Tóm tắt Luận văn Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk

Đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh do nh trên đị bàn để phát triển kinh tế b n vững nhằm

tăng nguồn thu ngân sách nhà nước

- Đối với nông lâm nghiệp:

+ Tập trung triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chủ trương của Chính phủ và của tỉnh

nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh để tổ chức sản xuất

phù hợp, đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động.

+ Thực hiện liên kết nông – công nghiệp chế biến ngày càng chặt chẽ để nâng cao giá trị nông sản. Có

giải pháp phù hợp thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất, phát triển các cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất

chuyên canh quy mô lớn, các hình thức trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp.

+ Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng kinh tế trang trại; Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư

trồng rừng kinh tế có năng suất, hiệu quả cao gắn với công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường và đảm bảo

hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp.

- Đối với Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư trên

địa bàn huyện trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh đó tạo điều kiện cho nhà đầu tư nâng công suất, đổi mới

công nghệ trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây

dựng.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk 1.4.1.2. Kinh nghiệm huyện Krông An, tỉnh Đăk Lăk 1.4.1.3. Kinh nghiệm huyện Cư Jut , tỉnh Đăk Nông 1.3.2. Các bài học rút r có thể nghiên cứu, áp dụng ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk Thứ nhất, thu NSNN phải được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định khác của pháp luật, mọi khoản thu đều được quản lý qua ngân sách, không có tình trạng để ngoài ngân sách. Thứ hai, phải coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc lập dự toán ngân sách hàng năm nhằm phát triển kinh tế xã hội. Thứ ba, thực hiện nguyên tắc công khai, chính quyền các cấp đều phải công bố công khai ngân sách trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thứ tư, mạnh dạn phân cấp quản lý ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ theo quy định, phân định thẩm quyền quyết định NSNN giữa các cấp rõ ràng kể từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách. Thứ năm, đối với các khoản thu không đúng chế độ bị kiến nghị hoàn trả cho người nộp hoặc thu hồi nộp cho NSNN, phải xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân làm sai quy định. Thứ sáu, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra. Thứ bảy, đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác thu NSNN. Thứ tám, cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các ngành liên quan trong công tác quản lý thu chi ngân sách. 11 Tiểu kết chương 1 Chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về thu NSNN cấp huyện. Bên cạnh đó, Chương 1 cũng đã khát quát về quản lý thu NSNN cấp huyện trên cơ sở lý luận về NSNN và các quy định luật pháp hiện hành của Việt Nam. Ngoài ra, Chương 1 còn trình bày kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách của một số địa phương trong và ngoài tỉnh để có thể đối chiếu với các quy định về quản lý thu NSNN của huyện Cư Kuin nhằm phát hiện những nội dung mới, khả thi và hiệu quả cao để nghiên cứu áp dụng trong công tác quản lý thu NSNN ở địa phương. Nội dung Chương 1 sẽ là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Cư Kuin. Từ đó, có thể đưa ra những kết quả đạt được, đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thu NSNN và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên. 12 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐĂK LĂK GIAI ĐOẠN 2013 – 2017 2.1. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội 2.1.1. Đ c điểm tự nhiên - Vị trí địa lý: huyện Cư Kuin nằm ở phía Nam trung tâm tỉnh Đắk Lắk, trung tâm cách thành phố Buôn Ma Thuột 22 km theo Quốc lộ 27. Là một huyện được thành lập theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP, ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Ana, có tổng diện tích 28.830 ha, 105.016 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 31,89%, trung tâm huyện được quy hoạch ở cạnh Quốc lộ 27 trên địa bàn xã Dray Bhăng. Toàn huyện gồm có 08 đơn vị hành chính cấp xã là xã: Ea Tiêu, Ea Ktur, Ea Bhốk, Hòa Hiệp, Dray Bhăng, Ea Ning, Ea Hu và Cư Êwi. Độ cao trung bình 400 - 500m so với mặt nước biển; độ dốc trung bình từ 0 - 80. Đây là vùng địa hình cho ưu thế phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu có năng suất cao. Trên địa bàn huyện có con sông Krông Ana chảy dọc theo ranh giới phía Nam với dòng chảy bình quân 125 m3/s, đổ vào sông Sêrêpốk, tạo nên vùng bồi đắp có thể khai thác cát xây dựng. Ngoài ra còn có hệ thống suối, ao hồ, kênh phong phú với 42 hồ đập như: hồ Ea Bông, Ea Ktur, Ea Bhôk, Ea Hu, Ea Sim cung cấp nguồn nước lớn cho huyện. Từ vị trí địa lý thuận lợi trên, do đó huyện có điều kiện để giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ từ các vùng khác, ngoài ra điều kiện thời tiết hết sức thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. - Tài nguyên đất: diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn là 24.122,7 ha, chiếm 83,67% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 4.005,5 ha, chiếm 13,89% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 701,9 ha, chiếm 2,43%. - Tài nguyên nước - Tài nguyên rừng - Tài nguyên khoáng sản - Tài nguyên phát triển du lịch - Tài nguyên nhân văn 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội gi i đoạn 2012 – 2016 Nền kinh tế tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2012 – 2016, đạt trên 15%. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 6.371,100 tỷ đồng, tăng 59,84% so với năm 2012; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, năm 2012 tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 61,69%, năm 2016 giảm xuống còn 49,99%; ngành công nghiệp - xây dựng từ 18,27% tăng lên 25,49%, ngành thương mại – dịch vụ 20,04%, tăng lên 24,51%. 13 Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo là một điểm nhấn tiêu biểu. Duy trì bền vững phổ cập GDTHCS, PCGDTHĐĐT, PC GDMN cho trẻ 5 tuổi; 92% thôn, buôn có trường, lớp mẫu giáo; kiên cố hóa trường lớp học đạt 75%. Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được phát triển sâu rộng trong cộng đồng dân cư, tỷ lệ gia đình văn hóa được công nhận từ 52,52% năm 2012 lên 73% năm 2016; số thôn buôn văn hóa được công nhận từ 30% năm 2012 lên 50% năm 2016; cơ quan, đơn vị văn hóa được công nhận từ 45% lên 87% [31,tr,15]. Toàn huyện đã có 100% xã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế. Thực hiện có hiệu quả công tác kế hoạch hóa gia đình, tỷ suất sinh giảm bình quân hàng năm 0,25%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,15%; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 22,42% năm 2012 xuống còn 16,4% năm 2016. 2.1.1.3. Điều kiện quốc phòng, an ninh Công tác quốc phòng được triển khai tích cực; chú trọng xây dựng tiềm lực khu vực phòng thủ, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân; triển khai xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đạt 1,36 so với dân số. Thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm có hiệu quả, phối hợp tốt các lực lượng triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. 2.2. Thực trạng thu ngân sách nhà nước tại huyện Cư Kuin, tỉnh ĐắkLắk giai đoạn 2012 – 2016 2.2.1. Tình hình thu ngân sách tại huyện Cư Kuin, tỉnh ĐắkLắk gi i đoạn 2012 – 2016 Huyện Cư Kuin, Tỉnh ĐắkLắk trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế bình quân hàng năm đều tăng 15%, thì tình hình thu ngân sách huyện đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Thực hiện thu năm 2012 được: 50,711 tỷ đồng, đạt 55,09% so với dự toán pháp lệnh, 53,61% so với dự toán HĐND giao, và bằng 60,11% so cùng kỳ năm 2011. 2.2.2. Thu ngân sách nhà nước trên đị bàn huyện Cư Kuin gi i đoạn 2012- 2016 Giai đoạn 2012 – 2016, công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nói chung và trên địa bàn huyện Cư Kuin nói riêng có nhiều tiến bộ vượt bậc. Đối với tỉnh Đăk Lăk dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành thuế đã phối hợp với các sở, ban ngành và các địa phương triển khai thực hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn, cụ thể: “ Kết thúc năm tài chính 2013, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) thực hiện được 3.300 tỷ đồng, đạt 96,8% so với dự toán Trung ương giao; đạt 82,5% dự toán HĐND tỉnh giao; bằng 92,2% so với năm 2012; Năm 2014, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.495 tỷ đồng (tương đương 126% dự toán Trung ương giao); năm 2016, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 5.037,2 tỷ đồng, vượt 25,1% dự toán Trung ương giao, vượt 11,9% dự toán HĐND tỉnh giao.” [39], [40], [41], [42]. 2.2.2.1. Thu thuế từ khu vực công thương nghiệp, ngoài quốc doanh Thu từ CTN – NQD là thước đo, tiêu chuẩn quan trọng bậc nhất đánh giá công tác thu ngân sách của từng địa phương, bởi vì nó phản ánh được quy mô, mức độ sản xuất, kinh doanh của địa phương và nguồn thu này mang tính ổn định, lâu dài cho ngân sách. Thuế CTN – NQD giai đoạn năm 2012 – 2016 chưa đạt so với dự toán được giao đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sách. Số thu bình quân giai đoạn này đạt 61,019 triệu đồng, tỷ lệ thu bình quân thực hiện được 90.813% so với dự toán đề ra và tốc độ tăng thu bình quân 14 hàng năm giai đoạn 2013 – 2016 đạt 103.06%. Tỷ trọng nguồn thu CTN - NQD trong tổng thu ngân sách trong giai đoạn này đạt từ 67 - 72%. Số thu từ thuế CTN – NQD tăng hơn 1,1 lần từ năm 2013 đến năm 2016 và chiếm tỷ trọng bình quân là 64.90% trong tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện. Trong đó, nguồn thu chính là từ thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp . 2.2.2.2. Thu t các khoản lệ phí trước bạ, thuế nhà đất, thu ti n thuê đất và thuế thu nhập cá nhân Các khoản lệ phí trước bạ, thuế nhà đất, thu tiền thuê đất và thuế thu nhập cá nhân mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhưng trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của UBND huyện đã thu đạt và vượt dự toán, kết quả như sau: các khoản thu lệ phí trước bạ, thuế nhà đất, thu tiền thuê đất và thuế thu nhập cá nhân giai đoạn 2012 – 2016 hàng năm đều vượt so với dự toán đề ra (riêng năm 2013 chỉ đạt 74.7% so với dự toán), bình quân hàng năm thời kỳ này tỷ lệ thực hiện 107.1%. Số thu bình quân hàng năm giai đoạn này đạt 10,951 triệu đồng. Tốc độ tăng hàng năm của các khoản thu trên có biến động tăng khá mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2012 – 2016 đạt 1,1%. 2.2.2.3. Thu phí và lệ phí Số thu phí, lệ phí trong giai đoạn 2012 – 2016 chưa đồng đều, cụ thể năm 2013, 2014, 2016 đều vượt so với dự toán (từ 115,9%), năm 2012, 2015 chưa đạt so với dự toán, chỉ đạt 66-86% so với dự toán. Tuy nhiên, số thu bình quân hàng năm giai đoạn 2012 – 2016 là 97,6%. Phí và lệ phí chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện (bình quân chiếm khoảng 26% tổng nguồn thu trên địa bàn huyện). Số thu hàng năm có xu hướng tăng giảm không đồng đều, năm 2016 đạt 2.443 triệu đồng đạt 174,5% so với năm 2013, bình quân hàng năm cho cả giai đoạn 2012 - 2016 đạt 1,663 triệu đồng, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm giai đoạn 2012 - 2016 đạt 119,1%. 2.2.2.4. Thu tiền sử dụng đất thu tiền sử dụng đất hàng năm tăng so với dự toán (từ 54-82%), với tỷ trọng trung bình hàng năm giai đoạn 2012 – 2016 chiếm 17,26% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2012 – 2016 đạt gần 130.01%. 2.2.2.5. Các khoản thu ngân sách khác Các khoản thu này chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn thu trên địa bàn huyện (trung bình 2012 – 2016 chiếm 4,33% tổng nguồn thu) đây là nguồn thu đóng góp đáng kể cho ngân sách huyện, trung bình hàng năm đạt 4.158 triệu đồng, vượt trung bình so với dự toán giai đoạn 2012 – 2016 là trên 119,8%. 2.3. Thực trạng quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Cư Kuin giai đoạn 2012 - 2016 2.3.1. Thực trạng lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên đị bàn huyện Cư Kuin Lập dự toán thu hàng năm là khâu đầu tiên và là cơ sở để triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách cho năm kế hoạch. Thực trạng công tác quản lý lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin được đánh giá cụ thể như sau: - Căn cứ lập dự toán Trên cơ sở Luật Ngân sách, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP về quy định và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách; Thông tư số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP; Quyết định của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi NSNN hàng năm; (Bảng 2.12). 15 - Thực trạng lập và việc giao dự toán thu cho các ngành và các địa phương trên địa bàn huyện như sau: Thực tế việc lập, giao dự toán tại huyện đã tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước. Cụ thể trong quá trình lập dự toán thu hàng năm đã thực hiện đảm bảo từ thông báo số kiểm tra, thảo luận và lập dự toán đến việc giao dự toán cho các đơn vị trực tiếp thực hiện. Các cơ quan được giao trách nhiệm dự toán thu ngân sách của huyện về cơ bản đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, tuân thủ một số hướng dẫn của tỉnh, căn cứ vào kế hoạch 05 năm của huyện, tình hình thực tế của huyện qua năm trước, dự báo của năm sau. Kinh tế xã hội giai đoạn 2012 – 2016, diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo đang trên đà phục hồi nhưng chưa bền vững. Ở trong nước, giá xăng dầu giảm là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng. Các chính sách ban hành trong năm 2014 và đầu năm 2015 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cả nước tận dụng cơ hội thuận lợi trong và ngoài nước, triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo, điều hành của Quốc hội và Chính phủ, trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Công tác lập dự toán ngân sách đã biết tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên địa phương và bám sát chỉ đạo của tỉnh để thực hiện nội dung thu đạt hiệu quả. Trong dự toán thu từ kinh tế địa phương, nội dung thu từ thuế CTN - NQD có tỷ trọng bình quân chiếm 64,90% trong tổng thu ngân sách giai đoạn 2012 - 2016, tốc độ tăng trung bình là 103.06%. Việc lập dự toán với nội dung thu này đã song hành cùng với chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành thương mại và dịch vụ, sự tăng lên nhanh chóng của các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thu từ tiền sử dụng đất là nội dung thu quan trọng đối với những địa phương có xuất phát điểm nghèo như huyện Cư Kuin, nguồn thu này có đóng góp một phần trong thu ngân sách hàng năm, tuy nhiên nguồn thu này không mang tính bền vững vì quỹ đất là có hạn. Thu khác cũng là nội dung thu quan trọng có tỷ trọng bình quân chiếm 4.33% trong tổng thu ngân sách giai đoạn 2012 - 2016, tốc độ tăng trung bình là 244%. 2.3.2. Thực trạng chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước trên đị bàn huyện Cư Kuin Trong công tác lập kế hoạch thu quý, cơ quan Thuế lập dự toán thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý; Cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được uỷ quyền lập dự toán thu các khoản thu còn lại của NSNN. Theo số liệu so sánh về tình hình thực hiện và dự toán thu ngân sách hàng năm của bảng 2.3, với kết quả thu ngân sách hàng năm như trên, trên tổng thể thì hàng năm việc tổ chức thực hiện dự toán đều thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra, trong đó có năm thu gần so với dự toán như năm 2015 đạt 98,15%. Điều đó cũng cho thấy sự bộc lộ rõ nhất về hạn chế của việc lập dự toán chưa sát thực tế. Tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm trong giai đoạn 2012 - 2016 trung bình đạt 105,1%/năm. Trong cơ cấu thu ngân sách hàng năm thì thuế CTN - NQD, chiếm tỷ trọng tương đối (chiếm bình quân khoảng 64,90%) trong tổng thu ngân sách và có tốc độ tăng trong giai đoạn 2012-2016 với tỷ lệ tăng trung bình là 103,06%/năm, đặc biệt năm 2016 tốc độ tăng so với năm 2012 (tăng 36,46%). Năm 2012, số thu từ nội dung này là 67,486 triệu đồng đến năm 2016 con số này là 74,076 triệu đồng, tăng 1,1 lần trong 16 vòng 4 năm (Bảng 2.5). Tuy nội dung thu này đã đóng góp lớn cho thu ngân sách hàng năm nhưng công tác tổ chức thu vẫn còn nhiều hạn chế chưa được giải quyết triệt để làm ảnh hưởng đến kết quả thu, cụ thể: + Tình trạng trốn thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn còn khá lớn và bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhiều doanh nghiệp cố tình chây ỳ trong thực hiện nghĩa vụ thuế. + Việc theo dõi đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế của các cơ quan quản lý thu ngân sách còn chưa chặt chẽ, chưa bao quát hết các đối tượng nộp thuế mà đặc biệt là tình trạng sót hộ đối với hộ kinh doanh cá thể còn nhiều. + Chưa quản lý được các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế TNCN, hiện nay chỉ mới quản lý được các đối tượng hưởng lương từ NSNN, cán bộ của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Tiền sử dụng đất là nguồn thu chiếm bình quân khoảng 17,26% trong tổng thu nội địa giai đoạn 2012 - 2016. Nguồn thu này năm 2012 là 10,868 triệu đồng, năm 2014 là 15,649 triệu đồng, năm 2015 là 10,216 triệu đồng, trong đó có 2 năm thu từ nội dung này tăng cao hơn các năm là năm 2013 là 24,719 triệu đồng, và năm 2016 là 16,754 triệu đồng. Nội dung thu này đã góp phần quan trọng vào thu cho ngân sách của huyện, thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng thấp cũng thể hiện được địa phương chưa phát triển được kinh tế do đó các nội dung thu từ nền kinh tế còn kém, thu từ việc bán đất còn thấp. Về lâu dài, thu tiền từ sử dụng đất quá lớn sẽ không bền vững cho ngân sách do đất đai là nguồn tài nguyên có hạn. Các khoản thu khác chủ yếu là các khoản thu phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau, thu đóng góp của các tổ chức, cá nhân, thu từ quỹ đất công ích,. Các khoản thu này chiếm tỷ trọng lớn đối (chiếm bình quân khoảng 4,33%) trong tổng thu ngân sách. 2.3.3. Thực trạng kế toán, kiểm toán và quyết toán thu NSNN trên đị bàn huyện Cư Kuin Kết quả thực hiện quyết toán thu NSNN Thứ nhất, ý nghĩa quyết toán ngân sách đang bị xem nhẹ, chỉ mới đơn thuần tổng hợp các khoản thu ngân sách của một năm. Việc quyết toán nếu vượt kế hoạch đều được đánh giá là thực hiện dự toán tốt nhưng chưa có đánh giá lại nguyên nhân chênh lệch giữa thực thu với dự toán. Thứ hai, số liệu về quyết toán thu ngân sách chưa được đánh giá một cách toàn diện và chưa được làm căn cứ để lập kế hoạch của năm tiếp theo. Thứ ba, công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán của HĐND các cấp chưa thực sự tốt. Thứ tư, chưa công khai quyết toán thu hàng năm cho người dân biết được hàng năm họ đã thực hiện nộp vào ngân sách bao nhiêu, các nội dung đóng góp vào ngân sách là gì để người dân có ý thức thực hiện và đưa ra những phản hồi đối với chính quyền huyện hay cơ quan quản lý thu NSNN. Thực trạng kiểm toán thu NSNN: trong những năm qua, cùng với việc nâng cao năng lực, hiệu quả và chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, tại các cuộc kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương tại huyện Cư Kuin đã chú trọng tổ chức kiểm toán chuyên sâu theo từng lĩnh vực, từng khâu trong quản lý, điều hành ngân sách. Đối với kiểm toán công tác quản lý thu ngân sách tại cơ quan thuế đã kiến nghị xử lý, khắc phục những hạn chế, sai phạm và kiến nghị tăng thu cho NSNN. 2.3.4. Thực trạng th nh tr , kiểm tr thu ngân sách nhà nước Trên địa bàn huyện Cư Kuin, thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Đánh giá về tình hình công tác quản lý thu, chống thất thu 17 NSNN trong giai đoạn 2012 - 2016, Phòng Tài chính - Kế hoạch cho rằng, cơ quan Thuế đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực và đạt được những kết quả quan trọng. - Nhiều kết quả đạt được: + Chi Cục Thuế huyện theo sự chỉ đạo của Cục Thuế tỉnh đã chủ động triển khai đồng bộ, toàn diện công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn huyện, góp phần quan trọng vào hoàn thành dự toán thu NSNN. Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo các chuyên đề chuyên sâu; dựa trên cơ sở phân tích rủi ro, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu cải cách của Ngành, công khai minh bạch về chính sách thuế, tạo sự công bằng giữa những người nộp thuế. Qua thanh tra, kiểm tra cũng đã phát hiện nhiều doanh nghiệp trốn thuế để truy thu cho NSNN. + Căn cứ vào định hướng kiểm tra của KBNN và điều kiện thực tế tại các địa phương, KBNN huyện Cư Kuin đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và trực tiếp kiểm tra tại KBNN huyện, đồng thời chú trọng đẩy mạnh công tác tự kiểm tra và xử lý chấn chỉnh sau kiểm tra trong đơn vị nội bộ. - Một số tồn tại trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Những tồn tại chủ yếu bao gồm: Tiến độ triển khai công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn chậm so với kế hoạch đề ra, hiệu quả thanh tra, kiểm tra chưa cao; số thuế xử lý sau thanh tra, kiểm tra chưa được doanh nghiệp nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước, - Những thủ đoạn gian lận thuế điển hình: + Lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp, một số cá nhân sử dụng chứng minh thư nhân dân thất lạc, hoặc thuê, mua chứng minh nhân dân rồi báo mất sau đó thuê người làm giám đốc để thành lập doanh nghiệp nhằm kinh doanh mua bán bất hợp pháp hóa đơn, tiếp tay cho việc chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ NSNN. + Tạo chứng từ thanh toán qua ngân hàng cho hàng hóa mua vào từ 20 triệu đồng trở lên để được khấu trừ thuế đầu vào thông qua phương thức nộp tiền mặt vào tài khoản của người mua hóa đơn, sau đó người mua hóa đơn chuyển trả vào tài khoản cho người bán hóa đơn. + Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp cùng với ủy nhiệm chi giả để chiếm đoạt tiền thuế: Trường hợp này cơ quan thuế đã phối hợp với công an điều tra vụ trốn thuế xảy ra tại một số công ty về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai thuế GTGT đầu vào nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT. 2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Cư Kuin giai đoạn 2012-2016 2.4.1. Những kết quả đạt được Công tác lập dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện nhìn chung đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, bám sát và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của huyện. Việc phân cấp nguồn thu cho NSĐP còn được điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng được với nhiệm vụ mới phát sinh trong điều kiện KT-XH đang phát triển. Công tác quản lý thu NSNN của huyện luôn sử dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời. Chính quyền địa phương đã có sự chỉ đạo các cấp các ngành trong quản lý thu ngân sách của địa phương. Công khai quy trình thu nộp ngân sách, hướng dẫn tận tình cho khách hàng về các nội dung thủ tục nộp ngân sách đảm bảo thuận tiện và nhanh chóng cho các đơn vị quản lý lẫn đối tượng nộp. Tổ chức đội ngũ làm công tác thu đã được củng cố, tăng cường, chất lượng về năng lực và phẩm chất đạo đức ngày càng được nâng lên để đáp ứng được yêu cầu quản lý thu ngày càng đổi mới. 18 Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai phạm về thuế nhằm xử lý và có các biện pháp đổi mới trong quản lý đảm bảo ngăn chặn các hành vi này không để tái diễn và phát triển. 2.4.2. Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Cư Kuin trong thời vừa gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể: Thứ nhất, dự toán thu chưa sát thực tế, một số khoản thu còn thấp so với dự toán giao. Thứ hai, cơ cấu thu ngân sách còn nhiều bất cập chưa mang tính bền vững. Trong thu nội địa có những biểu hiện hạn chế về cơ cấu thu ngân sách. Thứ ba, thất thu thuế còn lớn và xảy ra trong nhiều nội dung thu cho ngân sách đặc biệt là thu thuế CTN-NQD và thu thuế TNCN. Thứ tư, nhiều khoản nợ không thu hồi được ảnh hưởng đến công tác quản lý thu, tính nghiêm minh của pháp luật và thất thu cho NSNN. Thứ năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa khuyến khích được phát triển sản xuất để bồi dưỡng, tạo mới nguồn thu cho ngân sách, tỷ lệ động viên vào ngân sách so với GDP còn thấp. Thứ sáu, tập trung các khoản thu chưa kịp thời vào ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của địa phương. Thứ bảy, quyết toán chậm và còn mang tính hình thức, chưa đảm bảo được ý nghĩa của công tác quyết toán, báo cáo quyết toán chưa được đánh giá tốt để rút ra các kinh nghiệm cho tổ chức thu các năm tiếp theo. 2.4.3. Nguyên nhân củ những hạn chế 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan - Môi trường bên ngoài - Chế độ, chính sách của nhà nước 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan - Từ phía chính quyền huyện + Sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền huyện chưa tập trung, hiệu quả còn thấp, chưa có sự quan tâm, sát sao chỉ đạo và chưa có sự hỗ trợ giúp đỡ tận tình cho các cơ quan thu NSNN. + Công tác tham mưu cho chính quyền huyện của các cơ quan hữu quan chưa được thực hiện tốt. Các ngành liên quan như thanh tra, tài nguyên môi trường, ban quản lý xây dựng cơ bản, chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý thu ngân sách. + Trong công tác dự báo các nguồn thu còn hạn chế, chưa đánh giá được hết nguồn thu, vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào nguồn bổ sung từ ngân sách tỉnh và NSTW do đó lập dự toán không sát với thực tế. + Trong khâu thảo luận ngân sách của khâu lập dự toán, quyết toán thu ngân sách hàng năm, thường thì cứ UBND huyện trình dự toán thu ngân sách lên là được HĐND huyện phê duyệt. Các khoản thu được lập trong dự toán chưa được rà soát cẩn thận, chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể để xem xét kế hoạch thu được lập có phù hợp không. + Phân công nhiệm vụ đôn đốc thu nợ thuế chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế, kê khai và kế toán thuế chưa phân phối hợp hiệu quả với bộ phận quản lý nợ. Sự chỉ đạo tập trung của chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa các các cơ quan trong bộ máy công quyền còn hạn chế ảnh hưởng đến công tác phối kết hợp quản lý thu và gây ra một số khó khăn. 19 + Công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách thuế chưa được phổ biến rộng rãi để các đối tượng nộp thuế biết hiểu rõ và tự giác tuân thủ các quy định về nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN. + Công tác kiểm toán, thanh tra, kiể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_thu_ngan_sach_nha_nuoc_tren_dia_ban.pdf
Tài liệu liên quan