Trong công tác quản lý nhà nước, ở bất kỳ hoạt động lĩnh vực
nào, cũng cần thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo,
nhằm tạo sự công bằng, khách quan trong mọi lĩnh vực nói chung và
công tác thi đua, khen thưởng nói riêng. Bên cạnh đó, mục đích
chính của công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện những bất cập,
khó khăn, vướng mắc của cơ sở, những tiêu cực để có biện pháp
hướng dẫn, khắc phục và đồng thời có giải pháp ngăn ngừa trong
công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ Chí
Minh về thi đua;
- Trần Thị Hà (2013), Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới thi
đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay, Đề tài cấp nhà nước, Mã
số đề tài: 02/2010, đề tài đã tập trung nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý
luận, thực tiễn về thi đua, khen thưởng trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp nhằm đổi mới hoạt động thi đua, khen thưởng và quản lý nhà
nước về thi đua, khen thưởng. Thông qua đó làm căn cứ để kiến nghị
sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Bên cạnh đó cũng có nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về thi
đua, khen thưởng, tiêu biểu như:
+ Phạm Thị Xuyến (2018), Quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, luận văn thạc sĩ Quản lý công,
Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn nêu lên thực trạng công tác
thi đua, khen thưởng của tỉnh Đắk Lắk, bên cạnh những mặt đã đạt
được còn có nhiều hạn chế và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại địa phương
trong thời gian tới;
+ Nguyễn Thị Kim Hằng (2018), Quản lý nhà nước về thi đua,
khen thưởng của UBND Quận 12, TP Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ
Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã phân tích
thực trạng của công tác thi đua khen thưởng của UBND Quận 12,
đồng thời đánh giá lại những mặt làm được, chưa làm được, tìm ra
nguyên nhân khách quan, chủ quan để từ đó đề xuất giải pháp hoàn
5
thiện công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Ủy ban
nhân dân Quận;
+ Nguyễn Thị Hạnh (2017), Quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay, luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học
viện Hành chính Quốc gia. Luận văn nêu lên thực trạng quản lý nhà
nước về thi đua, khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh tuy có những bước
chuyển biến rõ rệt, đồng bộ và nề nếp hơn tuy nhiên phong trào thi
đua yêu nước và công tác khen thưởng còn nhiều hạn chế, yếu
kém Qua đó tác giả đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh;
+ Nguyễn Vũ Lộc (2017), Quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, luận văn thạc sĩ Quản lý công,
Học viện Hành chính Quốc gia; Luận văn phân tích thực trạng quản
lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, bên
cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế bất cập cần
khắc phục. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất
lượng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại tỉnh Phú Yên;
+ Đào Thị Thùy Dung (2015), “Đổi mới hoạt động quản lý nhà
nước về thi đua khen thưởng tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện
nay”, luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
Luận văn đã phân tích thực trạng công tác thi đua, khen thưởng trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới
quản lý nhà nước trong công tác này tại địa phương;
+ Trần Thị Thanh Loan (2014) “Quản lý nhà nước về thi đua
khen thưởng trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận
6
văn đề cập đến những vấn đề về quản lý nhà nước đối với công tác
thi đua, khen thưởng tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2009 –
2014, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác này
tại địa phương;
Tuy nhiên, hiện nay chưa có tài liệu nghiên cứu đầy đủ và chính
thức về thực trạng quản lý nhà nước đối với thi đua, khen thưởng
trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Vì vậy, trong luận
văn này tác giả nêu rõ thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm học
2013-2014 đến năm học 2017-2018 và đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
trong lĩnh vực giáo dục của tỉnh Phú Yên trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm
góp phần tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong
lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên và từ đó có thể có được
sự đổi mới trong công tác thi đua, khen thưởng tại địa phương trong
thời gian tới.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu, hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản về
thi đua, khen thưởng; hệ thống lại một số vấn đề lý luận chung về
quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng.
+ Phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thi đua,
khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong
thời gian qua.
7
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản
lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa
bàn tỉnh Phú Yên trong những năm tiếp theo.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn hoạt động
quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục
theo quy định pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung
quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục
theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng hiện hành.
- Về không gian: trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
-Về thời gian:từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của
luận văn
- Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên
phương pháp luận biện chứng duy vật.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những
phương pháp như: phân tích tài liệu; phương pháp thống kê, so sánh,
đối chiếu; phương pháp phân tích, tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận: Góp phần hệ thống lại những cơ sở lý luận
của quản lý nhà nước đối với thi đua, khen thưởng nói chung và thi
đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.
- Về thực tiễn: Nội dung của những giải pháp mà luận văn
đưa ra có thể có ý nghĩa khuyến nghị bổ ích đối với những cơ quan,
8
cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của lĩnh vực giáo dục trên
địa bàn tỉnh Phú Yên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về thi đua,
khen thưởng.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước
về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú
Yên.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
1.1. Lý luận chung về thi đua, khen thưởng
1.1.1. Khái niệm thi đua
Tại Khoản 1, Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thi đua, khen thưởng năm 2013 có định nghĩa khái niệm thi đua như
sau: “Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của
cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [22, tr.1].
1.1.2. Khái niệm khen thưởng
Tại Khoản 2, Điều 3 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 (đã
sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2013): Khen thưởng là việc ghi nhận,
biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật
9
chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. [22, tr. 1].
1.1.3. Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng
Thi đua và khen thưởng là hai hoạt động có mối quan hệ chặt
chẽ, tác động biện chứng lẫn nhau. Mối quan hệ đó được biểu hiện:
Thi đua là động lực thúc đẩy cá nhân, tập thể thực hiện và hoàn
thành nhiệm vụ, trên cơ sở đó để thực hiện việc khen thưởng.
1.1.4. Nguyên tắc về thi đua, khen thưởng
1.2. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
1.2.4. Khái niệm
Quản lý nhà nước là sự tác động có chủ đích của Nhà nước vào
các quan hệ xã hội nhằm làm cho các quan hệ đó diễn ra theo chiều
hướng tích cực cho sự phát triển của đất nước và mỗi con người. Nói
cách khác, quản lý nhà nước là việc thực thi các loại quyền lực nhà
nước nhằm tác động và điều chỉnh mọi quan hệ xã hội nhằm làm cho
đất nước ổn định phát triển và bền vững [19, tr.9].
1.2.5. Đặc điểm
- Thứ nhất, tính lệ thuộc vào chính trị
- Thứ hai, tính pháp quyền
- Thứ ba, tính công khai, minh bạch
- Thứ tư, tính công bằng
- Thứ năm, tính kịp thời
1.2.6. Nội dung của quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng
Thứ nhất, ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen
thưởng.
Thứ hai, xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng.
10
Thứ ba, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực
hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi
đua, khen thưởng.
Thứ năm, sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen
thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.
Thứ sáu, Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp
luật về thi đua, khen thưởng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi
phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thi đua,
khen thưởng
1.3.1. Cơ sở pháp lý
1.3.2. Sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và vai trò của
người đứng đầu
1.3.3. Nhâṇ thức về vai trò, vi ̣ trí, ý nghiã của công tác thi
đua, khen thưởng
Tiểu kết chương 1
Thông qua Chương 1 luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận
chung của quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Qua đó, ta thấy
rõ sự khác nhau giữa thi đua và khen thưởng, mối quan hệ khắng khít
giữa thi đua và khen thưởng. Quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng bao gồm nhiều nội dung khác nhau với nhiều việc cụ thể
khác nhau. Thực hiện đầy đủ, đúng đắn các nội dung đó là tiền đề
đảm bảo công tác quản lý đạt hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả
quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng thường bị chi phối bởi
nhiều yếu tố khác nhau, tùy theo đặc điểm từng địa phương, cơ quan,
11
đơn vị. quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng nhằm thực hiện các
chủ trương, chính sách của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng.
Đồng thời, tiến hành tổ chức và thực hiện công tác thi đua, khen
thưởng ở đơn vị để thi đua, khen thưởng trở thành nguồn động viên
lớn trong quá trình lao động, sản xuất và học tập,... góp phần quan
trọng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng công tác thi đua,
khen thưởng cần tập trung thực hiện tốt nội dung quản lý nhà nước
về công tác thi đua, khen thưởng mà Luật Thi đua, Khen thưởng đã
xác định, nhất là việc xây dựng ban hành các văn bản pháp luật,
chính sách về thi đua, khen thưởng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng; kiện
toàn bộ máy tổ chức; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác
thi đua, khen thưởng; đa dạng các nội dung, hình thức thi đua khen
thưởng,
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA,
KHEN THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Khái quát về công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh
vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên
2.1.1. Điều kiện tư ̣nhiên, kinh tế - xã hội của Phú Yên
12
2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa –
xã hội đến công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên
địa bàn tỉnh Phú Yên
2.1.3. Hệ thống Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên tác động
đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
2.1.4. Cách thức tổ chức, triển khai thi đua, khen thưởng
của ngành Giáo dục Phú Yên
2.1.5. Giá tri,̣ hiêụ quả, tính thưc̣ chất của nôị dung, phong
trào thi đua
2.2. Thực tiễn Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên
2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh,
Ban Thi đua- Khen thưởng tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo đối
với công tác thi đua, khen thưởng
Toàn ngành giáo dục đã bám sát sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh và của Hội đồng Thi đua khen
thưởng tỉnh và Ban Thi đua-Khen thưởng tỉnh về công tác thi đua,
khen thưởng. Hằng năm, căn cứ vào Chỉ thị phát động thi đua đầu
năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây
dựng kế hoạch phát động các phong trào thi đua theo các chủ đề,
chủ điểm, gắn các đợt thi đua với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân
tộc, của tỉnh và của ngành
2.2.2. Hoạt động ban hành các văn bản quản lý nhà nước về
công tác thi đua, khen thưởng
Từ khi Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 42/2010/NĐ-
CP, ngày 15/4/2010; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 27/4/2012;
Nghị định số 65/2014/NĐ-CP, ngày 01/7/2014 và Nghị định số
13
91/2017/NĐ-CP, ngày 31/7/2017 của Chính phủ, trên cơ sở đó Ban
Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ đã tham mưu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 197/2011/QĐ-UBND ngày
29/01/2011; Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 27/3/2015;
Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 4 năm 2018 về
việc ban hành Quy chế công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn
tỉnh, qua đó công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng từng
bước đi vào nề nếp và được thực hiện nghiêm túc theo quy định, đã
cụ thể hóa quy định về đối tượng, nguyên tắc, phạm vi, nội dung,
hình thức và các danh hiệu thi đua; thẩm quyền quyết định khen
thưởng và đề nghị khen thưởng.
2.2.3. Công tác thực hiện chính sách về thi đua, khen thưởng
trong lĩnh vực giáo dục
Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của
chính sách trong việc tạo động lực để thúc đẩy thi đua, khen thưởng,
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên đã thực hiện đầy đủ những quy
định về chính sách về thi đua, khen thưởng theo quy định của Luật
Thi đua, Khen thưởng. Trong giai đoạn năm học 2013-2014 đến năm
học 2017-2018, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số
11/2015/QĐ-UBND, ngày 27/3/2015 và Quyết định số 13/2018/QĐ-
UBND ngày 27/4/2018 của UBND tỉnh Phú Yên về việc ban hành
quy chế về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh.
2.2.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức
thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng
trong lĩnh vực giáo dục
14
Xác định được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ
biến, hướng dẫn về tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về
thi đua, khen thưởng và nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức làm thi đua của ngành giáo dục và đào tạo Ban Thi đua, Khen
thưởng, Sở Nội vụ, đã phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lớp
tập huấn về nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng đối với đội
ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của
các phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường và các cơ sở giáo
dục trong toàn tỉnh nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về công
tác thi đua, khen thưởng.
2.2.5. Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức,
người lao động làm công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực
giáo dục
Mặc dù có Luật Thi đua, Khen thưởng, các văn bản hướng dẫn
về công tác thi đua, khen thưởng của trung ương, địa phương và của
ngành giáo dục tỉnh Phú Yên đối với các cơ sở giáo dục, nhưng công
chức, viên chức và người lao động làm công tác thi đua, khen thưởng
còn hạn chế về công tác tuyên truyền, hướng dẫn đến giáo viên, nhân
viên chưa hiệu quả, chẳng hạn như: Hồ sơ trình xét thi đua, khen
thưởng của các cơ sở giáo dục còn nhiều sai sót, thực hiện chưa đúng
quy định; báo cáo thành tích viết không theo mẫu quy định, không
đúng thể thức văn bản, do đó hồ sơ phải sửa nhiều lần, từ đó mất
nhiều thời gian, không đảm bảo tiến độ trình khen thưởng danh hiệu
thi đua và hình thức khen thưởng cao.
2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo
xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực
giáo dục
15
Cùng với việc thanh tra, kiểm tra của ngành, hàng năm Sở
Giáo dục và Đào tạo có sự phối hợp với cơ quan chuyên môn là
Ban Thi đua-Khen thưởng của tỉnh để tiến hành các cuộc thanh tra,
kiểm tra theo chuyên đề do vậy công tác thi đua, khen thưởng của
ngành đã dần đi vào nền nếp, ổn định được tỉnh ghi nhận đánh giá
cao. Có sự lồng ghép giữa công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực chuyên môn nói chung và trong lĩnh
vực thi đua, khen thưởng nói riêng.
2.2.7. Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả thi đua và
thực hiện công tác khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục
Để phong trào thi đua đạt hiệu quả thì việc sơ kết, tổng kết,
đánh giá hiệu quả các phong trào thi đua và thực hiện công tác khen
thưởng thành tích phong trào thi đua là một nội dung quan trọng
trong công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Qua đó, để
đánh giá lại phong trào thi đua trong từng năm học, trong từng giai
đoạn, rút ra được kinh nghiệm để có giải pháp cho phong trào thi đua
cho những năm sau; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh, khen
thưởng những thành tích xuất sắc của tập thể, cá nhân trong quá trình
thực hiện phong trào, cũng như khen thưởng thường niên.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.3.1.1. Những kết quả tích cực đạt được
Trong thời gian qua công tác thi đua, khen thưởng của ngành
từng bước đi vào nề nếp, hệ thống văn bản chỉ đạo về thi đua, khen
thưởng được xây dựng đầy đủ, kịp thời, tạo hành lang pháp lý cho
16
việc thực hiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong ngành
đã cụ thể hóa đầy đủ các văn bản pháp lý liên quan đến công tác thi
đua, khen thưởng đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của ngành.
Hoạt động thi đua thường niên và thi đua khối có nhiều
chuyển biến tích cực, thực hiện nghiêm túc việc đăng ký thi đua đầu
năm. Công tác phát hiện, bồi dưỡng và tuyên truyền nhân rộng các
gương điển hình tiên tiến được ngành quan tâm chỉ đạo.
2.3.1.2. Nguyên nhân đạt được
Trong thời gian qua, công tác thi đua, khen thưởng luôn
nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và kịp thời của Lãnh đạo
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan chuyên môn Ban Thi đua
– Khen thưởng, Sở Nội vụ. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường
xuyên, sâu sát của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở; công tác chỉ đạo, điều
hành, tinh thần trách nhiệm của hầu hết lãnh đạo các cơ sở giáo dục
và các trường đã tạo điều kiện cho việc quản lý nhà nước về công
tác thi đua, khen thưởng đạt những kết quả nhất định.
2.3.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân.
2.3.2.1. Những hạn chế
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thi đua khen thưởng ở một số
cơ quan, đơn vị trong ngành, nhất là ở cơ sở người đứng đầu chưa
quan tâm đúng mức đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Một số nội dung, chỉ tiêu, biện pháp thi đua còn chung
chung, chưa tập trung đột phá dứt điểm khâu yếu, mặt yếu; việc phát
hiện, bồi dưỡng, xây dựng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiến
tiến trong ngành còn đơn điệu, thiếu linh hoạt, sáng tạo.
Quy chế hướng dẫn chưa cụ thể hóa, còn mang tính chung
chung, còn nhiều định tính, ít định lượng.
17
Chưa thực hiện tốt mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng,
nhiều đơn vị còn xem nhẹ phong trào thi đua, nặng về tổng kết khen
thưởng.
Nội dung, biện pháp, hình thức thi đua ở một số đơn vị chậm
đổi mới, phong trào thi đua thiếu tính sáng tạo nên hiệu quả chưa
cao. Việc ký kết thi đua khối đôi lúc còn chậm.
Việc tổ chức họp thi đua, bình xét các danh hiệu và hình
thức thi đua đôi lúc chưa đảm bảo đúng người, đúng việc.
Một số đơn vị chi cho công tác thi đua, khen thưởng không
đúng với các quy định về việc trích lập và sử dụng quỹ thi đua, khen
thưởng.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo xử lý
vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng chưa được quan tâm đúng
mức.
Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi
đua, khen thưởng còn hạn chế.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Vẫn còn một số bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức
chưa đầy đủ về tầm quan trọng về vị trí, vai trò của công tác thi đua,
khen thưởng trong việc tạo động lực thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ
chính trị của đơn vị.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh về thi đua, khen thưởng thời gian qua còn hạn chế, chưa thực
sự lan tỏa trong ngành Giáo dục và Đào tạo tại tỉnh Phú Yên.
Do công tác tuyên truyền phổ biến các quy định về công tác
thi đua, khen thưởng ở một số đơn vị chưa tốt. Công tác quản lý
18
nhà nước trong lĩnh vực khen thưởng có nơi chưa được thực hiện
đúng quy định, quy trình, không có sự kiểm tra, giám sát kịp thời.
Một số trường chưa cấp hành nghiêm quy định của Luật Thi
đua, Khen thưởng và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Còn có
trường hợp đề nghị khen thưởng chưa bám sát tiêu chuẩn quy định.
Tiểu kết chương 2
Trên đây là thực trạng công tác quản lý nhà nước về thi đua,
khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Thời
gian qua, công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của
ngành đã từng bước đi vào nề nếp, hệ thống văn bản hướng dẫn về
công tác thi đua khen thưởng được ban hành đầy đủ, cụ thể, rõ ràng.
Hoạt động thi đua thường niên và thi đua khối được đẩy mạnh. Tuy
nhiên, vẫn còn một số những hạn chế nhất định liên quan đến nhận
thức của một bộ phận cán bộ quản lý, công chức, viên chức và người
lao động về vai trò, vị trí của công tác thi đua khen thưởng; về đổi
mới thi đua khen thưởng; về năng lực đội ngũ làm công tác thi đua
khen thưởng; về công tác về kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết các
phong trào thi đua;
Để công tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào chiều
sâu, thực chất và có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình hiện nay thì cần có
những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà
nước về thi đua, khen thưởng, biến thi đua, khen thưởng thành động
lực to lớn thúc đẩy toàn ngành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
được giao.
19
Thông qua thực trạng tác giả đã thực hiện đánh giá, nhận xét
về những kết quả đã đạt được, cũng như những hạn chế còn tồn tại
trong quá trình quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh
vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên; phân tích nguyên nhân dẫn
đến thực trạng trên. Từ thực trạng trên, tác giả đề ra các giải pháp
phù hợp để hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà nước về thi đua,
khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Phương hướng
3.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
3.1.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Phú Yên
3.2. Giải pháp
3.2.1. Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác thi đua,
khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục
Trước hết là việc tổ chức học tập quán triệt nội dung Chỉ thị số
34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính Trị về tiếp tục đổi mới công
tác thi đua khen thưởng và các văn bản pháp luật của Nhà nước về
thi đua, khen thưởng, nhất là Luật sửa đổi bổ sung và văn bản hướng
dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua,
Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua khen
thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh, của ngành giáo dục đào tạo đến
toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên.
20
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy
định của Đảng, Nhà nước về thi đua, khen thưởng
Để thi đua, khen thưởng thực sự là động lực thúc đẩy phát
triển xã hội nói chung thì cần nâng cao nhận thức cho mọi người
về công tác thi đua, khen thưởng, bởi nhận thức có vai trò rất quan
trọng đối với hoạt động của con người; từ nhận thức đúng, đầy đủ
mới có hành động đúng mang lại kết quả, sự thành công.
3.2.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức
và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo
dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Một là, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, người lao
động làm công tác thi đua, khen thưởng tạo sự thống nhất từ Sở Giáo
dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo đến các cơ sở giáo dục
đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Hai là, đổi mới nội dung hoạt động và nâng cao trách nhiệm
của các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng từ Sở Giáo dục
và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo đến các cơ sở giáo dục trong
việc đề xuất, tham mưu nội dung các phong trào thi đua, xét công
nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng.
Ba là, mỗi công chức, viên chức và người lao động làm công
tác thi đua, khen thưởng cần phải chủ động nhận thức, tự nâng cao
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tự học hỏi, tự nghiên cứu những
văn bản quy định về công tác thi đua, khen thưởng.
Bốn là, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua,
khen thưởng và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức,
viên chức và người lao động làm công tác thi đua, khen thưởng.
21
Năm là, thực hiện tốt quy chế quản lý và chính sách đãi ngộ
cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng.
3.2.4. Tăng cườn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_thi_dua_khen_thuong_tro.pdf