Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình

Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,

đất đai phì nhiêu màu mỡ nên huyện Quỳnh Phụ rất thích hợp cho trồng

cây nông nghiệp phục vụ phát triển các làng nghề truyền thống. Không

những giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người lao động

mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo diện mạo mới cho các làng

quê. Tuy nhiên, hiện nhiều làng nghề sản xuất còn theo quy mô nhỏ lẻ,

chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã chậm thay đổi nên sức cạnh tranh

kém, chưa tạo dựng được thương hiệu. Hầu hết các làng nghề chưa có hạ

tầng kỹ thuật xử lý nguồn nước trước khi xả ra môi trường, cũng như thu

gom chất thải.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thái Bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động quản lý, quản lý nhà nước cũng như những quan điểm của Đảng trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam và các văn bản quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước nói chung và quản lý làng nghề nói riêng 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác quản lý, công tác xây dựng,thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống. 7. Kết cấu luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về làng nghề truyền thống và quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống Chƣơng 2: Thực trạng làng nghề truyền thống và hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Chƣơng 3: Quan điểm của Đảng và một số giải pháp quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀQUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm quản lý, quản lý nhà nước ụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. Làng nghề truyền thống là làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm, tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc và gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống là việc áp dụng hệ thống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch tác động vào đối tượng quản lý để hướng dẫn các làng nghề truyền thống của địa phương phát triển theo định hướng đã đặt ra trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhà nước. 1.1.2. Tổ chức bộ máy trong quản lý nhà nước Tổ chức hành chính nhà nước được nhà nước trao quyền lực pháp lý để làm phương tiện thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống là thực hiện chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực cụ thể, được phân cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương. 1.1.3. Chính sách trong quản lý nhà nước Chính sách công trong quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống là tổng thể các quan điểm, biện pháp, công cụ nhằm mục tiêu phát triển làng nghề truyền thống. Nhà nước thông qua việc xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hộ và các doanh nghiệp hoạt động, đồng thời hỗ trợ về vật chất để tăng cường năng lực của các cơ sở, hộ gia đình, doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống. 1.1.4. Xã hội hóa làng nghề truyền thống Xã hội hóa đối với làng nghề có thể thực hiện trên các lĩnh vực như: xã hội hóa trong đào tạo nghề, trong xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm và bảo vệ môi trường. 1.1.5. Hội nhập quốc tế đối với làng nghề truyền thống Hội nhập quốc tế đối với làng nghề có thể thực hiện trên các lĩnh vực như: phát triển du lịch làng nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm quốc tế, áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại từ các nước tiên tiến. Hội nhập quốc tế là cơ hội để làng nghề truyền thống có thể thu hút vốn, công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, phát triển nhân lực thông qua các hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ... 1.2. Sự cần thiết, đặc điểm quản lý nhà nƣớc 1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển sản xuất hàng hoá; là hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống làng nghề, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề; quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống có vai trò giám sát, bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề, để bảo tồn các giá trị văn hóa của làng nghề; ngoài ra quản lý nhà nước nhằm kiểm soát và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. 1.2.2. Đặc điểm làng nghề truyền thống Làng nghề truyền thống là cả một môi trường kinh tế - xã hội và văn hoá. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, hun đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài hoa và những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống là những sản phẩm văn hoá, có giá trị mỹ thuật cao. Làng nghề truyền thống có thể có một nghề hoặc vài nghề truyền thống. Nếu làng có vài nghề thì có một nghề chính và tên nghề đó được gọi tên làng nghề. Sản phẩm của làng nghề có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này sang các thế hệ khác. 1.2.3. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với làng nghề Trên cơ sở, hiến pháp, luật, các cơ quan quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống ra quyết định mang tính pháp lý bắt buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề truyền thống phải tuân thủ. Các cơ quan quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống được sử dụng nhiều nguồn lực để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình như: tiền lương, thiết bị hỗ trợ hoạt động quản lý, công tác phí... Hoạt động quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống mang tính pháp lý và bình đẳng với các đối tượng.Hoạt động quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan dân cử, các nhóm lợi ích, dư luận quần chúng, các cơ quan thông tin đại chúng và cử tri. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc 1.3.1 Yếu tố về thể chế Thể chế hành chính nhà nước là hệ thống các quy định xác định mối quan hệ hành chính giữa nhà nước với các đối tượng trong xã hội, hệ thống quy định quản lý nội bộ cơ quan hành chính, thủ tục hành chính và tài phán hành chính. 1.3.2 Yếu tố về chính sách Chính sách phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng, ngành, địa phương, lãnh thổ, loại hình doanh nghiệp đều tác động đến mục tiêu, nội dung và phương thức quản lý của nhà nước đối với làng nghề truyền thống. 1.3.3. Yếu tố về văn hóa truyền thống, phong tục tập quán Yếu tố truyền thống có vai trò ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển làng nghề truyền thống như: các nghệ nhân, những luật, quy định, tập quán của các làng nghề đã tạo ra những phong cách riêng về đạo đức nghề nghiệp, tạo nên nét độc đáo để phát triển sản phẩm làng nghề. 1.3.4. Yếu tố về cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng để làng nghề phát triển. Các làng nghề chỉ có thể phát triển mạnh ở những nơi có hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ. Cơ sở hạ tầng bao gồm: Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước 1.3.5. Yếu tố về nguồn lực Nghệ nhân làng nghề truyền thống là những người nắm giữ những bí quyết riêng trong việc sáng tạo những sản phẩm độc đáo, tinh tế, giữ nghề, tryền dạy nghề bảo đảm làng nghề tồn tại và phát triển. Các làng nghề muốn mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị mới, mở rộng thị trường đều phải cần có vốn. Cần nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường, về thị hiếu của người tiêu dùng, về bản sắc dân tộc và văn hóa đặc trưng riêng của thị trường các vùng miền, các nước để các làng nghề chủ động trong sản xuất. 1.3.6. Yếu tố xã hội hóa và hội nhập quốc tế Thị trường xuất khẩu tạo ra cơ hội lớn trong giao lưu kinh tế văn hoá giữa các làng nghề truyền thống với các nước trên thế giới, khắc phục hạn chế về không gian, thời gian và những khó khăn trở ngại khác trong tiếp cận thị trường thế giới. 1.4. Chủ thể và nội dung quản lý nhà nƣớc 1.4.1. Chủ thể quản lý nhà nước Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Công thương. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Công an. Bộ Khoa học và Công nghệ. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ở địa phương, ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh thống nhất quản lý, bố trí nguồn lực cần thiết và chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các nhiệm vụ về quản lý phát triển làng nghề của UBND cấp huyện, đặc biệt là UBND cấp xã. 1.4.2. Nội dung quản lý nhà nước - Ban hành, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,văn bản hành chính thông thường trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống. - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống - Nguồn nhân lực quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống - Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý phát triển làng nghề truyền thống - Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các làng nghề truyền thống - Xã hội hóa hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống 1.5. Kinh nghiệm quản lý và phát triển và bài học kinh nghiệm cho huyện Quỳnh Phụ 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý và phát triển làng nghề * Kinh nghiệm của thành phố Huế * Kinh nghiệm của huyện Hải Hậu, Nam Định 1.5.2. Bài học về quản lý và phát triển làng nghề truyền thống của các địa phương mà huyện Quỳnh Phụ cần học tập Từ những kinh nghiệm trong hoạt động quản lý và phát triển làng nghề truyền thống nêu trên chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ. Tiểu kết chƣơng 1 Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống là yêu cầu tất yếu để khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.Hệ thống hóa các kiến thức về làng nghề truyền thống và quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống là cơ sở để tìm ra các giải pháp tốt nhất trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH PHỤ 2.1. Khái quát về huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Phía bắc giáp tỉnh Hải Dương, với ranh giới là sông Luộc, phía Nam giáp huyện Thái Thụy, Đông Hưng, phía Đông giáp Hải Phòng, phía Tây giáp huyện Hưng Hà.Toàn huyện có 38 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 2 thị trấn và 36 xã) với tổng diện tích 20.961,4 ha chiếm 13,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Bình. Địa hình đất đai của Quỳnh Phụ tương đối bằng phẳng, đồng ruộng thấp cao xen kẽ kiểu bát úp, có độ dốc nghiêng từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam (giống địa hình toàn tỉnh). Quỳnh Phụ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông sương giá buốt. Huyện Quỳnh Phụ ngày nay được hợp nhất từ hai huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực năm 1969. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Hàng nghìn hộ gia đình nông dân đã có cuộc sống khá giả. Toàn huyện hiện có trên 1.500 gia trại, 206 trang trại. Nhiều địa phương có phong trào chăn nuôi tập trung phát triển về quy mô và quy thành vùng sản xuất hàng hóa, như vùng nuôi lợn nái ngoại xã Quỳnh Minh, Quỳnh Hoa, An Tràng, Quỳnh Hội; vùng nuôi gia cầm xã Quỳnh Sơn, Quỳnh Khê, Quỳnh Châu; vùng nuôi trồng thủy sản xã An Thanh, An Mỹ, An Ninh. Các lĩnh vực sản xuất hoạt động ổn định, nhất là chế biến lương thực, thực phẩm, giày da. Các làng nghề hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động, với thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng. Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng, các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã, mạng lưới trường học, trạm y tế, chợ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân. 2.2. Thực trạng các làng nghề truyền thống tại huyện Quỳnh Phụ 2.2.1. Khái quát về làng nghề truyền thống Diện tích đất canh tác nông nghiệp bình quân đầu người tại các làng nghề thấp và ngày càng bị thu hẹp. Việc sử dụng lao động tại các làng nghề là triệt để. Hiện tại lao động được sử dụng tại các làng nghề mang tính đa dạng, lao động trực tiếp làm theo phương pháp thủ công, gia truyền. Vốn cho nhu cầu đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất ngày càng nhiều hơn. Quỳnh Phụ có những làng nghề nổi tiếng, sản phẩm xuất hiện ở rất nhiều nơi nhưng việc xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm cho làng nghề còn khá yếu ớt, chủ yếu là tự phát, hiệu quả chưa cao.Một số làng nghề phụ thuộc hoàn toàn vào một thị trường nhất định nên khi thị trường này hết nhu cầu thì gần như cả làng nghề đóng cửa. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Phụ đã phối hợp với các phòng, ban liên quan thẩm định và tham mưu UBND huyện phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất của 36/38 xã, thị trấn, qua đó giúp khoanh định quỹ đất sản xuất nông nghiệp, bảo vệ quỹ đất trồng lúa. Đối với các làng nghề, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa được kiểm soát, nhiều làng nghề đang bị với ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất 2.2.2. Hoạt động của làng nghề truyền thống Quỳnh Phụ hiện có 3 xã nghề và 35 làng nghề truyền thống, thu hút hàng chục nghìn lao động, với thu nhập từ 3,5-5 triệu đồng/ người/tháng. Trong đó, chủ yếu là nghề dệt chiếu cói, mây tre đan xuất khẩu, máy may công nghiệp, móc hộp, làm bánh đa, bún Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua ở Quỳnh Phụ đạt bình quân từ 7.000 - 7.500 tỷ đồng/năm. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về làng nghề truyền thống 2.3.1. Hoạt động ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống Đảng, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đã ban hành rất nhiều chính sách đối với phát triển nghề và làng nghề. Ngày 09/12/2015 HĐND tỉnh Thái Bình đã ban hành Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020. 2.3.2. Tổ chức quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống - UBND huyện: chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và quản lý chung mọi hoạt động của huyện. - Phòng Nông nghiệp: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước. - Phòng Công thương: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện các chức năng quy hoạch, quản lý công trình xây dựng trên địa bàn. - Phòng Tài nguyên - Môi trường: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường. - Phòng Văn hoá và Thông tin: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet. - Ban Kinh tế - Nông nghiệp xã: là bộ phận chuyên môn giúp UBND xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn dưới sự chỉ đạo của UBND xã và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của huyện. 2.3.3. Thực hiện chính sách quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống Công tác đào tạo nghề trong các làng nghề chủ yếu là truyền nghề, người thợ vừa làm vừa học kinh nghiệm, học kiến thức của người thợ cả hay nghệ nhân. Phương pháp đào tạo trong làng nghề là cầm tay chỉ việc, là truyền khẩu, vừa học vừa làm. Hiện nay việc tác động của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc xử lý các chất thải tại làng nghề truyền thống vẫn còn hạn chế, chưa chú ý quan tâm thực sự. Bởi vậy, tình trạng làm ô nhiễm môi trường, tác động ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động trong làng nghề và cộng đồng dân cư. 2.3.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các làng nghề truyền thống Hoạt động quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra hầu hết không diễn ra theo đúng quy định, không tổ chức thanh kiểm tra định kỳ và không thường xuyên; vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống chưa được chặt chẽ và còn nhiều hạn chế. 2.3.5. Xã hội hóa và hội nhập quốc tế trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống Nhân dân tích cực đóng góp ngày công, hiến đất, tiền mặt để xây dựng các công trình phục vụ xây dựng nông thôn mới trong đó có phục vụ sản xuất làng nghề truyền thống. 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề truyền thống 2.4.1. Những yếu tố thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống - Tỉnh Thái Bình rất quan tâm và đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống tại các địa phương ví dụ như: Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Thái Bình về Quy định tiêu chí, quy trình xét công nhận làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24 tháng 09 năm 2014 về Quy định cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020... - Quỳnh Phụ là huyện đồng bằng nên thích hợp cho phát triển các loại cây trồng phục vụ cho các làng nghề truyền thống. Ngoài ra do giáp ranh với các vùng kinh tế phát triển nên trình độ dân trí cao thuận lợi cho việc tuyên truyền phổ biến các chế độ chính sách của nhà nước - Con người luôn luôn lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ và có truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ lâu đời, hình thành lên các làng nghề nổi tiếng có các sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng do vậy rất thuận lợi để triển khai hoạt động quản lý phát triển làng nghề. - Việt Nam là nước có môi trường chính trị, an ninh xã hội ổn định, an toàn. 2.4.2. Những khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống - Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, quy định có liên quan đến phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai còn rất nhiều hạn chế, nên hiệu ứng tác động của chính sách còn rất mờ nhạt, chưa kích thích cho làng nghề phát triển. - Huyện Quỳnh Phụ mới chỉ tập trung cho đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, thu hút các doanh nghiệp có nguồn vốn, kỹ thuật tương đối lớn, chưa tập trung cho phát triển các hộ nghề, làng nghề truyền thống. - Chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề truyền thống rất thấp, các chủ cơ sở sản xuất không có kinh nghiệm trong quản lý, tìm kiếm, phát triển thị trường - Hiện nay, trên thị trường xuất hiện các loại sản phẩm cùng loại với sản phẩm của các làng nghề nhưng sản xuất bằng máy nên giá cả cạnh tranh rất thấp. - Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn đến việc giảm lực lượng lao động tại các làng nghề truyền thống. - Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm... - Chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ quản lý phụ trách chuyên trách chưa thỏa đáng do đó chưa thúc đẩy được nhiệt tâm của họ đối với công việc. - Trình độ của người lao động còn thấp nên không tiếp thu được trình độ kỹ thuật tiên tiến nên hạn chế việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại. - Thiếu chế tài xử phạt mạnh đối với các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, đối với một số lĩnh vực đã có các văn bản quy định về vấn đề này thì việc áp dụng còn lỏng lẻo, chưa triệt để. 2.5. Nguyên nhân những thuận lợi và khó khăn của hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề truyền thống * Nguyên nhân những thuận lợi Việc khôi phục và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Chính phủ đang nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo và liêm chính, vì vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề có nhiều thuận lợi, việc quản lý tại các làng nghề sẽ thuận lợi hơn, các doanh nghiệp tại các làng nghề có nhiều cơ hội để phát triển. Quá trình xây dựng xã nông thôn mới được triển khai trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, ý thức của nhân dân được nâng cao. Các quy hoạch về nông thôn mới cơ bản đã hoàn chỉnh là cơ sở để định hướng phát triển làng nghề truyền thống trong thời gian đến. * Nguyên nhân những khó khăn hạn chế Nhà nước thiếu cơ chế vận hành thông suốt hệ thống chính sách về ngành nghề nông thôn, làng nghề từ Trung ương đến cơ sở, Nhiều chính sách được ban hành chưa thỏa đáng và không kịp thời nên không áp dụng vào thực tế. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước chưa được chặt chẽ, chưa theo quy trình. Bộ máy hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống còn nhiều bất cập, cồng kềnh; nguồn nhân lực quản lý hoạt động nhà nước đối với làng nghề còn yếu kếm, chưa đáp ứng được yêu cầu trong quá trình hội nhập. Tiểu kết chƣơng 2 Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai phì nhiêu màu mỡ nên huyện Quỳnh Phụ rất thích hợp cho trồng cây nông nghiệp phục vụ phát triển các làng nghề truyền thống. Không những giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo diện mạo mới cho các làng quê. Tuy nhiên, hiện nhiều làng nghề sản xuất còn theo quy mô nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã chậm thay đổi nên sức cạnh tranh kém, chưa tạo dựng được thương hiệu. Hầu hết các làng nghề chưa có hạ tầng kỹ thuật xử lý nguồn nước trước khi xả ra môi trường, cũng như thu gom chất thải. Chính phủ, UBND tỉnh, UBND huyện đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống. Tuy nhiên nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, tỉnh còn nhiều hạn chế, chủ yếu hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Bộ máy quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống thiếu đồng bộ, cồng kềnh, còn chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước; chưa có sự liên kết giữa các cấp các ngành, các phòng ban chuyên môn trong công tác quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống. Hoạt động quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra đối với các làng nghề truyền thống chưa được tăng cường, rất mờ nhạt, làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống. Xã hội hóa và hợp tác quốc tế trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề được đẩy mạnh, bước đầu đã huy động được sự đóng góp, tham gia quản lý của người dân đối với hoạt động quản lý, góp phần phát triển làng nghề truyền thống tại địa phương, nhưng vẫn còn ở mức thấp. Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH PHỤ 3.1. Quan điểm của Đảng về quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề 3.1.1. Quan điểm của Đảng Quản lý phát triển làng nghề truyền thống là yêu cầu phát triển kinh tế, duy trì và phát triển văn hóa - xã hội. Phát triển phải dựa trên sự kết hợp hài hòa các yếu tố truyền thống với hiện đại; dân tộc với quốc tế; giữa bản sắc văn hóa riêng với những giá trị văn hóa, thẩm mỹ của nhân loại. 3.1.2. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Thái Bình - Phát triển ngành nghề ở khu vực nông thôn phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp Thái Bình giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030.Phát triển làng nghề truyền thống là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc 3.2.1. Nâng cao hiệu quả việc ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống Rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính thông thường không còn phù hợp, không có khả năng thực hiện, nhằm loại bỏ; hướng dẫn và tổ chức thực hiện một số chính sách hiện có của Trung ương, của tỉnh có tác động đến phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy pháp pháp luật phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_lang_nghe_truyen_thong.pdf
Tài liệu liên quan