Tóm tắt Luận văn Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Phong điền, tỉnh hừa Thiên Huế

Nhà nước nên có chính sách giao cho Đoàn thanh niên xây dựng

Đề án, thành lập “Quỹ phát triển việc làm” cho thanh niên vay vốn sản

xuất kinh doanh, xuất khẩu lao động trên cơ sở nguồn vốn từ Quỹ quốc

gia về việc làm cho thanh niên (gọi tắt là vốn 120), nguồn vốn ủy thác từ

ngân hàng chính sách xã hội và từ sự góp vốn từ nhiều tổ chức, cá nhân

để tạo ra nguồn Quỹ dành riêng cho thanh niên vay vốn, nguồn vốn cho

vay lại ít không đủ để học nghề, tham gia xuất khẩu lao động hoặc phát

triển sản xuất kinh doanh vươn lên làm giàu. Đồng thời, khi thanh niên

tham gia xuất khẩu lao động, hằng tháng sẽ gửi lương về thông qua tài

khoản ký quỹ để tránh rủi ro cho thanh niên khi đang làm việc tại nước

ngoài và Quỹ lại tăng thêm được nguồn quỹ cho thanh niên khác vay

pdf32 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Phong điền, tỉnh hừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho thanh niên nông thôn: Là quá trình triển khai các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, đem lại những biến đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. 1.2.2. Quy trình thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT 1.2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách 1.2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách việc làm cho TNNT. 1.2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT 1.2.2.4. Đôn đốc thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT. 1.2.2.5. Tổng kết thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT. 1.3.1. Tính chất của chính sách tạo việc làm 1.3.2. Bối cảnh kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật - công nghệ và chính trị 1.3.3. Mối quan hệ của các tổ chức thực hiện chính sách 1.3.4. Yếu tố dân số - nguồn lao động nông thôn 1.3.5. Tác động của các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội 1.4. Kinh nghiệm thực thi chính sách tạo việc làm ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm 1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 8 Để thực hiện chính sách tạo việc làm có hiệu quả, huyện Quảng Điền đã thực hiện chính sách dạy nghề cho nông dân. Đây là một việc làm hết sức cần thiết, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, là một trong những biện pháp xóa đói, giảm nghèo đã tạo được nhiều việc làm cho số lao động dôi dư ở nông thôn, hơn nữa còn tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. 1.4.2. Kinh nghiệm ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Chương trình giải quyết việc làm được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện nghiêm túc, để tạo điều kiện, môi trường và các nguồn lực quan trọng nhằm ổn định, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. - Quan niệm về việc làm đac được người lao động nhận thức khá đầy đủ. Họ đã chủ động bỏ vốn ra để sản xuất, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, thông qua cơ chế, chính sách của Nhà nước. - Đẩy mạnh hoạt động của các đoàn thể tại cơ sở như Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên. Thông qua các tổ chức này người lao động được hưởng quyền lợi thiết thực về cho vay vốn sản xuất, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, hưởng lợi từ các công trình, các dự án có mục tiêu 1.4.3. Những bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thứ nhất, cần hệ thống chính sách một cách đồng bộ về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. Từ đó, các địa phương có sự triển khai phù hợp với điều kiện tại địa bàn, nhằm phát huy hiệu quả các giải pháp chính sách, tạo được việc làm, ổn định cuộc sống cho thanh niên nông thôn. Thứ hai, trong hệ thống chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thì chính sách đào tạo nghề có vai trò quan trọng. Chính sách này chính là cầu nối tạo cơ hội cho thanh niên nông thôn chuyển sang làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp với thu nhập cao hơn. Hơn nữa, thông qua việc hỗ trợ đã giúp cho thanh niên nông thôn được học nghề, góp phần được nâng cao tay nghề và cải thiện tác phong lao động. Thứ ba, khi thực hiện chính sách tạo việc làm cần tiến hành thực hiện đồng bộ các chính sách khác cùng với chính sách đào tạo nghề như chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chính 9 sách hỗ trợ tài chính, vay vốn phát triển làng nghề truyền thống và chính sách xuất khẩu lao động. Thứ tư, chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn là chính sách đầu tư cho phát triển con người cả trong ngắn hạn và tương lai. Đặc biệt tạo việc làm cho thanh niên nông thôn càng có vai trò quan trọng, vì vậy chính sách việc làm tại khu vực nông thôn cần được xây dựng phù hợp với chiến lược; đón đầu các ngành nghề sẽ được phát triển tại địa phương, có như vậy thanh niên nông thôn mới thực sự có việc làm và yên tâm lao động phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Thứ năm, trách nhiệm thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, việc xã hội hóa, thu hút sự tham gia của các chủ thể khác như doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động là hoàn toàn cần thiết. Cụ thể, hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đối với việc tuyên truyền, vận động thanh niên nông thôn tích cực tham gia thực hiện chính sách đóng vai trò quan trọng với sự thành công của chính sách. Tiểu kết chương 1 10 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀMCHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN 2.1. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phong Điền Đơn vị tính: Ha Tổng diện tích Trong đó Đất SXNN Đất Lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở 948.228 128.734 663.533 55.306 9.998 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2018 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội Biểu 2.1: Dân số huyện Phong Điền qua các năm Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2018. 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2013 2014 2015 2016 2017 6512 6796 6743 6704 6720 93800 94809 86195 85642 85731 100405 101605 92938 92346 92433 Thành thị Nông thôn Tổng số 11 Bảng 2.2: Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: Người Năm Tổng số Số lao động tham gia hoạt động trong các DN Cơ cấu (%) DN Nhà nước DN ngoài Nhà nước DN có vốn đầu tư nước ngoài DN Nhà nước DN ngoài Nhà nước DN có vốn đầu tư nước ngoài 2013 4180 141 961 3.078 3.37 22.99 73.64 2014 4229 173 979 3.077 4.09 23.15 72.76 2015 4467 162 986 3.319 3.63 22.17 74.30 2016 7575 137 1.781 5.657 1.81 23.51 74.68 2017 7834 145 1.958 5.731 1.85 24.99 73.15 2018 7897 159 1.965 5.782 1.89 24.88 72.57 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền 2.2. Tình hình thanh niên nông thôn tại huyện Phong Điền 2.2.1. Về lực lượng lao động thanh niên Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước cũng như của huyện Phong Điền. Theo số liệu điều tra cung cầu lao động năm 2017 toàn huyện có 18.403 lao động việc làm chưa qua đào tạo, 485 người chưa có việc làm; 1.198 thanh niên có việc làm không ổn định, hàng năm có khoảng 700 sinh viên tốt nghiệp ra trường có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Đây chính là nguồn lực quan trọng trong vận dụng tốt các chính sách tạo việc làm, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu và phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các chương trình, dự án trọng điểm của huyện, các phong trào của Đoàn Thanh niên đã và đang triển khai trên địa bàn. 12 2.2.2. Về chất lượng lao động thanh niên Bảng 2.3: Số thanh niên được tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làmvà được đào tạo nghề qua các năm Đơn vị tính: Người Năm Số TN được tư vấn, hướng nghiệp, GTVL Số TN tham gia học nghề Số TN đã tìm được việc làm 2014 1.935 250 92 2015 2.300 360 150 2016 2.410 385 155 2017 2.328 395 300 2018 2.500 450 320 Tổng số 11.473 1.840 1.017 2.3. Thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Phong Điền 2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai chính sách tạo việc làm cho TNNT tại huyện Phong Điền. 2.3.2. Thực trạng phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT. Trong quá trình thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền đã chú trọng công tác phổ biến, tuyên truyền các chính sách tới tận các tầng lớp nhân dân; đưa ra nhiều hình thức phong phú, đa dạng hình thức phổ biến, tuyên truyền. Các hình thức tuyên truyền mới thử nghiệm như giải đáp qua hộp thư điện tử, gửi ý kiến giải đáp qua đường bưu điện... cũng bắt đầu được mọi người quan tâm áp dụng. 2.3.3. Thực trạng phân công, phối hợp thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT. 2.3.4. Thực trạng đôn đốc thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT. Công tác theo dõi, kiểm tra chỉ đạo cơ sở được tiến hành thường xuyên, UBND huyện ban hành Kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên hàng năm, trên cơ sở Hướng dẫn và Thông báo của UBND huyện tiến hành kiểm tra chính sách việc làm cho thanh niên nói chung, việc thực 13 hiện các đề án nói riêng của 16/16 xã, thị trấn nhằm kịp thời phát hiện những mặt tồn tại, hạn chế để có biện pháp hướng dẫn khắc phục, nhân rộng những mô hình điển hình, cách làm hay trong việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên phạm vi toàn huyện. 2.3.5. Tổng kết thực hiện chính sách việc làm cho TNNT. Trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên, UBND huyện Phong Điền đã chú trọng đến công tác đánh giá, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch có liên quan đến chính sách tạo việc làm cho thanh niên. Vì vậy, quá trình chuẩn bị ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo kịp thời, khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. 2.4. Đánh giá về thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT tại huyện Phong Điền 2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.4.1.1. Những kết quả đạt được 2.4.1.1. Nguyên nhân đạt được 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế: - Sự phối hợp thực hiện của các phòng ban, ngành, đoàn thể và chính quyền huyện còn thiếu sự đồng bộ, manh mún, nhỏ lẻ nên chưa tạo được kết quả cao trong việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên. - Việc triển khai các chính sách tạo việc làm chưa kịp thời và đầy đủ. - Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách vẫn còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu. - Công tác tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề cho người lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. - Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách chưa được thường xuyên, các vi phạm còn chưa được xử lý nghiêm, nhiều khi ảnh hưởng không tốt đến việc tạo việc làm và phát triển thị trường lao động - Các quy định của chính sách việc làm mang tính quy phạm chưa cao, một số chính sách chủ yếu hướng vào hỗ trợ, khuyến khích, chưa làm rõ trách nhiệm của các đối tượng điều chỉnh của chính sách. 14 - Tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm chưa chuyên nghiệp, chưa khoa học. - Thu nhập lao động TNNT còn thấp, tỷ lệ thiếu việc làm còn cao. - Hoạt động xuất khẩu lao động chưa hiệu quả, các chương trình hỗ trợ cho người lao động trở về nước tái hòa nhập thị trường lao động trong nước chưa được chú trọng. 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế: - Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện còn thiếu chủ động, việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách tạo việc làm cho TNNT chưa thường xuyên. - Chưa có chính sách, giải pháp thiết thực để tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là đối tượng thanh niên, việc đánh giá thực trạng của địa phương còn chung chung nên việc định hướng tổ chức thực hiện các chính sách, dự án chưa kịp thời. - Chưa có định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển việc làm dài hạn, quy hoạch phát triển vùng, ngành nghề sản xuất kinh doanh cho nên sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp. - Chính sách về việc làm cho thanh niên nói chung và TNNT nói riêng còn tản mạn ở nhiều văn bản gây chồng chéo. Việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi, đầu tư, mở mang, du nhập ngành nghề mới có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. - Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động chưa được chú trọng đúng mức, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp thị trường lao động, do vậy thị trường lao động chưa có sự kết nối giữa các vùng, các địa phương. Một bộ phận thanh niên nông thôn chưa nhận thức đúng đắn về việc làm và định hướng nghề nghiệp; sự năng động, chủ động trong học tập, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề còn thấp. Tiểu kết chương 2 15 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Quan điểm thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.1.1. Tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là trách nhiệm của chính quyền các cấp, các đoàn thể nhân dân và bản thân thanh niên Việc làm là nhu cầu chính đáng và cấp thiết của mọi tầng lớp nhân dân. Phong Điền vốn là huyện có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trẻ. Để chính sách tạo việc làm cho TNNT được triển khai hiệu quả cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp và người dân huyện Phong Điền, đặc biệt là lực lượng TNNT. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phong Điền, UBND huyện chỉ đạo phòng LĐ-TB&XH phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền, vận động các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn huyện tạo việc làm cho người lao động; tham gia với các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm theo qui định của pháp luật. Mặt khác, mỗi cá nhân cũng có trách nhiệm chủ động tìm kiếm việc làm và tham gia tạo việc làm. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội 16 nhập, bản thân người lao động phải có ý thức tự giác rèn luyện sức khỏe, bồi dưỡng tri thức, tay nghề, đạo đức,... Điều đó, trước hết đòi hỏi mỗi cá nhân người lao động phải tự nâng cao trình độ, tự bồi dưỡng nhân cách đạo đức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, sức khỏe... nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng người lao động. 3.1.2. Thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT tại huyện Phong Điền phải hướng tới tiêu chí chất lượng và hiệu quả Hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm được thể hiện ở số lượng thanh niên có việc làm của mỗi năm, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội và nó chính là hiệu quả của lao động xã hội được xác định trong mối tương quan giữa số lượng thanh niên có việc làm của năm sau so với năm trước. Hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện cả về không gian và thời gian, cả về mặt định tính và định lượng. Về mặt thời gian, hiệu quả đạt được trong từng thời kỳ, từng giai đoạn không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ tiếp theo. Điều đó đòi hỏi chủ thể thực hiện chính sách không được vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài, không quá chú trọng vào lượng mà xem nhẹ mặt chất. Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên con người gắn liền với các vấn đề như cải tạo môi trường, đảm bảo môi trường sinh thái, đầu tư cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực.... Để thực hiện có chất lượng và hiệu quả chính sách tạo việc làm cho TNNT, huyện Phong Điền cần xây dựng một hệ thống chính sách và cơ chế tiếp tục giải phóng sức sản xuất, tạo ra bầu không khí đầu tư lành mạnh trong toàn xã hội để thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội. Mặt khác, 17 nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất của lực lượng lao động thông qua công tác đào tạo nghề. Điều đó có nghĩa là phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn “vốn con người” phải kết hợp được tăng trưởng việc làm với không ngừng nâng cao chất lượng việc làm, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trong huyện. 3.1.3. Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Phong Điền phải trên cơ sở đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội bền vững kết hợp với sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của địa phương Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện Phong Điền là một trong những địa phương nằm trong khu vực phát triển năng động của tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội huyện kết hợp với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có ở địa phương sẽ góp phần quan trọng để thực hiện hiệu quả chính sách tạo việc làm. Trong thời gian tới, Đảng bộ và Chính quyền huyện Phong Điền sẽ tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu nội ngành công nghiệp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đi trước một bước để thúc đẩy phát triển đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện... Việc phát triển kinh tế - xã hội huyện Phong Điền là phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển chung của tỉnh Thừa Thiên Huế và đặt trong bối cảnh hội 18 nhập kinh tế quốc tế, sẽ tạo điều kiện thuận lợi về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn. Thực hiện chính sách tạo việc làm cần gắn liền với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải chăm lo giải quyết tốt các vấn đề dân sinh, xã hội cấp thiết khác như: giữ vững an ninh trật tự xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường... Đặc biệt chăm lo tới việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020. 3.2. Một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thừa Huế 3.2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và xã hội về thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT. Đây là giải pháp quan trọng và có ý nghĩa hàng đầu để thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT, có nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT mới cho phép các cơ quan chức năng, ban ngành, các tổ chức, lực lượng có cách thức, biện pháp trong tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT. Tăng cường quán triệt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, về dạy nghề, học nghề; ưu tiên đầu tư và phát triển dạy và học nghề, coi dạy và học nghề là giải pháp đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, 19 giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách đổi mới quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT; cần tiếp tục hoàn thiện những văn bản, Chỉ thị, Hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, về những chính sách đào tạo nghề cho TNNT để cho họ được biết, được thấy, từ đó có những định hướng nghề nghiệp cho tương lai: Chỉ thị số 19- CT/TW, ngày 05/11/2012 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. 3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách tạo việc làm đến các đối tượng đặc biệt là TNNT Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến và thực hiện pháp luật về lao động, việc làm. Tổ chức tuyên truyền và phổ biến pháp luật với các hình thức phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt quan tâm đến nhóm đối tượng là thanh niên có trình độ văn hoá thấp, thanh niên từ khu vực nông thôn đến làm việc tại KCN Phong Điền; nhóm đối tượng là người sử dụng lao động ở những doanh nghiệp trong nước. Tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các quy định của pháp luật lao động: nhất là những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của thanh niên, đảm bảo công khai, minh bạch trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động ngay từ khâu thông báo tuyển lao động, thoả thuận và giao kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện lao động, điều kiện an toàn lao động, vệ 20 sinh lao động tại chỗ làm việc, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo phát triển kỹ năng nghề và các nội dung liên quan khác của người lao động. Thực hiện tốt các quy định về thành lập và hoạt động của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp: để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động; người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công đoàn được thành lập và hoạt động theo Luật Công đoàn năm 2012 và Bộ Luật Lao động năm 2012. Chú trọng công tác bố trí, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân sự tại doanh nghiệp: nâng cao năng lực của cán bộ quản lý lao động tại các Ban quản lý KCN Phong Điền. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước về lao động địa phương và Ban quản lý KCN Phong Điền theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động: kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật lao động, đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp có các biện pháp để hạn chế các vi phạm pháp luật lao động có thể xảy ra. 3.2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình tổ chức, triển khai, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách tạo việc làm Đội ngũ cán bộ, công chức có vị trí quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính, là người trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện chính sách, quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội; tham mưu, hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách. 21 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, khi đã có đường lối đúng thì cán bộ là khâu quyết định. Vì vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức không chỉ góp phần làm cho quá trình thực hiện chính sách thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả mà còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Việc quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đảm nhận tốt nhiệm vụ tổ chức, triển khai, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách là một quá trình bền bỉ, lâu dài, liên tục đổi mới có kế thừa. Do đó, bên cạnh việc đổi mới công tác tuyển dụng, đánh giá công chức, cần phải kết hợp hài hòa, thích đáng các nội dung khác trong công tác quản lý cán bộ, công chức như việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển, các chế độ phúc lợi, khen thưởng, kỷ luật., Các cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền tham gia, được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT bao gồm nhiều lực lượng, nên họ cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt được hiệu quả thực thi. Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế. Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để thực hiện việc chuyển tải ý đồ chính sách của Nhà nước vào cuộc sống. Nếu thiếu năng lực thực tế, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực thi chính sách sẽ đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát thực tế, làm lãng phí nguồn lực huy động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức 22 còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội. Nhìn chung, cán bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách tốt, không những chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng, mà còn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để công tác tổ chức thực thi chính sách mang lại kết quả thực sự. Để nâng cao năng lực của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Phong Điền hiện nay, cần phải thống nhất nhận thức về tính cấp thiết của việc nâng cao trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; đồng thời quy định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền của từng vị trí việc làm và chức danh cán bộ, công chức. Cụ thể là cần: xác định vị trí việc làm phù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị; phân công, phân cấp rõ ràng, hợp lý thẩm quyền phê duyệt danh mục vị trí việc làm; tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức; có chính sách khen thưởng và có chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời có chế tài xử lý nghiêm đối với công chức thiếu trách nhiệm và vi phạm pháp luật. 3.2.4. Phát huy dân chủ trong quá trình thực hiện chính sách tạo việc làm, đề cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT. Tăng cường các biện pháp giáo dục, có chính sách đẩy nhanh, đẩy mạnh việc nâng cao hơn nữa trình độ văn hóa cho ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_hien_chinh_sach_tao_viec_lam_cho_thanh.pdf
Tài liệu liên quan