Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng (khóa X) đã tiến hành tổng kết 10 năm thực
hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/6/1997 của BCH Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Chiến
lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nghị đã kết luận về việc đẩy mạnh việc
thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020”.
Xây dựng đội ngũ cán bộ gắn với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách, với việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mục tiêu cần đạt được là xây dựng đội ngũ
cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2017-2022) đã xác định phương
hướng: “Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh, trọng tâm là
chất lượng cơ sở, chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn và mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh
niên. Phát huy vai trò đội dự bị tin cậy của Đảng, là lực lượng trung kiên, gần Đảng nhất, tích cực
tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm chăm sóc,
giáo dục thiếu nhi; mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác quốc tế thanh niên”[5, tr16]. Đối với
công tác tổ chức xây dựng Đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục xác định “Chất lượng cơ sở là
trọng tâm; cán bộ là then chốt; đoàn kết, tập hợp thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu” [5, tr21]
21 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Sự tham gia của cán bộ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong quản lý nhà nước tại tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý Nhà nước về công tác thanh
niên là cần thiết và khách quan, phù hợp với thể chế chính trị.
Sự tham gia của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước là góp phần
tích cực chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên, thúc đẩy công tác thanh niên của
Đảng và Nhà nước.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh
niên nói riêng và các mảng công tác khác nói chung là sự đảm bảo cho tính công bằng trong chính
sách, pháp luật và thể chế, góp phần đa dạng hóa nhiều góc nhìn nhằm, giúp cho việc xây dựng
chính sách, pháp luật và thể chế mang tính bao quát và toàn diện hơn.
1.4. Nội dung tham gia của cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vào hoạt
động quản lý nhà nước
1.4.1. Tham gia tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước
Vấn đề tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên trong
giai đoạn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng bật nhất của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do đó
7
lực lượng cán bộ Đoàn có bản lĩnh chính trị vững vàng, “chịu” tiếp cận gần và nhanh với đoàn viên,
thanh niên là chìa khóa tiên quyết thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, xem đó là một trong những tiêu
chí của cuộc vận động “Xây dựng hình mẫu cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” và
phong trào “3 trách nhiệm” (Trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với nhân dân, trách nhiệm với
chính mình).
1.4.2. Tham gia xây dựng pháp luật và các cơ chế, chính sách của Nhà nước
Với tư cách là tổ chức đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của thanh niên tổ chức Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh có trách nhiệm tham gia xây dựng pháp luật và các cơ chế, chính sách của Nhà
nước.
Cán bộ Đoàn khi tham gia vào công tác xây dựng pháp luật, chính sách cần phải là người
am hiểu, thấu tình đạt lý, có cách nhìn khách quan nhất, có tư duy đi trước thời đại. Trong công tác
xây dựng chính sách, pháp luật là việc của một nhóm người trực tiếp thực hiện nhưng khi thông
qua thì nó sẽ tác động đến nhiều đối tượng mà nó tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong
thời gian dài do đó chắc chắn sẽ bị chi phối bởi tư duy lợi ích hoặc không thì sự phiến diện có thể
ưu ái cho một nhóm đối tượng nào đó.
1.4.3. Tham gia xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức
Đảng ta luôn thấm nhuần quan điểm “Đảng lãnh đạo thông qua công tác cán bộ”, cán bộ
là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước
và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.
Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên, là
trường học xã hội chủ nghĩa, cán bộ Đoàn cần phải là những người tiên phong trong công cuộc đổi mới,
cần có thái độ tích cực trong học tập và nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, ra sức bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; Là những
người trẻ, cần phải tiếp cận nhanh với sự biến chuyển và vận động của xã hội, tích cực tham gia xây
dựng chính phủ điện tử, sự phát triển của thời đại khoa học công nghệ 4.0.
1.4.4. Tham gia vào các lĩnh vực hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và
của địa phương
Để thanh niên tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội một cách chủ động, tự giác, Đoàn
tham gia phát động các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, trong học tập, nghiên cứu, xung
kích đi đầu trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong các ngành, nghề mới, các ngành
mũi nhọn và công nghệ cao và các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Căn cứ vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các địa phương, Đoàn
có kế hoạch hoạt động cụ thể để một mặt phát huy tính sáng tạo của thanh niên, mặt khác có sự hỗ
trợ cụ thể, thiết thực như: hỗ trợ cho thanh niên về khoa học, công nghệ, cách thức làm ăn, tín chấp
vay vốn sản xuất Đoàn Thanh niên không những giúp thành viên trong tổ chức Đoàn, Hội tham
gia phát triển kinh tế, mà còn tác động tích cực đến đông đảo các lực lượng thanh niên thông qua
các phong trào thanh niên làm kinh tế giỏi trên phạm vi cả nước.
8
1.4.5. Tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán
bộ, công chức nhà nước
Giám sát nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh và đối ngoại; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ
sung các chính sách cho phù hợp; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực; phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Phản biện xã hội nhằm phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù
hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước; kiến nghị những nội dung thiết
thực, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong
việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.
Giám sát và phản biện xã hội mang tính nhân dân, tính dân chủ xã hội chủ nghĩa, tính xây
dựng, tính khoa học và thực tiễn.
Ngoài việc cần được tiếp cận thông thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội. Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh cần thể hiện rõ hơn nữa vai trò của mình trong việc khơi dậy quyền làm chủ
của Đoàn viên, Thanh niên, cần tổ chức nhiều diễn đàn, nhiều kênh thông tin để tiếp cận và truyền
tải những ý kến của thanh niên đến với các cơ quan chức năng, nêu lên tiếng nói của lớp trẻ trong
công cuộc dựng xây đất nước.
1.5. Các yếu tố bảo đảm sự tham gia của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
vào hoạt động quản lý nhà nước
Xuất phát từ thể chế chính trị Nhà nước Việt Nam.
Quy định tại Hiến pháp (2013, sửa đổi) điều 2, điều 28; Luật Thanh niên 2005 (Điều 4) quy
định về trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên; Luật Cán bộ, Công chức
2008 (Điều 4) quy định về Cán bộ, Công chức.
Quy định tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 44) về Đảng lãnh đạo Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh.
Căn cứ quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị "Về việc ban hành
quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội".
Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Tiểu kết chương 1
Chương 2
THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ
CHÍ MINH VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
tỉnh Phú Yên.
9
2.1.1. Tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Phú Yên
2.1.1.1. Cơ cấu tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Phú Yên
2.1.1.2. Hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Phú Yên
2.1.2. Cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Phú Yên
Thực hiện quyết định số 372-QĐ/TU ngày 14/3/2011 của BTV Tỉnh ủy Phú Yên "Về việc
ban hành quy chế cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Phú Yên".
Quy chế cũng rõ các nội dung: Tiêu chuẩn của cán bộ Đoàn; Quy định độ tuổi cán bộ Đoàn và
từ đó xác định về công tác quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ Đoàn; Quy định về chế độ chính sách
dành cho cán bộ Đoàn.
Quy chế về cán bộ Đoàn tỉnh Phú Yên do Ban thường vụ Tỉnh ủy ban hành đã góp phần
chuẩn hóa lực lượng cán bộ Đoàn và tạo điều kiện thuận lợi cán bộ Đoàn trong toàn tỉnh yên tâm
công tác, cống hiến cho hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi và từ đó tình hình đội ngũ
cán bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có nhiều chuyển biến tích cực: Về phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống; về trình độ; về công tác quy hoạch; về công tác bố trí, sử dụng, luân chuyển,
điều động, kiện toàn đội ngũ cán bộ Đoàn; về chế độ, chính sách.
Tổng số lượng cán bộ Đoàn trong toàn tỉnh là 340 đồng chí, trong đó:
- Cán bộ Đoàn trong toàn tỉnh là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là 257/340 (chiếm
tỷ lệ 75,6%), trong đó 100% cán bộ Đoàn chủ chốt là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tỷ lệ nữ là cán bộ Đoàn chiếm tỷ lệ 29% (98/340) và tỷ lệ nữ lãnh đạo công tác Đoàn
chiếm tỷ lệ 12,3% (42/340).
- Về phân tích số liệu theo trình độ, có thể thấy rằng số lượng cán bộ Đoàn có trình độ từ
đại học đến thạc sỹ chiếm đa số 72,6% (247/340).
- Về trình độ chính trị, tỷ lệ cán bộ Đoàn được đào tạo trung cấp là 41,5% (141/340) và
sơ cấp là 37% (126/340).
- Về độ tuổi, số cán bộ từ 31 tuổi đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 46% (156/340) trong đó ở khối
Xã, Phường, Thị trấn 61,5% (96/156, tỷ lệ giữa số cán bộ khối Xã, Phường, Thị trấn so với tổng số
cán bộ Đoàn toàn tỉnh).
Theo kết quả khảo sát tại phiếu số 1 về nội dung “Đánh giá chất lượng sự tham gia của
cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong quản lý nhà nước tại tỉnh Phú Yên” được gửi cho lãnh đạo
các Sở, Ban, Ngành và UBND các huyện thị thành phố những đơn vị có Cán bộ Đoàn chuyển đến
công tác sau khi thôi nhiệm vụ, chỉ tính đối với cán bộ làm việc từ 06 tháng trở lên, giai đoạn từ
năm 2012 - 2017. Kết quả, trong tổng số lượng cán bộ Đoàn được thuyên chuyển công tác là 38
đồng chí cho thấy rằng:
- Về trình độ đại học là 73,7%, cao đẳng là 26,3% tuy nhiên khi nhận công tác mới thì có
đến 57,9% số cán bộ phải được cho đi đào tạo lại.
- Về trình độ chính trị thì có 68,4% có trình độ trung cấp và 31,6% có trình độ cao cấp,
không có trình độ sơ cấp.
10
- Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ và thái độ làm việc thì các đơn vị mới tiếp nhận cán
bộ Đoàn đều đánh giá cao hiệu quả công việc của các cán bộ Đoàn được chuyển đến với mức đánh
giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và thái độ làm việc rất tốt đều trên 50%.
2.2. Tình hình tham gia của cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vào
hoạt động quản lý nhà nước tại tỉnh Phú Yên
2.2.1. Tham gia tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đoàn
viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh
2.2.2. Tham gia xây dựng tổ chức bộ máy chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức ở
địa phương
2.2.3. Tham gia vào các lĩnh vực hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
2.2.4. Tham gia kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền
và đội ngũ cán bộ, công chức
2.3. Đánh giá về thực trạng tham gia của cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh vào hoạt động quản lý nhà nước tại tỉnh Phú Yên
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong nhiệm kỳ vừa qua, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trên địa bàn tỉnh
Phú Yên đã có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đưa tổ chức Đoàn trở thành tổ chức
góp phần quan trọng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Công tác tổ chức cán bộ Đoàn được kiện toàn từ tỉnh, huyện đến cơ sở, các phong trào
được triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh, xuất hiện nhiều gương cán bộ Đoàn tiêu biểu trên các
lĩnh vực.
Việc đổi mới phong cách và phương pháp làm việc theo theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh luôn được các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh nghiêm túc triển khai gắn với thực hiện Chỉ thị số
01 của BTV Trung ương Đoàn về “Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của
cán bộ Đoàn” đã đổi mới từ phong cách làm việc đến công tác chỉ đạo cơ sở.
Nguyên nhân quan trọng nhất của những ưu điểm trên: là do sự ra đời của Quy chế Cán bộ
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do BTV Tỉnh ủy ban hành, đây là cơ sở quan trọng để các cấp ủy Đảng
quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo cán bộ Đoàn đồng thời quy hoạch, bố trí sử dụng.
2.3.2. Những hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế đối với tổ chức Đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước trên địa bàn
tỉnh Phú Yên
Một số nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục của Đoàn chưa phong phú và đi vào chiều
sâu, còn nặng về tính hình thức, coi trọng số lượng hơn chất lượng.
Một số nội dung của hai phong trào cách mạng của Đoàn được triển khai chưa đồng bộ,
hiệu quả chưa rõ nét nhất là việc tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích tài
năng trẻ, hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, nghiên cứu khoa học.
Có biểu hiện quá tải các hoạt động dàn trải, thiếu trọng tâm trọng điểm.
11
Công tác kiểm tra, rà soát, quản lý đoàn viên, thanh niên ở một số đơn vị chưa sâu sát.
Công tác phối hợp giữa Đoàn Thanh niên với các ngành, các cấp trong công tác thanh niên ở
một số cơ sở Đoàn chưa đạt hiệu quả cao, một số nơi xem nhiệm vụ công tác thanh niên đơn thuần là
của tổ chức Đoàn.
Cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa phục vụ cho thanh thiếu nhi còn ít và thiếu tính đồng bộ,
việc huy động các nguồn lực xã hội chưa thật sự hiệu quả.
2.3.2.2. Hạn chế đối với cán bộ Đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ và tham gia quản lý
nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Năng lực của cán bộ Đoàn trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị còn hạn chế so với
yêu cầu, vẫn còn có một bộ phận cán bộ Đoàn các cấp (chủ yếu tập trung ở cấp xã, phường, thị
trấn) năng lực tham mưu, lãnh đạo điều hành còn hạn chế, trình độ thấp, nói nhiều hơn làm, thiếu
nhiệt huyết, trách nhiệm, kỹ năng hoạt động trong công tác Đoàn, chưa thật sự gần gũi thanh niên.
Công tác lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ Đoàn nhất là các vị trí cán bộ Đoàn chủ chốt từ
cơ sở, vẫn có một số địa phương thực hiện chưa đảm bảo theo quy định của Quy chế Cán bộ Đoàn.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, tiềm lực kinh tế của địa phương chưa
mạnh, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao.
Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch “diễn biến hòa bình” làm lung lay ý chí, bản
lĩnh chính trị, có biểu hiện của lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, xa rời ý chí chính trị của một
bộ phận cán bộ Đoàn và lực lượng thanh thiếu nhi hiện nay.
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền có lúc, có nơi chưa thật sự quan tâm đúng mức, thiếu sự
kiểm tra, đôn đốc đối với công tác thanh niên, có đôi khi là sự xem nhẹ, coi công tác thanh niên là
nhiệm vụ của tổ chức Đoàn.
Một số cơ sở Đoàn thiếu chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong lãnh
đạo, chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Năng lực thực tiễn của một số cán bộ Đoàn trong công tác tham mưu, chỉ đạo, tổ chức hoạt
động còn hạn chế. Công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng, luân chuyển cán bộ ở nhiều cơ sở Đoàn chưa
thật sự được quan tâm đúng mức, chưa đảm bảo nguồn cán bộ thay thế, có lúc, có nơi bị động làm ảnh
hưởng đến hiệu quả phong trào chung.
Trong công tác phát triển Đảng viên mới, tổ chức Đoàn chỉ mới dừng lại ở việc phát hiện,
giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng mà chưa thật sự chú trọng tạo môi trường thử thách, rèn luyện
để đoàn viên có đủ điều kiện trở thành đảng viên.
Điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất, nguồn lực phục vụ hoạt động công tác Đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi còn gặp nhiều khó khăn.
Tiểu kết chương 2
Chương 3
12
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN
CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI
TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Quan điểm, phương hướng tăng cường sự tham gia của cán bộ Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước
3.1.1. Quan điểm
Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng (khóa X) đã tiến hành tổng kết 10 năm thực
hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/6/1997 của BCH Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Chiến
lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nghị đã kết luận về việc đẩy mạnh việc
thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020”.
Xây dựng đội ngũ cán bộ gắn với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách, với việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mục tiêu cần đạt được là xây dựng đội ngũ
cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2017-2022) đã xác định phương
hướng: “Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh, trọng tâm là
chất lượng cơ sở, chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn và mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh
niên. Phát huy vai trò đội dự bị tin cậy của Đảng, là lực lượng trung kiên, gần Đảng nhất, tích cực
tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm chăm sóc,
giáo dục thiếu nhi; mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác quốc tế thanh niên”[5, tr16]. Đối với
công tác tổ chức xây dựng Đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục xác định “Chất lượng cơ sở là
trọng tâm; cán bộ là then chốt; đoàn kết, tập hợp thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu” [5, tr21].
3.1.2. Phương hướng cụ thể
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Phú Yên lần thứ IX (nhiệm kỳ 2017-2022),
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, đồng thời triển khai
phổ biến, quán triệt nghị quyết tới toàn thể cán bộ, ĐVTN. Về quan điểm công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ Đoàn cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung cơ bản như sau:
Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo
đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, lòng say mê, có kỹ năng nghiệp vụ cao và được ĐVTN tín nhiệm.
Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn xuất phát từ phong trào thực tiễn và từ đó tuyển chọn, bổ
sung đội ngũ cán bộ Đoàn, chú ý đến chất lượng công việc.
Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn từ tỉnh đến cơ sở có trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ
năng nghiệp vụ đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định của Quy chế cán bộ Đoàn, các nghị quyết,
chương trình hành động của BTV Tỉnh ủy.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ về nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội
về trình độ chính trị và nghiệp vụ.
13
3.2. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
vào hoạt động quản lý nhà nước tại tỉnh Phú Yên
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Đoàn Thanh niên về
vai trò của Đoàn trong tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước
Thứ nhất, các cấp ủy Đảng cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí của
thanh niên và công tác thanh niên trong tình hình mới.
Thứ hai, đẩy mạnh việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục thanh niên.
Thứ ba, phát huy vai trò xung kích của thanh niên và Đoàn thanh niên trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước.
Thứ tư, đổi mới cách nhận thức, đánh giá phiến diện về thanh niên và Đoàn thanh niên.
Thứ năm, bản thân thanh niên tự nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của mình từ đó xác
định nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước và
của chính quyền tỉnh cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hê ̣thống pháp luâṭ về thanh thiếu niên, tạo môi
trường pháp lý thuận lợi cho sự hình thành, phát triển và giáo dục nâng cao ý thức của thanh thiếu
niên.
Thứ hai, cần tiếp tục nâng cao nhận thức và nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò và
tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật
cho đoàn viên, thanh thiếu niên nói riêng.
Thứ ba, đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên phù
hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện địa bàn.
Thứ tư, xây dựng, củng cố đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trong hệ thống
tổ chức Đoàn.
3.2.3. Tạo điều kiện, cổ vũ cán bộ Đoàn của tỉnh tham gia xây dựng tổ chức bộ máy
chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương
Thứ nhất, chú trọng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn.
Thứ hai, thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ Đoàn.
Thứ ba, quan tâm công tác bố trí, sử dụng, luân chuyển, điều động cán bộ Đoàn.
Thứ tư, thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn.
3.2.4. Khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ Đoàn của tỉnh tham gia vào các hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Sự tham gia của tổ chức Đoàn và cán bộ Đoàn vào các hoạt động phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh có thể nhìn từ hai vấn đề đó là tổ chức các phong trào tình nguyện trong thanh niên; đồng
hành với thanh niên trong lập thân lập nghiệp. Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và khắc
phục những hạn chế trong thời gian tới cần triển khai các giải pháp sau:
Đẩy mạnh các phong trào tình nguyện trong thanh niên:
14
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục cho đoàn viên, thanh niên có nhận thức sâu
sắc về nghĩa vụ và trách nhiệm đối với đất nước, sự phát triển của đất nước trong tương lai từ đó
khơi gợi lòng yêu nước của đoàn viên, thanh niên.
Thứ hai, đa dạng hóa phương thức tổ chức các phong trào thanh niên tình nguyện.
Thứ ba, cần quan tâm đến chính sách cụ thể đối với đoàn viên, thanh niên tham gia phong trào.
Thứ tư, chú trọng vai trò dẫn dắt, tiên phong của người cán bộ Đoàn.
Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp:
Thứ nhất, tạo nguồn vốn ban đầu cho thanh niên lập thân lập nghiệp.
Thứ hai, trong quá trình phát triển kinh tế cần chú trọng đào tạo trình độ, kiến thức, kỹ
năng của đoàn viên, thanh niên trong quá trình phát triển kinh tế, nhân rộng các mô hình hiệu quả.
Thứ ba, nâng cao chất lượng giới thiệu việc làm cho thanh niên.
Thứ tư, thực hiện đồng bộ chương trình đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp và
đồng hành với thanh niên trong học tập và nghiên cứu, khoa học.
Thứ năm, tổ chức Đoàn, cán bộ Đoàn cần thực sự là tiên phong và đồng hành với thanh
niên.
3.2.5. Cán bộ Đoàn tích cực tham gia kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây
dựng Đảng, chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức
Trước hết các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh cần làm tốt công tác kiểm tra, giám sát nội bộ
với cán bộ Đoàn nói riêng và tổ chức Đoàn cấp dưới nói chung, đây là nhiệm vụ thường xuyên và
liên tục, thông qua đó sẽ làm vững mạnh thêm tổ chức Đoàn và kịp thời phát hiện những thiếu sót
của cán bộ Đoàn để có biến pháp chấn chỉnh, đào tạo bồi dưỡng nhằm xây dựng thế hệ cán bộ trẻ
trong tương lai được tốt và hoàn thiện hơn:
Thứ nhất, thường xuyên, liên tục tiến hành kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ Đoàn.
Thứ hai, định kỳ hàng năm, các cấp bộ Đoàn có kế hoạch kiểm tra, giám sát BCH, BTV
Đoàn cấp dưới.
Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho tiếng nói của đoàn viên, thanh thiếu nhi,
là một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân thì việc thực hiện các Quyết định số 217 và 218 của Bộ
Chính trị là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tổ chức Đoàn, qua đó phát huy quyền làm chủ của đoàn
viên, thanh thiếu nhi, góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh. Tuy nhiên, đây có thể
nói là khâu yếu nhất của tổ chức Đoàn, cán bộ Đoàn toàn tỉnh hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát
chưa thể hiện rõ nét, công tác phản biện xã hội thì chưa có những ý kiến thật sự trọng lượng, đúng
trọng tâm cần phản biện do đó chất lượng chưa cao. Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là làm sao nâng
cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội; phát huy vai trò
chủ động của tổ chức Đoàn, cán bộ Đoàn trong công tác kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội bên
cạnh đó tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, sự đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền, trân
trọng sự hỗ trợ, đóng góp và giúp đỡ của đoàn viên, thanh niên. Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm
15
tra, giám sát, phản biện xã hội đối với chính quyền và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền
cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc trong các cấp ủy
Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, trong cán bộ, đảng viên đặc
biệt là xác định rõ quyền và trách nhiệm của cán bộ Đoàn, tổ chức Đoàn về việc thực hiện quy định
về giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Thứ hai, nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng các cấp trong hoạt động giám sát, phản biện
xã hội.
Thứ ba, UBND các cấp và các ban ngành, các đơn vị cần xem công tác kiểm tra, giám sát,
phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội là góp phần làm cho đơn vị, địa phương mình
mạnh hơn, ngăn ngừa những sai phạm, cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Thứ tư, tăng cường bồi dưỡng, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ Đoàn
để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội.
Thứ năm, tổ chức Đoàn cần chủ động xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát.
Thứ sáu, chú trọng công tác cán bộ trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, phản
biện xã hội.
Thứ bảy, trong công tác giám sát cần nghiên cứu, xem xét các văn bản liên quan đến hoạt
động, nội dung giám sát; Trong công tác phản biện xã hội cần tổ chức hội nghị, gửi dự thảo văn
bản phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện xã hội hoặc tổ
chức đối thoại trực tiếp với cơ quan có vấn đề cần được phản biện xã hội.
Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội chính là thực hiện tốt
quyền làm chủ của nhân dân, đoàn viên, thanh niên một cách thực chất, qua đó xây dựng xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh.
3.2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_su_tham_gia_cua_can_bo_doan_thanh_nien_cong.pdf