Ban hành luật, chính sách cho phù hợp luôn gắn liền thực tiễn.
- Cần có chính sách, cơ chế đầu tư xây dựng nhà ở, nhà trẻ, vui
chơi, giải trí, hoạt động văn hóa văn nghệ- thể dục thể thao, đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất.
- Tăng cường công tác kiểm tra nắm chắc tình hình thực hiện pháp
luật lao động ở doanh nghiệp để kịp thời hướng dẫn, đôn đốc yêu cầu
người sử dụng lao động khắc phục các sai phạm.
- Xây dựng các quy trình, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp,
khiếu nại và trách nhiệm của người sử dụng lao động giải pháp, xây
dựng quy chế người sử dụng lao động cam kết tuân thủ pháp luật.
- Tăng cường quản lý, giám sát về giá cả hàng tiêu dùng, sinh
hoạt, điện, nước, suất ăn công nghiệp về chất lượng an toàn vệ sinh
thực phẩm
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng tập thể như "Hoàn thiện pháp luật thủ tục giải quyết
tranh chấp lao động tập thể" của hai tác giả Trần Hoàng Hải và Đinh
Thị Chiến; “Về tranh chấp lao động tập thể và việc giải quyết tranh
chấp lao động tập thể” của tác giả Lưu Bình Nhưỡng; "Tranh chấp
lao động và giải quyết tranh chấp lao động” của Nguyễn Xuân Thu.
Về luận văn liên quan thì có công trình “Tranh chấp và giải quyết
tranh chấp lao động tập thể về lợi ích” của Đỗ Hoàng Giang năm
- 4 -
2011, đây là công trình nghiên cứu một hình thức của tranh chấp lao
động tập thể .
Tuy nhiên cho đến hiện nay vẫn chưa có đề tài, tài liệu nào nghiên
cứu đầy đủ và chính thức về thực trạng thực hiện pháp luật về giải
quyết tranh chấp lao động tập thể trong các khu công nghiệp. Vì vậy,
trong luận văn này, tác giả muốn nêu rõ thực trạng thực hiện pháp
luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể trong các khu công
nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương và đề ra một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao
động tập thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích:
Phân tích đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về giải
quyết các tranh chấp lao động tập thể theo pháp luật lao động Việt
Nam hiện hành trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến
Cát, chỉ ra các ưu điểm cũng như những hạn chế tồn tại đồng thời
đưa ra những ý kiến giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật
liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp lao động tập thể.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tranh chấp lao động tập thể
và pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
+ Thực trạng việc thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao
động tập thể trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dương.
+ Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể, giải pháp ngăn
ngừa tranh chấp lao động tập thể
- 5 -
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Là các quy định pháp luật hiện hành (BLLĐ và các văn bản
hướng dẫn cũng như các văn bản pháp luật có liên quan) điều chỉnh
về vấn đề liên quan đến tranh chấp lao động tập thể hoạt động thực
hiện pháp luật về tranh chấp lao động tập thể trong các doanh nghiệp
trên địa bàn các khu công nghiệp thị xã Bến Cát.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã
Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
+ Thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp
luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể trong các khu công
nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2014-
2018.
+ Phạm vi hoạt động: Tập trung nghiên cứu quan hệ lao động,
việc thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn:
- Phương pháp luận:
Đề tài được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp
luật.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Phương pháp sử
dụng tài liệu, các bản báo cáo của các tác giả đã nghiên cứu, đã đánh
giá. Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng từ việc chọn đối
tượng, thu thập những thông tin cần thiết đến việc phân tích thông
tin và dữ liệu thu thập được. Đề tài có sử dụng một số tài liệu như
- 6 -
sách, báo, tài liệu tuyên truyền, tạp chí mạng, các trang web có liên
quan đến pháp luật về tranh chấp lao động tập thể, pháp luật giải
quyết tranh chấp lao động tập thể.
+ Phương pháp quan sát: thực trạng tình hình giải quyết tranh
chấp lao động tập thể tại các doanh nghiệp trong các khu công
nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát.
+ Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu, thu
thập số liệu, xử lý số liệu, phương pháp tổng hợp; phương pháp so
sánh, đối chiếu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Cơ sở lý luận: Đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện về
thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể ở Việt
Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về
thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể các khu
công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về giải quyết
tranh chấp lao động tập thể
Chương 2. Thực trạng việc thực hiện pháp luật về giải quyết
tranh chấp lao động tập thể trong các khu công nghiệp trên địa bàn
thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hoạt động giải quyết tranh
chấp lao động tập thể trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã
Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
- 7 -
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ
1.1. Những vấn đề chung về tranh chấp lao động tập thể và
giải quyết tranh chấp lao động tập thể
1.1.1. Khái niệm tranh chấp lao động tập thể
1.1.1.1. Khái niệm về tranh chấp lao động
Khoản 7 điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “Tranh chấp
lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa
các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh
chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao
động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người
sử dụng lao động.”
1.1.1.2. Khái niệm về tranh chấp lao động tập thể
Tranh chấp lao động tập thể: là tranh chấp giữa tập thể người lao
động với người sử dụng lao động. Tranh chấp này có thể xảy ra
trong phạm vi một bộ phận doanh nghiệp, trong toàn bộ doanh
nghiệp hoặc thậm chí ở phạm vi rộng hơn như trong một ngành.
1.1.1.3. Đặc điểm của tranh chấp lao động tập thể
- Về khía cạnh chủ thể
- Về nội dung của tranh chấp
- Về sự ảnh hưởng của tranh chấp lao động tập thể
1.1.1.4. Phân loại tranh chấp lao động tập thể
Tranh chấp lao động tập thể được chia làm hai loại:
+ Tranh chấp lao động tập thể về quyền
+ Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
1.1.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thể
- 8 -
Để giải quyết một tranh chấp lao động tập thể, phải dựa trên 6
nguyên tắc sau:
- Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định
trong giải quyết tranh chấp lao động.
- Bảo đảm thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng
quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của
xã hội, không trái pháp luật
- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và
đúng pháp luật.
- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải
quyết tranh chấp lao động.
- Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên
trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên
tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn
xã hội
- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau
khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối
thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng
thành nhưng một trong hai bên không thực hiện
1.1.3. Hệ thống cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động
tập thể
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bao gồm: Hòa
giải viên lao động (“HGVLĐ”), Chủ tịch UBND cấp huyện, Hội
đồng trọng tài lao động và Toà án nhân dân.
- 9 -
1.1.4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Theo quy định tại Điều 207 BLLĐ năm 2012 thì “Thời hiệu
yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể
từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền
và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm” đây là một quy định mới so
với BLLĐ cũ ở điểm chỉ quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết
tranh chấp lao động tập thể về quyền mà không quy định thời hiệu
yêu cầu giải quyết tranh chấp đối với tranh chấp lao động tập thể về
lợi ích.
1.1.5. Phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Hiện tại, theo quy định của pháp luật hiện hành, nước ta có
các phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể như sau:
- Thương lượng
- Hòa giải và trung gian
- Trọng tài
- Quyết định hành chính.
- Xét xử
1.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể
theo quy định của pháp luật hiện hành
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì các tranh chấp lao
động tập thể được chia thành hai loại là tranh chấp lao động tập thể
về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích với những cơ chế
giải quyết khác nhau, cụ thể các hình thức giải quyết tranh chấp được
quy định như sau:
1.2.1. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Gồm các thủ tục sau:
- 10 -
- Thủ tục hòa giải cơ sở
- Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Tòa
án:
+ Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án cấp sơ thẩm: Khởi
kiện, thụ lý vụ án lao động và chuẩn bị xét xử
+ Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án cấp phúc thẩm
1.2.2. Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về lợi
ích.
Gồm các thủ tục sau:
- Hòa giải viên lao động.
- Trình tự giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động
Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải và giải quyết tranh chấp lao động
tập thể tại trọng tài được tiến hành qua các thủ tục
Tiểu kết Chƣơng 1
Qua phân tích ở trên, ta có thể rút ra một số kết luận:
- Thiếu một khái niệm cụ thể cho hình thức tranh chấp lao động
tập thể.
- Việc phân chia hai hình thức tranh chấp về quyền và tranh chấp
về lợi ích cũng chỉ đặt ra với hình thức tranh chấp trên bình diện tập
thể.
- Việc quy định về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động còn
rườm rà, quá mức cần thiết và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các bên
tranh chấp.
- Công tác giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chưa được quan
tâm đúng mức
- 11 -
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ TRONG CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT,
TỈNH BÌNH DƢƠNG
2.1. Khái quát về tình hình công nhân lao động và đoàn viên
công đoàn trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát
Hiện nay, trên địa bàn thị xã Bến Cát có 08 khu công nghiệp
(KCN Mỹ Phước 1, KCN Mỹ Phước 2, KCN Mỹ Phước 3, KCN Mỹ
Phước 4, KCN Việt Hương 2, KCN Mai Trung, KCN An Tây, KCN
Rạch Bắp). Trong đó đi vào hoạt động 07 khu công nghiệp, với tổng
diện tích trên 4.000 ha, tỷ lệ lấp kín trên 90%, thu hút 470 doanh
nghiệp đầu tư; đã đi vào hoạt động 326 doanh nghiệp, với tổng số
vốn đầu tư trên 4 tỷ USD.
2.1.2. Tình hình công nhân lao động trong các khu công nghiệp
trên địa bàn thị xã Bến Cát
- Sự biến đổi về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ công nhân
khu công nghiệp Bến Cát
- Về tình hình đời sống vật chất và đời sống tinh thần, quan hệ lao
động của đội ngũ công nhân khu công nghiệp Bến Cát:
2.1.3.Tình hình Công đoàn cơ sở, đoàn viên công đoàn, công
nhân lao động qua các năm (2014-2018)
Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã
Bến Cát hiện nay chủ yếu là lao động trẻ; Lực lượng lao động chủ
yếu là lao động trẻ; tiếp tục phát huy vai trò giai cấp tiên phong
- 12 -
2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại các
doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn
thị xã Bến Cát trong 5 năm (2014-2018)
2.2.1. Tình hình tranh chấp lao động tập thể trong những năm
từ 2014 đến 2018
Từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn khu công nghiệp Bến
Cát xảy ra 25 vụ TCLĐTT với tổng số 8.548 lượt CNLĐ tham gia.
- Năm 2014: xảy ra 05 vụ tranh chấp lao động tập thể, tổng số
công nhân tham gia tranh chấp lao động 498/670 công nhân.
- Năm 2015: xảy ra 03 vụ tranh chấp lao động tập thể, tổng số
lượng công nhân tham gia: 1091/1091 lao động;
- Năm 2016: xảy ra 05 vụ tranh chấp lao động tập thể, tổng số
lượng công nhân tham gia: 1.800/2.664 lao động.
- Năm 2017: xảy ra 04 vụ tranh chấp lao động tập thể, tổng số lao
động tham gia ngừng việc là 2.983/2.987 CNLĐ.
- Năm 2018: xảy ra 08 vụ ngừng việc tập thể, tổng số lao động
tham gia là 4.176/4.620 CNLĐ.
+ Nguyên nhân: do công ty chưa có thông báo về kế hoạch điều
chỉnh tiền lương mới kịp thời theo quy định, thông báo thời gian trả
lương, trả thưởng, kế hoạch nghỉ tết, công ty thanh toán tiền lương,
tiền thưởng chậm, phụ cấp thâm niên, tiền tăng ca, tiền chuyên cần,
chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, chất lượng bữa ăn.
+ Sau khi nhận được thông tin ngừng việc Công đoàn các KCN
Bến Cát phối hợp với các ngành chức năng làm việc với Ban giám
đốc công ty về các kiến nghị của người lao động. Sau đó, công nhân
lao động đã trở lại công ty làm việc bình thường.
- 13 -
2.2.2. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động tập thể tại
các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa
bàn thị xã Bến Cát.
Tranh chấp lao động tập thể phát sinh do nhiều nguyên nhân:
- Từ phía cơ quan quản lý nhà nước
- Từ phía người sử dụng lao động
- Từ phía người lao động
- Từ phía công đoàn
- Và những nguyên nhân khác
2.2.3. Hậu quả của tranh chấp lao động tập thể tại các doanh
nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã
Bến Cát
Khi tranh chấp lao động tập thể xảy ra, hậu quả gánh chịu rất
nhiều, trong đó, hậu quả sâu xa nhất là vấn đề pháp luật chưa được
tôn trọng triệt để, pháp chế xã hội chủ nghĩa và pháp luật Nhà nước
chưa được thực thi nghiêm chỉnh làm ảnh hưởng đến đời sống người
lao động, đến sản xuất kinh doanh; đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
đất nước ta bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế
thế giới, vấn đề cạnh tranh là một vấn đề sống còn của các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang đặt ra hết sức gay gắt.
2.3. Hệ thống cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động
tập thể
Gồm: - Hòa giải viên lao động.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
- Hội đồng trọng tài lao động.
- Tòa án nhân dân.
- 14 -
2.4. Phƣơng thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Có 5 phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể:
Thương lượng, Hòa giải và trung gian, Trọng tài, Quyết định hành
chính, Xét xử; nhưng trên thực tế trên địa bàn các khu công nghiệp
Bến Cát thực tế chỉ áp dụng phương thức thương lượng, phương thức
hòa giải và trung gian là phổ biến; Hầu như chưa bao giờ áp dụng
phương thức Trọng tài, Quyết định hành chính, Xét xử.
2.5. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể
trên địa bàn
Khi các tranh chấp lao động tập thể xảy ra, Ban chấp hành công
đoàn cơ sở hoặc nhân sự doanh nghiệp sẽ báo về Công đoàn các khu
công nghiệp Bến Cát hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp Bình
Dương (Văn phòng đại diện số 2 và Văn phòng đại diện số 4) và các
cơ quan liên ngành (Phòng lao động Thương binh xã hội – cơ quan
thường trực của Ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động tập thể -
đình công thị xã Bến Cát, Đội An ninh thị xã, Bảo vệ khu công
nghiệp, Công an địa phương theo Quyết định số 1511/QĐ – UBND
ngày 02/7/2015 “Về việc thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp
lao động tập thể và đình công không theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” và quyết
định số 1635/QĐ –UBND ngày 30/7/2018 “Về việc kiện toàn Tổ
công tác giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công không
đúng quy định pháp luật trên địa bàn thị xã Bến Cát” gọi là tổ công
tác có mặt tại doanh nghiệp để làm việc với người sử dụng lao động
và người lao động về nội dung tranh chấp.
2.6. Một số nhận xét về các quy định của pháp luật và thực
trạng giải quyết tranh chấp lao động tập thể
- 15 -
2.6.1. Về các quy định pháp luật
- Thứ nhất: Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể do
pháp luật quy định chưa thực sự đi vào thực tế đời sống, còn nhiều
bất cập
- Thứ hai: Đa số các vụ tranh chấp lao động tập thể xảy ra trên
thực tế được giải quyết thông qua tổ công tác liên ngành.
- Thứ ba: không có cơ chế pháp lý rõ ràng cho việc bảo đảm thực
hiện kết quả giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
2.6.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động giải quyết
tranh chấp lao động tập thể trong thực tiễn
2.6.2.1. Những thuận lợi:
- Nhà nước ban hành các chủ trương, các quy định liên quan đến
tranh chấp lao động tập thể và đình công.
Thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động tập thể và
đình công trên địa bàn
2.6.2.2. Những khó khăn:
- Thứ nhất: Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể do
pháp luật quy định còn nhiều bất cập.
- Thứ hai: Sự yếu kém của tổ chức công đoàn cơ sở cũng như đội
ngũ hòa giải viên lao động.
- Thứ ba: Một bộ phận người lao động Việt Nam chưa ý thức rõ
về việc tuân thủ pháp luật lao động và duy trì sự ổn định của quan hệ
lao động.
Thứ tư: Đa số các vụ tranh chấp lao động tập thể xảy ra trên thực
tế được giải quyết thông qua tổ công tác liên ngành.
- Thứ năm: Các cuộc đình công và tranh chấp lao động tập thể
thường xảy ra ngoài giờ hành chính (thứ 7) hoặc giờ tăng ca.
- 16 -
- Thứ sáu: Một số chủ doanh nghiệp không thiện chí hợp tác,
gây khó khăn trong công tác hòa giải.
Tiểu kết Chƣơng 2
Qua thực trạng, ta có thể rút ra một số kết luận như sau:
- Tình hình tranh chấp lao động tập thể trên địa bàn vẫn diễn ra
với số lượng khá cao, tuy nhiên nội dung tranh chấp chủ yếu tập
trung ở mặt kinh tế, tính phức tạp ngày càng tăng và việc các vụ tranh
chấp được đưa ra giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất
hạn chế do thủ tục phức tạp và tính thực thi quyết định còn thấp.
- Có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể
được quy định, thế nhưng trên thực tế lại được áp dụng một số ít
phương thức do việc áp dụng các phương thức kia không thực thi,
phức tạp.
-Việc quy định về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động còn
rườm rà.
- Công tác giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chưa được quan
tâm đúng mức.
- Chất lượng của đội ngũ cán bộ giải quyết tranh chấp (Đặc biệt là
một số hòa giải viên lao động) nhìn chung còn thấp, cơ chế đảm bảo
thi hành các kết quả giải quyết tranh chấp chưa rõ ràng.
CHƢƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ TRONG CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT,
TỈNH BÌNH DƢƠNG.
- 17 -
3.1. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động
tập thể
3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao
động tập thể .
- Một là: Việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao
động tập thể phải khắc phục được những bất hợp lý và đảm bảo tính
khả thi của pháp luật hiện hành.
- Hai là: Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết
tranh chấp lao động tập thể phải đáp ứng được các yêu cầu về hội
nhập quốc tế.
- Ba là: Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ của hệ thống pháp luật
về giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
3.1.2. Một số kiến nghị về hoàn thiện các quy định pháp luật
- Thứ nhất:Về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập
thể tại hội đồng trọng tài lao động
- Thứ hai: Về cơ chế thi hành các biên bản hòa giải thành của hòa
giải viên và các quyết định của hội đồng trọng tài xem xét, bổ sung
những quy định về cơ chế bảo đảm việc thực hiện các biên bản hòa
giải thành của hòa giải viên cũng như biên bản hòa giải thành của hội
đồng trọng tài lao động.
- Thứ ba: Đa số các vụ tranh chấp lao động tập thể xảy ra trên
thực tế được giải quyết thông qua tổ công tác liên ngành. Chính vì
vậy, pháp luật cần có cơ chế quy định rõ ràng trách nhiệm quyền hạn
chung của tổ liên ngành và của từng cơ quan tổ chức trong tổ công
tác liên ngành.
3.2. Hoàn thiện hoạt động giải quyết tranh chấp lao động tập
thể
- 18 -
3.2.1. Về các quy định pháp luật
-Thứ nhất: Về cơ quan hòa giải cơ sở.
+ Về tiêu chuẩn hòa giải viên: cần quy định cụ thể hơn về tiêu
chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của hòa giải viên lao động.
+ Về số lượng hòa giải viên khi tham gia giải quyết tranh chấp
- Thứ hai: Về cơ quan trọng tài lao động.
+ Về thẩm quyền của hội đồng trọng tài lao động: Cần xem xét để
mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng
trọng tài lao động theo hướng hội đồng trọng tài có thể giải quyết cả
hai loại hình của tranh chấp lao động tập thể theo sự tự do lựa chọn
của các bên.
+ Về cơ cấu tổ chức của hội đồng trọng tài: Việc quy định số
lượng thành viên của hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại
điều 199 BLLĐ năm 2012 có thể lên đến 7 người là quá nhiều.
3.2.2. Về tổ chức thực hiện
- Thứ nhất, cần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng
như năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia giải quyết tranh chấp lao
động tập thể đặc biệt là đội ngũ hòa giải viên và trọng tài viên của
hội đồng trọng tài lao động.
- Thứ hai, cần đổi mới và nâng cao năng lực đại diện tập thể lao
động của tổ chức Công đoàn.
- Thứ ba, cần kiện toàn và phát huy vai trò của hệ thống thiết chế
về quan hệ lao động bao gồm thiết chế tài phán (tòa án, trọng tài lao
động), thiết chế tham vấn (tư vấn và hòa giải) và cơ chế phối hợp ba
bên với vai trò của nhà nước.
- Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các
quy định của BLLĐ năm 2012 và các quy định có liên quan đến cả
- 19 -
NLĐ và NSDLĐ nhằm nâng cao hiểu biết và giáo dục ý thức chấp
hành pháp luật của các bên.
- Thứ năm, cần thúc đẩy quá trình thương lượng tập thể và tăng
cường đối thoại giữa các bên trong quan hệ lao động.
3.3 . Giải pháp phòng ngừa và hạn chế tranh chấp lao động
tập thể tại các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công
nghiệp Bến Cát
3.3.1 Giải pháp tình thế trước mắt:
3.3.1.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật; In ấn các tài liệu
cần thiết tuyên truyền, hướng dẫn người sử dụng lao động và người
lao động đúng quy định.
- Thông qua Hiệp hội, chi hội các quốc gia đầu tư, khách hàng gia
công để tuyên truyền và yêu cầu người sử dụng lao động các doanh
nghiệp tuân thủ pháp luật.
- Các ngành chức năng phối hợp tổ chức Hội nghị người lao động
và tổ chức đối thoại giữa người sử dụng lao động và CNLĐ.
- Kịp thời tuyên dương điển hình doanh nghiệp tiêu biểu chấp
hành pháp luật lao động, pháp luật khác với việc đưa tin trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Thông báo cho Hiệp hội, chi hội các
quốc gia đầu tư, khách hàng về số doanh nghiệp đã nhiều lần nhắc
nhở, xử phạt nhưng không khắc phục
3.3.1.2. Đối với người sử dụng lao động:
Quan tâm hiệu quả sản xuất kinh doanh song hành với việc chăm
lo đời sống của CNLĐ, lắng nghe ý kiến của công đoàn đại diện của
người lao động, duy trì hình thức đối thoại, tạo điều kiện cho công
đoàn hoạt động, quan tâm giải quyết các kiến nghị của người lao
- 20 -
động thực hiện việc thỏa thuận về tiền lương và điều chỉnh tăng các
khoản phụ, trợ cấp cho người lao động. Ngoài ra, người sử dụng lao
động phải thực hiện văn hóa ứng xử giữa quản lý đối với người lao
động, chấn chỉnh hệ thống nhân viên quản lý và phiên dịch Các
Ban chấp hành CĐCS tiếp tục tích cực, chủ động đề xuất người sử
dụng lao động định kỳ tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người sử dụng
lao động với ban chấp hành CĐCS và người lao động.
3.3.1.3. Đối với tổ chức công đoàn:
- Biên soạn các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng Cán bộ công đoàn phù
hợp, xây dựng nội dung kỹ năng xử lý tình huống và phương thức tập
huấn tích cực.
- Tập trung tuyên truyền vận động CNLĐ vào tổ chức và thành
lập công đoàn cơ sở các doanh nghiệp đủ điều kiện; kịp thời củng cố
ban chấp hành CĐCS khuyết, yếu. Chủ động tổ chức các lớp tập
huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động công
đoàn cho cán bộ công đoàn, tổ công đoàn.
- Kịp thời nắm bắt những thắc mắc, kiến nghị của CNLĐ về chế
độ, chính sách Rà soát lập danh sách những doanh nghiệp có dấu
hiệu vi phạm về pháp luật lao động để yêu cầu ngành chức năng quản
lý nhà nước thanh, kiểm tra, xử lý.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm của công đoàn cấp trên cơ sở; thực
hiện tốt việc chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ cho CĐCS hoạt động;
hướng dẫn cho CĐCS tiến hành việc rà soát các quy định của pháp
luật lao động về quyền, nghĩa vụ và các chính sách có liên quan đến
lợi ích hợp pháp chính đáng của CNLĐ có hiệu quả.
- Xây dựng quy chế phối hợp và làm việc giữa công đoàn với
người sử dụng lao động, hoạt động CĐCS thật sự được mọi người
- 21 -
quan tâm; tạo được sự tin tưởng của người lao động vào tổ chức công
đoàn.
3.3.2. Giải pháp chiến lược lâu dài:
3.3.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước.
- Ban hành luật, chính sách cho phù hợp luôn gắn liền thực tiễn.
- Cần có chính sách,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_giai_quyet_tranh_cha.pdf