Tóm tắt Luận văn Sự ra đời của các chi bộ Đảng ở Quảng Ninh trong thời kỳ vận động thành lập Đảng

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

MỤC LỤC .1

Lời cam đoan .4

Lời cảm ơn .5

MỞ ĐẦU .6

1. Lý do chọn đề tài. 8

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. . 9

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 13

4. Đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu của đề tài. 13

5. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu. . 14

6. Đóng góp của luận văn. . 15

7. Kết cấu luận văn. . 15

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN, CON NGƯỜI, LỊCH SỬ QUẢNGNINH .

1.1. Đặc điểm tự nhiên và nhân văn của Quảng Ninh.

1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .

1.1.2. Địa nhân văn .

1.1.3. Địa chính trị, lịch sử

1.2. Lịch sử tỉnh Quảng Ninh từ khi Pháp xâm lược và khai thác thuộcđịa

Trang1.2.1. Quá trình thực dân Pháp xâm lược và khai thác Quảng Ninh .

1.2.2. Sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân Quảng Ninh .

Chương 2: QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CÁC CHI BỘ Ở QUẢNG NINH

TRONG THỜI KỲ VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆTNAM

2.1. Sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở

Quảng Ninh trước ngày thành lập Đảng. .

2.2. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Khu Mỏ (1928 –1929) .

2.2.1. Điều kiện lịch sử

2.2.2. Phong trào “Vô sản hoá” và sự chuyển biến của phong trào công

nhân Quảng Ninh sau khi được truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin .

2.3. Sự ra đời các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở khu mỏ và phong trào

cách mạng Quảng Ninh giai đoạn 1930 – 1931 dưới sự lãnh đạo của

Đảng .Error! Bookmark not defined.

2.3.1. Các chi bộ của các tổ chức cộng sản được thành lập và sự chuyển

biến của phong trào công nhân ở khu mỏ năm 1929 .

2.3.2. Các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ở QuảngNinh năm 1930.

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CÁC

CHI BỘ Ở QUẢNG NINH TRONG THỜI KỲ VẬN ĐỘNG THÀNH LẬPĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM .

3.1. Đặc điểm của quá trình vận động thành lập các chi bộ Đảng cộng sản

Việt Nam ở khu mỏ Quảng Ninh. .

3.1.1. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin chủ yếu thông qua các

trí thức trực tiếp đi “vô sản hoá” .

3.1.2. Quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin chủ yếu là đội ngũ côngnhân .

3.1.3. Phong trào công nhân với phong trào yêu nước ở vùng mỏ Quảng

Ninh hoà làm một

3.2. Một số kinh nghiệm bước đầu rút ra từ việc truyền bá chủ nghĩa MácLênin vào giai cấp công nhân ở Khu mỏ. .

3.2.1. Về hình thức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin .

3.2.2. Về xây dựng tổ chức quần chúng trong tiếp thu chủ nghĩa Mác –Lênin và đấu tranh cách mạng .

3.2.3. Thành lập các chi bộ cộng sản thông qua lãnh đạo đấu tranh trựctiếp.

KẾT LUẬN .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

pdf21 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Sự ra đời của các chi bộ Đảng ở Quảng Ninh trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Khu Mỏ (1928 – 1929). .. Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Điều kiện lịch sử Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Phong trào “Vô sản hoá” và sự chuyển biến của phong trào công nhân Quảng Ninh sau khi được truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin. Error! Bookmark not defined. 2.3. Sự ra đời các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở khu mỏ và phong trào cách mạng Quảng Ninh giai đoạn 1930 – 1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng...................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Các chi bộ của các tổ chức cộng sản được thành lập và sự chuyển biến của phong trào công nhân ở khu mỏ năm 1929.. Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ở Quảng Ninh năm 1930........................................................................................ Error! Bookmark not defined. Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CÁC CHI BỘ Ở QUẢNG NINH TRONG THỜI KỲ VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.. Error! Bookmark not defined. 3.1. Đặc điểm của quá trình vận động thành lập các chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam ở khu mỏ Quảng Ninh. .............. Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin chủ yếu thông qua các trí thức trực tiếp đi “vô sản hoá”. Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin chủ yếu là đội ngũ công nhân. Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Phong trào công nhân với phong trào yêu nước ở vùng mỏ Quảng Ninh hoà làm một Error! Bookmark not defined. 3.2. Một số kinh nghiệm bước đầu rút ra từ việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào giai cấp công nhân ở Khu mỏ. ... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Về hình thức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin... Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Về xây dựng tổ chức quần chúng trong tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và đấu tranh cách mạng... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Thành lập các chi bộ cộng sản thông qua lãnh đạo đấu tranh trực tiếp......................................................................................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn của riêng tôi. Những tƣ liệu, số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn của tôi là hoàn toàn trung thực. Những trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và chính xác. Những kết luận trong luận văn chƣa từng đƣợc công trình nào công bố trƣớc đây. Tác giả của luận văn LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Lịch sử, trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, những thầy cô đã trực tiếp giảng dạy các môn chung và chuyên ngành, giúp cho tôi đƣợc trang bị những kiến thức bổ ích của chƣơng trình đào tạo cao học. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn phòng QLNCKH&ĐTSĐH, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chƣơng trình học và thực hiện và bảo vệ luận văn cao học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo, PGS.TS Trình Mƣu, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tác giả của luận văn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xét trong chiều dài lịch sử dân tộc, sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại, mở ra một giai đoạn lịch sử mới với những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất nước nhà và hiện nay là công cuộc đổi mới toàn diện, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khác với quy luật hình thành Đảng cộng sản chung của thế giới là sự kết hợp của hai yếu tố chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân, quá trình vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là sự kết hợp của ba yếu tố (chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước) do những đặc điểm của một nước thuộc địa quy định. Sự kết hợp đó đã thể hiện rất tiêu biểu ở Quảng Ninh: Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào giai cấp công nhân, làm cho phong trào của giai cấp công nhân phát triển từ tự phát lên tự giác, kết hợp với phong trào yêu nước đưa đến sự ra đời của các chi bộ cộng sản. Quảng Ninh là một trong những cái nôi của phong trào công nhân ở Việt Nam, là một trong những nơi tập trung nhiều công nhân nhất nên Đảng ta đã chủ trương đưa cán bộ về đây “vô sản hoá”. Vì ở một nước với hơn 90% dân số làm nông nghiệp như nước ta, công nghiệp nhỏ bé lại bị thực dân Pháp nắm giữ thì cần phải “vô sản hoá”, để các cán bộ đi sâu vào thực tế đời sống của giai cấp cần lao, cùng ăn, ở, làm việc với anh em công nhân, để hiểu được cuộc sống khổ cực của họ thì mới có thể tuyên truyền, kêu gọi anh em đấu tranh. Qua thực tế hoạt động như vậy cũng là trường học cách mạng, rèn luyện các cán bộ lãnh đạo cho Đảng như đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Đức Cảnh Quảng Ninh là tỉnh có công nghiệp than phát triển, là một trong những nơi đông công nhân nhất cả nước và ở đây tính chất của giai cấp công nhân đã được thể hiện rất rõ trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng toàn dân ta, nhất là từ sau khi Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, có một số quan điểm cho rằng Đảng không phải là Đảng của giai cấp công nhân thậm chí là ở Việt Nam chưa có giai cấp công nhân một cách đúng nghĩa, mục đích là để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình đề làm rõ bản chất giai cấp công nhân của Đảng ở một vùng công nghiệp phát triển như Quảng Ninh. Cuối cùng để góp phần khẳng định, đóng góp vào công tác nghiên cứu lịch sử đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nói riêng và lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam nói chung. Chính từ những lý do trên, tôi khẳng định sẽ làm đề tài này với tên gọi “Sự ra đời của các chi bộ Đảng ở Quảng Ninh trong thời kỳ vận động thành lập Đảng” 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Quảng Ninh là một trong những vùng đất giàu truyền thống lịch sử, vì vậy từ thời dựng nước cho đến nay nhất là lịch sử giai đoạn trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã được nghiên cứu khá công phu. Ngoài các tài liệu chung như Văn kiện Đảng toàn tập, Hồ Chí Minh toàn tập, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Đại cương lịch sử Việt Nam thì những tài liệu chính thống đề cập đến một cách trực tiếp lịch sử Đảng bộ Quảng Ninh giai đoạn này đã được biên soạn khá sớm. Trong thập niên 1980, công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ tỉnh đã được tiến hành rất tích cực. Tiêu biểu nhất là các tác phẩm Những sự kiện lịch sử Đảng tỉnh Quảng Ninh tập I (1928 – 1955), xuất bản năm 1980 do Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh biên soạn, đề cập đến giai đoạn lịch sử này dưới dạng biên niên, thống kê các sự kiện theo ngày tháng năm từ quá trình vận động thành lập Đảng bộ 1928 cho đến sau khi giải phóng khu mỏ 1955, rất hữu ích cho công tác tra cứu, với nguồn tư liệu đáng tin cậy. Tiếp sau đó, năm 1985 là cuốn Lịch sử Đảng bộ Quảng Ninh tập I (1928 – 1945) trình bày hệ thống, chi tiết quá trình ra đời và lãnh đạo nhân dân Quảng Ninh đấu tranh giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám 1945. Hiện nay, bộ tác phẩm đề cập một cách ngắn gọn, có hệ thống nhất toàn bộ quá trình lịch sử của tỉnh Quảng Ninh đó chính là Địa chí Quảng Ninh tập 1 của Hội khoa học lịch sử Quảng Ninh (2003). Trong đó, chương IV “Quảng Ninh trong thời kỳ đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp (1883 – 1945)” đề cập chi tiết về quá trình Pháp xâm lược Quảng Ninh (1883), các chính sách cai trị của thực dân Pháp ở đây, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Quảng Ninh từ khi Pháp xâm lược, sự ra đời của giai cấp công nhân; Quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam So với các công trình nghiên cứu chính thống thì những tác phẩm hồi ký cách mạng xuất hiện sớm hơn. Ngay từ những năm đầu của thập niên 70, các tác phẩm “Vô sản hoá” của Nhà xuất bản thanh niên xuất bản năm 1972 hay cuốn “Những ngày ở mỏ” của Ty văn hoá Quảng Ninh xuất bản năm 1971, cuốn “Truyền thống vùng than” của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh, xuất bản năm 1977 đã ra đời. Trong các tác phẩm này, các tác giả chính là những người đã hoạt động trực tiếp trong quá trình vận động thành lập Đảng ở Quảng Ninh hoặc là những người gần gũi, hoạt động bên cạnh những đồng chí ấy kể lại, mang tính chân thực và cụ thể. Như đồng chí Vũ Thị Mai kể về quá trình đi “vô sản hóa” ở khu mỏ của mình; lời kể của đồng chí Lê Duẩn về đồng chí Vũ Văn Hiếu - Bí thư Đảng bộ đầu tiên của khu mỏ; hồi ký về đồng chí Đặng Châu Tuệ, Trần Văn Nghệ, Nguyễn Thị Lưu (Cả Khương), Đào Văn Tuất, Ngô Huy Tăng Bên cạnh thể loại hồi ký, các tác phẩm viết về tiểu sử các đồng chí lãnh tụ cũng là một nguồn tư liệu quý báu để tìm hiểu lịch sử Đảng Quảng Ninh giai đoạn này, đặc biệt là những đồng chí đã có đóng góp rất lớn trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân mỏ. Các tác phẩm như “Đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Văn Cừ” của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Hà Bắc (1982) trong đó có viết về quãng thời gian đồng chí đi “vô sản hoá” ở Quảng Ninh. Tác phẩm “Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam” của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2002 với một số bài của các tác giả Lê Duy Thái “Đồng chí Nguyễn Văn Cừ với Quảng Ninh”, Hà Văn Hiền “Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - người xây dựng cơ sở Đảng đầu tiên của Đảng bộ Quảng Ninh” , Phạm Văn Quỳnh viết về hoạt động của đồng chí khi ở Quảng Ninh những năm 1928 – 1930. Tác phẩm “Thân thế, sự nghiệp đồng chí Hoàng Quốc Việt” (2001), của UBND thị xã Bắc Ninh trong đó có bài “Đồng chí Hoàng Quốc Việt với phong trào vô sản hoá” của tác giả Dương Minh Huệ. Các tác phẩm, bài viết trên không những có giá trị trong việc nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp của các nhà cách mạng đó mà còn có ý nghĩa trong việc nghiên cứu sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh thông qua quá trình hoạt động cách mạng của các đồng chí ở khu mỏ. Ngoài ra, trong quá trình biên soạn lịch sử phong trào công nhân, Ty Văn hoá thông tin cho xuất bản Lịch sử phong trào công nhân mỏ Quảng Ninh tập 1, 2 của tác giả Thi Sảnh năm 1974, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ cho ra đời tác phẩm Lịch sử công nhân mỏ than Quảng Ninh 1820 – 1975 (năm 1996), Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh cho xuất bản Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn tỉnh Quảng Ninh Tập 1, 2 năm 1998, 2000. Các mỏ than như Mạo Khê, Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả đều biên soạn lịch sử truyền thống của mình góp phần cụ thể hoá phong trào công nhân trong giai đoạn 1920 – 1930. Như vậy, thông qua lịch sử phong trào công nhân và công đoàn, lịch sử Quảng Ninh giai đoạn này cũng được phác họa khá rõ nét. Không chỉ riêng lịch sử phong trào công nhân mà lịch sử truyền thống cách mạng của phụ nữ, thanh niên Quảng Ninh cũng góp phần làm phong phú nguồn tư liệu nghiên cứu về quá trình vận động thành lập Đảng, như cuốn “Truyền thống cách mạng của phụ nữ Quảng Ninh” (1999) của Nhà xuất bản Quảng Ninh, Tập 1, giai đoạn 1930 – 1955. Hơn nữa, hàng loạt các bài viết trên Báo Quảng Ninh từ năm 1964 đến nay trong các số nhân dịp kỷ niệm thành lập Đảng, cũng đề cập đến lịch sử Quảng Ninh giai đoạn này. Ngay từ năm đầu tiên ra mắt bạn đọc (1964), Báo Quảng Ninh đã có hàng loạt các bài viết về các sự kiện lịch sử thời kỳ này như bài “Đời đời nhớ ơn đồng chí Nguyễn Văn Cừ: người đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào khu mỏ” số 59, ngày 23/5/1964; Bài “Bản di chúc viết bằng máu của một người cộng sản” (Để tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Viết Lục tức Trần Văn Nghệ, uỷ viên thường vụ Đặc uỷ mỏ Hồng Gai – Uông Bí năm 1930- 1931) của Nguyễn Đức Sỹ trên số 126, ngày 31/10/1964. “Báo Than ra đời năm 1928” của Hồ Lưu ghi theo lời kể của đồng chí Đặng Châu Tuệ và Vũ Thị Mai, số 131, ngày 12/11/1964. Gần đây, vào đầu năm 2005, nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng, liên tiếp trong các số từ 5929 đến 5933 (12/1/2005 – 17/1/2005), báo Quảng Ninh đã đăng bộ tài liệu “Phát huy truyền thống 75 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Quảng Ninh không ngừng phấn đấu, xứng đáng là đội tiền phong chính trị của toàn xã hội”. Bộ tài liệu gồm hai phần: phần I: “Phát huy truyền thống vẻ vang, tiếp tục xứng đáng là đội tiền phong chính trị của toàn xã hội” và phần II: “Quá trình xây dựng, phát triển, lãnh đạo phong trào cách mạng đấu tranh giải phóng và xây dựng khu mỏ của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh”. Trong phần II, kỳ I đã đề cập đến “Quá trình hình thành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở khu mỏ” khá cụ thể. Nhưng qua lịch sử vấn đề đã được nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng trong giai đoạn 10 năm trước khi thành lập Đảng bộ Quảng Ninh việc đề cập đến một cách hệ thống, chuyên sâu, trình bày những nét đặc sắc, thể hiện quy luật thành lập Đảng chưa được tác phẩm nào đề cập đến một cách chính diện. Đó cũng là một trong những lý do khiến tôi chọn vấn đề này làm đề tài luận văn thạc sỹ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải làm sáng tỏ quá trình vận động thành lập Đảng ở Quảng Ninh nằm trong quy luật ra đời của Đảng: là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước. Làm rõ những điều kiện, tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội cho sự ra đời các chi bộ cộng sản và Đảng bộ ở Khu Mỏ là tất yếu. Làm rõ quá trình “vô sản hoá” - truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân mỏ - bằng hình thức cùng ăn, cùng ở, cùng làm của các cán bộ cộng sản đã tác động tích cực đến phong trào công nhân, khiến phong trào chuyển từ đấu tranh tự phát lên tự giác, dẫn đến sự ra đời của các chi bộ Đảng. Từ đó, rút ra những đặc điểm cũng như một vài kinh nghiệm về quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Khu mỏ và quá trình ra đời của các chi bộ Đảng, Đảng bộ ở nơi đây. 4. Đối tƣợng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu của đề tài. Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không đi vào phân tích quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam mà chỉ đi sâu phân tích và làm rõ quá trình vận động thành lập Đảng ở một địa phương cụ thể là tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, nghiên cứu về phong trào công nhân cũng như quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và sự ra đời của các chi bộ cộng sản và Đảng bộ Khu Mỏ là chủ yếu. Là những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Quảng Ninh sau khi thực dân Pháp xâm lược và khai thác đã tạo ra những tiền đề cho sự ra đời của giai cấp công nhân. Quá trình phát triển của phong trào công nhân, những thắng lợi và hạn chế. Phong trào “vô sản hoá” của trung ương, đưa cán bộ vào làm việc tại các hầm mỏ, nhà máy, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tạo ra sự biến chuyển về chất của phong trào cách mạng nơi đây. Sự ra đời của các chi bộ cộng sản ở các khu mỏ và sự thành lập Đảng bộ khu mỏ. 5. Cơ sở tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. Trước tiên, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với khoa học lịch sử nói chung và khoa học lịch sử Đảng nói riêng. Đó là những cơ sở phương pháp luận thực sự khoa học để nghiên cứu lịch sử Đảng. Quan niệm duy vật về lịch sử là chìa khoá để lý giải sự xuất hiện và phát triển của Đảng như là kết quả tất yếu của lịch sử đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử Đảng cần quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể. Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là sự ra đời của Đảng ở một tỉnh cụ thể - Quảng Ninh, xem xét quá trình ra đời của Đảng ta ở đây trong quy luật phát triển chung của cả nước song cần nhìn nhận thấy những đặc điểm riêng biệt của địa phương, góp phần làm phong phú, cụ thể hoá quá trình vận động thành lập Đảng trong cả nước. Đề tài cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học lịch sử nói chung như phương pháp lịch sử và lôgic, đồng đại và lịch đại, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hoá và trừu tượng hoá 6. Đóng góp của luận văn. Nghiên cứu lịch sử Quảng Ninh 10 năm trước khi thành lập Đảng, chúng tôi muốn qua việc khảo sát thực tế ở một tỉnh điển hình như Quảng Ninh góp phần minh chứng cho quy luật thành lập của Đảng ta. Đồng thời, khẳng định nét đặc thù sự ra đời của Đảng ở một vùng mỏ có lực lượng của giai cấp công nhân đông nhất cả nước, khẳng định tính tiên phong trong quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, lãnh đạo cách mạng của Đảng ở Quảng Ninh. Qua nghiên cứu chúng tôi hy vọng bước đầu nhận diện về kinh nghiệm vận động xây dựng Đảng ở vùng mỏ và góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay, phản bác lại quan điểm phủ nhận vai trò của giai cấp công nhân, bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta. 7. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1: Khái quát về tự nhiên, con người, lịch sử Quảng Ninh. Chương 2: Quá trình ra đời của các chi bộ ở Quảng Ninh trong thời kỳ vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Chương 3: Một số nhận xét về quá trình ra đời của các chi bộ ở Quảng Ninh trong thời kỳ vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Khoa học, Hà Nội. 2. Ban cận đại Viện sử học Việt Nam (1974), Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội. 3. Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Hồng Gai (1991), 60 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân thị xã Hồng Gai (1930 – 1990), NXB Quảng Ninh, Quảng Ninh. 4. Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Cẩm Phả (2005), Lịch sử Đảng bộ thị xã Cẩm Phả (1930 – 2005), Tái bản có chỉnh lý bổ sung, Quảng Ninh. 5. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh - Ban tuyên giáo tỉnh ủy (2007), Đồng chí Vũ Văn Hiếu, Bí thư đặc khu ủy đầu tiên Khu mỏ Quảng Ninh (Tái bản lần 1), Quảng Ninh. 6. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh uỷ Hà Bắc (1982), Đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hà Bắc. 7. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Hà Nội (1982), Những sự kiện lịch sử Đảng bộ Hà Nội, Tập 1: Phong trào cách mạng Hà Nội trong những năm hai mươi (1925 – 1939), NXB Hà Nội, Hà Nội. 8. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Hải Phòng (1970), Tóm tắt 40 năm hoạt động của Đảng bộ Hải Phòng, Hải Phòng. 9. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh (1977), Truyền thống vùng than (Hồi ký cách mạng), tập 1, Quảng Ninh. 10. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh (1985), Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, tập 1 (1928 – 1945), Sơ thảo, Quảng Ninh. 11. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh (1986), Những sự kiện lịch sử Đảng tỉnh Quảng Ninh (1928 – 1955), Quảng Ninh. 12. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh, Tiểu sử đồng chí Ngô Huy Tăng (Tài liệu đánh máy chữ), phòng lịch sử Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy Quảng Ninh, 3 trang. 13. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1970), Theo chân những người cộng sản: gương các đồng chí Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Tập 1, NXB Thanh niên, Hà Nội. 14. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1974), Noi gương những người cộng sản, Tập 2, NXB Thanh niên, Hà Nội. 15. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1976), “Những sự kiện lịch sử Đảng”, Tập 1 (1920 – 1945), NXB Sự thật. 16. Ban Tuyên giáo tỉnh Hải Hưng (1996), “Sống mãi tình Côn Đảo” (Hồi ký) 17. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy - Mỏ than Mạo Khê (1994), Truyền thống công nhân mỏ than Mạo Khê, Xí nghiệp in Quảng Ninh. 18. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Ninh (1996), Lịch sử công nhân mỏ than Quảng Ninh 1820 – 1975, Sơ thảo, Quảng Ninh. 19. Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ (2005), “Quá trình hình thành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Khu Mỏ”, Báo Quảng Ninh (5929), tr.1&4. 20. Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Quảng Ninh (2007), Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long. 21. Lê Bính (2007), Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh, NXB Lao Động, Hà Nội. 22. Cao Văn Biền (1998), Công nghiệp than Việt Nam thời kỳ 1888 – 1945, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Một số chuyên đề lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (tập 1), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Nguyễn Đình Đài (2006), Nguyễn Ái Quốc sự sáng tạo trong thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, giá trị lịch sử và hiện thực, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2 (1930), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1 (1924 – 1930), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Trần Văn Giàu (1961), Giai cấp công nhân Việt Nam, sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp tự mình đến giai cấp cho mình, NXB Sự thật, Hà Nội. 30. Hồng Hải, Lý Biên Cương, Nhị Giang, Việt Hà (1991), Quảng Ninh, tiềm năng và triển vọng, NXB Sự thật, NXB Quảng Ninh, Hà Nội. 31. Hà Văn Hiền (2002), “Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - người xây dựng cơ sở Đảng đầu tiên của Đảng bộ Quảng Ninh”, Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, NXB CTQG, tr.266-271. 32. Ngô Văn Hòa, Dương Kinh Quốc (1978), Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Hội Khoa học lịch sử Quảng Ninh (2003), Địa chí Quảng Ninh, tập 1, NXB Thế giới, Hà Nội. 34. Nguyễn Thu Hương (1990), Truyền thống cách mạng của phụ nữ Quảng Ninh, tập 1(giai đoạn 1930 – 1955), NXB Quảng Ninh. 35. Nguyễn Văn Khánh (2000), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1958 – 1945), NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 36. Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ (1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội. 37. Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (1998), Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Quảng Ninh, T1, Quảng Ninh. 38. Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (2000), Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Quảng Ninh, T2, Quảng Ninh. 39. Viết Linh, Giang Hà Vy (2006), Nguyễn Đức Cảnh (Truyện ký), NXB Thanh niên, Hà Nội. 40. Hồ Lưu (1964), “Báo Than ra đời năm 1928”, Báo Quảng Ninh (131), tr.3. 41. Đinh Xuân Lý (2005), Tìm hiểu vai trò lãnh đạo của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Đỗ Mười, Đặng Ngọc Tùng, Lê Mậu Hãn (2000), Nguyễn Đức Cảnh, người cộng sản kiên trung, nhà hoạt động công đoàn mẫu mực của giai cấp công nhân Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Hà Hữu Nga (1999), Hạ Long lịch sử, Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. 47. Những người cộng sản (1977), NXB Thanh niên, Hà Nội. 48. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2001), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 49. Phùng Hữu Phú (chủ biên), Vũ Tiến Huynh, Trần Trung Sơn (2004), Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội. 50. Phan Quang, Thép Mới, Trần Thanh Tâm (1965), Gương chiến đấu của những người cộng sản (In lần 3), NXB Sự thật, Hà Nội. 51. Nguyễn Hồng Quân (chủ biên), Trịnh Công Hội, Nguyễn Thanh Sỹ (2005), Quảng Ninh, đất và người, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 52. Nguyễn Ái Quốc (1982), Đường kách mệnh, NXB Sự thật, Hà Nội. 53. Dương Kinh Quốc (1998), Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 54. Dương Kinh Quốc (1999), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 – 1918), NXB Giáo dục, Hà Nội. 55. Dương Trung Quốc (1998), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919 – 1945), tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 56. Dương Trung Quốc (1999), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919 – 1945), tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 57. Đỗ Phương Quỳnh (1993), Quảng Ninh – Hạ Long miền đất hứa, NXB Thế giới, Hà Nội. 58. Phạm Văn Quỳnh (ghi) (2002), “Đồng chí Nguyễn Văn Cừ hoạt động ở Mạo Khê”, Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, tr.382-384. 59. Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh (1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội. 60. Thi Sảnh (1974), Lịch sử phong trào công nhân mỏ Quảng Ninh, tập 1, Ty Văn hoá thông tin Quảng Ninh. 61. Thi Sảnh (1982), Quảng Ninh, NXB Văn hoá, Hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01436_4242_2008041.pdf
Tài liệu liên quan