Tóm tắt Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều

Nếu cái tôi đời tư, thế sự trong thơ Nguyễn Quang Thiều đầy

khắc khoải, cô đơn với nỗi buồn thực chứng để củng cố niềm tin làm

ấm lòng người, thì cái tôi trữ tình triết lý, chiêm cảm lại hướng về

nhân sinh, về khách thể với cách chiếm lĩnh và lý giải riêng: nhiều

trở trăn, khát khao và giao cảm. Tình yêu cuộc sống, sự khát khao

giao cảm với đời là niềm đam mê cháy bỏng của cái tôi trữ tình triết

lý, chiêm cảm Nguyễn Quang Thiều. Đọc thơ Nguyễn Quang Thiều,

đâu đâu ta cũng thấy ông nhập vai vào khách thể, từ thế giới sinh vật

cỏ, cây, hoa, lá đến các hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng, gió,

trăng để liên hệ, so sánh. Mỗi sự nhập vai nhà thơ gắn vào chúng một

chiều sâu suy tưởng. Có khi ông gọi đó là trò chơi của ảo giác.

Cái tôi trữ tình triết lý - chiêm cảm trong thơ Nguyễn Quang

Thiều hiện đại, phức hợp, không dễ nắm bắt. Bởi ông luôn thể hiện

chúng bằng cảm quan nghệ thuật phong phú và linh hoạt, thể hiện

được cốt cách thi sĩ giàu tiềm năng trí tuệ và cảm xúc

pdf26 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhóm nội dung chủ yếu sau: a. Hồi ức về tình yêu, tuổi trẻ và chiến tranh Ngôi nhà mười bảy tuổi là tập thơ đầu tay của Nguyễn Quang Thiều. Không trực tiếp cầm súng đứng trên chiến hào, nhưng hít thở và ám ảnh bầu không khí đẫm mùi thuốc súng và trực tiếp chứng kiến những mất mát, đau thương xung quanh người thân và quê hương mình từ thuở sơ sinh cho đến lúc trưởng thành, nên chiến tranh hiện lên trong sáng tác đầu tay của Nguyễn Quang Thiều với đầy đủ tính chất và chiều kích của nó. Song song với những bài thơ viết về chiến tranh, những khúc du ca trữ tình cũng là một phần chính yếu trong tập thơ này. Đó là cái tôi trữ tình công dân lặng lẽ, thẳm sâu, một tình yêu quê hương thống thiết; đó là những kỷ niệm ấu thơ, những ước ao về phút giây bé dại, hồn nhiên bên người mẹ hiền. Đặc biệt, trong những khúc du ca trữ tình này là những bài viết về tình yêu - một đề tài muôn thuở của thi ca. Nhìn chung, mặc dù đã có những chiêm nghiệm ban đầu về cuộc sống nhưng tập thơ Ngôi nhà mười bảy tuổi chỉ có tác dụng giới thiệu hơn là định hình một tên tuổi. 6 b. Nỗi niềm hoài cổ những giá trị văn hoá truyền thống Hai tập thơ Sự mất ngủ của lửa (1992) và Những người đàn bà gánh nước sông (1995) là sự truy nguyên và tái hiện giá trị văn hóa trong tiềm thức và văn hóa chốn làng quê. Song song với niềm tự hào là nỗi niềm đau đáu hoài cổ khi những nét đẹp truyền thống đang dần mất đi; cố níu giữ nhưng ông cũng cảm nhận được sự tàn phai bởi quá trình đô thị hóa c. Nỗi âu lo và tiếng kêu cứu bảo vệ giá trị truyền thống văn hóa Nhịp điệu châu thổ mới của Nguyễn Quang Thiều được xem là tiếng than khóc cho sự đổ vỡ sâu sắc đời sống văn hóa tâm linh của thời kỳ đô thị hóa. Trong xã hội tiêu dùng, khi vật chất đang nắm giữ vị thế tối ưu và trở thành nhu cầu tối thượng thì nó nghiễm nhiên trở thành thước đo của mọi thứ, cả tích cực và tiêu cực. Khi ấy, con người dường như thờ ơ với các giá trị văn hóa, thậm chí còn cố tình xâm hại nó vì lợi ích của cá nhân mình. 1.2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU 1.2.1. Quan niệm về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ luôn có ý thức về thiên chức của nhà thơ và vai trò của thi ca - với tư cách là một hình thái ý thức xã hội và ý thức thẩm mỹ đặc thù. Do vậy, ông luôn lập ngôn và lập tứ một cách có ý thức. Nhà thơ chính là người luôn mơ mộng và luôn đổi mới. Đó là bản mệnh và khát khao chính đáng của họ, đặc biệt là những nhà thơ có tài. Nguyễn Quang Thiều muốn mỗi bài thơ, tập thơ của mình phải thực sự để lại dấu ấn mơ ước và sáng tạo nghệ thuật của chính mình. 1.2.2. Quan niệm về thơ ca “Thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôi muốn nói đến là: có thể những bài thơ cụ thể nào đó 7 không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới”. “Mỗi bài thơ dù ngắn hay dài thì mục đích cuối cùng của nó phải tạo ra những sự kiện tâm hồn. Chỉ như vậy, cuộc cách mạng về Mỹ học trong tác phẩm nghệ thuật mới được thực thi”. Đó chính là quan niệm nền tảng mà Nguyễn Quang Thiều xác định và phát huy, phát triển chúng lên thành quan niệm triết mỹ, được thể hiện một cách đa dạng và linh hoạt cho từng thi phẩm. 1.3. CÁC KHUYNH HƢỚNG TƢ DUY TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU 1.3.1. Khuynh hƣớng lạ hóa và tự do hóa hình thức Ông không viết những điều để người đọc thích thú mà ông viết về những điều buộc người ta phải suy nghĩ. Thơ ông có xu hướng trình bày, bóc trần hiện thực bằng cái nhìn nhân ái, nhưng xót xa và đậm tính chất nghi vấn, đối thoại. Ở đó, ông dẫn người đọc vào những không gian kỳ lạ với rất nhiều luồng lạch, ngõ ngách và tâm trạng khác nhau. Chúng hoàn toàn xa lạ với cách nhìn một chiều, cũ kỹ và bất biến. Vì vậy, thơ ông thường tạo ra những hiệu ứng đa chiều, thích nghi cho những người thích truy tìm, khám phá. Có phải do chính điều này, mà nhiều người đã nói đến tính khó hiểu của thơ ông chăng? Cùng với khuynh hướng lạ hóa là khuynh hướng tự do hóa hình thức câu thơ. Đây chính là thi pháp đáng chú ý ở thơ Nguyễn Quang Thiều. Nhờ thế mà hiện thực được đi vào thơ thoải mái, giúp nhà thơ có dịp so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa và chiêm nghiệm một cách cụ thể; từ đó, khái quát và đặt vấn đề, lý giải vấn đề vừa cụ thể vừa đa dạng, vừa quen thuộc nhưng lại vừa lạ hóa. 1.3.2. Khuynh hƣớng triết lý, chiêm nghiệm Triết lý trong thơ Nguyễn Quang Thiều nhiều khi là những đối lập nghịch lý nhưng hợp lý; có khi là những đối lập bất ngờ không có 8 trong ký ức của người đời, nhưng lại hiện lên những chiêm nghiệm và suy ngẫm về những liên hệ khác trong cuộc sống: “Chúng ta th- ường chăm sóc những ngôi mộ - bằng nỗi sợ hãi và tiếc thương - Nh- ưng ít người chúng ta nhìn thấy - cỗ xe tang lộng lẫy - Trong tiếng trống tưng bừng - Làm thần chết cũng hết phiền muộn”. Vậy mà tên tuổi người quá cố lại được khắc uy nghiêm trong phiến đá: “Và tên tuổi chúng ta được khắc - Trên phiến đá lặng im - Lấp lánh và uy nghiêm - Như tên các vị thánh” (Thay lời nguyện cầu). Chất triết lý trong thi ca của những nhà thơ tài danh thường được cấu trúc bằng những ngôn ngữ và hình ảnh nghịch lý, nhưng là “sự nghịch lý nằm trong tính toàn thể của nó, bao gồm cả hình thức và nội dung, để cuối cùng người đọc nhận ra một nét riêng, một phong cách đặc biệt từ sự hài hòa này” (Hồ Thế Hà). Thơ Nguyễn Quang Thiều thường thể hiện theo lối này nhằm gợi nên những triết lý, chiêm nghiệm mới mẻ. Sự biểu đạt tính triết lý và chiêm nghiệm được Nguyễn Quang Thiều thể hiện với nhiều cấp độ và cấu trúc khác nhau để làm giàu suy tưởng, liên tưởng. Tính ký hiệu, tính biểu trưng của ngôn ngữ còn được tác giả sử dụng đa dạng và linh hoạt, tạo ra những kết cấu nhiều tầng, để có thể biểu đạt nhiều quá trình, nhiều vấn đề phức tạp của đời sống. * * * Hành trình thơ Nguyễn Quang Thiều song hành cùng hành trình cuộc sống để làm nên những tiếp nối thi pháp nghệ thuật. Ở đó, chủ thể sáng tạo luôn cảm nhận sâu sắc bước ngoặt chuyển mình của đời sống xã hội và hằng số tâm lý của con người để không ngừng thể nghiệm và đổi mới thi ca. Cùng sáng tác, cùng nghĩ về nghề, nghĩ về 9 thơ và nghĩ về sứ mệnh nhà thơ, Nguyễn Quang Thiều đã khái quát thành những quan niệm nghệ thuật hợp quy luật, có khả năng tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật cho thơ ông trong từng chặng hành trình. Những khuynh hướng tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều cũng từ đó hình thành, vận động và phát triển, phù hợp với tầm đón đợi của độc giả và phù hợp với chính quy luật thi ca. CHƢƠNG 2 THẾ GIỚI HÌNH TƢỢNG VÀ BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU 2.1. HÌNH TƢỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH - TÁC GIẢ 2.1.1. Cái tôi trữ tình đời tƣ, thế sự Cái tôi trữ tình đời tư trong thơ Nguyễn Quang Thiều thể hiện nhiều trạng thái, cung bậc tình cảm khác nhau. Ban đầu, đó là những run rẩy, thơ ngây của tuổi học trò, nhiều mộng mơ nhưng nhút nhát: “Ta giấu một tình yêu chưa giới tính - Sau nâu nâu vạt áo học trò - Ta khóc vụng một ngày thưa bóng mẹ - Tiếng gà buồn mổ rỗ mặt hoàng hôn”. Nhưng rồi, những gì đến sẽ đến. Và người con trai đã không chỉ một lần buốt nhức, khi: “Mười ngón tay em buốt đau mười phía - Như những móng chim hoàng anh - Quắp vào ta như quắp một cành khô”. Và cuối cùng, một trạng thái xót xa khác hiện ra trên gương mặt bỏng rát: “Ta khắc khoải hình dung khuôn mặt em mà không sao nhớ nổi - Chỉ mang cá thở dồn làm ngực ta tắc nghẹn - Chỉ đuôi cá mềm quẫy tung nước làm bỏng rát mặt ta” (Mười một khúc cảm - VII). Nhưng càng về sau, tình yêu trong thơ Nguyễn Quang Thiều chín chắn hơn, từng trải hơn, bởi ông đã đi qua “ngôi 10 nhà tuổi mười bảy” hồn nhiên để mở tâm hồn mình ra đường chân trời rộng lớn với những va đập của cuộc sống và những day dứt của bản thân mình. Vì vậy, tình yêu giờ đây có thêm cung bậc mới, trầm tư hơn, gắn với những vui buồn thế sự. 2.1.2. Cái tôi trữ tình triết lý, chiêm cảm Nếu cái tôi đời tư, thế sự trong thơ Nguyễn Quang Thiều đầy khắc khoải, cô đơn với nỗi buồn thực chứng để củng cố niềm tin làm ấm lòng người, thì cái tôi trữ tình triết lý, chiêm cảm lại hướng về nhân sinh, về khách thể với cách chiếm lĩnh và lý giải riêng: nhiều trở trăn, khát khao và giao cảm. Tình yêu cuộc sống, sự khát khao giao cảm với đời là niềm đam mê cháy bỏng của cái tôi trữ tình triết lý, chiêm cảm Nguyễn Quang Thiều. Đọc thơ Nguyễn Quang Thiều, đâu đâu ta cũng thấy ông nhập vai vào khách thể, từ thế giới sinh vật cỏ, cây, hoa, lá đến các hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng, gió, trăng để liên hệ, so sánh. Mỗi sự nhập vai nhà thơ gắn vào chúng một chiều sâu suy tưởng. Có khi ông gọi đó là trò chơi của ảo giác. Cái tôi trữ tình triết lý - chiêm cảm trong thơ Nguyễn Quang Thiều hiện đại, phức hợp, không dễ nắm bắt. Bởi ông luôn thể hiện chúng bằng cảm quan nghệ thuật phong phú và linh hoạt, thể hiện được cốt cách thi sĩ giàu tiềm năng trí tuệ và cảm xúc. 2.2. HÌNH TƢỢNG CUỘC SỐNG VÀ NHÂN VẬT 2.2.1. Hình tƣợng nông thôn và con ngƣời chân quê, nhân hậu Thơ Nguyễn Quang Thiều là thế giới của hồi tưởng và đồng hiện, bởi vì ở đó, ông đã miêu tả những cảnh vật và con người đồng hiện trong cả ba kiểu thời gian và không gian (quá khứ, hiện tại và tương lai). Trước hết là cố hương ông: “Tôi hát bài hát về cố hương tôi - Khi tất cả đã ngủ say - Dưới những vì sao ướt đẫm - Những 11 ngọn gió hoang mê dại tìm về”. Trên cái nền cuộc sống làng quê, mà làng Chùa là biểu tượng, Nguyễn Quang Thiều đã khắc họa bằng thơ hình ảnh những con người dân quê chân chất, mộc mạc, nhân hậu, nhẫn chịu đến cao cả. Đó là mẹ, là cha, là người bà, là những người đàn bà, con gái, người già và em trẻ yêu quý nhất đời ông. Nhưng trên tất cả là mẹ, là bà . Hình tượng Mẹ được đặt trong bao la sông Đáy, là cội nguồn tỏa mát tâm hồn và nỗi nhớ trong ông. Người bà nội của nhà thơ trong Châu thổ có những nét của cổ tích: nhân hậu nhưng huyền ảo với mái tóc thật dài và một giọng nói như từ thế giới khác vọng về: “Có lần tôi đã nói rằng, bà tôi - một nông dân không biết chữ là nhà văn đầu tiên và vĩ đại của tuổi thơ tôi” (Thay lời tựa). Từ hình ảnh người bà, người mẹ, nhà thơ phóng chiếu thành những người đàn bà mang thiên tính nữ cao đẹp trong thơ. Họ là những người gắn bó với quê hương, sông nước và cỏ hoa, gắn với những gì đồng nghĩa với “sự thủy chung, dạt dào và tái sinh mầu nhiệm. Đó là những biểu tượng lâu đời nhất, giống như những thần thoại, cổ tích làm nên sự sống bền vững và nhân bản của cõi người. Giờ trong ký ức chập chờn nguồn cội, ông như thấy những người phụ nữ ấy hiện về nguyên vẹn sau nửa đời lưu lạc, di thê” (Hồ Thế Hà). 2.2.2. Hình tƣợng đô thị và con ngƣời phân hóa, bất an “Nguyễn Quang Thiều đã sâu sắc nhận ra bước ngoặt chuyển mình của hiện thực đời sống và hiện thực tâm lý. Và thơ là hình thái phản ánh chân thật, triết lý và sinh động nhất, thông qua những đối lập, va chạm và phát hiện mới mẻ của nhà thơ, bằng ngôn ngữ cũng giàu hàm ngôn và diệu vợi nhất. Hồn cuộc sống được vực dậy từ những ký ức gần và ký ức xa. Có thể xem Gọi hồn là bài thơ khái quát nhất cho cảm thức về hiện thực mới này”. 12 Sự đổi thay cua một xã hội kéo theo những thay đổi cấu trúc tâm lý và hành vi của con người, chưa kể sự thay đổi cơ chế xã hội, lại có nguy cơ phân hóa và tha hóa về lối sống cũng như tệ nạn xã hội khác. Con người nhiều khi là nạn nhân của chính mình. Họ chiến thắng hoàn cảnh hay cam chịu và chạy trốn trước hoàn cảnh: “Chạy trốn điện thoại, xa-lông mút - Chạy trốn lễ sinh nhật - Chạy trốn tiếng gõ cửa - Chạy trốn chìa khóa - Chạy chốn bát đĩa và sách dạy nấu ăn - Chạy trốn những tã lót, quần áo cũ phơi rợp trên những nóc nhà thành phố”. 2.3. THẾ GIỚI BIỂU TƢỢNG ĐẶC TRƢNG 2.3.1. Làng Chùa, Dòng sông và Cánh đồng Hình tượng mẫu gốc ám gợi nhất trong thơ Nguyễn Quang Thiều là làng Chùa – nơi chôn nhau cắt rốn của ông, nơi mà ông – với tư cách một nhà thơ đã tự cho phép mình phải tuyên ngôn về nó như một tình cảm và mệnh lệnh tối thượng mà ông gọi là Bản tuyên ngôn của giấc mơ. Mẫu số chung làng Chùa lặp đi lặp lại thành những ám ảnh thơ, hình tượng thơ. Đó là những khu vườn, là ông bà và bố mẹ, là thế giới của côn trùng và loài vật, cỏ cây hoa lá, là những người đàn bà quê tần tảo và những đứa trẻ dáng nâu, là dòng sông Đáy dạt dào trong tâm thức... Đó chính là thế giới hiện thực hiển minh và trầm tích, làm thành văn hóa, phong tục trong thơ Nguyễn Quang Thiều mà ông gọi là “nỗi buồn - báu vật cố hương tôi”. Hình tượng ám ảnh và hiện diện đa dạng trong thơ Nguyễn Quang Thiều như biểu tượng gốc, đó là dòng sông. Có lúc đó là con sông Đáy có thực trong quan hệ thiêng liêng, cụ thể của thi nhân, có lúc đó là con sông tâm tưởng trong tiềm thức, trong những quan hệ vô thức. Có khi dòng sông lại là những mảnh vỡ của tâm trạng nhà 13 thơ. Từ dòng sông thật đến dòng sông tâm tưởng, Nguyễn Quang Thiều đã đi tìm hình bóng một người xa trong gập ghềnh nỗi nhớ: “Trong tiếng thở dài như dòng sông cạn - Trong tiếng ho như con đường xóc - Tôi đi tìm em” (Cánh buồm). Nhưng rồi cuối cùng, dòng sông Đáy - con sông thật quê ông - lại đồng hiện trong dòng suy tưởng của ông. Để giờ đi xa còn nhói buốt những nỗi buồn. Dòng sông tượng trưng cho những gì mát mẻ, trôi chảy, sinh sôi; nhưng dòng sông trong thơ Nguyễn Quang Thiều có gì như uất nghẹn, quặn đau do cuộc sống khổ nghèo và do chiến tranh dai dẳng làm cho con người càng vất vả, gian lao. Bên cạnh biểu tượng làng Chùa và dòng sông là biểu tượng những cánh đồng. Ba biểu tượng này có quan hệ mật thiết với nhau trong trường hiện thực và trường liên tưởng. Đó là hình ảnh những cánh đồng rau khúc, những cánh đồng lúa bao mùa mưa nắng, những con đường phù sa, những triền sông ngô cỏ và bao hình ảnh khác hiện về cho rưng rưng nước mắt. Biểu tượng cánh đồng còn được quy chiếu với nguyên lý tính Mẫu như những tụng ca vẻ đẹp tràn đầy sức sống. Cánh đồng luôn sinh sôi trong tính chất tươi non, tinh khôi và trong suốt như bản chất nội hàm của nguyên lý tính Mẫu. Cánh đồng bao giờ cũng được nhìn ngắm với vẻ đẹp mênh mông, bát ngát đến chân trời. Nó như vẻ đẹp bản nguyên của Đất. Nó là nơi lưu giữ những ký ức tuổi thơ, là linh hồn của đất đai, châu thổ. Nó là nơi tình yêu đầu đời của những đôi trai gái làng yêu nhau và gắn bó. 2.3.2. Đất, Lửa và Ngôi mộ Có một biểu tượng nhức nhối khác gắn với quê hương, gắn với làng Chùa là Đất, có khi ông gọi là Đất đai hay Châu thổ. Đất trong thơ ông cũng lạ và được nhìn ngắm từ cội nguồn văn hóa làng quê. 14 Đất đang biến đổi và vận động theo vết loang của chính nó và vết loang của tâm cảm nhà thơ. Đất lại sưởi ấm lòng người trước những giá lạnh của tình người, của nhân tình, thế thái. Nhìn trái đất, ông sẽ nghĩ về sự kết thúc và nối tiếp như một quy luật. Và con người cũng không thể khác: “Trái đất sẽ kết thúc bằng sự tự bóc vỏ - Con trai ơi, con sẽ sinh lại cùng ngày với cha”. Và “Trái đất sẽ kết thúc bằng sự tự nghiền hạt - Con trai ơi, con sẽ sinh lại cùng ngày với tổ tiên con” (Lời trăn trối của tương lai). Một biểu tượng thường trực khác trong thơ Nguyễn Quang Thiều là Lửa. Lửa là cổ mẫu của nhân loại có từ thuở xa xưa của lịch sử loài người trong huyền thoại, trong cổ tích, giờ được ông vực dậy trong liên hệ cụ thể với cuộc đời ông, với quê hương và những gì thân thương nhất: “Những ngôi nhà có lửa - Tôi nấp sau cánh cửa” để nhìn những chú mèo đang kêu trong bóng đen. Lửa luôn là biểu tượng ám gợi cội nguồn văn hóa, chạm đến chiều sâu tâm linh của con người. Lửa có nhiều biểu trưng, Lửa có thể là hủy diệt, đốt cháy, tàn phá sự sống bằng hơi nóng của nó. Lửa cũng có thể là biểu trưng cho dục vọng, chiến tranh và sự giận dữ, điên khùng. Nó cũng có thể biểu trưng cho sự soi sáng và tẩy uế hoặc nhiệt huyết và tái sinh mầu nhiệm của vạn vật. Có một biểu tượng đáng chú ý nữa trong thơ Nguyễn Quang Thiều, đó là nấm mộ. Nấm mộ như biểu tượng về mặc cảm chết trong thơ ông, nó có liên quan đến thế giới hiện sinh, những ám ảnh về sự ra đi, sự tan rã vào đất đai, cây cỏ và hư vô của kiếp người. Nấm mộ còn là hiện hữu của nỗi đau. Đó là biểu trưng cho thời gian mà trong chiều kích của nó, con người có thể sống thay niềm vui của người đã khuất để được an ủi, vỗ về. 15 Biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều giàu chất triết lý về con người và cuộc đời nên các biểu tượng trong thơ ông có giá trị khái quát về văn hóa, có gợi nhớ đến huyền thoại cổ xưa của con người, giúp người đọc nhận ra chính mình trong chiều sâu của cội nguồn quê hương và dân tộc. Dưới con mắt nhà thơ, Đất là sự sống bền vững của muôn loài, Lửa là khát vọng sống mãnh liệt, nhưng cũng là sự hủy diệt ghê gớm. Còn ngôi mộ là hình tượng vĩnh viễn của sự tàn phai, nhưng sống mãi trong ký ức của cộng đồng, nhất là trong ký ức của những gì đồng nghĩa với cội nguồn thiêng liêng, huyết thống. * * * Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều là hành trình đi tìm chính mình và phản ánh những tình cảm cộng đồng một cách chân xác và cao đẹp. Từ các dạng thức của cái tôi trữ tình trong tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều, ta bắt gặp tâm trạng cô đơn và nỗi buồn quê kiểng như một ám ảnh. Thơ ông chất chứa những suy tư, trăn trở, nhưng không phải để thụ động và bất lực mà chính là để khái quát thành những triết lý về cuộc sống và con người. Nhà thơ luôn hướng về cội nguồn của tâm linh, quê hương và dân tộc để vui buồn và ân nghĩa. Ông trở thành kẻ sầu xứ trong tha hương, lưu lạc, nhưng lại được giàu có trong ý nghĩa nhân văn của nhận thức và tư tưởng. Những tình cảm ấy làm hiện lên da diết quê hương làng Chùa của ông với những con người chân quê nhân hậu và gian khó. Từ đó, ông nhìn ra người khác và những kiếp người muôn thuở. Chúng ám ảnh ông để trở thành những biểu tượng văn hóa trong thơ. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều được đặt trong 16 các quan hệ bền vững như thế nên chúng có giá trị nhận thức về kinh nghiệm và quan hệ sống của nhân sinh. Tất cả đã trở thành thế giới nghệ thuật riêng của ông, đem lại cho người đọc những thông điệp chân thành, sâu lắng và có sức lay động về nhân sinh và thế sự. CHƢƠNG 3 PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU 3.1. THỂ THƠ VÀ KẾT CẤU THƠ 3.1.1. Thể thơ tự do Thơ Nguyễn Quang Thiều là thơ trữ tình hướng nội kết hợp cân bằng với hướng ngoại. Vì vậy mà cân bằng được giữa động và tĩnh, cái tôi và cái ta. Thơ phản ánh hiện thực, nắm bắt đời thường sôi động đang cuộn chảy, nhưng đồng thời cũng chiêm nghiệm, đề xuất và hy vọng. Những câu thơ theo thể thơ tự do đã tạo điều kiện cho tác giả bộc bạch mạch lòng của mình theo một nguồn mạch tuôn trào; tạo cho hình thức câu thơ linh hoạt, phóng khoáng. “Tính hiện đại trong thơ là một phẩm chất bộc lộ cả trong nội dung và hình thức, trong một hòa điệu gắn bó giữa các nhân tố về tư tưởng và nghệ thuật”. Nguyễn Quang Thiều đã dùng thể thơ tự do như là một đặc trưng phong cách, chiếm vị trí độc tôn trong sáng tác của ông. Đơn cử như trong tuyển tập thơ Châu thổ gồm 144 bài thì chỉ có 03 bài là tuân thủ khá nghiêm túc quy tắc vần, điệu, thể thơ (Dâng trà, Bây giờ đang cuối mùa đông, Có một con mèo hoang). Xác định rạch ròi hình thức tư duy và sáng tạo, bỏ qua hết mọi quy tắc vần điệu và luật bằng trắc, vượt qua giới hạn của khổ thơ và số lượng tiếng trong một 17 câu thơ, hầu hết những sáng tác của Nguyễn Quang Thiều đều theo thể thơ tự do. Câu thơ như một lời tự sự, không tuân thủ theo bất cứ quy định của thể loại nào. Câu thơ không hạn định về số lượng âm tiết, có thể một, hai nhưng cũng có thể rất nhiều. Bài thơ thường không phân khổ; nếu có đi chăng nữa thì cũng không là bốn câu như thông thường: “Đã tắt lâu rồi ngọn lửa bên lều trại - Đã xa lắm rồi bước chân các em - Chỉ còn trong công viên những vòm cây im lặng - Và anh quỳ trên cỏ - Nhớ mái tóc các em” (Nhớ những em bé gái châu Phi). 3.1.2. Kết cấu thơ a. Kết cấu điện ảnh Trong kiểu kết cấu này, nhà thơ đã chủ ý đặt nhiều bối cảnh cuộc sống xung quanh hình ảnh thơ, xung quanh vấn đề mà mình cần phản ánh. Đây là loại kết cấu đặc trưng và cũng phát huy tối đa sức mạnh của thơ văn xuôi. Kết cấu kiểu này đã làm cho thơ Nguyễn Quang Thiều như những khúc phim quay chậm, liên tiếp hiện ra những cảnh đời, những số phận, làm người đọc liên tiếp bị xúc động và có dịp nhận thức những cảnh trạng và số phận khác nhau của mỗi con người. Trên văn bản thơ Nguyễn Quang Thiều, nếu chú ý ở cách phân chia các khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ... thì ta sẽ thấy ông chú ý đến tính hình thức rất rõ. Thường chúng có liên hệ nhau trong sự đồng đẳng của cách gọi tên: Màu đen, Màu trắng, Màu vàng... Rồi Khúc ca buổi tối, Khúc ca ban mai..., Có cả Bản tuyên ngôn của cơn mơ, Bản tuyên ngôn của làng Chùa... Có Mười một khúc cảm. Rồi có cả hàng loạt những con số đặt tên cho bài thơ như 0h7’, 0h17’, 10h13’, 17h43’... Tất cả gợi lên những “scene” (cảnh) của điện ảnh, những cảnh trong một cuộn phim. 18 b. Kết cấu kiểu khối vuông ru-bich Nếu nhìn thơ Nguyễn Quang Thiều theo cách xoay những ô của khối vuông ru-bich, thì rõ ràng ta nhận được vô số những cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ tuôn ra từ mạch nguồn của tình yêu và sự sống mà nhà thơ từng chứng kiến và nếm trải. Đó là những ước mơ, có khi là những ước mơ đánh lừa cảm giác của mình để được thỏa mãn những cơ chế tự vệ của tâm lý. Kết cấu kiểu ru-bích sẽ tăng cường tính đối thoại cho tác phẩm, mở rộng biên độ của tiếp nhận, phát huy tối đa khả năng sáng tạo của người đọc và tránh sự áp đặt từ phía chủ thể sáng tạo. Đây là một trong những tìm tòi, thể nghiệm khá thành công của Nguyễn Quang Thiều. 3.2. NGÔN NGỮ THƠ, GIỌNG ĐIỆU THƠ 3.2.1. Ngôn ngữ thơ a. Ngôn ngữ đời thường giàu chất tự sự và giãi bày Thơ Nguyễn Quang Thiều không cầu kì, bóng bẩy, nhưng lại giàu hình ảnh, hình tượng, được tác giả đặt trong nhiều kỷ niệm và quan hệ nên liền mạch, thể hiện cái nhìn về cuộc sống đa phương, đa tầng với quan niệm thẩm mỹ riêng, không lẫn với những nhà thơ khác. b. Ngôn ngữ suy nghiệm giàu sức liên tưởng và đa nghĩa Thơ Nguyễn Quang Thiều là những chỉnh thể mỹ học đầy cảm xúc, mang giá trị ngữ nghĩa đa dạng. Nó được hình thành từ trong trí tưởng tượng và vốn sống phong phú, vốn từ vựng đặc sắc riêng của ông. Tuy là thơ tự do, nhưng ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều cô đọng, súc tích nên sinh động, đa nghĩa. Ngôn ngữ thơ ông tự do biến ảo, gợi những liên tưởng đa tàng, đa nghĩa, biểu hiện những va chạm, sinh thành của cuộc sống và con người hiện đại. 19 3.2.2. Giọng điệu thơ a. Giọng trữ tình suy tư, lý lẽ Đồng hiện những buồn vui, ân nghĩa với cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, giọng điệu thơ Nguyễn Quang Thiều không chỉ mang một âm hưởng, một tính chất mà đa dạng, đa thuộc tính. Khi thì nhẹ nhàng sâu lắng với những khúc trữ tình ở miền quê:“Làng quê ơi, bao năm xa cách - Đêm nay tôi trở lại làng” (Bầy chó của tôi); khi thì bâng khuâng, tự thú trong tình yêu: “Tôi cần có những đêm gần sáng - Để thấy chính mình soi bóng xuống suy tư” (Đêm gần sáng); khi trầm tư, trăn trở bên hình bóng mẹ hiền:“Sông Đáy ơi, sông Đáy ơichiều nay tôi trở lại - Mẹ tôi đã già như cát bên bờ” (Sông Đáy); khi gay gắt, day dứt và mang cảm hứng phê phán trước cái ác, trước những nghịch lý của cuộc sống và ước mơ: “Thế giới còn lại từng đó người - Chúng ta tắm trong đầm lầy nhu nhược và ngạo mạn - Bong bóng bùn mở miệng mỉa mai chúng ta” (Những học sinh mới và một thầy giáo cũ). Nhưng chủ đạo trong thơ Nguyễn Quang Thiều là giọng trữ tình suy tư, lý lẽ và giọng trữ tình hoài niệm, thương xót. Với giọng điệu suy tư, lý lẽ, Nguyễn Quang Thiều đã bộc lộ cái tôi trữ tình nhân bản, thấm đẫm văn hóa, để lại dấu ấn riêng trong lòng mỗi độc giả. b. Giọng trữ tình hoài niệm, thương xót Với giọng điệu này ông muốn bơi ngược dòng sông ký ức cội nguồn để đồng hiện những kỷ niệm thương xót, day dứt, ám ảnh không nguôi về thân phận, về kiếp người trong cõi nhân sinh, nhất là với làng Chùa và thế giới nhân sinh của quê ông. Chính nỗi buồn - “báu vật” đó mà ông phải giữ gìn nó như mệnh lệnh, đã làm cho giọng điệu thơ Nguyễn Quang Thiều thâm trầm, gọi mời được biết 20 bao tâm hồn đồng cảm. Dĩ nhiên là giọng điệu thơ Nguyễn Quang Thiều còn nhiều đặc điểm nữa như giọng nghi vấn và phản biện, giọng khẳng định và yêu thương nhưng trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi xin không được đề cập đến. Và đó cũng chính là hướng mở cho những ai quan tâm tiếp tục nghiên cứu. 3.3. NHỮNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC 3.3.1. So sánh, đối lập Biện pháp so sánh trong thơ Nguyễn Quang Thiều thường rất lạ, nó xuất phát từ kiểu tư duy mang màu sắc triết lý theo kinh nghiệm cá nhân của ông. Biện pháp so sánh thường xuất hiện nhất trong thơ Nguyễn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrannguyenminhthanh_tt_7206_1947858.pdf
Tài liệu liên quan