Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ: Tiếp tục làm rõ các cơ
sở lý luận về các vấn đề của ngành; tiếp tục quá trình thể chế hoá các
chủ trương của Đảng và Nhà nước, bổ sung, sửa đổi luật, chính sách
hiện hành về lao động, người có công và xã hội: Hiến pháp, Bộ Luật
lao động (sửa đổi 2012), Luật BHXH, Luật Dạy nghề, Luật Đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ;
xây dựng các luật mới gồm: Luật Việc làm, Luật Tiền lương tối
thiểu, Luật An toàn và vệ sinh lao động.; cung cấp các luận cứ phục
vụ công tác chuẩn bị xây dựng các nhiệm vụ chiến lược, chương
trình nghiên cứu cho giai đoạn 2016-2020; cung cấp luận cứ khoa
học về các vấn đề lao động-xã hội khi Việt Nam tham gia cộng đồng
ASEAN vào năm 2015
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý tài chính tại viện khoa học lao động và xã hội, bộ lao động thương binh và xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản lý tài chính tại Viện Khoa học
Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý tài
chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động quản lý tài chính của tổ chức KH&CN công lập.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
a) Về nội dung: luận văn nghiên cứu nội dung toàn diện về
quản lý tài chính của đơn vị khoa học và công nghệ công lập.
b) Về không gian: Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ
Lao động Thương bình và Xã hội.
c) Về thời gian: thời kỳ nghiên cứu từ 2011-2015, thời gian
xác định cho các giải pháp đề xuất đến năm 2025.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
3
5.1. Phương pháp luận:
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam
về quản lý tài chính đối với tổ chức KH&CN công lập.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng
hợp trong các bài trình bày về lý luận cũng như thực tiễn để làm rõ
các đánh giá nhận định.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận văn đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về
quản lý tài chính trong tổ chức KH&CN công lập.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận văn khi đã hoàn thành sẽ có thể trở thành tài liệu
tham khảo cho các nhà quản lý của Viện nói riêng và tổ chức
KH&CN công lập nói chung.
- Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giáo viên
và học viên trong các trường đại học thuộc khối kinh tế.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương, cụ thể
như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các tổ
chức khoa học và công nghệ công lập
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Viện Khoa học
Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động
quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội
4
Chƣơng 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TỔ
CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP
1.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ CÔNG LẬP
1.1.1. Khái niệm tổ chức khoa học và công nghệ công lập
Là các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN có tư
cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- Do cơ quan có thẩm quyền và do tổ chức chính trị, xã hội
thành lập và đầu tư.
- Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật, có con
dấu và tài khoản riêng ở hệ thống Kho bạc Nhà nước và ngân hàng.
- Hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học theo nguyên
tắc phục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Có nguồn tài chính hợp pháp chủ yếu dưới hai dạng:
NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.
1.1.3. Phân loại tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- Căn cứ theo hình thức hoạt động, tổ chức khoa học và công
nghệ công lập, bao gồm: Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cơ sở giáo dục đại học,
tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ
- Căn cứ theo mức tự đảm bảo chi phí thường xuyên, tổ chức
khoa học và công nghệ công lập bao gồm: Có nguồn thu sự nghiệp tự
đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, có nguồn thu sự
nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên.
5
1.2. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÁC TỔ CHỨC KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP
1.2.1. Khái niệm hoạt động tài chính tại các tổ chức khoa học và
công nghệ công lập
Phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của các quỹ tiền tệ,
thể hiện dưới hình thái vật chất của các quỹ bằng tiền và phản ánh sự
vận động, chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình sử
dụng các quỹ bằng tiền.
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động tài chính tại các tổ chức khoa học
và công nghệ công lập
Huy động các nguồn lực tài chính; Phân bổ các nguồn lực tài
chính; Sử dụng các nguồn lực tài chính; Mang tính chất thường
xuyên; Phục vụ cho các hoạt động hoạch định chính sách phát triển.
1.2.3. Vai trò của hoạt động tài chính tại các tổ chức khoa học và
công nghệ công lập
Tự chủ trong quản lý và khai thác các nguồn đầu tư tài
chính; Phân bổ kinh phí; Giám sát sử dụng kinh phí; Thay đổi trong
việc tự chủ tài chính.
1.2.4. Nội dung hoạt động tài chính
1.2.4.1. Nội dung thu
Nguồn thu từ NSNN; Nguồn thu sự nghiệp kinh tế của đơn
vị; Nguồn thu sự nghiệp nghiên cứu khoa học; Các nguồn thu khác.
1.2.4.2. Nội dung chi
Chi hoạt động thường xuyên; Chi không thường xuyên; Chi
thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; Chi giản lược biên chế
theo chế độ của Nhà nước; Chi đầu tư phát triển; Chi trả tiền lương;
Chi thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động nghiêp vụ đột xuất; Các
chi khác.
6
1.2.4.3. Nội dung tài sản công
Hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN được cấp bởi ngân sách, được quản lý, sử dụng thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật.
1.2.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động tài chính của tổ chức khoa học
và công nghệ công lập
Tiêu chí 1: Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên
= (Tổng số nguồn thu sự nghiệp/ Tổng số chi hoạt động thường
xuyên) * 100%
Đơn vị: %
Tiêu chí 2: Tốc độ tăng thu NSNN, Tốc độ thu sự nghiệp
+) Tốc độ tăng thu NSNN = (Tốc độ tăng thu NSNN năm sau/ Tốc độ
tăng thu NSNN năm trước) * 100%
Đơn vị: %
+) Tốc độ tăng thu sự nghiệp = (Tốc độ tăng thu sự nghiệp năm sau/
Tốc độ tăng thu sự nghiệp năm trước) * 100%
Đơn vị: %
Tiêu chí 3: Mức độ tiết kiệm chi NSNN cho hoạt động
thường xuyên, Mức độ tiết kiệm chi từ nguồn thu sự nghiệp
+) Mức độ tiết kiệm chi NSNN cho hoạt động thường xuyên =
(Chênh lệch thu chi NS hoạt động thường xuyên/ Thu NS hoạt động
thường xuyên) * 100%
Đơn vị: %
+) Mức độ tiết kiệm chi từ nguồn thu sự nghiệp = (Chênh lệch thu
chi sự nghiệp/ Thu sự nghiệp) * 100%
Đơn vị: %
1.3. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP
7
1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết của quản lý tài chính tại các tổ
chức khoa học và công nghệ công lập
a) Khái niệm của quản lý tài chính tại các tổ chức khoa học và công
nghệ công lập
Tạo lập và sử dụng các quỹ công thông qua việc xác định
nguồn thu chi, tiến hành thu chi theo đúng quy định pháp luật, đúng
nguyên tắc của Nhà nước về tài chính, đảm bảo kinh phí cho tổ chức
có thể hoạt động tốt.
b) Sự cần thiết của quản lý tài chính tại các tổ chức khoa học và
công nghệ công lập
Đảm bảo cho nguồn vốn được huy động từ các nguồn thích
hợp với chi phí hợp lý và vào đúng thời điểm; Quyết định sự tồn tại
và phát triển của tổ chức; Kiểm soát trực tiếp mọi hoạt động và phát
triển; Tối ưu hóa trong việc sử dụng các nguồn lực có sẵn.
1.3.2. Nội dung quản lý tài chính của tổ chức khoa học và công
nghệ công lập
1.3.2.1. Nội dung quản lý thu
- Đảm bảo tính toán diện cả về hình thức, quy mô và các yếu
tố quyết định số thu.
- Đảm bảo tính công bằng xã hội.
- Đảm bảo yếu tố thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính
sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Đảm bảo tính kế hoạch, thu đúng, thu đủ, tổ chức hợp lý
quá trình thu.
- Đảm bảo tính thống nhất trong từng tổ chức KH&CN công
lập và toàn hệ thống.
Các bước cần thực hiện để quản lý thu: xây dựng dự toán
thu; thực hiện kế hoạch thu của dự toán; quyết toán các khoản thu
8
1.3.2.2. Nội dung quản lý chi
- Đảm bảo đủ nguồn tài chính cần thiết.
- Đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả.
- Chi đúng định mức, chế độ, tiêu chuẩn.
Để quản lý các nguồn chi cần: xây dựng các định mức chi
chuẩn xác; lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các khoản chi; xây dựng quy
trình cấp phát các khoản chi hợp lý; thực hiện công tác thanh tra,
kiểm tra và kiểm toán.
1.3.2.3. Nội dung phân phối chênh lệch thu-chi
- Tối thiểu 30% tổng số tiền chênh lệch thu lớn hơn chi sẽ
được cho vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập được trích lập theo khả
năng tài chính.
- Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 tháng
lương và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm cho cả hai quỹ.
Việc quản lý phần chênh lệch thu-chi cho các quỹ này sẽ do
thủ trưởng đơn vị quyết định.
1.3.2.4. Nội dung quản lý tài sản công
- Phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước.
- Kinh phí mua sắm tài sản nhà nước do NSNN bảo đảm
theo quy định.
- Mua sắm tài sản nhà nước được thực hiện công khai, theo
trình tự.
Trong quá trình sử dụng, phải đảm bảo:
- Sử dụng đúng mục đích, công năng, tiêu chuẩn, định mức,
chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.
9
- Tài sản phải được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng
chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
1.3.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại các tổ chức
khoa học và công nghệ công lập
1.3.4.1. Các nhân tố chủ quan
a) Tổ chức bộ máy quản lý tài chính và năng lực của đội ngũ
cán bộ, viên chức
b) Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính
1.3.4.2. Các nhân tố khách quan
a) Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
lĩnh vực khoa học và công nghệ
b) Sự đồng bộ của chính sách và pháp luật
c) Môi trường cạnh tranh
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ TỔ
CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số tổ chức khoa học
và công nghệ công lập
a) Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Viện Khoa học Công
nghệ Xây dựng – Bộ xây dựng.
b) Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Viện hàn lâm Khoa học
công nghệ Việt Nam
1.4.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào quản lý tài chính
tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội
- Việc ấn định chi phí đầu vào và quản lý, kiểm soát các sản
phẩm đầu ra sẽ tự sắp xếp, cải tiến quy trình và sử dụng kinh phí hiệu
quả hơn.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện cơ chế
khoán chi và tự trang trải có thể đem lại hiệu quả cao.
10
- Quá trình thực hiện các khoản kinh phí trọn gói (khoán chu
và không khoán chi) một cách sát thực và hợp lý.
- Thường xuyên kiểm tra và rà soát các hoạt động chi để đảm
bảo chi có hiệu quả và hợp lý.
- Quá trình chi vào các dự án hoặc công trình trọng yếu với
vốn đầu tư lớn phải có quy trình rõ ràng, báo cáo hàng tháng và
nghiệm thu từng giai đoạn.
- Nguồn nhân lực điều phối vào các dự án phải đảm bảo vừa
đủ về số lượng và đúng về chất lượng.
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ
HỘI
2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Viện Khoa học Lao động và
Xã hội
Là đơn vị nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến
lược và nghiên cứu ứng dụng cung cấp luận cứ phục vụ xây dựng
chính sách, chiến lược về lĩnh vực Lao động, người có công và xã
hội.
2.1.2. Sơ đồ tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Viện Khoa học Lao động-Xã hội
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính-ILSSA
11
2.1.3. Quá trình phát triển của Viện Khoa học Lao động và Xã
hội
Chia thành 4 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1978-1986, Giai
đoạn 1986-1992, Giai đoạn 1992-2009 và Giai đoạn 2010 đến nay.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA
HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI
2.2.1. Thực trạng thu
a) Nguồn từ NSNN cấp:
NSNN cấp cho Viện gồm nguồn tài chính cho hoạt động
thường xuyên và nguồn tài chính cho hoạt động không thường
xuyên.
12
Bảng 2.1: Nguồn kinh phí NSNN cấp, 2011-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
NS cấp
cho hoạt
động
thƣờng
xuyên
NS cấp cho hoạt
động không thƣờng
xuyên
Tổng
Tỷ lệ tăng
thu
NSNN
năm
sau/năm
trƣớc (%)
Nhiệm vụ
KH&CN
Mua
sắm sửa
chữa
2011 3,535.1 1,861.0 1,115.2 6,511.3 100%
2012 4,942.0 1,749.6 1,000.7 7,692.3 118%
2013 5,844.3 2,189.7 316.1 8,350.1 108%
2014 6,015.6 2,206.5 214.1 8,436.2 101%
2015 6,384.2 2,250.3 192.9 8,827.4 105%
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ-ILSSA
b) Nguồn thu sự nghiệp:
Nguồn thu này chủ yếu do Viện tự khai thác và được Bộ cho
phép thực hiện hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ
và khả năng của Viện.
Bảng 2.2: Nguồn thu sự nghiệp, 2011-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Thu sự
nghiệp
Tỷ lệ tăng
thu NS
năm
sau/năm
trƣớc (%)
NS cấp
chi
thƣờng
xuyên
Thu sự nghiệp/NS
cấp chi thƣờng
xuyên (%)
(1) (2) (3) (4)=(1)/(3)*100%
2011 11,432.1 100% 4,751.1 241%
2012 10,839.2 95% 6,059.0 179%
2013 11,479.2 106% 6,252.6 184%
2014 12,236.1 107% 6,984.3 175%
2015 12,894.3 105% 7,027.1 183%
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ-ILSSA
13
2.2.2. Thực trạng chi
2.2.2.1. Chi hoạt động thường xuyên
a) Chi cho cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng
Tổng quỹ tiền lương dùng để chi trả gồm: tiền lương và các
khoản phụ cấp có tính chất lương theo quy định của nhà nước, tiền
công, tiền lương tăng thêm theo quy định của Viện.
b) Chi quản lý hành chính
Bao gồm: chi tiền điện, nước, nhiên liệu xăng dầu, vệ sinh
môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên
lạc, tuyên truyền, công tác phí, hội nghị phí, cước phí điện thoại,
fax
c) Chi thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ, hợp đồng hoạt động sản xuất, dịch vụ của
Viện.
2.2.2.2. Chi hoạt động không thường xuyên
a) Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nước, Bộ, ngành, thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của nhà nước, đối ứng
thực hiện các dự án có vốn nước ngoài ngoài theo quy định của Nhà
nước.
b) Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước
quy định.
c) Chi đầu tư phát triển.
d) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm
quyền giao.
e) Các khoản chi khác (nếu có).
2.2.3. Thực trạng phân phối chênh lệch thu-chi
14
Viện trưởng căn cứ vào khả năng tài chính của đơn vị và
quyết định mức trích lập cụ thể và sử dụng các quỹ theo quy chế chi
tiêu nội bộ.
2.2.4. Thực trạng tài sản công
Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã vận dụng và xây
dựng quy định về Quy chế mua sắm và quản lý, sử dụng tài sản theo
Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03/6/2008 và quyết
định số 859/QĐ-LĐTBXH ngày 01/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế phân cấp về quản lý
nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp thuộc Bộ.
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA
HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI
2.3.1. Thực trạng quản lý thu
2.3.1.1. Đối với công tác xây dựng dự toán thu
Bảng 2.3: Dự toán nguồn kinh phí NSNN cấp, 2011-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
NS cấp cho
hoạt động
thƣờng xuyên
NS cấp cho hoạt động
không thƣờng xuyên
Tổng
Nhiệm vụ
KH&CN
Mua sắm
sửa chữa
2011 3,735.1 1,891.0 1,125.2 6,751.3
2012 5,048.0 1,789.6 1,340.7 8,178.3
2013 5,994.3 2,219.7 334.1 8,548.1
2014 6,325.6 2,206.5 2821 8,764.2
2015 6,562.2 2,260.3 210.9 9,033.4
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ-ILSSA
15
Bảng 2.4: Dự toán nguồn thu sự nghiệp, 2011-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Thu sự nghiệp
Tỷ lệ tăng thu
NS năm
sau/năm trƣớc
(%)
NS cấp chi
thƣờng xuyên
2011 12,642.1 100% 4,983.1
2012 11,253.2 989 6,258.0
2013 12,132.2 108% 6,589.6
2014 12,892.1 106% 7,104.3
2015 13,218.5 103% 7,257.5
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ-ILSSA
2.3.1.2. Đối với thực hiện kế hoạch thu của dự toán
2.3.1.3. Đối với quyết toán các khoản thu
Bảng 2.5: Mức đảm bảo chi hoạt động thƣờng xuyên,
2011-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Thu sự
nghiệp
Tổng số chi
thƣờng xuyên
Mức đảm bảo chi
thƣờng xuyên (%)
(1) (2) (3)=(1)/(2)*100%
2011 11,432.1 15,017.3 76.13%
2012 10,839.2 15,925.0 68.06%
2013 11,479.2 17,428.6 65.86%
2014 12,236.1 17896.2 68.38%
2015 12,894.3 17997.1 71.65%
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ-ILSSA
2.3.2. Thực trạng quản lý chi
2.3.2.1. Xây dựng các định mức chi chuẩn xác
Đây vừa là cơ sở để xây dựng kế hoạch chi sát, vừa là căn cứ
để kiểm soát chi cho các tổ chức KH&CN công lập.
16
2.3.2.2. Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động
a) Chi cho hoạt động thường xuyên
b) Chi cho hoạt động không thường xuyên
2.3.2.3. Xây dựng quy trình cấp phát các khoản chi
Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp phát các khoản chi của Viện Khoa học
Lao động và Xã hội
Nguồn: Phòng Tổ chức-ILSSA
2.3.2.4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán
Theo dự toán đã phê duyệt cũng như thực trạng chi thực tế
tại Viện cũng như quy trình cấp phát các khoản chi, Ban lãnh đạo
của Viện thành lập một bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra,
kiểm tra và kiểm toán thực trạng chi của Viện.
2.3.3. Thực trạng quản lý phân phối chênh lệch thu-chi
Sau khi hoàn tất công tác trích lập quỹ, Viện trưởng căn cứ
vào khả năng tài chính của đơn vị và quyết định mức trích lập cụ thể
và sử dụng các quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ.
Ban lãnh đạo
Viện trưởng
Trưởng phòng Kế toán Tài vụ
Phòng Kế toán
Tài vụ
Các phòng, bộ
phận của Viện
Các phòng, bộ
phận của Viện
17
Bảng 2.14: Chênh lệch thu-chi, 2011-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Tổng số thu Tổng số chi Chênh
lệch thu-
chi
Tỷ lệ năm
sau/năm
trƣớc (%)
2011 17,943.4 17,631.8 311.6 100%
2012 18,531.5 18,217.0 314.5 101%
2013 19,829.3 19,462.5 366.8 117%
2014 20,672.3 20,312.4 359.9 98%
2015 21,721.7 21,352.3 369.4 103%
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ-ILSSA
2.3.4. Thực trạng quản lý tài sản công
Sau khi có quyết định giao tài sản của cơ quan có thẩm
quyền, Thủ trưởng đơn vị phải có phương án sử dụng tài sản và tính
hao mòn, tính khấu hao tài sản cố định được giao. Các đơn vị và cán
bộ thuộc Viện có quyền sử dụng và có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và
bảo quản tài sản, thiết bị của Viện theo quy định.
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc
Thực hiện chủ trương quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài
chính tuân theo quy định của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày
5/9/2005 và Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV
ngày 5/6/2006, Viện Khoa học Lao động và Xã đã đạt được những
thành tích đáng kể, tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tư tưởng của
cán bộ, viên chức và người lao động trong Viện. Từ đó, nâng cao hiệu
quả và chất lượng của hoạt động nghiên cứu, gắn trách nhiệm và
quyền lợi của cán bộ với kết quả hoạt động chung của Viện.
18
2.4.1.1. Về quản lý thu
2.4.1.2. Về quản lý chi
2.4.1.3. Về quản lý phân phối chênh lệch thu chi
2.4.1.4. Về quản lý tài sản công
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý tài chính
của Viện Khoa học Lao động và Xã hội vẫn còn có một số hạn chế
cần khắc phục để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính.
2.4.2.1. Về quản lý thu
2.4.2.2. Về quản lý chi
2.4.2.3. Về quản lý phân phối chênh lệch thu chi
2.4.2.4. Về quản lý tài sản công
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan
Chính sách của nhà nước đối với hoạt động nghiên cứu khoa
học và công nghệ chưa thực sự hợp lý và linh động; mức giá cả
chung trong nền kinh tế gia tăng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến một số khoản chi quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ
không còn hợp lý.
2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Số lượng các hợp đồng nghiên cứu khoa học đang dần bị thu
hẹp; cơ chế quản lý chi chưa hợp lý; năng lực của bộ máy quản lý tài
chính chưa cao; số lượng và chất lượng đội ngũ nghiên cứu viên
chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; cơ sở vật chất chưa đảm bảo
cho hoạt động nghiên cứu; cơ chế trả lương chưa hợp lý và chưa đảm
bảo công bằng.
19
Chƣơng 3:
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI
3.1.1. Mục tiêu phát triển
chủ trương của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với
phát triển khoa học và công nghệ là: Tiếp tục đổi mới và tăng cường
phân cấp, giao quyền tự chủ đối với các tổ chức khoa học và công
nghệ phù hợp với xu thế đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động khoa
học và công nghệ. Từ đó, Viện xác định mục tiêu phát triển Viện
Khoa học Lao động và Xã hội đối với bước đột phá mạnh mẽ đến
năm 2020 trở thành 1 trong 60 Viện nghiên cứu quốc gia hàng đầu
đạt trình độ khu vực và thế giới, có đủ năng lực giải quyết những vấn
đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với nghiên cứu chiến lược, nghiên
cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, tham mưu chính sách cũng như
đào tạo các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý tài chính của Viện Khoa học
Lao động và Xã hội
Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ
chế quản lý, hoạt động KH&CN.
Đầu tư đúng trọng điểm theo yêu cầu phát triển của đất
nước.
Tập trung nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án
KH&CN quốc gia.
Nâng cao tiềm lực KH&CN quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa
đào tạo, nghiên cứu và sản xuất, phát triển thị trường KH&CN.
20
3.1.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý tài chính tại Viện Khoa
học Lao động và Xã hội
Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ: Tiếp tục làm rõ các cơ
sở lý luận về các vấn đề của ngành; tiếp tục quá trình thể chế hoá các
chủ trương của Đảng và Nhà nước, bổ sung, sửa đổi luật, chính sách
hiện hành về lao động, người có công và xã hội: Hiến pháp, Bộ Luật
lao động (sửa đổi 2012), Luật BHXH, Luật Dạy nghề, Luật Đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
xây dựng các luật mới gồm: Luật Việc làm, Luật Tiền lương tối
thiểu, Luật An toàn và vệ sinh lao động...; cung cấp các luận cứ phục
vụ công tác chuẩn bị xây dựng các nhiệm vụ chiến lược, chương
trình nghiên cứu cho giai đoạn 2016-2020; cung cấp luận cứ khoa
học về các vấn đề lao động-xã hội khi Việt Nam tham gia cộng đồng
ASEAN vào năm 2015.
Các nhiệm vụ khoa học-công nghệ về lao động, người có
công và xã hội, ưu tiên nghiên cứu các vấn đề sau:
Lĩnh vực lao động, việc làm, tập trung nghiên cứu về việc
làm xanh trong lĩnh vực lao động-xã hội; nghiên cứu phát triển việc
làm bền vững, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo
bền vững.
Lĩnh vực tiền lương, tiền công, quan hệ lao động, tập trung
nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động; trả
lương theo vị trí việc làm; nghiên cứu mức sống trung bình, mức
sống tối thiểu và phân vùng mức sống tối thiểu; quan hệ lao động;
quy chế trả lương của các doanh nghiệp.
Lĩnh vực môi trường và điều kiện lao động, đẩy mạnh
nghiên cứu và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu của Ngành lao động-thương binh và xã hội; Nghiên cứu và
21
hợp tác nghiên cứu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về an
toàn vệ sinh lao động và đánh giá xác định nghề nặng nhọc, độc hại;
Mở rộng và thúc đẩy các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp theo hướng hội nhập vào ASEAN.
Lĩnh vực giáo dục và dạy nghề, ưu tiên nghiên cứu các giải
pháp, các hình thức dạy nghề, tiêu chuẩn dạy nghề, đổi mới chương
trình giáo trình phù hợp với yêu cầu mới của Thị trường lao động.
Lao động nữ và bình đẳng giới, tập trung nghiên cứu lồng
ghép giới và bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm và
ASXH; nghiên cứu lồng ghép bình đẳng giới trong pháp luật và
chính sách hướng tới việc làm bền vững tại Việt Nam; lồng ghép giới
vào ASXH và xây dựng bộ chỉ số theo dõi đánh giá việc thực hiện
mục tiêu bình đẳng giới trong chính sách ASXH.
Lĩnh vực ASXH, nhiệm vụ trọng tâm là triển khai Nghị
quyết số 15/NQ-TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương
về một số vấn đề về chính sách xã hội và Nghị quyết số 70/NQ-CP
ngày 01/11/2012 của Chính phủ ban hành chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết 15/NQ-TW. Các nghiên cứu tập trung vào: Cơ
sở khoa học xây dựng sàn ASXH của Việt Nam, nghiên cứu đổi mới
cơ chế thực hiện ASXH; đảm bảo cho mọi người dân mức tối thiểu
về thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
cho người dân, đặc biệt là người nghèo, nhóm yếu thế, đồng bào dân
tộc thiểu số, nơi đặc biệt khó khăn; tăng cường hợp tác nghiên cứu
quốc tế.
Lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội, tăng cường phối hợp
nghiên cứu với các đơn vị trong và ngoài Bộ có liên quan nhằm đánh
giá thực trạng, xu hướng tệ nạn xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc
tế và đề xuất xây dựng các chính sách quản lý tệ nạn xã hội theo tư
22
duy mới, theo cách tiếp cận mới đảm bảo tính hiệu quả, khả thi trong
điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIÊN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Tăng cường hạch toán kế toán, kiểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_tai_chinh_tai_vien_khoa_hoc_lao_don.pdf