MỤC LỤC
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU. v
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1
2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI. 2
2.1. Ý nghĩa thực tiễn . 2
2.2. Ý nghĩa lý luận . 2
3. ĐỐI TưỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3
3.1. Đối tượng. 3
3.2. Khách thể. 3
4. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 3
4.1. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu :. 3
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu : . 4
5. PHưƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4
5.1. Phương pháp luận :. 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu :. 4
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU . 6
7. KHUNG LÝ THUYẾT . 7
PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH. 8
CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 8
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 8
2. Hệ thống khái niệm . 10
2.1. Hội nhập xã hội. 10
2.2. Cộng đồng . 10
2.3. Khái niệm việc làm, nghề nghiệp . 11
2.4. Di dân và di dân tự do. 12
3. Lý thuyết tiếp cận. 14
3.1. Lý thuyết sự chọn lựa hợp lý của Coleman, Friedman và Hechter . 14
3.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội. 16
3.3. Lý thuyết vốn xã hội . 18
3.4. Lý thuyết về di dân . 22
4. Quan điểm, chính sách của Đảng về vấn đề di dân .v
CHưƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA
NGưỜI DÂN DI Cư TỰ DO. .
1. Tình hình di dân tự do ở Tây Nguyên trong những năm qua
2. Thực trạng hội nhập nghề nghiệp, việc làm của người dân nhập cư d
2.1. Sự thay đổi nghề nghiệp việc làm của người dân nhập cư .
2.2. Mức độ hài lòng về nghề nghiệp hiện tại của người dân nhập cư def
2.3. Mức độ ổn định nghề nghiệp, việc làm của người nhập cư .
3. Quá trình hội nhập vào các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân. Bookm
4.Quá trình hội nhập vào các quan hệ xã hội trong cộng đồng .
CHưƠNG 3. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG HỘI NHẬP
CỘNG ĐỒNG CỦA NGưỜI DÂN NHẬP Cư . .
1. Những thuận lợi. .
1.1. Từ phía người thân ở địa phương . .
1.2. Sự giúp đỡ từ phía chính quyền địa phương. .
2. Khó khăn. .
2.1. Những khó khăn khách quan. .
2.2. Những khó khăn chủ quan. .
PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . .
1. Kết luận . .
2. Khuyến nghị. .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trích phiếu phỏng vấn hộ gia đình
Trích bảng tần số
Trích bảng tương quan
Trích phỏng vấn sâu
30 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Sự hội nhập cộng đồng của dân di cư tự do ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân di cư trên địa bàn mới.
5. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận :
* Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở phương
pháp luận của đề tài.
* Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc làm của di cư tự do trong các vùng
kinh tế mới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu :
Có hai phương pháp chính được sử dụng cho nghiên cứu này là phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
5.2.1. Với phương pháp định lượng :
Đề tài dùng phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi với dung lượng mẫu
là 150. Cách chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp ngẫu nhiên thuần túy theo
cơ cấu theo nhóm tuổi, giới tính, dân tộc và trình độ học vấn. Số phiếu được phát ra
là 150, chia đều cho 3 thôn: thôn 1 là 50 phiếu, thôn 6: 50 phiếu, thôn 10: 50 phiếu.
5
Tỷ lệ giới tính
51%
49%
nam
nữ
Cơ cấu mẫu như sau :
Độ tuổi
22.7
32
30
9.3
6
0
5
10
15
20
25
30
35
20 - 30
31 - 40
41 - 50
51 - 60
Trên 60
Thành phần dân tộc
48.3
9.4
24.8
14.8
0.7 1.3 0.7
0
10
20
30
40
50
Kinh
Dao
Tày
Nùng
H.Mông
C.Ho
Dân t?c khác
Học vấn
21.3
12
24.7
22
6
10.7
3.3
0
5
10
15
20
25
1
Chua het cap 1
Het cap 1
Chua het cap 2
Het cap 2
Chua het cap 3
Het cap 3
Tren cap 3
Tôn giáo
3%
16%
80%
1%
Thien chua giao
Phat giao
Khong ton giao
Ton giao khac
Số người cùng sống trong gia đình
7%
59%
29%
5%
2 nguoi
3 - 5 nguoi
5 - 7 nguoi
Tren 7 nguoi
6
5.2.2. Với phương pháp định tính:
Đề tài sử dụng các phỏng vấn sâu và phân tích tài liệu sẵn có, cụ thể như sau :
* Đề tài thực hiện 15 phỏng vấn sâu, để tìm hiểu sâu hơn về những thông tin
chưa thu thập được trong bảng hỏi, trong đó: 8 phỏng vấn sâu dành cho người
nhập cư và 7 phỏng vấn sâu dành cho nhóm chính cư.
* Phương pháp phân tích tài liệu từ các nguồn số liệu thống kê của tổng cục
thống kê và Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình.
* Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp phân tích
thông tin thứ cấp có được từ các báo cáo địa phương.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
6.1. Có nhiều thay đổi về nghề nghiệp và việc làm của người di cư trong quá
trình nhập cư mới. Trong đó, đa số người dân cho rằng cuộc sống của họ được cải
thiện hơn trước
6.2. Quá trình tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, tin ngưỡng đã giúp người dân
hội nhập vào cộng đồng mới dễ dàng hơn.
6.3. Trong quá trình hội nhập vào cộng đồng, yếu tố dân tộc và trình độ học vấn
có ảnh hưởng lớn đến việc hội nhập thành công của người dân trong cộng đồng.
7
7. KHUNG LÝ THUYẾT
Đặc điểm kinh tế xh
Sự hội nhập cộng đồng của
người di cư tự do
Sự hội
nhập
vào các
sinh
hoạt
văn hoá
tín
ngưỡng
Sự hội
nhập
trong
các
quan hệ
cộg
đồng
Sự hội
nhập
trong
nghề
nghiệp
và việc
làm
Đặc điểm cá nhân –
xã hội của người
nhập cư - (giới tính,
tuổi, dân tộc, tôn
giáo, học vấn)
Nhu cầu cải thiện
đời sống
Lực đẩy – lực hút
của nơi đi và nơi đến
8
PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Khi nhận định về vai trò di dân nông thôn - đô thị, tác giả Đặng Nguyên Anh
cho rằng, di dân đang góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức
sống, cải thiện thu nhập cho các gia đình ở nông thôn hiện nay. Trong bài viết « Di
dân và quản lý di dân trong giai đoạn phát triển mới : - một số suy nghĩ từ góc độ
nghiên cứu » - Tạp chí Xã hội học số 3 & 4, 1999, tác giả này còn đề cập đến các
chính sách quản lí di dân của Nhà nước, thường là “nhấn mạnh vào việc kiểm soát
di dân tự do, hạn chế các luồng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố lớn”
và khẳng định các chính sách này ít khả thi và không đem lại kết quả lâu bền; đề
xuất với Nhà Nước cần tạo điều kiện cho người lao động nhập cư ổn định cuộc sống,
bình đẳng, khuyến khích mặt tích cực của người lao động nhập cư nhằm phục vụ
cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Hai tác giả Lê Ngọc Lân, Phùng Thị Kim Anh, khi phân tích về « Chính sách
việc làm cho lao động nữ nông thôn trong thời kì đổi mới » Tạp chí Xã hội học cho
rằng, tình trạng thiếu việc làm và thu nhập thấp cũng tạo nên dòng chảy lao động từ
nông thôn ra thành phố, trong đó có nhiều phụ nữ. Họ làm đủ các nghề từ giúp việc
nhà, buôn bán phế liệu đến bán hàng rong thậm chí có chị em còn tham gia những
hoạt động bị xã hội ngăn cấmTuy nhiên, việc di chuyển lao động tự do từ các
vùng nông thôn ra thành thị, đặc biệt là các đô thị lớn đang là vấn đề nổi cộm, nảy
sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhất là các tệ nạn xã hội.
Trong bài viết « Di dân, phát triển và bất bình đẳng ở Việt Nam trên đường đổi
mới và hội nhập » tác giả Nguyễn Thanh Liêm đã chỉ ra mối quan hệ giữa di dân,
phát triển và bất bình đẳng có mối quan hệ tương hỗ, phức tạp và đa dạng với nhiều
chiều cạnh. Di dân lao động gắn với những dịch chuyển và phân phối lại lao động
có thể góp phần giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ cung cầu lao động. Vì
vậy, di dân lao động góp phần giải quyết thất nghiệp cho vùng đi và đồng thời đáp
9
ứng nhu cầu lao động cho vùng đến. Bài viết đề cập đến sự tác động qua lại, tính hai
mặt của đổi mới, phát triển và bất bình đẳng đến di dân.
Tác giả Douglas S. Massey (Giáo sư Xã hội hoc người Mỹ) trong bài viết « Các
nguồn gốc xã hội và kinh tế của nhập cư » 1994, đã chỉ ra rằng : di cư là một vấn đề
của mọi xã hội, mỗi quốc gia, di cư là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để
có những chính sách phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực tại nơi xuất cư và nơi
nhập cư. Tác giả cho rằng, các mô hình nhập cư đương thời biểu thị cho một sự
đoạn tuyệt với quá khứ. Di cư có nguồn gốc là do những yêu cầu về mặt kinh tế, xã
hội và chính sách của mỗi cá nhân, gia đình hay quốc gia. Bài viết sử dụng lý thuyết
mạng lưới xã hội, lý thuyết kinh tế Macro, lý thuyết kinh tế vi mô, luật nhập cư để
phân tích nguồn gốc của nhập cư. Qua bài viết, chúng ta có thể có một cách vận
dụng lý thuyết trong phân tích các vấn đề di dân và nhập cư.
Phân tích các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về làn
sóng di dân lao động từ nông thôn ra thành thị cho thấy rằng, vấn đề này đã được
tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau: nguyên nhân di cư, đặc điểm, tính chất, thu
nhập từ công việc nơi đến, lứa tuổi, giới tính người lao động, những ảnh hưởng tích
cực và hậu quả của hiện tượng xã hội này. Tuy vậy, phân tích các công trình nghiên
cứu cũng cho thấy các khía cạnh tâm lí của những người lao động di cư này như:
nhận thức, động cơ kiếm việc, suy nghĩ, tâm trạng, khát vọng, mong muốn của
họcòn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm, nếu không nói là còn khá trống
vắng. Đây là vấn đề quan trọng vì những khía cạnh tâm lí này có liên quan trực tiếp
tới thái độ, hành vi lao động của những người di cư ra thành thị, đến việc đề ra các
biện pháp quản lí họ ở đô thị một cách thích hợp.
Những bài viết và những tài liệu trên hầu như chỉ đề cập đến việc di cư từ nông
thôn ra thành phố kiếm sống, mà chưa đề cập đến mảng di dân nông thôn – nông
thôn, nhất là việc định cư, nhập cư của họ ở những vùng đất mới, những khó khăn
trở ngại của người di cư tự do đến cộng đồng mới như thế nào.
10
Chính vì thế đề tài của chúng tôi « Sự hội nhập cộng đồng của người di cư tự do
ở Tây Nguyên hiện nay » hy vọng sẽ bổ sung phần nào những hạn chế ở trên nhằm
đem đến một chiều cạnh khác về thực trạng dân di cư tự do hiện nay.
2. Hệ thống khái niệm
2.1. Hội nhập
Theo nghĩa rộng, khái niệm hội nhập bao gồm tất cả các cách thức mà chủ thể
tham dự vào lao động xã hội. Hay nói cách khác, hội nhập là phức thể các hoạt động
hay biểu hiện kết nối việc làm và đào tạo, cả trong quá trình thất nghiệp cũng như
thăng tiến việc làm, nghề nghiệp1.
Theo một nghĩa khác, hội nhập là tổng thể tất cả những phương thức tiếp cận và
tham gia vào thị trường lao động, nhằm đạt tới một vị trí xác định trong hệ thống
phân công lao động xã hội và đồng thời cùng với nó là một địa vị xác định trong hệ
thống phân tầng xã hội2.
Người ta có thể xem xét hội nhập từ các giác độ khác nhau. Từ giác độ của chủ
thể, quá trình hội nhập có thể là quá trình cá nhân hội nhập vào nhóm, hoặc là nhóm,
tổ chức hội nhập vào cộng đồng hay phạm vi xã hội lớn hơn. Ở đây, đề tài nhìn
nhận hội nhập cộng đồng là quá trình cá nhân hội nhập vào nhóm, vào cộng đồng
dân cư, xã hội – nơi mà cá nhân đến sống và làm việc.
2.2. Cộng đồng
Cộng đồng là một khái niệm cơ bản của các khoa học xã hội và nhân văn, với
nhiều tuyến nghĩa khác nhau. Có hai cách hiểu về cộng đồng : cộng đồng tính và cộng
đồng thể. Cộng đồng tính là thuộc tính hay quan hệ xã hội như tình cảm cộng đồng,
tinh thần cộng đồng, ý thức cộng đồng. Cộng đồng thể là các nhóm người, nhóm xã hội
có tính cộng đồng với nhiều thể quy mô khác nhau.
Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
cho đến các tổ chức có cấu trúc ít chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúc khá phân tán,
được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời, ví dụ như phong
1
Nguồn: J.Rose: EnQuete d’emploi; Paris, 1982.
2
D.G Tremblay, L.F.Dagnas: Ruptures Segmentations et Mutation du Marche’ du Travail, Quebec,2000.
11
trào quần chúng, công chúng, khán giả, đám đông. Đây là một tuyến nghĩa rất hay
được sử dụng trong khoa học xã hội, gắn với các thực thể xã hội nhất định.
Jodov trong bài viết “Suy nghĩ về đối tượng xã hội học” đã xác định khái niệm
cộng đồng là một phạm trù cơ bản của xã hội học. Ở đó, tác giả dùng từ « cộng
đồng xã hội ». Ông xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học chính là các cộng
đồng xã hội. Chính cộng đồng xã hội có thể được xem xét như là phạm trù then chốt,
nền tảng trong phân tích xã hội học, để ông định nghĩa: “Xã hội học là khoa học về
sự hình thành, phát triển và vận hành của các cộng đồng xã hội, các tổ chức xã hội
và các quá trình xã hội với tư cách là các cơ chế liên hệ và tác động qua lại giữa
các cộng đồng xã hội đa dạng, giữa cá nhân và các cộng đồng, khoa học về các
tính quy luật của các hành động xã hội và hành vi của chúng”1.
Cộng đồng trong quan niệm mác - xít là mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân,
được quyết định bởi tính liên kết và các lợi ích của các thành viên có sự giống nhau
về các điều kiện tồn tại và hoạt động của con người hợp thành cộng đồng đó, bao
gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi của
họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương đồng về
điều kiện sống, cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và
phương tiện hoạt động.2
2.3. Khái niệm việc làm, nghề nghiệp
* Khái niệm việc làm:
Theo Thông tư hướng dẫn của liên Bộ Lao động Thương bình và Xã hội và
Tổng cục thống kê 1986, thì « việc làm là những dạng hoạt động có ích, không bị
pháp luật nghiêm cấm, nhằm đem lại thu nhập cho gia đình ».
Điều 13 Bộ luật lao động năm 1994 cũng ghi rõ : « Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu
nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm ». Vì thế, việc làm là
1
Viện thông tin khoa học xã hội. Cái mới trong khoa học xã hội. Triết học và xã hội học. Số 13/1990. Xã hội
học và thời đại. T1, Tr 21.
2
Tài liệu đã trích dẫn ở trên, Tr 19.
12
loại hình hoạt động sản xuất vật chất, tinh thần có mục đích tạo ra thu nhập bằng
tiền hoặc hiện vật và không bị pháp luật cấm.
Tổ chức lao động quốc tế ILO cũng cho rằng : Người có việc làm là những người
làm một việc gì đó được trả công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc
những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hoặc
vì thu nhập gia đình không nhận tiền công hoặc hiện vật.
Trong Xã hội học lao động, tác giả Lê Ngọc Hùng cho rằng : « Xã hội học kinh
tế xem xét việc làm với tư cách là vị trí tương ứng với nó là vị thế, vai trò trong cấu
trúc lao động xã hội”.
* Khái niệm nghề nghiệp
Trong từ điển Tiếng Việt, khái niệm nghề nghiệp có hai tuyến nghĩa: 1) công
việc chuyên môn làm hay công việc được thực hiện trong một thời gian dài, theo sự
phân công lao động xã hội; 2) đó là việc làm được thực hiện một cách thành thạo
với chất lượng và hiệu quả cao. Nghĩa này xuất hiện với cụm từ « thành nghề »,
« rất nghề »
Như vậy, nghề trước hết là việc làm nó mang đầy đủ các đặc trưng của việc làm,
được thực hiện trong một thời gian dài với chất lượng và hiệu quả nhất định. Nó có
đặc trưng về thời gian và trình độ đào tạo, hành nghề.
2.4. Di dân và di dân tự do
Khái niệm di dân (migration):
Theo nghĩa rộng: Di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một
không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh
viễn. Với khái niệm này, di dân đồng nhất với sự di động dân cư.
Theo nghĩa hẹp: Di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến
một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một không gian,
thời gian nhất định.
Khái niệm này khẳng định mối liên hệ giữa sự dịch chuyển với việc thiết lập nơi cư
trú mới.
13
Một số đặc điểm về di dân :
Người di cư di chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đến một nơi khác sinh
sống. Nơi đi và nơi đến phải được xác định là một vùng lãnh thổ hay một
đơn vị hành chính (khoảng cách giữa hai địa điểm là độ dài di chuyển).
Người di chuyển bao giờ cũng có những mục đích, hoặc đến một nơi nào đó
và định cư tại đó trong một khoảng thời gian để thực hiện mục đích đó.
Khoảng thời gian ở lại bao lâu là một trong những tiêu chí quan trọng để
xác định di dân.
Một số đặc điểm khác nữa, khi xem xét di cư, như sự thay đổi các hoạt
động sống thường ngày, thay đổi các quan hệ xã hội. Di dân gắn với sự
thay đổi công việc, nơi làm việc, công việc nghề nghiệp
Các loại hình di dân:
Theo địa bàn nơi đến, ta sẽ có di dân quốc tế và di dân nội địa ;
Theo độ dài thời gian cư trú, ta sẽ có : di chuyển lâu dài, di chuyển tạm
thời, di chuyển mùa vụ/con lắc
Theo đặc trưng di dân, chúng ta có thể sắp xếp:
Di dân có tổ chức: Hình thái di chuyển di chuyển dân cư được thực hiện theo kế
hoạch và các chương trình mục tiêu nhất định do Nhà nước, chính quyền các cấp
vạch ra và tổ chức, chỉ đạo thực hiện với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã
hội.
Di dân tự phát (tự do): mang tính cá nhân do bản thân người di chuyển hoặc bộ
phận gia đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ
của Nhà nước và các cấp chính quyền. Loại hình di dân này phản ánh tính năng
động và vai trò độc lập của cá nhân và gia đình trong việc giải quyết đời sống, tìm
công ăn việc làm. Đồng thời đặc trưng của loại hình này cũng thể hiện tính thiếu tổ
chức lao động theo nghĩa rộng của từ.
Liên quan đến vấn đề di dân là việc xuất cư và nhập cư.
Xuất cư là việc di chuyển nơi cư trú từ nơi này sang nơi khác, quốc gia này sang
quốc gia khác để sinh sống tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hoặc dài.
14
Nhập cư: là việc di chuyển đến một nơi khác, một quốc gia khác.
3. Lý thuyết tiếp cận
3.1. Lý thuyết sự chọn lựa hợp lý của Coleman, Friedman và Hechter
Lý thuyết này dù có ảnh hưởng tới sự phát triển của lý thuyết trao đổi, nhưng
thuyết chọn lựa hợp lý nói chung vẫn nằm ngoài lề dòng lý thuyết xã hội học chủ
đạo. Tuy nhiên, với nỗ lực của Coleman mà thuyết chọn lựa hợp lý đã trở nên một
trong các lý thuyết nóng của xã hội học đương thời.
Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết chọn lựa hợp lý phát sinh từ kinh tế học cổ
điển. Trong những năm 1950, nhà kinh tế học người Mỹ đạt giải Nobel về kinh tế
học, Herbert Simon, kết hợp với đồng sự có tên là James March, đã đưa ra lí thuyết
duy lí hạn chế (theory of limited rationality). Dựa vào một loạt các kiểu mẫu khác
nhau, Friedman và Hechter đã xếp chung cái mà họ diễn tả như là một “bộ xương”
của lý thuyết thường được dịch ra tiếng Việt là lí thuyết lựa chọn hợp lí. Cũng có
thể hiểu nó theo cách lí thuyết lựa chọn duy lí. Vậy lí thuyết lựa chọn hợp lí được
đơn giản như thế nào? Có ba ý cơ bản:
- Mọi hành vi và hành động của chủ thể đều có toan tính;
- Nhưng sự toan tính hành vi hay toan tính hành động không bao giờ đạt được
tối ưu vì nguồn lực và nguồn thông tin không bao giờ đầy đủ;
- Do vậy, chủ thể tự thoả mãn với việc lựa chọn giải pháp mang lại giá trị theo
đó chủ thể cho rằng, lượng giá trị có được từ hành vi hay hành động ấy tương
đương với thông tin, nguồn lực và bối cảnh của mình.
Như vậy, tiêu điểm của thuyết chọn lựa hợp lý là các chủ thể. Các chủ thể được
xem là có các mục đích hay mục tiêu về cái mà hành động họ hướng tới. Ở điểm
này, nó không khác nhiều với hành động duy lí – công cụ của Max Weber định
nghĩa. Nhưng điểm khác biệt chính là trong lí thuyết hành động của Max Weber, tác
giả cho rằng, hành động duy lí ấy đạt tính “tối đa” hay “tối ưu” trong toan tính quan
hệ phương tiện - mục đích. Các chủ thể được xem là có các sở thích (như các giá trị,
các tiện ích). Thuyết chọn lựa hợp lý không quan tâm đến tính chất các sở thích này
hay các nguồn của chúng. Cái quan trọng là hành động được thực hiện để đạt được
15
các đối tượng phù hợp với hệ thống sở thích và điều kiện bất ngờ mà chủ thể gặp
phải.
Các chủ thể khi hành động phải đối diện với hai sự kìm hãm. Đầu tiên, đó là sự
khan hiếm hay sự “không hoàn nguyên” của các tiềm năng và nguồn. Các chủ thể
có các tiềm năng khác nhau cũng như các cách thâm nhập khác nhau vào các tiềm
năng khác. Đối với những người có nhiều tiềm năng, thành quả cuối cùng có thể
tương đối dễ. Tuy nhiên, đối với những người có ít tiềm năng, sự đạt được mục đích
có thể khó khăn hơn hoặc là bất khả. Trong việc theo đuổi một mục đích đưa ra, các
chủ thể phải để mắt tới cái giá của hành động lôi cuốn nhất kế tiếp của họ. Một chủ
thể có thể chọn cách không theo đuổi mục đích có giá trị cao nhất nếu tiềm năng
của họ không đáng kể. Nếu kết quả là các cơ may để đạt được mục đích đó quá
mỏng manh và nếu trong việc cố gắng để đạt tới mục đích đó, họ hủy hoại các cơ
may đạt được mục đích giá trị nhất kế tiếp của mình. Các chủ thể được xem là cố
gắng tối đa hóa các điều lợi của họ và mục tiêu đó có thể bao gồm việc đánh giá
mối quan hệ giữa các cơ may đạt được một mục đích sơ khởi, và điều mà thành tựu
đó thực hiện đối với các cơ may để đạt được đối tượng giá trị nhất thứ hai.
Một nguồn kìm hãm thứ hai đối với hành động của cá thể là các thể chế xã hội.
Như Friedman và Hechter xác định, một cá thể hành động một cách khuôn sáo, tìm
ra các hành động của anh ta được kiểm lại từ đầu đến cuối bởi các nguyên tắc gia
đình và trường học; các luật lệ và các mệnh lệnh; các chính sách cứng rắn Bằng
cách hạn chế tập hợp các hành động có sẵn cho các cá thể, các luật chơi có tính
cưỡng ép, bao gồm các tiêu chí, các quy luật, các lịch trình, các nguyên tắc bầu
chọn - ảnh hưởng một cách có hệ thống tới kết quả xã hội.
Friedman và Hechter liệt kê hai ý tưởng khác mà họ coi là cơ sở cho thuyết
chọn lựa hợp lý. Đầu tiên là một tập hợp cơ cấu hay quá trình qua đó, các hành vi cá
thể riêng biệt được kết hợp để tạo ra kết quả xã hội. Thứ hai là nhận thức đang lớn
dần về tầm quan trọng của thông tin trong việc thực hiện các chọn lựa hợp lý. Trên
tinh thần của lý thuyết này, khi tìm hiểu về sự hội nhập cộng đồng của người dân
nhập cư, đề tài xem xét việc người dân đã tận dụng được nguồn thông tin như thế
16
nào và liệu họ có tối đa hóa lợi ích với chi phí bỏ ra thấp nhất mà họ sẽ phải đạt
được khi quyết định chuyển cư và nhập cư hay không. Hơn nữa, người dân nhập cư
sẽ xử lí như thế nào với việc tăng dần thông tin ở nơi đến?
3.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội
Các nhà phân tích mạng lưới muốn nghiên cứu tính quy tắc trong cách thức mọi
người và các tập thể cư xử hơn là các tính quy tắc trong những niềm tin về cách
thức mọi người nên cư xử. Thuyết mạng lưới xác định mối quan tâm chính yếu của
họ là các khuôn mẫu khách quan của các liên hệ nối kết các thành viên của xã hội.
Và nó đi đến việc nghiên cứu giá trị của “các liên hệ yếu” mà theo Granovetter đó
là sức mạnh của các liên hệ yếu. Các liên hệ yếu là những nối kết giữa mọi người
với những người quen biết bình thường. Trong khi các nhà xã hội học có xu hướng
tập trung vào các liên hệ vững trong các nhóm xã hội, thì Granovetter đã làm nổi
bật được giá trị của các liên hệ yếu là nó ngăn ngừa sự biệt lập và cho phép các cá
thể hòa hợp tốt hơn với xã hội lớn. Đây là một dạng tính hội nhập. Hay nói đúng
hơn, đây là một tiền đề quan trọng cho sự hội nhập.
Lý thuyết mạng lưới xã hội được hình thành trên cơ sở lý thuyết hệ thống và
tương tác xã hội. Khái niệm này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cách tiếp
cận xã hội học.
Khái niệm mạng lưới xã hội dùng để chỉ phức thể các quan hệ xã hội do con
người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của họ với tư cách là
thành viên của xã hội. Một hay nhiều quan hệ của hai chủ thể với nhau tạo thành
một liên kết. Mạng xã hội là tập hợp các liên kết bao gồm các quan hệ đan chéo,
chằng chịt từ quan hệ gia đình, thân tộc, bè bạn đến quan hệ trong tổ chức, đoàn thể,
hiệp hội, đảng phái, nghề nghiệp
Đặc điểm của mạng lưới xã hội.
Các mạng lưới xã hội là một phần quan trọng của cơ cấu xã hội. Nó hữu ích cho
các cá nhân và quan trọng trong hầu hết các xã hội. Vì thông qua mạng lưới xã hội,
thông tin, kiến thức và các nguồn lực được chia sẻ giữa các cá nhân và các nhóm xã
17
hội. Từ đó sức mạnh cá nhân và xã hội được tăng lên, mặt khác nó làm cho xã hội
vận hành một cách gắn bó, hài hòa.
Mạng lưới xã hội không có ranh giới “vật chất” rõ ràng: các thành viên có thể
có hoặc không tương tác đều đặn. Hơn nữa, con người trong các mạng lưới xã hội
không thường xuyên có nhận thức rằng họ thuộc về mạng lưới đó, hoặc họ cần có
những mục tiêu, mục đích chung như là các thành viên của một nhóm. Vì trong một
mạng lưới xã hội con người phải xử lý phức hợp nhiều mối quan hệ xã hội mà nó
không bắt buộc phải thực hiện một cách cứng nhắc. Hơn nữa, cùng một lúc, một cá
nhân có thể tham gia nhiều mạng lưới xã hội. Như vậy, cảm nhận cá nhân thuộc về
mạng lưới xã hội nào mới có ý nghĩa. Hay nói cách khác, chúng ta chỉ có thể quan
sát xem một cá nhân đặt “dấu nhấn” hay quan tâm đến mạng lưới nào hơn qua
những hành vi cụ thể: hội họp, ăn uống, cúng tế... Như vậy, không một cá nhân nào
lại đứng ngoài mạng lưới xã hội.
Các mạng có quy mô, kích cỡ không đồng nhất. Mạng xã hội lớn có sự không
đồng nhất về tính chất của các thành viên và cấu trúc của mạng bao gồm nhiều
thành phần hơn. Các mạng xã hội nhỏ, đồng nhất điển hình cho các nhóm lao động
truyền thống và các cộng đồng làng xã, các dạng này thích hợp cho việc bảo tồn các
nguồn tài nguyên có sẵn. Các mạng lớn không đồng nhất thích hợp với việc tìm
kiếm nguồn tài nguyên mới.
Hình thức mạng xã hội giúp xác định tính hữu ích của mạng đối với các cá nhân
tham gia trong đó. Các mạng nhỏ và kín hơn thì ít hữu ích đối với các thành viên
hơn là các mạng có nhiều liên kết lỏng với những cá nhân ở bên ngoài mạng chính.
Những mạng mở với nhiều mối nối và liên kết xã hội lỏng lẻo (được xác định bằng
sự khác biệt giữa mật độ trong nội bộ nhóm và mật độ trong tổng thể mạng) có khả
năng giới thiệu những ý tưởng và cơ hội mới cho các thành viên của nó hơn là các
mạng khép kín với những dây liên kết rườm rà.
Trong nghiên cứu này, mạng lưới xã hội được nhìn nhận là những mối liên kết
xã hội mà thông qua đó, người di cư có được những thông tin cũng như những kỳ
vọng mà người di dân đặt vào nó như sự giúp đỡ, sự hỗ trợThông qua đó, ngươi
18
di cư tìm kiếm cơ hội cuộc sống mới. Ở đây, mạng xã hội thường là các mạng nhỏ
và khép kín hơn là các mạng lỏng lẻo với những quan hệ xã hội phức tạp. Tuy nhiên,
đôi khi ảnh hưởng của các mối quan hệ lỏng lẻo lại có tầm ảnh hưởng đối với việc
thiết lập các mối quan hệ cộng đồng và cuộc sống của người dân.
3.3. Lý thuyết vốn xã hội
Khái niệm vốn xã hội được Lyda Judson Hanifen đưa ra lần đầu tiên năm 1916,
như những thứ “được tính nhiều nhất trong cuộc sống thường nhật của con người:
cụ thể là thiện ý, tình bằng hữu, sự đồng cảm và giao thiệp xã hội giữa cá nhân và
gia đình tạo thành một đơn vị xã hội Nếu một cá nhân giao tiếp với các láng
giềng của mình, và họ với láng giềng của họ, thì sẽ có sự tích tụ vốn xã hội, cái có
thể thỏa mãn ngay các nhu cầu xã hội của anh ta và có thể có một tiềm năng xã hội
đủ để cải thiện đáng kể điều kiện sống của cả cộng đồng” [trích theo M. Woolcock,
D. Narayan].
Từ đó, vấn đề vốn xã hội được nhắc nhở, nghiên cứu, phát triển và áp dụng rộng
rãi trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, xã hội, tâm lýtại Mỹ, các nước phương
Tây và các quốc gia kỹ nghệ trên toàn thế giới. Năm 1961, Jane Jacob phân tích và
thảo luận về vốn xã hội trong mối tương quan của đời sống ở thành phố. Năm 1983,
Pi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01823_9659_2003114.pdf