MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .
MỤC LỤC. 3
MỞ ĐẦU .
CHƢƠNG 1. 5
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ. 5
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA THỎA THUẬN THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ . 5
1.1.1. KHÁI NIỆM THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ . 5
1.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ . 6
1.1.3. Ý NGHĨA . 6
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUY ĐỊNH THỎA THUẬN THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ . 6
1.2.1. XUẤT PHÁT TỪ BẢN CHẤT CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂNSỰ. 6
1.2.2. PHÙ HỢP VỚI CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NỘI DUNG . 6
1.2.3. TÔN TRỌNG QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ. 6
1.2.4. XUẤT PHÁT TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂNSỰ. 6
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THỎA THUẬN THI HÀNHÁN DÂN SỰ . 7
1.3.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ
THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ. 7
1.3.2. SỰ HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CỦA
ĐƢƠNG SỰ VỀ THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ. 7
1.3.3. TRÌNH ĐỘ, NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ THI HÀNHÁN DÂN SỰ . 7
1.4. LƢỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ. 7
1.4.1. GIAI đoạn Từ THÁNG 8 NĂM 1945 đến NĂM 1989 . 7
1.4.2. GIAI đoạn Từ NĂM 1989 đến NĂM 1993 . 7
1.4.3. GIAI đoạn Từ NĂM 1993 đến NĂM 2004 . 7
1.4.4. GIAI đoạn Từ NĂM 2004 đến NĂM 2008 . 7
1.4.5. GIAI đoạn Từ NĂM 2008 đến NAY. 7
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.
CHƢƠNG 2. 8
NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ . 84
24 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................................... 23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........ Error! Bookmark not defined.
5
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA THỎA THUẬN
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1.1. Khái niệm thỏa thuận thi hành án dân sự
1.1.1.1. Khái niệm thi hành án dân sự
Ở Việt Nam, dƣới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm THADS vẫn còn
có nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, THADS là một giai đoạn tố tụng dân sự
bởi nếu tách THADS ra thì sẽ không thực hiện đƣợc mục tiêu chung của toàn
bộ quá trình tố tụng dân sự.
Quan điểm thứ hai cho rằng, THADS là hoạt động hành chính bởi
THA là hoạt động mang tính điều hành và chấp hành mà điều hành và chấp
hành là đặc trƣng của hoạt động hành chính. Mặt khác, THADS ở nƣớc ta lại
không do Tòa án - cơ quan tƣ pháp tổ chức [32, tr. 10].
Quan điểm thứ ba cho rằng, THADS là hoạt động hành chính - tƣ
pháp. THADS có tính chấp hành vì đƣợc tiến hành trong khuôn khổ pháp luật
nhằm thực hiện các các bản án và quyết định của Tòa án.
1.1.1.2. Khái niệm thỏa thuận thi hành án dân sự
Nhƣ vậy, thỏa thuận THADS là sự tự nguyện của các đương sự (người
được THA, người phải THA, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) nhằm
bàn bạc, trao đổi để đi đến thống nhất thi hành một phần hay toàn bộ nội
dung bản án, quyết định dân sự trên cơ sở quyền và nghĩa vụ dân sự đã được
xác lập theo bản án, quyết định dân sự đó.
6
1.1.2. Đặc điểm của thỏa thuận thi hành án dân sự
- Chủ thể thỏa thuận trong THADS là đương sự bao gồm người được
THA, người phải THA và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
- Thỏa thuận về nội dung THA chỉ được thực hiện trong trường hợp
THA theo đơn yêu cầu.
- Việc thỏa thuận THA phải xuất phát từ ý chí tự nguyện, không vi
phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội và không làm ảnh
hưởng đến quyền lợi của người thứ ba.
- Nội dung thỏa thuận THADS của các đương sự bao gồm thỏa
thuận về thời gian, địa điểm, phương thức THA và nội dung THA
1.1.3. Ý nghĩa
1.1.3.1. Ý nghĩa về chính trị - xã hội
Thứ nhất, thỏa thuận THADS là biện pháp THA hiệu quả và bảo đảm
mối quan hệ hài hòa giữa các đương sự trong THA
Thứ hai, thỏa thuận THADS góp phần nâng cao ý thức pháp luật của
các đương sự trong THADS
1.1.3.2. Ý nghĩa về pháp lý
Thứ nhất, thỏa thuận THADS góp phần đảm bảo quyền tự định đoạt
của đương sự
Thứ hai, thỏa thuận THADS giúp cơ quan, tổ chức THA thực hiện
nhanh chóng, hiệu quả các vụ việc THA
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUY ĐỊNH THỎA THUẬN
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
- Xuất phát từ bản chất của quan hệ pháp luật dân sự
- Phù hợp với các quy định của pháp luật nội dung
- Tôn trọng quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong thi hành án dân sự
- Xuất phát từ thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự
7
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THỎA THUẬN THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ
- Các quy định của pháp luật thi hành án dân sự về thỏa thuận thi hành
án dân sự
- Sự hiểu biết pháp luật thi hành án dân sự của đƣơng sự về thỏa thuận
thi hành án dân sự
- Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ thi hành án dân sự
1.4. LƢỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP
LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ
1.4.1. Giai đoạn từ tháng 8 năm 1945 đến năm 1989
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1993
1.4.3. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2004
1.4.4. Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008
1.4.5. Giai đoạn từ năm 2008 đến nay
8
Chƣơng 2
NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
2.1. QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC THỎA THUẬN THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ
2.1.1. Nguyên tắc thỏa thuận thi hành án dân sự phải xuất phát từ
ý chí tự nguyện của các đƣơng sự
2.1.2. Nguyên tắc nội dung thỏa thuận của đƣơng sự không vi
phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội
2.1.3. Nguyên tắc thỏa thuận không làm ảnh hƣởng đến quyền lợi
của ngƣời thứ ba
2.2. QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ
Về nguyên tắc đối với những nghĩa vụ THA mà cơ quan THA chủ
động ra quyết định thì ngƣời phải THA buộc phải thực hiện đầy đủ mà không
đƣợc thỏa thuận nhằm bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định d n sự; bảo
vệ lợi ích của Nhà nƣớc, của cá nh n, cơ quan, tổ chức và hơn nữa đƣơng sự
không có quyền thỏa thuận với cơ quan THA về việc thực hiện nghĩa vụ theo
bản án, quyết định. Những nghĩa vụ THA mà ngƣời phải THA không có
quyền thỏa thuận bao gồm:
- Quyết định về hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính,
án phí, lệ phí Tòa án; Tịch thu sung quỹ nhà nước; Các khoản thu khác cho
Nhà nước; Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ
nhà nước
- Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản.
- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
9
- Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản
2.3. QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ
2.3.1. Nội dung thỏa thuận thi hành án giữa ngƣời đƣợc thi hành và
ngƣời phải thi hành
2.3.1.1. Nội dung thỏa thuận thi hành án trước khi yêu cầu thi hành
án hoặc đã yêu cầu thi hành án nhưng cơ quan cơ quan, tổ chức thi hành
án chưa ra quyết định thi hành án
Pháp luật dân sự nói chung và pháp LTHADS nói riêng luôn tôn trọng
sự tự định đoạt và thỏa thuận của các đƣơng sự. Nó xuất phát từ việc các quan
hệ dân sự đƣợc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa
thuận, tự chịu trách nhiệm và bình đẳng giữa các chủ thể.
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định về thỏa thuận cả ở giai đoạn
trƣớc khi yêu cầu THA và sau khi đã yêu cầu THA, xác định rõ cách thức
thỏa thuận, trách nhiệm thực hiện và hƣớng giải quyết khi không thực hiện
thỏa thuận. Theo đó, việc thỏa thuận THA trƣớc khi yêu cầu THA hoặc đã
yêu cầu THA nhƣng cơ quan, tổ chức THA chƣa ra quyết định THA đƣợc lập
thành văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký hoặc
điểm chỉ của các bên tham gia thỏa thuận. Đƣơng sự có nghĩa vụ tự thực hiện
đúng nội dung đã thỏa thuận. Trƣờng hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện
đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận mà thời hiệu yêu cầu THA vẫn còn thì bên có
quyền đƣợc yêu cầu THA đối với phần nghĩa vụ chƣa đƣợc thi hành theo nội
dung bản án, quyết định (Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP).
Nhƣ vậy, theo quy định này thì việc tự thỏa thuận của các đƣơng sự
trƣớc khi yêu cầu THA hoặc đã yêu cầu THA nhƣng cơ quan, tổ chức THA
chƣa ra quyết định THA hoàn toàn do các đƣơng sự tự quyết định và tự thực
hiện. Để các bên không thay đổi thỏa thuận thì có thể nhờ đến ngƣời thứ ba
10
xác nhận (luật sƣ, công chứng viên, hòa giải viên, thừa phát lại) xác nhận
sự thỏa thuận này.
2.3.1.2. Nội dung thỏa thuận thi hành án khi cơ quan, tổ chức thi
hành án đã ra quyết định thi hành án
khoản 2 Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định trƣờng hợp cơ
quan, tổ chức THADS đã ra quyết định THA, đƣơng sự vẫn có quyền tự thỏa
thuận. Thỏa thuận phải thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận,
thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ
của các bên tham gia. Nếu các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội
dung đã thỏa thuận thì cơ quan, tổ chức THADS căn cứ nội dung quyết định
THA và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận, đề nghị của đƣơng sự để tổ chức
thi hành, trừ trƣờng hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 LTHADS sửa
đổi, bổ sung năm 2014.
Trong trƣờng hợp đƣơng sự thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan
THADS thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định THA thì Thủ trƣởng cơ
quan THADS, trƣởng văn phòng thừa phát lại ra quyết định đình chỉ THA đối
với nội dung thỏa thuận không yêu cầu thi hành theo quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 50 LTHADS, trừ trƣờng hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của
pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hƣởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí THA.
Trƣờng hợp thỏa thuận nêu trên đƣợc thực hiện sau khi tài sản đã đƣợc bán
hoặc giao cho ngƣời khác nhận để THA thì phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời
mua đƣợc tài sản hoặc ngƣời nhận tài sản để THA (khoản 3 Điều 5 Nghị định
62/2015/NĐ-CP).
2.3.1.3. Thỏa thuận trong một số trường hợp cụ thể
* Thỏa thuận hoãn THADS
11
Với quan điểm khi thi hành bản án, quyết định dân sự thì vì những lý
do nhất định nhƣ điều kiện khó khăn trong khi khoản phải thi hành có giá trị
lớn nên ngƣời phải THA chỉ thực hiện đƣợc một phần nghĩa vụ. Ngƣời phải
THA có thể thỏa thuận với ngƣời đƣợc THA về việc kéo dài thời gian thực
hiện nghĩa vụ THA. Vì vậy, khoản 1 Điều 48 LTHADS năm 2008 quy định
việc thỏa thuận hoãn THA chỉ có thể là thỏa thuận để ngƣời phải THA kéo
dài thời gian THA.
* Thỏa thuận về thực hiện ủy thác THA
* Thỏa thuận trong trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào
thu nhập của người phải THA
Trừ vào thu nhập của ngƣời phải THA là việc CHV, thừa phát lại yêu
cầu cơ quan, tổ chức, ngƣời sử dụng lao động, bảo hiểm xã hội nơi ngƣời phải
THA nhận tiền lƣơng, tiền công, tiền lƣơng hƣu, tiền trợ cấp mất sức lao động
và các thu nhập hợp pháp khác chuyển cho cơ quan, tổ chức THA hoặc ngƣời
đƣợc thi hành một phần hay toàn bộ thu nhập của ngƣời phải THA để thi hành
nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó,
các loại thu nhập của ngƣời phải THA là những nguồn thu nhập hợp pháp bao
gồm: tiền lƣơng, tiền công, tiền lƣơng hƣu, tiền trợ cấp mất sức lao động và
thu nhập hợp pháp khác. Khi áp dụng biện pháp cƣỡng chế này cần phải đáp
ứng các điều kiện:
- Người phải THA phải thi hành nghĩa vụ trả tiền: Nghĩa vụ trả tiền của
ngƣời phải THA chính là nghĩa vụ mà theo bản án, quyết định, ngƣời phải
THA phải trả một khoản tiền nào đó cho ngƣời đƣợc THA trong các trƣờng
hợp nhƣ: bồi thƣờng, trả nợ, cấp dƣỡng, thanh toán theo hợp đồng
- Chấp hành viên, thừa phát lại chỉ được áp dụng biện pháp khấu trừ
vào thu nhập của người phải THA nếu người phải THA không tự nguyện THA
và có căn cứ xác định người phải THA có điều kiện THA, tức là có thu nhập
12
để khấu trừ.
- Việc trừ vào thu nhập của người phải THA chỉ được thực hiện trong
những trường hợp được pháp luật quy định
* Thỏa thuận trong trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên
tài sản
- Thỏa thuận về giá và tổ chức thẩm định giá
- Thỏa thuận về giao tài sản để THA
- Thỏa thuận về giảm giá tài sản khi không có người tham gia đấu
giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành
- Thỏa thuận về giải tỏa kê biên
* Thỏa thuận trong trường hợp cưỡng chế trả vật.
2.3.2. Nội dung thỏa thuận giữa ngƣời đƣợc thi hành, ngƣời phải
thi hành và ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
2.3.2.1. Thỏa thuận khi tài sản thi hành án thuộc sở hữu chung với
người khác
2.3.2.2. Thỏa thuận khi tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở
hữu của người khác
2.3.2.3. Thỏa thuận về chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án
2.3.2.4. Thỏa thuận về việc hoàn trả tài sản khi có quyết định đình
chỉ thi hành án do bản án, quyết định dân sự bị hủy một phần hoặc toàn bộ
2.3.2.5. Thỏa thuận về quyền mua tài sản đấu giá
2.3.2.6. Thỏa thuận hủy kết quả bán đấu giá tài sản
13
2.4. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ .
Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định: “Trƣờng hợp đƣơng sự
thỏa thuận trƣớc khi yêu cầu THA hoặc đã yêu cầu nhƣng cơ quan THADS
chƣa ra quyết định THA thì thỏa thuận đó phải lập thành văn bản nêu rõ thời
gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên
tham gia thỏa thuận. Đƣơng sự có nghĩa vụ tự thực hiện đúng nội dung đã
thỏa thuận Trƣờng hợp cơ quan THADS đã ra quyết định THA, đƣơng sự
vẫn có quyền tự thỏa thuận. Thỏa thuận phải thể hiện rõ thời gian, địa điểm,
nội dung thỏa thuận, thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với
việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có
chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia”. Nhƣ vậy, theo quy định của
pháp luật, thỏa thuận THADS trƣớc hoặc sau khi có yêu cầu THA thì đều
phải đƣợc lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.
2.5. QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ.
Khi chƣa yêu cầu THA hoặc đã yêu cầu THA nhƣng cơ quan, tổ chức
THA chƣa ra quyết định THA thì việc tự thỏa thuận THA hoàn toàn do các
đƣơng sự tự quyết định.
Sau khi có quyết định THA, các bên có quyền tự thỏa thuận việc THA.
Các bên có thể yêu cầu chấp hành viên, thừa phát lại chứng kiến thỏa thuận và
ghi nhận kết quả thỏa thuận giữa các bên đƣơng sự. Tuy nhiên, khi chứng
kiến việc thỏa thuận THA giữa các đƣơng sự mà phát hiện “thỏa thuận vi
phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế,
làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm
trốn tránh phí THA thì chấp hành viên có quyền từ chối nhưng phải lập biên
bản và nêu rõ lý do” (khoản 4 Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP).
14
2.6. QUY ĐỊNH VỀ HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ
Về nguyên tắc, kết quả thoả thuận của các đƣơng sự không trái đạo đức
xã hội, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không làm ảnh hƣởng đến
quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba thì đƣợc ghi nhận và có giá trị pháp
lý đối với các bên đƣơng sự trong THA. Vì vậy, “kết quả THA theo thoả
thuận được công nhận” (khoản 1 Điều 6 LTHADS).
- Trước khi yêu cầu THA hoặc đã yêu cầu THA nhưng cơ quan cơ
quan, tổ chức THA chưa ra quyết định THA:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì bên
có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận mà thời hiệu yêu
cầu THA vẫn còn thì bên có quyền đƣợc yêu cầu THA đối với phần nghĩa vụ
chƣa đƣợc thi hành theo nội dung bản án, quyết định.
- Cơ quan, tổ chức THA đã ra quyết định THA:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì các
bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan,
tổ chức THADS căn cứ nội dung quyết định THA và kết quả đã thi hành theo
thỏa thuận, đề nghị của đƣơng sự để tổ chức thi hành, trừ trƣờng hợp quy định
tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều này
có nghĩa là các bên có thể yêu cầu THA theo thỏa thuận hoặc theo bản án,
quyết định dân sự.
15
Chƣơng 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ THỎA THUẬN
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN
SỰ VIỆT NAM VỀ THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc
Thực tiễn THADS đã cho thấy hiệu quả đáng kể của biện pháp thỏa
thuận THADS. Trong quá trình giải quyết hồ sơ THA, cơ quan, tổ chức
THADS đảm bảo và tạo mọi điều kiện cho các cá nh n, cơ quan, tổ chức thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Kế thừa nguyên tắc tự do, tự nguyện
cam kết, thoả thuận của pháp luật dân sự, pháp luật THADS cũng có những
quy định về quyền thỏa thuận THA của các đƣơng sự.
Đánh giá về những kết quả đạt đƣợc của ngành THADS trong những
năm vừa qua cho thấy các cơ quan, tổ chức THADS đã quan tâm thực hiện tốt
phƣơng ch m kiên trì hòa giải, thuyết phục để đƣơng sự nhận thức rõ quyền
lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật trong quá trình giải
quyết hồ sơ THADS, thông qua đó thỏa thuận, thƣơng lƣợng với nhau, từ đó
góp phần dung hòa các mâu thuẫn và giữ gìn tình đoàn kết. Do tác động của
cơ chế thị trƣờng, tình trạng tranh chấp trong các giao dịch, quan hệ xã hội có
chiều hƣớng gia tăng, nhất là các tranh chấp đất đai, d n sự, hôn nhân gia
đình xảy ra ngày càng đa dạng, phức tạp. Trƣớc thực trạng đó, cơ quan, tổ
chức THADS đã càng chú trọng việc thỏa thuận giữa các đƣơng sự. Với tinh
thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình, cán bộ công chức ngành THADS, đặc
biệt là các chấp hành viên, thừa phát lại bằng kiến thức, kinh nghiệm sống,
16
bằng lòng tận tâm với công việc đã tạo điều kiện cho các đƣơng sự thỏa thuận
thành công nhiều vụ việc THADS nhƣ thỏa thuận về nội dung THA, thỏa
thuận về giá, tổ chức thẩm định giá, về nhận lại tài sản để khấu trừ vào tiền
THA, về việc áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập, về phƣơng thức THA, thỏa
thuận về giảm giá tài sản khi không có ngƣời tham gia đấu giá, trả giá hoặc
bán đấu giá không thành, về giải tỏa kê biên
3.1.2. Những hạn chế, vƣớng mắc
3.1.2.1. Những hạn chế, vướng mắc trong quy định về thỏa thuận thi
hành án dân sự
- Về thỏa thuận về giá và tổ chức thẩm định giá, thỏa thuận về giao tài
sản để THA, thỏa thuận về giảm giá tài sản khi không có người tham gia đấu
giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành
Theo quy định Điều 98, 100, 104 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014
thì chỉ có ngƣời đƣợc THA, ngƣời phải THA đƣợc thỏa thuận về giá, tổ chức
thẩm định giá, thỏa thuận về giao tài sản để THA, thỏa thuận về giảm giá tài
sản khi không có ngƣời tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không
thành. Ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không phải là đƣơng sự theo
quy định tại Điều 3 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 nên không đƣợc
thỏa thuận về giá, tổ chức thẩm định giá, thỏa thuận về giao tài sản để THA,
thỏa thuận về giảm giá tài sản khi không có ngƣời tham gia đấu giá, trả giá
hoặc bán đấu giá không thành. Điều này là chƣa hợp lý, không bảo vệ quyền
lợi của ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong THADS khi mà tài sản
bị kê biên và định giá là thuộc sở hữu chung của ngƣời phải THA với ngƣời
khác.
- Về thỏa thuận khi tài sản thi hành án thuộc sở hữu chung với người
khác
17
Điều 74 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã quy định các
trƣờng hợp để xác định phần sở hữu của ngƣời phải THA trong khối tài sản
chung. Tuy nhiên, LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 không quy định chế
tài khi ngƣời phải THA và những ngƣời có quyền sở hữu chung đối với tài
sản, quyền sử dụng đất cố tình không thỏa thuận phân chia tài sản chung,
quyền sử dụng đất chung phải THA hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết, vì vậy
khi họ không thực hiện theo yêu cầu của Chấp hành viên thì cũng không có
biện pháp chế tài nào cả.
- Về yêu cầu định giá lại đối với trường hợp các đương sự đã thỏa
thuận được về giá
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 99 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm
2014 thì đƣơng sự có yêu cầu định giá lại trƣớc khi có thông báo công khai về
việc bán đấu giá tài sản. Yêu cầu định giá lại chỉ đƣợc thực hiện một lần và
chỉ đƣợc chấp nhận nếu đƣơng sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đƣợc thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp
ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản. Có thể thấy, quyền yêu cầu định giá
lại đƣợc thực hiện sau khi kê biên, định giá tài sản cho đến trƣớc khi thông
báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên, pháp luật THADS đã
không có một quy định nào buộc đƣơng sự phải nêu ra lý do làm căn cứ cho
yêu cầu của mình. Điều này sẽ dẫn đến sự tùy tiện hoặc cố tình lợi dụng
quyền yêu cầu định giá lại để kéo dài thời gian THA một cách “hợp pháp”
gây khó khăn cho công tác THA. Tuy nhiên, theo quy định trên thì việc định
giá tài sản dù đƣợc thực hiện bằng hình thức nào, kể cả việc định giá do các
bên tự thỏa thuận ngay tại thời điểm kê biên cũng có thể bị ngƣời phải THA
hoặc ngƣời đƣợc THA yêu cầu định giá lại, điều này rõ ràng là không hợp lý,
- Về hiệu lực của thỏa thuận THADS
Pháp luật THADS chƣa quy định cụ thể về hiệu lực của thỏa thuận
THADS. Theo quy định pháp luật, kết quả thoả thuận của các đƣơng sự
18
không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không
làm ảnh hƣởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba thì đƣợc ghi
nhận và kết quả THA theo thoả thuận đƣợc công nhận (khoản 1 Điều 6
LTHADS). Tuy nhiên, nếu các bên không thực hiện theo đúng nghĩa vụ đã
thỏa thuận hoặc chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ đã thỏa thuận thì các bên sẽ
buộc thực hiện theo thỏa thuận hay theo bản án, quyết định dân sự?
3.1.2.2. Những hạn chế trong thực tiễn thực hiện các quy định pháp
luật thi hành án dân sự về thỏa thuận thi hành án dân sự
Thứ nhất, sự chống đối, kiên quyết không thỏa thuận của đương sự:
Theo quy định của pháp luật THADS, cơ quan THADS phải tuân thủ
các trình tự, thủ tục THA một cách chặt chẽ; bắt đầu từ khi thụ lý, ban hành
quyết định đến quá trình tổ chức THA. Tuy nhiên, khó khăn nhất là trong việc
tổ chức THA. Các vấn đề tranh chấp dân sự thƣờng diễn biến rất phức tạp qua
nhiều giai đoạn nhƣng khi xét xử Tòa án chƣa xem xét hoặc chƣa điều tra một
cách kỹ lƣỡng để đƣa ra phán quyết phù hợp, đúng pháp luật. Đến khi tổ chức
THA, đƣơng sự không đồng tình, phản đối, kiên quyết không thi hành. Do đó,
việc thỏa thuận THADS là rất quan trọng, giúp dung hòa mâu thuẫn, hài hòa
lợi ích của hai bên tranh chấp để từ đó đi tới kết thúc hồ sơ THA.
Tuy nhiên trên thực tế rất khó khăn để hai bên ngƣời đƣợc THA và
ngƣời phải THA thỏa thuận với nhau. Nếu bản án, quyết định đƣợc giải quyết
một cách công t m, khách quan, đúng pháp luật thì tính tự nguyện thi hành
của đƣơng sự trong giai đoạn THA rất cao. Theo quy định của pháp luật, bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải đƣợc mọi công dân, mọi tổ
chức tôn trọng và thực hiện. Đ y chính là nguyên tắc Hiến định. Tuy nhiên,
nếu việc giải quyết của Tòa án thiếu tính thuyết phục, không có tính khả thi
trên thực tế, không đƣợc sự đồng tình của ngƣời dân thì dù bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật thì vẫn rất khó có thể tổ chức thi hành trên thực tế và
19
thƣờng xuyên vấp phải sự chống đối, không thể tiến hành thỏa thuận đƣợc
cho hai bên đƣơng sự.
Thứ hai, đương sự đã tiến hành thỏa thuận với nhau, có văn bản ghi
nhận và sự chứng kiến của cán bộ THADS nhưng họ vẫn không thực hiện
theo đúng thỏa thuận đã đưa ra
THADS là giai đoạn rất nhạy cảm, ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi
cùa ngƣời phải THA. Vì vậy, các bên đƣơng sự có quyền tự định đoạt, thỏa
thuận với nhau nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết
định. Chấp hành viên và cán bộ THA đã tìm mọi biện pháp thích hợp, đúng
pháp luật để vận động, thuyết phục ngƣời phải THA tự nguyện thi hành, tạo
mọi điều kiện thuận lợi để các bên đƣơng sự, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan thỏa thuận với nhau trong THADS trên cơ sở việc thỏa thuận này không
vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội và không ảnh hƣởng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba.
Thứ ba, khó khăn trong việc thực hiện thỏa thuận về việc phân chia tài
sản chung theo quy định tại Điều 74 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014
Trên thực tế, chấp hành viên đã hƣớng dẫn các đƣơng sự, các đồng sở
hữu chủ thực hiện theo quy định tại Điều 74 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm
2014. Tuy nhiên, việc thực hiện thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung
gặp một số vƣớng mắc sau [42]:
- Ngƣời phải THA và các ngƣời đồng sở hữu, sử dụng chung không
không thỏa thuận, không thực hiện việc khởi kiện, vì không muốn tài sản của
mình bị xử lý THA. Một số trƣờng hợp không khởi kiện nhƣng lại có đơn
khiếu nại, yêu cầu không đƣợc kê biên vì đó là tài sản chung của gia đình.
- Chấp hành viên tiếp tục giải thích yêu cầu ngƣời đƣợc THA khởi
kiện, đề nghị Tòa án xác định phần sở hữu của ngƣời phải THA trong khối tài
20
sản chung để kê biên, xử lý THA thì Tòa án không thụ lý với lý do: Tài liệu
kèm theo đơn chưa có văn bản thỏa thuận của các đồng sở hữu, sử dụng về
việc xác định phần tài sản cụ thể của người phải THA trong khối tài sản
chung; đồng thời phần đất thuộc quyền sử dụng chung chưa được đo đạc tách
ra thành thửa đất riêng của người phải THA trong khối tài sản chung. Việc
yêu cầu này của Tòa án thì Chấp hành viên, ngƣời đƣợc THA không thể thực
hiện đƣợc trong thực tế vì các đồng sở hữu, sử dụng không thỏa thuận; việc
án chƣa kê biên thì không thể có thửa đất đƣợc đo đạc, tách thửa theo yêu cầu.
- Chấp hành viên hƣớng dẫn đƣơng sự khởi kiện yêu cầu Tòa án xác
định phần sở hữu của ngƣời phải THA trong khối tài sản chung để kê biên
THA thì không đƣợc Tòa án chấp nhận bởi lý do trên; quá bức xúc với vụ
việc của mình, ngƣời đƣợc THA quay lại khiếu nại Chấp hành viên chậm
THA.
Thứ tư, việc thỏa thuận về giá và tổ chức thẩm định giá rất khó thực
hiện trên thực tế
Thứ năm, vi phạm trong việc thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá và
bán đấu giá tài sản. Cụ thể: Không cho đƣơng sự thực hiện quyền thỏa thuận
về tổ chức bán đấu giá, vi phạm thời hạn đƣơng sự thực hiện quyền thỏa
thuận về tổ chức đấu giá. Đồng thời, khi thực hiện ký hợp đồng Chấp hành
viên đã không chú ý về những điều khoản thỏa thuận, thỏa thuận không chặt
chẽ nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- le_thuy_linh_thoa_thuan_thi_hanh_an_dan_su_theo_phap_luat_thi_hanh_an_dan_su_viet_nam_hien_hanh_7252.pdf