn Hoàng Hiệp (2013), “Quản lý Nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Long An. Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm và công tác quản lý Nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trong tỉnh. Trên cơ sở lý luận trong chương 1, tác giả đã đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Long An. Trên cơ sở những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của vấn đề nghiên cứu. Tác giả xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Long An. Song các giải pháp còn mang tính định hướng, chưa thực hiện việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương trong thời gian đến, chưa thực hiện việc điều tra khảo sát để đánh giá trình độ, tay nghề của thanh niên để có các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện mới. - Ngô Thị Hồng Nhung (2010), “Nhìn lại một năm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ”.Tác giả đã đưa ra đánh giá tổng quan sau một năm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề giải quyết việc làm cho nông thôn. Bài viết đưa ra những kết quả đã đạt được, đồng thời cũng phản ánh những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện Đề án. Đồng thời, 4 tác giả cũng đưa ra những kiến nghị để nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện đề án, tổ chức đào tạo nghề hiệu quả, hợp lý góp phần tạo công ăn việc làm cho nông dân. - Trần Văn Tùng (2014) “Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Luận văn đã trình bày khái quát những lý luận liên quan đến công tác giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số, trên cơ sở lý luận đã trình bày, tác giả tiến hành chọn mẫu điều tra nghiên cứu bằng phương pháp định lượng, phân tích công tác giải quyết việc làm cho lao động người DTTS tỉnh Lạng Sơn. Căn cứ vào những vấn để tồn tại trong công tác giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn. Tác giả xây dựng các giải pháp khá hợp lý và cụ thể, góp phần nâng cao công tác giải quyết việc làm cho lao động là người đồng báo dân tộc thiểu số khá khoa học.Tác giả chưa kiến nghị các cấp các ngành có liên quan trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung và lao động người dân tộc thiểu số nói riêng. - “ Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Châu Trâm. Trong luận văn này, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến việc làm, thất nghiệp và tình hình giải quyết việc làm trên địa bàn thị xã Điện bàn, tỉnh Quảng Nam, đồng thời tác giả 5 cũng đã đưa ra những giải pháp thiết thực để góp phần giải quyết việc làm cho người lao động (2017). - “ Việc làm cho đồng bào dân tộc ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam” Luận văn thạc sĩ của Võ Thị Thanh Tuyền. Kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả đã làm rõ một số nội dung về việc làm của người dân tộc thiểu số ở nông thôn và đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương và rút ra kinh nghiệm cho huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (2012). - “ Giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc” Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Việt Anh. Trong bài viết này đã khái quát những vấn đề cơ bản về việc làm, giải quyết việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc (2011). - “ Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên”. Làm rõ những ưu điểm, hạn chế vấn đề quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên trong thời gian qua. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy cơ bản các đề tài nêu trên chỉ tập trung vào công tác giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người dân tộc thiểu số nói riêng. Chưa có công trình nghiên cứu về công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho người cho lao động người DTTS một cách cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu lý luận thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số từ thực tiễn của huyện Trà Bồng, để đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số huyện Trà Bồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trà Bồng. - Trên cơ sở, mục đích và phương hướng của huyện Trà Bồng - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị thực hiện giải pháp để hoàn thiện hoạt động QLNN về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trà Bồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Trong phạm vi địa giới hành chính của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu phục vụ đề tài được thu thập từ năm 2014 đến 2018. 7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn + Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho người DTTS + Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau: - Phương pháp thống kê: để thu thập và xử lý dữ liệu, phục vụ nghiên cứu định lượng và để tóm tắt thông tin, hỗ trợ cho việc tìm hiểu rõ vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu để tìm hiểu, xem xét những nghiên cứu trước đây về nội dung đề tài. Qua đó, rút ra những nội dung cần bổ sung, làm sáng tỏ mà nghiên cứu trước chưa đề cập. - Phương pháp so sánh: để tìm ra điểm giống và khác nhau của những vấn đề cần nghiên cứu, giúp việc phân tích, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, khoa học và chính xác hơn. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của cả nước và của các địa phương, từ đó phân tích, vận dụng hoàn thiện vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn + Về lý luận: 8 Luận văn làm rõ cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về giải quyết việc làm nói chung và giải quyết việc làm cho người DTTS trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. + Về thực tiễn: Luận văn mang ý nghĩa tham khảo đối với công tác quản lý nhà nước các cấp, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các doanh nghiệp, hộ gia đình về giải quyết việc làm cho người DTTS, góp phần nâng cao hình ảnh của người DTTS. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người DTTS huyện Trà Bồng; Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN TRÀ BỒNG 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm về người dân tộc thiếu số Trong tác phẩm "Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc", J.V. Stalin định nghĩa "Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định, thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về hình thành tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa" 1.1.2. Khái niệm về việc làm Trong tác phẩm nổi tiếng Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người” [14, tr.112]. Điều đó có nghĩa nhân tố có tính chất quyết định trong lịch sử, xét đến cùng là việc sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Ở đây, lao động được xem xét ở khía cạnh thứ nhất – lao động để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt. 1.1.3. Khái niệm giải quyết việc làm 10 Giải quyết việc làm là việc tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng được thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Như vậy, giải quyết việc làm là nhằm khai khai thác triệt để tiềm năng của một con người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm có hiệu quả. Chính vì vậy, giải quyết việc làm phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động ở chỗ tạo cơ hội cho họ thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình. Trong đó, có quyền cơ bản nhất là quyền được làm việc nhằm nuôi sống bản thân và gia đình góp phần xây dựng quê hương đất nước. Giải quyết việc làm có thể được hiểu ở một số khía cạnh sau đây: 1.2. Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số 1.2.1. Đặc điểm người dân tộc thiểu số Người DTTS có truyền thống đoàn kết; có nền văn hóa cực kỳ đặc sắc và hấp dẫn; nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân tộc thiểu số còn hạn chế, một số có tính tự ti mặc cảm, một số khác còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; tập quán sản xuất mang tính tự cung tự cấp, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên; đông con. Người DTTS chủ yếu sống ở vùng nông thôn, lao động có tính thời vụ, có thời kỳ căng thẳng, có thời kỳ nhàn rỗi. Điều này do lao động người dân tộc thiểu số sống chủ yếu tham gia sản xuất trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và do tính chất riêng của ngành 11 nông nghiệp nên chúng tôi đưa ra một số đặc điểm ảnh hưởng đến nhu cầu trong từng thời kỳ; đời sống sản xuất và thu nhập của lao động nông nghiệp. 1.2.2. Đặc điểm việc làm của người dân tộc thiểu số Thứ nhất, Thứ hai, Thứ ba, Thứ tư, 1.2.3. Đặc điểm về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số Những đặc điểm về việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số đã như đã nêu ở trên đòi hỏi giải quyết việc làm cho họ cũng phải có những đặc thù riêng, Theo tác giả, đặc điểm giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số thể hiện ở chỗ: 1.2.4. Vai trò giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số Giải quyết việc làm là vấn đề rất quan trọng của đời sống kinh tế, xã hội, pháp luật. Hiện nay, việc làm và giải quyết việc làm luôn được các quốc gia đặc biệt quan tâm, không chỉ trên phạm vi một nước mà còn có sự liên kết giữa các quốc gia để giải quyết những vấn đề liên quan. Giải quyết việc làm có vai trò góp phần ổn định và phát riển kinh tế. Đối với nước ta trong quá trình CNH, HĐH thì tạo thêm việc làm cho người lao động, kiềm chế thất nghiệp ở tỷ lệ thấp là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà Nhà nước thường xuyên quan tâm thực hiện. Sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực 12 và nguồn vốn. Trong đó, việc sử dụng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển đó. 1.2.5. Ý nghĩa giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số - Về mặt kinh tế - Về mặt xã hội - Về mặt văn hóa 1.3. Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số 1.3.1. Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt được các mục tiêu đã định. 1.3.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc tiểu số. Trong suốt sự nghiệp lãnh đạo Đảng ta luôn đặt con người nhân tố trung tâm, vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển. Do đó vấn đề giải quyết việc làm cho lao động và đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số phục vụ cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế luôn là một trong những chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng đặt ra. Hiện nay tình trạng thất nghiệp, người lao động không có việc làm của cả nước nói chung và của huyện Trà Bồng tăng lên đáng kể, nhất là lao động người dân tộc thiểu số. Ngoài việc 13 cày, cấy, nương, rẫy, họ không biết làm gì, không nghề nghiệp, không trình độ. Trong khi họ là người rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối của quy luật thị trường, cùng với tâm lý sợ rủi ro, hạn chế về trình độ, khả năng giao tiếp kém, tự ti, nhút nhát, không muốn đi làm ăn xa càng làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động dân tộc thiểu số càng trở nên khó khăn hơn. Tình cảnh nghèo thì càng nghèo thêm, giàu thì giàu hơn đang là tác nhân chính khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi. 1.3.3. Nội dung quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số 1.3.4.1. Xây dựng kế hoạch, chiến lược về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số. 1.3.4.2. Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho người DTTS 1.3.4.3. Tổ chức các nguồn lực 1.3.4.4. Tổ chức thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động người DTTS 1.3.4.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động QLNN về giải quyết việc làm người dân tộc thiểu số 1.4. Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số 1.4.1. Các nhân tố tự nhiên * Nhân tố về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái * Nhân tố về tài nguyên thiên nhiên 14 1.4.2. Nhân tố về kinh tế - xã hội * Nhân tố về trình độ phát triển kinh tế * Nhân tố về dân số và cơ cấu dân số * Nhân tố về sự Tiến bộ khoa học - công nghệ * Nhân tố về phong tục tập quán: * Nhân tố về Giáo dục - đào tạo * Nhân tố về chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số 1.5.1. Kinh nghiệm của một số địa phương 1.5.1.1. Kinh nghiệm của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai 1.5.1.2. Kinh nghiệm của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Nghệ An 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Trà Bồng Tiểu kết Chương 1 Giải quyết việc làm luôn là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia, nó liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội. Giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số lại càng quan trọng và cấp bách hơn bởi nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân tộc thiểu số còn hạn chế, một số có tính tự ti mặc cảm, một số khác còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; tập quán sản xuất mang tính tự cung tự cấp, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên 15 Trong các quá trình này quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số là rất cần thiết và quan trọng. Nhà nước vừa ban hành chủ trương, chính sách, vừa tổ chức thực hiện cũng như đóng vai trò điều tiết các nỗ lực của xã hội trong công tác giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số. Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Tác giả đã xem xét và lựa chọn những địa phương có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội với huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi để học hỏi kinh nghiệm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm. Qua đó rút ra nhiều bài học trong công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm rất hữu ích. Trong chương 1 tác giả phân tích, làm rõ khái niệm cơ bản có tính chất là cơ sở lý luận nghiên cứu sát với nội dung của đề tài; nêu khái quát nội dung về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số đồng thời phân tích những kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho lao động động người dân tộc thiểu số của một số huyện trong tỉnh Quảng Ngãi. Với những lý luận được trình bày ở Chương 1 sẽ làm cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu Chương 2 và Chương 3 để phân tích, đánh giá đúng thực trạng và đề ra những giải pháp, biện pháp hữu hiệu về giải quyết việc làm , góp phần vào giải quyết những khó khăn, vướn mắc cho lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trà Bồng. 16 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ BỒNG 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên Trà Bồng là huyện miền núi nằm ở Tây Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông giáp hai huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh; phía Tây giáp huyện Tây Trà; phía Nam giáp huyện Sơn Hà; phía Bắc giáp huyện Trà My và huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam). Diện tích 421,50km2. Dân số trung bình của huyện đến năm 2018 là 33.603 người, với 8.986 hộ. Là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Ngãi, với các dân tộc anh em sinh sống khác nhau như: dân tộc Kinh, Cor, Hre, Kadong, Tày, Mường, Hoa. Trong đó dân tộc Co chiếm 45,86%. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế Kinh tế huyện Trà Bồng hiện nay về cơ bản vẫn là nền kinh tế độc canh, thuần nông, mang tính tự cung tự cấp, trong những năm gần đây nhờ cơ chế mở nên huyện đã chuyển dịch được cơ cấu kinh tế đúng hướng từ tự cung tự cấp sang cơ chế kinh tế thị trường thúc đẩy sản xuất phát triển. 2.1.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội + Lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế có những bước phát triển mạnh mẽ, chuyển biến đáng kể về cơ sở vật chất, về chất lượng dạy và học; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học hàng năm đạt 97% 17 trở lên, có 07 trường đạt chuẩn quốc gia (năm 2016 là 3 trường), công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được quan tâm chú trọng, đến nay 10/10 xã có Trạm y tế và bác sỹ (năm 2016 chỉ có 6 bác sỹ); cùng với sự phát triển của kinh tế, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức rộng khắp, sôi nổi; đặc biệt Lễ hội Điện Trường Bà Thiên Y A Na mang tầm quốc gia hàng năm thu hút trên 3.000 du khách về tham dự tạo nên không khí hào hứng, đáp ứng nhu cầu của cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh góp phần phát triển du lịch thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc tiểu số ở huyện Trà Bồng 2.2.1 Thực trạng về lao động, việc làm của người dân tộc tiểu số Quy mô lao động người DTTS Căn cứ vào kết quả điều tra Cung lao động hằng năm. Tác giả thống k thu được kết quả sau: Bảng 2.5: Thống kê tỷ lệ lao động dân tộc tiểu số trong cơ cấu lao động toàn huyện giai đoạn 2014-2018 ĐVT: Người Danh mục Năm 20 14 20 15 20 16 20 17 20 18 Tổng số lao động 19 .058 20 .037 20 .206 23 .581 23 .754 Lao động người DTTS 8. 430 9. 025 9. 550 11 .335 11 .552 18 Tỷ lệ lao động người DTTS (%) 44 ,23 45 ,04 47 ,26 48 ,06 48 ,63 Nguồn: Phòng Lao động TB&XH, Chi cục thống kê huyện Trà Bồng 2.2.2. Thực trạng Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 - 2018 2.2.2.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động người DTTS + Thứ nhất: Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về việc làm giải quyết việc làm ở cấp huyện, xã, thị trấn: + Thứ hai: Về đội ngũ cán bộ, công chức huyện, xã, thị trấn 2.2.2.2. Bố trí nguồn nhân lực trực tiếp thực thi QLNN về giải quyết việc làm cho người DTTS 2.2.2.3. Công tác chỉ đạo thực thi chính sách, kế hoạch giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số. 2.2.2.4. Công tác thu hút và sử dụng các nguồn vốn trong giải quyết việc làm cho người DTTS 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế 2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế * Nguyên nhân khách quan: * Nguyên nhân chủ quan: 19 Tiểu kết Chương 2 Trong nội dung chương 2, luận văn cơ bản phản ánh được thực trạng về điều kiện thiên nhiên, địa hình, địa lý; thực trạng về dân số, dân cư, nguồn lực lao động người DTTS; thực trạng về tình hình kinh tế - xã hội; thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Tác giả đã phân tích được thực trạng và các vấn đề có liên quan về thể chế, hệ thống quản lý nhà nước về giải quyết việc làm, tìm ra được hạn chế, bất cập đó tại huyện Trà Bồng theo nhiệm vụ đặt ra của luận văn. Trên cơ sở phân tích thực trạng những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về giải quyết làm cho lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Tác giả đã nêu lên được những hạn chế và của những nguyên nhân một cách cụ thể, đây là tiền đề, là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp nhằm khác phục những hạn chế này ở tại chương 3. 20 Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ BỒNG 3.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trà Bồng 3.1.1. Quan điểm về giải quyết việc làm của huyện Trà Bồng - Tại Điều 13, Bộ luật lao động xác định: “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm ”. Với quy định trên thì tất cả những người làm việc ở các thành phần kinh tế, trong cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội, trường học hoặc tại gia đình đều được coi là việc làm. 3.1.2. Mục tiêu về giải quyết việc làm 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 3.1.2.3. Phương hướng giải quyết việc làm của huyện trong giai đoạn 2019 – 2021 và định hướng đến năm 2025. * Mục tiêu giải quyết việc làm * Phương hướng giải quyết việc làm 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trà Bồng - tỉnh Quảng Ngãi 3.2.1. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về giải quyết 21 việc làm 3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm 3.2.4. Huy động và tổ chức thực hiện tốt hoạt động quản lý nhà nước các nguồn vốn cho giải quyết việc làm 3.2.5. Đề xuất và đa dạng hóa về tạo việc làm và giải quyết việc làm a) Công tác tư vấn việc làm b) Đào tạo nghề d) Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài e) Phát triển dịch vụ: f) Phát triển kinh tế trang trại 3.2.6. Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng vào sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội về giải quyết việc làm 3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý về giải quyết việc làm 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị đối với Trung ương 3.3.2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi 3.3.3. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân huyện Trà Bồng 22 Tiểu kết chương 3 Trên cơ sở những nội dung công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho lao lao động DTTS được luận giải trong chương 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giai_quyet_viec_lam_doi.pdf
Tài liệu liên quan