Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Hoạt động thanh tra, kiểm tra về kinh tế trang trại

Hàng năm, Chi cục PTNT tổ chức 01 cuộc kiểm tra chuyên ngành

về lĩnh vực kinh tế trang trại tại các địa phương. Thường xuyên phối

hợp với các cơ quan chức năng khác thực hiện kiểm tra đột xuất về

giống cây trồng, sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm, vệ

sinh môi trường tại các trang trại.

Kết quả kiểm tra đã công nhận số trang trại đủ tiêu chí theo

Thông tư 27 của Bộ NN&PTNT, các trang trại thực hiện nghiêm túc

các quy định của pháp luật về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,

vệ sinh môi trường

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h về phát triển kinh tế trang trại để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1. Mục đích của luận văn Đề ra các giải pháp tiếp tục hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Hệ thống lại một số cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về kinh tế trang trại nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng; - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; - Đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại nói chung và thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Về thời gian: Từ năm 2015 đến hết năm 2019, định hướng nghiên cứu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận - Phương pháp luận duy vật biện chứng; cơ sở lý luận là quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động quản lý, quản lý nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân cũng như những quan điểm của Đảng trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam và các văn bản quản lý nhà nước về quản lý và phát triển kinh tế trang trại. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, tổng hợp, so sánh... phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó nhằm chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Đề tài có sử dụng một số tài 8 liệu như sách, báo, tài liệu tuyên truyền, tạp chí mạng, các trang website có liên quan đến quản lý nhà nước về kinh tế trang trại. 6. Những đóng góp của luận văn 6.1. Về lý luận Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa lại một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại và quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 6.2.Về thực tiễn Nghiên cứu góp phần chỉ ra một số vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế trang trại cần được quan tâm giải quyết. Kết quả là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên chuyên ngành quản lý và những nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý công; có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo phục vụ công tác cho hoạt động quản lý, tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của các địa phương trong cả nước. 7. Kết cấu luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về kinh tế trang trại. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 9 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. Những vấn đề lý luận chung 1.1.1. Quản lý nhà nước “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội” [14,tr.28]. 1.1.2. Kinh tế trang trại “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản” [8]. 1.1.3. Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại 1.1.3.1. Quản lý nhà nước về kinh tế “Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân (gọi tắt là quản lý nhà nước về kinh tế) là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được mục tiêu phát triển đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế” [32]. 1.1.3.2. Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại là một trong những nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế; là hoạt động để thi hành pháp luật nhằm làm cho chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế trang trại đi vào thực tiễn, phát huy có hiệu quả trong đời sống xã hội, 10 thúc đẩy hoạt động kinh tế trang trại ngày càng phát triển đúng định hướng đã đặt ra. 1.1.3.3. Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trang trại - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước nền kinh tế quốc dân. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn, phát triển nông thôn trong đó có phát triển kinh tế trang trại. - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ hướng dẫn việc thực hiện các chính sách thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình về phát triển kinh tế trang trại. - Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế trang trại theo phân cấp của Chính phủ. 1.1.4. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước về kinh tế trang trại Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại là một tất yếu khách quan thể hiện ở các lý do sau: Thứ nhất, quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại một bộ phận, một lĩnh vực hoạt động của quản lý nhà nước, là một chức năng đặc thù của chức năng quản lý nói chung. Thứ hai, quá trình hình thành, phát triển của kinh tế trang trại có tác động nhiều mặt đến kinh tế nông nghiệp và các vấn đề xã hội. Thứ ba, sự hình thành, phát triển của kinh tế trang trại cần có quy hoạch tổng thể mang tầm vĩ mô để đảm bảo tính cân đối, thống nhất giữa các bộ phận cấu thành trong toàn bộ hệ thống của kinh tế trang trại. 1.1.5. Mục tiêu của quản lý nhà nước về kinh tế trang trại - Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại nhằm đưa chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế trang trại đi vào thực tiễn, phát huy có hiệu quả, thúc đẩy hoạt động kinh tế trang trại ngày càng phát triển đúng định hướng đã đặt ra. 11 - Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại nhằm xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế trang trại ở tầm vĩ mô, để phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững. - Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại nhằm phát huy vai trò, các tiềm năng thế mạnh của kinh tế trang trại. 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế trang trại 1.2.1. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại - Hoạt động xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế trang trại. - Hoạt động tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế trang trại. 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trang trại Nhà nước có quy định cụ thể về bộ máy tổ chức quản lý nhà nước tại địa phương về các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực phát triển nông thôn, ngành nghề nông thôn, kinh tế trang trại. Bộ máy này được quản lý từ UBND cấp tỉnh, giao quyền quản lý cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh tới các phòng chuyên môn cấp huyện. Các phòng chuyên môn cấp huyện chịu sự quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện về tổ chức, biên chế, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của sở, ban, ngành cấp tỉnh. Dưới cùng là UBND cấp xã. Bên cạnh đó, còn có một số cơ quan liên quan tham gia phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại từ cấp tỉnh đến cấp xã. 1.2.3. Nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại Nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại là những công chức, viên chức, những người làm việc theo hợp đồng trong các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trang trại. Để vận hành bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế 12 trang trại cần một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng động, sáng tạo để đảm bảo hoạt động thực thi công vụ. Hoạt động tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho kinh tế trang trại là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về kinh tế trang trại. 1.2.4. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế trang trại Khoa học và công nghệ là 2 yếu tố quan trọng cho sự phát triển của kinh tế trang trại. Chính sách đầu tư và thu hút các nhà khoa học nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm kinh tế trang trại là vô cùng cần thiết. Một điều có thể thấy là, từ khâu giống, quy trình canh tác đến chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản đều có dấu ấn của khoa học công nghệ, và là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các trang trại. 1.2.5. Huy động các nguồn lực phát triển kinh tế trang trại Nguồn lực phát triển kinh tế trang trại bao gồm: Nguồn tài chính, đất đai và nguồn lao động. 1.2.6. Hoạt động thanh tra, kiểm tra về kinh tế trang trại Hoạt động thanh tra, kiểm tra là một trong các nội dung quản lý nhà nước về kinh tế trang trại; thanh tra, kiểm tra là hoạt động không chỉ có ý nghĩa quan trọng mà còn là nhu cầu tất yếu trong quản lý hành chính nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về kinh tế trang trại nói riêng. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về kinh tế trang trại 1.3.1. Sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước 1.3.2. Năng lực lãnh đạo quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức 1.3.3. Nguồn lực cho phát triển kinh tế trang trại 13 1.3.4. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế 1.4. Kinh nghiệm quản lý và phát triển kinh tế trang trại của một số tỉnh, thành phố và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý và phát triển kinh tế trang trại của một số tỉnh, thành phố 1.4.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên 1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc 1.4.1.3. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội 1.4.2. Bài học về quản lý và phát triển kinh tế trang trại của một số tỉnh, thành phố ở nước ta mà tỉnh Bắc Ninh cần học tập Thứ nhất, để kinh tế trang trại phát triển bền vững cần có sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước thông qua việc ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích mô hình kinh tế trang trại phát triển và phát huy sự nỗ lực, tự vươn lên của các chủ trang trại trong sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực quản lý trang trại và lực lượng lao động tại các trang trại là một trong những nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự thành công của kinh tế trang trại. Thứ ba, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chủ yếu phụ thuộc vào mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Thứ tư, phát triển kinh tế trang trại gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ, phát triển du lịch trải nghiệm tại nông thôn. 14 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên Bắc Ninh là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, thuận lợi để hình thành và phát triển các trang trại trồng trọt và chăn nuôi. Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, chất lượng nước mặt và nước dưới đất đều bảo đảm, là điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển chăn nuôi thủy sản, hình thành các trang trại chăn nuôi thủy sản, cá lồng trên địa bàn tỉnh. Tài nguyên rừng không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Ở Bắc Ninh không có trang trại lâm nghiệp. 2.1.2. Về kinh tế - xã hội Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc nhóm đứng đầu cả nước. Sản xuất nông nghiệp đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa lớn nông nghiệp công nghệ cao. Về cơ cấu kinh tế: Bắc Ninh được biết đến là tỉnh công nghiệp với tỉ trọng cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, duy trì tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ở mức trên 97%. Khu vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2,7% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng có hơn 70% dân số sinh sống ở các vùng nông thôn, một lượng lớn lao động ngoài 45 tuổi vẫn sống chủ yếu bằng nông nghiệp, hàng năm tạo ra một giá trị kinh tế lớn đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. 15 2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - Với điều kiện tự nhiên của một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh rất thuận lợi trong việc hình thành và phát triển các trang trại trồng trọt, chăn nuôi. Tỉnh đã hình thành vùng trang trại ứng dụng công nghệ cao như nuôi thủy sản đặc sản ở Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ; vùng hoa màu ở Lương Tài, Gia Bình, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong; Vùng sản xuất cây ăn quả ở Thuận Thành, Tiên Du - Với điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, thực hiện chủ trương lấy hiệu quả quá trình phát triển công nghiệp để đầu tư phát triển nông nghiệp, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, những chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, ưu tiên bố trí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (từ nguồn sự nghiệp kinh tế ngân sách nhà nước, nguồn vốn vay ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội) cho các tổ chức, cá nhân vay vốn và tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, quan tâm kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trang trại; bố trí, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế trang trại đảm bảo chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như trình độ quản lý nhà nước. 2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Ninh 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại về số lượng, loại hình 2.2.2. Sự phân bố kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2.2.3. Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 16 2.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2.3.1. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản liên quan đến quy định, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh như: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chuyển dịch ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản, dồn điền đổi thửa, dừng hoạt động các lò gạch thủ công trên vùng đất bãi ven sông, phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư, phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng nông thôn mới gắn với ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp... Từ năm 2015 đến nay, các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Bắc Ninh đã ban hành, tham mưu ban hành nhiều văn bản để khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. Sau khi các văn bản được ban hành, các văn bản được phổ biến đến các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh thông qua các hình thức như tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội thảo, tập huấn và văn bản được chuyển đến các tổ chức cá nhân có liên quan. Phần lớn các văn bản sau khi ban hành đã được áp dụng vào thực tế và đem lại hiệu quả trong việc phát triển các trang trại của địa phương; cụ thể như sau: - Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND, ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh Quyết định về việc Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016 -2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Tham mưu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 24/7/2018 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. 17 - Nghị quyết số 106/2018/NQ-HĐND, ngày 17/4/2018 của HĐND tỉnh Bắc Ninh (khóa XVIII) Quy định hỗ trợ vay vốn để phát triển kinh tế trang trại, kinh tế VAC trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Sở NN&PTNT hướng dẫn các trang trại thực hiện Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ NN&PTNT về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trang trại UBND tỉnh Bắc Ninh thống nhất quản lý, chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc quy hoạch, phát triển nông thôn, quản lý, phát triển kinh tế trang trại; bố trí nguồn lực cần thiết và chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các nhiệm vụ về quản lý phát triển kinh tế trang trại của UBND cấp huyện, cấp xã. Sở NN&PTNT là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về phát triển kinh tế trang trại, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. Chi cục PTNT là tổ chức hành chính trực thuộc Sở NN&PTNT, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; kinh tế trang trại [39]. Ở cấp huyện, cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển kinh tế trang trại là phòng NN&PTNT/phòng Kinh tế. Cán bộ xã, phường, thị trấn phụ trách công tác nông nghiệp (Ban Nông nghiệp xã) là lực lượng trực tiếp quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại tại địa phương. 2.3.3. Nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước về kinh tế trang trại Ở cấp tỉnh, Sở NN&PTNT là cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trang trại tại địa phương; tổ chức hành chính nhà nước trực thuộc Sở NN&PTNT giúp Sở tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức 18 năng quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh là Chi cục PTNT tỉnh. Chi cục PTNT chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở NN&PTNT theo quy định của pháp luật. Bộ máy tổ chức của Chi cục PTNT tỉnh Bắc Ninh gồm: Chi cục trưởng và 02 Phó Chi cục trưởng; 04 phòng chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có Phòng Kinh tế hợp tác và Trang trại. Phòng Kinh tế hợp tác và Trang trại là bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ, chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo chi cục và pháp luật về kết quả công tác được phân công về quản lý và phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. Phòng Kinh tế trang trại có 01 trưởng phòng, 01 chuyên viên, có trình độ thạc sĩ, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp. Ở cấp huyện, các phòng NN&PTNT/phòng Kinh tế đảm nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế trang trại tại địa phương; đa số các phòng có từ 2-3 công chức, có bố trí 01 chuyên viên phụ trách hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại tại địa phương. 2.3.4. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế trang trại Hiện nay, trên địa bàn tỉnh nhiều trang trại đã áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất như: Lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh mang lại giá trị kinh tế cao và bảo vệ môi trường sinh thái; áp dụng kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới; ứng dụng công nghệ cao trong các khâu chế biến, bảo quản nông sản... 2.3.5. Huy động các nguồn lực phát triển kinh tế trang trại * Nguồn lực tài chính: Theo số liệu điều tra của ngành NN&PTNT năm 2018: Tổng vốn đầu tư của 248 trang trại trên địa bàn tỉnh là 628,3 tỷ đồng (không kể giá trị đất). Trong đó: + Vốn tự có: 386,4 tỷ đồng, chiếm 61,5% tổng số vốn. + Vốn vay: 241,8 tỷ đồng, chiếm 38,5% tổng số vốn (vay ngân hàng 172,5 tỷ đồng, chiếm 71,3% tổng số vốn vay). 19 Vốn bình quân của trang trại là 2,53 tỷ đồng/trang trại. * Về đất đai: Diện tích đất trang trại được cấp giấy chứng nhận QSDĐ chiếm tỷ lệ thấp (27,6%); Diện tích chưa có giấy chứng nhận QSDĐ chiếm tỷ lệ cao (72,4%) bao gồm: 14,7% đất của các hộ nông dân tự chuyển đổi, 58,5% đất có hợp đồng thuê đất trên 5 năm, 14,9% đất có hợp đồng thuê đất từ 5 năm trở lại. * Nguồn lực lao động: Năm 2018, tổng số lao động làm việc tại các trang trại là 3.626 người, tăng 3.131 người so với năm 2015. Bình quân mỗi trang trại giải quyết việc làm cho 14,6 lao động; thu nhập bình quân của lao động làm việc tại các trang trại từ 3 triệu đồng/người/tháng trở lên... [28] Toàn tỉnh có 33 chủ trang trại có trình độ đại học trở lên (chiếm 13,3%), 49 chủ trang trại có trình độ sơ cấp và cao đẳng (chiếm 19,76%), 166 chủ trang trại chưa qua đào tạo (chiếm 66,94%). 2.3.6. Hoạt động thanh tra, kiểm tra về kinh tế trang trại Hàng năm, Chi cục PTNT tổ chức 01 cuộc kiểm tra chuyên ngành về lĩnh vực kinh tế trang trại tại các địa phương. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng khác thực hiện kiểm tra đột xuất về giống cây trồng, sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trườngtại các trang trại. Kết quả kiểm tra đã công nhận số trang trại đủ tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ NN&PTNT, các trang trại thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế trang trại tại tỉnh Bắc Ninh 2.4.1. Những kết quả đạt được của hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại Trong 5 năm qua (2015-2019), tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều văn bản, đề ra các chủ trương, cơ chế chính sách hỗ trợ, thu hút 20 nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát triển kinh tế trang trại. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trang trại được tỉnh quan tâm kiện toàn. Nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế trang trại đa số được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao. Các chính sách của tỉnh về hỗ trợ nguồn vốn, đất đai cho phát triển kinh tế trang trại được ban hành kịp thời, phù hợp. Hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh tại các trang trại được quan tâm chỉ đạo. Thực hiện hoạt động kiểm tra thường xuyên cũng như đột xuất giúp các trang trại ý thức được việc tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh. 2.4.2. Những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động ban hành, hướng dẫn, tổ chức, triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế trang trại tại địa phương vẫn còn có bất cập. Chính quyền các địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ phụ trách nông nghiệp ở cấp xã. Nguồn nhân lực hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực thi công vụ. Về huy động, sử dụng các nguồn lực phát triển kinh tế trang trại còn hạn chế. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện được nhiều hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho chủ trang trại. Trên thực tế hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trang trại hầu hết không diễn ra theo đúng quy định, không tổ chức thanh tra định kỳ; vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh chưa chặt chẽ và còn nhiều hạn chế. 21 2.4.3. Nguyên nhân 2.4.3.1. Nguyên nhân của những thuận lợi * Nguyên nhân khách quan: Một là, chủ trương phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Đảng, Nhà nước quan tâm triển khai thực hiện. Hai là, tỉnh Bắc Ninh có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại. Vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn được Tỉnh quan tâm chỉ đạo. Ba là, tỉnh Bắc Ninh có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trang trại. Bốn là, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế mang lại cơ hội trong việc “đi tắt, đón đầu”, chuyển giao những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học công nghệ cho các trang trại ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_kinh_te_trang_trai_tren.pdf
Tài liệu liên quan