Từ đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà
nước về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh từ năm 2013 đến
năm 2018 thấy rõ những chuyển biến tích cực đồng thời chỉ rõ những
tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những cơ sở để tác giả đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước
về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong chương 3 của luận văn.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đường bộ và
đường hàng không trong đó đường bộ là chủ yếu chiếm tỷ trọng 98%
sản lượng.
Trong những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị
số 18-CT/TW của Ban bí thư, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính
phủ, nhờ tăng cường thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiềm chế TNGT
mà tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm trên cả 3 tiêu
chí song tính bền vững, ổn định chưa cao, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng,
TNGT nghiêm trọng gia tăng một cách đáng kể. Nguyên nhân do ý thức
chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của người dân còn yếu, kém,
công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông còn nhiều bất
cập, hạn chế: việc chậm rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch; cơ
sở hạ tầng giao thông hiện có chưa đáp ứng với sự phát triển của
phương tiện; công tác đăng kiểm, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe
còn bất cập, công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm của các lực lượng
chức năng có lúc chưa thường xuyên, địa bàn quản lý rộng trong khi dó
2
nhân lực và trang thiết bị phục vụ cho công tác còn thiếu, kinh phí hoạt
động còn hạn chế, phương thức cấp phát không kịp thời làm ảnh hưởng
đến hiệu quả của hoạt động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông,Nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, em đã chọn đề tài “Quản
lý nhà nước về TT,ATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai” làm luận
văn tốt nghiệp bậc cao học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về trật tự, an
toàn giao thông đường bộ nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản
lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia
Lai.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ cụ thể dưới
đây:
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về trật
tự, an toàn giao thông đường bộ;
Hai là, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự, an toàn
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
3
Ba là, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật
tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay.
3. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về trật tự, an
toàn giao thông đường bộ.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự, an
toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT
TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
1.1. Trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ
1.1.1. Khái niệm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Giao thông đường bộ: Giao thông đường bộ được hiểu là việc đi
lại từ chỗ này qua chỗ kia của người và phương tiện chuyên chở trên
đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà qua sông, suối nối đường
bộ.
Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Trật tự, an toàn giao
thông đường bộ là trạng thái xã hội được điều chỉnh bằng hệ thống quy
phạm pháp luật bắt buộc mọi chủ thể tham gia giao thông phải tuyệt đối
tuân theo và xử sự có văn hóa nhằm bảo đảm an toàn cho người và tài
sản khi tham gia giao thông; hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao
thông và ùn tắc giao thông, giao thông được tiện lợi, thông suốt, an toàn,
có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu mỹ quan giao thông, chống ô nhiễm môi
trường.
1.1.2. Đặc điểm của trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Một là, các đối tượng tham gia giao thông thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định pháp luật về giao thông đường bộ do Nhà nước ban
hành.
5
Hai là, trật tự, an toàn giao thông đường bộ là vấn đề xã hội gắn
liền với cuộc sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con
người.
Ba là, trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một nội dung của trật
tự, an toàn giao thông nói chung và một mặt cấu thành của trật tự, an toàn
xã hội.
1.1.3. Vai trò của trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1.1.3.1. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phát triển
kinh tế - xã hội
1.1.3.2. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với đảm bảo
trật tự, an toàn xã hội
1.1.3.3. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với đảm bảo
an ninh, quốc phòng
1.1.3.4. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với thúc đẩy
giao lưu, hội nhập khu vực và quốc tế
1.2. Quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn giao thông đƣờng
bộ
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ
Quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi
quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả
6
mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã
hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn
phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì,
ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo những định
hướng thống nhất của nhà nước.
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ:
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là toàn bộ
hoạt động có tổ chức, có định hướng, mang tính quyền lực của nhà
nước trong quá trình quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các quy
định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thiết lập, duy trì trật tự, an
toàn giao thông đường bộ, xây dựng văn hóa giao thông, bảo đảm giao
thông đường bộ thông suốt, an toàn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ
1.2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ
1.2.2.2. Hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các
văn bản pháp luật quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1.2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an
toàn giao thông đường bộ
1.2.2.4. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ
7
1.2.2.5. Tổ chức quản lý chất lượng an toàn phương tiện giao
thông đường bộ
1.2.2.6. Quản lý người điều khiển phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ
1.2.2.7. Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải
1.2.2.8. Kiểm tra, thanh tra và tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1.2.2.9. Tổ chức cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu tai nạn giao thông
đường bộ
1.2.2.10. Hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ
1.2.3. Chủ thể quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông
đường bộ
1.2.3.1. Chính phủ
1.2.3.2. Bộ Giao thông vận tải
1.2.3.3. Bộ Công an
1.2.3.4. Bộ Quốc phòng
1.2.3.5. Bộ, cơ quan ngang bộ
1.2.3.6. Ủy ban nhân dân các cấp
1.2.3.7. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn
giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1.2.4. Đặc điểm của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ
8
Thứ nhất, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ là hành vi quản lý của các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức
được pháp luật quy định.
Thứ hai, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ do các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức tiến hành
các hoạt động áp dụng pháp luật.
Thứ ba, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ mang tính quyền lực nhà nước.
Thứ tư, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
thể hiện quy định rất khắt khe đó là điều kiện để đảm bảo trật tự, an toàn
giao thông đường bộ.
Thứ năm, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ xử lý các vi phạm dựa trên cơ sở pháp luật, theo pháp luật.
Thứ sáu, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ có liên quan đến nhiều mặt hoạt động của đời sống xã hội.
Thứ bảy, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ thường xuyên có sự khai thác, kế thừa và sử dụng nhiều kiến thức
của nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác nhau.
1.2.5. Nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ
9
Thứ nhất, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ do Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý.
Thứ hai, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ phải gắn liền với Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và được thực
hiện trên cơ sở mọi nguồn lực của nhà nước, của xã hội được huy động.
Thứ ba, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ phải đảm bảo thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả.
1.3. Các yếu tố đảm bảo quản lý nhà nƣớc về trật tự, an
toàn giao thông đƣờng bộ
1.3.1. Thể chế quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông
đường bộ
1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trật tự, an toàn
giao thông đường bộ
1.3.3. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước
về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1.3.4. Nguồn lực vật chất và công nghệ đảm bảo quản lý nhà
nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Tiểu kết chƣơng 1
Qua chương 1, luận văn đã xây dựng cơ sở lý luận của quản lý
nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ thông qua việc phân
10
tích, làm rõ các khái niệm có liên quan đến chủ đề nghiên cứu đồng thời
nêu rõ khái niệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ.
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ muốn
đạt hiệu quả thì cần xác định được: Chủ thể quản lý nhà nước về trật tự,
an toàn giao thông đường bộ, những nội dung quản lý nhà nước về trật
tự, an toàn giao thông đường bộ và những yếu tố đảm bảo quản lý nhà
nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Sau đây, luận văn xin giới
thiệu tổng quan về tỉnh Gia Lai và công tác quản lý nhà nước về trật tự,
an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.
11
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ, AN
TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
2.1. Vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng
đến hoạt động giao thông đƣờng bộ ở Gia Lai
2.1.1. Khái quát chung về Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên,
có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - an ninh quốc phòng với
đường biên giới dài 90 km, trong đó có hơn 19 km đường biên giới trên
sông, địa hình đồi núi, nhiều đèo dốc quanh co. Thuộc vùng khí hậu cao
nguyên nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, có lượng mưa lớn, hầu như không
có bão và chỉ ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới. Khí hậu chia làm 2 mùa
rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Dân số toàn tỉnh tính đến hết năm 2017
là 1.437.400 người, có 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống, trong đó
dân tộc thiểu số chiếm 44,75%.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự, an
toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
2.2.1. Thực trạng tai nạn giao thông và vi phạm trật tự, an
toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Gia Lai
12
2.2.1.1. Tổng quan về giao thông đường bộ ở tỉnh Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh miền núi phát triển hình thức giao thông vận
tải chính đó là bằng đường bộ (chiếm tỷ trọng lớn, gần 98% sản
lượng). Tổng chiều dài đường bộ là 12.183 km trong đó có: 06 tuyến
quốc lộ với tổng chiều dài là 723 Km, 10 tuyến tỉnh lộ dài 372 km,
đường đô thị 965 km, đường huyện 1.900 km, đường chuyên dùng 513
km và đường xã, thôn bôn dài 7.706 km.
2.2.1.2. Tai nạn giao thông đường bộ
Theo báo cáo của Công an tỉnh Gia Lai từ năm 2013 đến năm
2018 toàn tỉnh xảy ra 2.421 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.649 người
và bị thương 2.735 người. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ có xu
hướng giảm cả 3 tiêu chí song diễn biến phức tạp, rất khó lường. Số vụ
tai nạn giao thông và số người chết có sự biến động, tăng, giảm thất
thường. Các tai nạn nghiêm trọng chiếm khoảng 46.3%, rất nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm khoảng 5.6%. Tai nạn giao thông
liên quan đến người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 25.3%. Tai nạn
xảy ra chủ yếu trên các tuyến Quốc lộ (chiếm 33.3%) và chủ yếu do lỗi
của người tham gia giao thông (chiếm 98.1%).
2.2.1.3. Vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Tình trạng vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ vẫn
diễn ra thường xuyên. Từ năm 2013 đến năm 2018 qua công tác kiểm
13
tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng: Thanh tra giao thông, cảnh
sát giao thông, cảnh sát trật tự, công an xã, lực lượng tự quản an toàn
giao thông tham gia tuần tra kiểm soát và lực lượng kiểm soát quân sự
đã phát hiện 654.898 trường hợp vi phạm, trong đó nhắc nhở 192,117
trường hợp và xử lý 462.781 trường hợp với tổng số tiền là 234.701 tỷ.
2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
2.2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ
Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông đường bộ được Tỉnh Gia Lai chú trọng, tập trung chỉ
đạo việc triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp đảm bảo trật tự,
an toàn giao thông với sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên,
thực tế hiện nay đã có nhiều thay đổi, nhiều định hướng không còn phù
hợp nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kịp thời để phù hợp
với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.2.2.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp
luật quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; cơ cấu tổ chức, bộ
máy quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông của tỉnh
Bên cạnh việc áp dụng những văn bản của Trung ương, tỉnh Gia
Lai đã có nhiều văn bản liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về
trật tự, an toàn giao thông. Ban An toàn giao thông tỉnh, các sở, ngành,
14
đoàn thể thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh, các huyện, thị xã,
thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
cũng đã ban hành hàng ngàn văn bản hướng dẫn, đôc đốc, triển khai kế
hoạch an toàn giao thông hàng năm.
Bộ máy quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông ở tỉnh do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban; Sở Giao thông vận tải
là cơ quan thường trực Ban An toàn giao thông, Giám đốc Sở Giao
thông vận tải làm Phó trưởng ban thường trực và Phó Giám đốc Công
an tỉnh làm Phó trưởng ban và các thành viên khác là lãnh đạo các cơ
quan làm việc theo chế độ kiêm nghiệm. Cơ quan chuyên trách giúp
việc Ban An toàn giao thông tỉnh là Văn phòng Ban An toàn giao thông
tỉnh có trụ sở đạt tại Sở Giao thông vận tải.
2.2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự,
an toàn giao thông đường bộ
Trong những năm qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể tỉnh đã tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền thường
xuyên trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội
viên, đoàn viên thuộc tổ chức mình và nhân dân bằng nhiều hình thức
và cách thức khác nhau, chú trọng tuyên truyền đến người dân ở vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ đó đã giúp cho người
dân hiểu được và ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông có
chuyển biến. Tuy nhiên, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật mang đến chưa cao.
15
2.2.2.4. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ
Tỉnh Gia Lai đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư để phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh tương đối đồng bộ.
Công tác quản lý, bảo trì đường bộ cũng được quan tâm, đã sửa chữa
các hư hỏng, đồng thời xử lý kịp thời những điểm đen, vị trí nguy hiểm,
các vị trí thường xảy ra tai nạn, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao
thông đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, nâng cao hiệu quả khai
thác.
2.2.2.5. Tổ chức quản lý chất lượng an toàn phương tiện giao
thông đường bộ
Công an tỉnh tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ
giới; xe máy chuyên dùng sử dụng vào mục đích an ninh. Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh thực hiện đăng ký, quản lý, sử dụng xe - máy quân sự và công
tác kiểm định an toàn kỹ thuật xe ô tô quân sự. Sở Giao thông vận tải thực
hiện cấp biển số cho xe máy chuyên dùng và kiểm tra, đánh giá kỹ
thuật, chất lượng phương tiện, thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo. Đến
năm 2018, toàn tỉnh hiện có 03 Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường
bộ với 6 dây chuyền kiểm định. Hoạt động của các Trung tâm đăng
kiểm phương tiện cơ giới đường bộ đáp ứng tốt nhu cầu tổ chức, người
dân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm, tiêu cực, bỏ
qua một số bước trong quy trình kiểm định.
16
2.2.2.6. Quản lý chất lượng đào tạo người điều khiển phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ
Hiện trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở đào tạo lái xe, trong đó có 05
cơ sở đào tạo lái xe ô tô, 05 đơn vị đào tạo lái xe mô tô hạng A1; Có 10
trung tâm sát hạch lái xe loại 1; 2 trung tâm sát hạch lái xe loại 2; 8
trung tâm sát hạch lái xe loại 3. Năng lực, chất lượng công tác đào tạo,
sát hạch, cấp giấy phép lái xe đã được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu
cầu xã hội.
2.2.2.7. Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải
Tính đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh có 503 đơn vị được cấp
Giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ bằng ô tô với 3.869 phương
tiện, trong đó có 27 hợp tác xã tham gia kinh doanh vận tải; Có 9 bến xe
khách, trong đó có 7 bến xe hoạt động theo mô hình xã hội hóa. Vận tải
đường bộ đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, hành
khách của nhân dân.
2.2.2.8. Kiểm tra, thanh tra và tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
2.2.2.9. Công tác cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ và công
tác tổ chức cấp cứu y tế trên hệ thống giao thông đường bộ
Sở Y tế thành lập các tổ cấp cứu 115 thuộc bệnh viện đa khoa
tỉnh và các tổ cấp cứu ngoài bệnh viện thuộc bệnh viện tuyến huyện, các
17
trạm cấp cứu tai nạn giao thông chưa được xây dựng, công tác tìm kiếm
cứu nạn chưa có cơ quan chức năng thực hiện.
2.2.2.10. Hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ
Triển khai thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế
như: Dự án “Mũ bảo hiểm cho em”, Dự án “Giảm tốc độ - Trường học
an toàn”, Chương trình An toàn giao thông đường bộ và nâng cao năng
lực cán bộ đối với Dự án cải thiện kết nối giao thông khu vực Tây
nguyên, đã cử 05 lượt cán bộ, công chức tham gia các đoàn học tập
kinh nghiệm, kiến thức quản lý về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
tại các nước tiên tiến: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn
giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ trong những năm qua được quan tâm, tập trung chỉ đạo
triển khai, tổ chức thực hiện quyết liệt huy động được cả hệ thống chính
trị và toàn xã hội vào cuộc.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về
trật tự, an toàn giao thông được triển khai thực hiện với nhiều hình thức
phong phú.
Thứ ba, công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ kịp thời và hiệu quả, nhất là công tác ứng phó, khắc phục hư
hỏng sau mùa mưa bão, khắc phục các điểm đen về tai nạn giao thông
18
được thực hiện kịp thời phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, đảm
bảo giao thông êm thuận, thông suốt và an toàn.
Thứ tư, công tác quản lý vận tải, tổ chức giao thông đã có những
chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đã được tăng
cường và có nhiều đổi mới.
Thứ sáu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến vào trong công tác quản lý đã giúp nâng cao chất lượng,
hiệu quả quản lý.
2.3.2. Những hạn chế, bất cập
Một là, chậm điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch đảm bảo trật
tự, an toàn giao thông đường bộ.
Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa
đem lại hiệu quả cao.
Ba là, đầu tư cho quản lý bảo trì chưa tương xứng với kết cấu hạ
tầng và thực tiễn phát triển vận tải đường bộ. ết cấu hạ tầng giao thông
nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa còn yếu k m.
Bốn là, công tác quản lý và kiểm định phương tiện còn nhiều bất
cập nhất là trong công tác quản lý và xử lý đối với phương tiện quá niên
hạn sử dụng, công tác quản lý phương tiện sau khi đăng kiểm và quản lý
xe công nông, xe máy kéo nhỏ.
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra kiểm soát, xử lý vi
phạm có thời điểm chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết.
19
Sáu là, công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe và quản lý
người điều khiển phương tiện còn hạn chế. Nhiều người dân ở vùng sau,
vùng xa, người đồng bào dân tộc thiểu số chưa được đào tạo, cấp giấy
phép lái xe.
Bảy là, các điều kiện phục vụ vận tải (bến xe khách, bãi đỗ xe,
điểm dừng xe) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Một là, do ý thức chấp hành quy định pháp luật giao thông
đường bộ của người dân còn thấp.
Hai là, các vấn đề về tuyên truyền, giáo dục.
Ba là, các vấn đề về phương tiện cơ giới đường bộ và người điều
khiển phương tiện cơ giới đường bộ.
Bốn là, các vấn đề về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Năm là, các vấn đề về tổ chức vận tải và hỗ trợ vận tải.
Sáu là, các vấn đề về cưỡng chế thi hành pháp luật.
Bảy là, các vấn đề về đội ngũ cán bộ, công chức.
Tám là, vấn đề kinh phí cho các hoạt động bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông hạn hẹp.
20
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2, tác giả luận văn đã giới thiệu sơ lược về điều
kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và đặc điểm của giao thông
đường bộ, tình hình tai nạn giao thông, vi phạm trật tự, an toàn giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Qua đó, phân tích thực trạng
công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Gia Lai.
Từ đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà
nước về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh từ năm 2013 đến
năm 2018 thấy rõ những chuyển biến tích cực đồng thời chỉ rõ những
tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những cơ sở để tác giả đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước
về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong chương 3 của luận văn.
21
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH GIA LAI
3.1. Dự báo tình hình trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ
trong thời gian tới
3.2. Mục tiêu
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về trật tự, an
toàn giao thông đƣờng bộ ở Gia Lai
3.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và các cơ chế,
chính sách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
3.3.3. Tăng cường năng lực tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
3.3.4. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục và tuyên truyền
về an toàn giao thông đường bộ
3.3.5. Đảm bảo an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông và tổ
chức giao thông đường bộ
22
3.3.6. Nâng cao chất lượng quản lý phương tiện và siết chặt
quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ
3.3.7. Đổi mới công tác quản lý vận tải và dịnh vụ hỗ trợ vận
tải
3.3.8. Tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về
giao thông đường bộ
3.3.9. Cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu tai nạn giao thông đường
bộ
3.3.10. Hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về trật tự, an
toàn giao thông đường bộ
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở dự báo tình hình, để đạt được mục tiêu đề ra của Kế
hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về đảm bảo trật tự, an
toàn giao thông đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tác
giả đưa ra nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự,
an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai bao gồm:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về trật tự, an toàn giao thông
đường bộ;
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
23
- Tăng cường năng lực tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trật
tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục về an
toàn giao thông đường bộ;
- Đảm bảo an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức
giao thông đường bộ;
- Nâng cao chất lượng quản lý phương tiện và siết chặt quản lý
đào tạo, sát hạch, cấp giấy ph p lái xe cho người điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ;
- Đổi mới công tác quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải;
- Tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về giao
thông đường bộ;
- Cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ;
- Hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ.
24
KẾT LUẬN VÀ KIẾ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_trat_tu_an_toan_giao_th.pdf