Tóm tắt Luận văn Thực trạng tổ chức khai thác sử dụng tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông tại lưu trữ bộ giao thông vận tải và những giải pháp

MỤC LỤC

Phần mở đầu. .3

1. Mục đích ý nghĩa của đề tài . .3

2. Mục tiêu của đề tài . .4

3. Phạm vi nghiên cứu. .4

4. Đối tượng nghiên cứu. . .5

5. Lịch sử nghiên cứu. .5

6. Các nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo . .7

7. Phương pháp nghiên cứu. .7

8. Đóng góp của luận văn. .8

9. Bố cục của luận văn . .8

Chương 1: Thành phần, nội dung, ®Æc ®iÓm vµ ý nghĩa của tài liệu kỹ

thuật các CTGT tại Lưu trữ Bộ GTVT . .11

1.1 Khái quát chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT .11

1.2 Thành phần, nội dung tài liệu các CTGT tại Lưu trữ Bộ GTVT . 15

1.3 Đặc điểm và ý nghĩa của tài liệu kỹ thuật các CTGT 25

Chương 2: Thực trạng công tác khai thác, sử dụng tài liệu kỹ thuật các

CTGT tại Lưu trữ Bộ Giao thông Vận tải. .31

2.1.Tổ chức khoa học và tổ chức bảo quản để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ

chức khai thác sử dụng TLKT các CTGT 31

2.2. Thực trạng khai thác sử dụng TLKT các CTGT tại lưu trữ Bộ .57

2.3 ý nghÜa cña viÖc khai th¸c vµ sö dông tµi liÖu kü thuËt c¸c CTGT 69

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức khai

thác, sử dụng tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông tại Lưu trữ Bộ

Giao thông Vận tải . 763

3.1 Nhận xét về tình hình tổ chức khoa học và tổ chức khai thác sử dụng

TLKT các CTGT tại lưu trữ Bộ .76

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức khai thác,

sử dụng tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông tại lưu trữ Bộ .87

pdf14 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực trạng tổ chức khai thác sử dụng tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông tại lưu trữ bộ giao thông vận tải và những giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN –––––––––––––––– ĐINH VĂN MẠNH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI LƯU TRỮ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP LuËn v¨n th¹c sÜ ngµnh l-u tr÷ häc vµ qu¶n trÞ v¨n phßng Hµ Néi – 2009 2 MỤC LỤC Phần mở đầu .................................................................................................. ..3 1. Mục đích ý nghĩa của đề tài ........................................................................ ..3 2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... ..4 3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... ..4 4. Đối tượng nghiên cứu............................. .. .................................................. ..5 5. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... ..5 6. Các nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo ......................................................... ..7 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. ..7 8. Đóng góp của luận văn ................................................................................ ..8 9. Bố cục của luận văn .................................................................................... ..8 Chương 1: Thành phần, nội dung, ®Æc ®iÓm vµ ý nghĩa của tài liệu kỹ thuật các CTGT tại Lưu trữ Bộ GTVT....11 1.1 Khái quát chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT.11 1.2 Thành phần, nội dung tài liệu các CTGT tại Lưu trữ Bộ GTVT.. 15 1.3 Đặc điểm và ý nghĩa của tài liệu kỹ thuật các CTGT25 Chương 2: Thực trạng công tác khai thác, sử dụng tài liệu kỹ thuật các CTGT tại Lưu trữ Bộ Giao thông Vận tải...........31 2.1.Tổ chức khoa học và tổ chức bảo quản để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức khai thác sử dụng TLKT các CTGT31 2.2. Thực trạng khai thác sử dụng TLKT các CTGT tại lưu trữ Bộ....57 2.3 ý nghÜa cña viÖc khai th¸c vµ sö dông tµi liÖu kü thuËt c¸c CTGT69 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông tại Lưu trữ Bộ Giao thông Vận tải.76 3 3.1 Nhận xét về tình hình tổ chức khoa học và tổ chức khai thác sử dụng TLKT các CTGT tại lưu trữ Bộ...76 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông tại lưu trữ Bộ..87 KÕt luËn.........................................................................................................102 Tài liệu tham khảo....105 Phô lôc.. 108 4 Phần mở đầu 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Đất nước ta đang trên đà phát triển, sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể. Các cơ quan từ trung ương đến địa phương đang dần được kiện toàn về tổ chức, đổi mới phương thức làm việc, đời sống nhân dân ngày một tăng lên, hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hệ thống các công trình giao thông ngày càng được cải thiệnĐể hoạt động điều hành, quản lý các công trình giao thông xây dựng đang không ngừng tăng lên về số lượng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung được tốt cần có sự đóng góp rất lớn của công tác lưu trữ. Hơn thế nữa, bên cạnh việc quan tâm đến sự chỉ đạo về công tác lưu trữ nói chung thì chúng ta cũng cần đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu một cách khoa học, có như vậy mới đảm bảo phát huy được hết những giá trị mà tài liệu lưu trữ mang lại. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã thực sự quan tâm đến công tác lưu trữ điều này được thể hiện bằng việc ban hành những văn bản chỉ đạo về công tác này nhằm đáp ứng kịp thời với tình hình mới, cụ thể như Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia được ban hành ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Nghị Định 111/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia ban hành ngày 08 tháng 4 năm 2004... Trong các văn bản trên, công tác tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu được đặc biệt chú ý coi trọng qua những quy định quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc khai thác, sử dụng tài liệu, thủ tục khai thác, sử dụng tài liệu Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu chính là quá trình cung cấp thông tin quá khứ cho các cơ quan, đoàn thể, cá nhân một cách nhanh chóng, khoa học, chính xác và hiệu quả nhằm phục vụ cho các mục đích trên. Có thể nói, tổ chức khai thác, sử 5 dụng tài liệu vừa là kết quả của các quy trình chuyên môn nghiệp vụ trước đó vừa là mục đích cuối cùng của công tác lưu trữ. Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng không trong phạm vi cả nước, quản lý các dịch vụ và thực hiện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành giao thông vận tải đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Hàng loạt công trình giao thông được mọc lên trên khắp mọi miền của tổ quốc. Đây là những thành công không nhỏ góp phần vào tiến trình hội nhập của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành giao thông vận tải hiện nay cũng đang đứng trước một thực trạng đáng báo động, đòi hỏi các ngành, các cấp phải có sự quan tâm đặc biệt như: tai nạn giao thông và nạn tham nhũng đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ... Tất cả những vấn đề nêu trên đều được phản ánh rõ nét trong tài liệu lưu trữ. Bởi vậy, đây là nguồn tài liệu có giá trị, không chỉ trong hoạt động của ngành giao thông mà còn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của quốc gia. Chính vì thế, việc tổ chức khai thác, sử dụng khối tài liệu này không chỉ là trách nhiệm của ngành mà còn là trách nhiệm của nhiều cơ quan nhà nước khác. Tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông (CTGT) được hình thành trong quá trình thi công xây dựng và quản lý các CTGT tại các cơ quan tổ chức có chức năng thiết kế, thi công, thẩm định trên phạm vi cả nước. Đây cũng chính là một trong những nguồn tài liệu kỹ thuật thuộc thành phần phông lưu trữ quốc gia Việt Nam. Thực tế công tác lưu trữ tài liệu kỹ thuật trong những năm qua tại các cơ quan đã cho thấy đây là khối tài liệu rất phong phú, đa dạng nhưng cũng rất phức tạp. Chính vì đặc điểm này đã đặt ra yêu cầu đối với các cán bộ làm công tác lưu trữ, không chỉ nắm được chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực ngành nghề sản sinh ra khối tài liệu ấy. Tài liệu kỹ thuật các công trinh giao 6 thông còn là bằng chứng, căn cứ pháp lý chân thực để xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, hơn nữa chúng còn giúp tiết kiệm thời gian cũng như tiền của của Nhà nước trong việc tu bổ, sửa chữa các công trình giao thông Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua công tác tổ chức khai thác sử dụng tài liệu kỹ thuật tại Lưu trữ Bộ Giao thông vận tải ( từ đây xin được viết tắt là GTVT )còn gặp nhiều tồn tại, do khối lượng và thành phần tài liệu kỹ thuật tại đây ngày một nhiều và phong phú. Việc khai thác và sử dụng đúng mục đích để có thể phát huy hết giá trị của khối tài liệu này phục vụ cho công việc thực tế của các cán bộ chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Với những lý do trên nên chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông tại Lưu trữ Bộ Giao Thông Vận Tải và những giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình 2.Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chủ yếu mà luận văn tập trung nghiên cứu là: - Làm rõ vai trò, ý nghĩa công tác tổ chức khai thác sử dụng tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông (CTGT). - Thực tế công tác tổ chức khai thác sử dụng tài liệu kỹ thuật các CTGT hiện đang được lưu trữ tại Bộ; - Đề xuất giải pháp nhằm giúp Lưu trữ Bộ và cơ quan quản lý tài liệu kỹ thuật CTGT thực hiện tốt hơn công tác tổ chức khai thác và sử dụng tài lưu trữ. 3. Phạm vi nghiên cứu Để phục vụ cho nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã lựa chọn Lưu trữ Bộ GTVT để tiến hành khảo sát thực tế tình hình tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu. Bộ Giao thông Vận tải có phạm vi hoạt động rộng, chức năng nhiệm vụ có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác của xã hội. Bởi vậy, tài liệu được hình 7 thành ra trong hoạt động của Bộ chiếm một khối lượng tương đối lớn trong phông Lưu trữ nhà nước Việt Nam. Bao gồm khối tài liệu hoàn công về các công trình giao thông nhóm A; khối tài liệu phản ánh quá trình hoạt động của Bộ Trong phạm vi của luận văn này chúng tôi chỉ đi sâu khảo sát việc tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu kỹ thuật các CTGT tại Lưu trữ Bộ. 4. Đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu các đối tượng chính: - Khối tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông đang được bảo quản tại lưu trữ Bộ GTVT; - Qui định, thủ tục, hình thức khai thác tài liệu tại Lưu trữ Bộ; - Hiệu quả khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ các CTGT tại lưu trữ Bộ. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Việc tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác lưu trữ. Chính vì lẽ đó, vấn đề này đã được sự quan tâm của nhiều tác giả thể hiện dưới dạng viết giáo trình, sách, báo, tạp chí và các đề tài khoá luận tốt nghiệp, luận văn cao học liên quan đến vấn đề tổ chức khai thức và sử dụng tài liệu. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như sau: - Trước hết về lý luận chung: Việc tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu đã được đề cập đến trong các cuốn giáo trình chuyên ngành Lưu trữ như: " Lý luận và thực tiễn công tác Lưu trữ" (Vương Đình Quyền - Chủ biên) - Một số khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng có đề cập đến vấn đề này ví dụ như: “Xây dựng phương án tổ chức lưu trữ tài liệu thiết kế tại Công ty tư vấn xây dựng Sông Đà” (khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thảo khóa 2000 – 2004); “Xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ 8 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương” (Luận văn thạc sĩ khoa học của Học viên Hà Văn Huề năm 2002); "Thu thập, bổ sung tài liệu vào Lưu trữ Bộ Giao thông Vận tải - Thực trạng và giải pháp"(Luận văn thạc sĩ khoa học của học viên Nguyễn Kim Dung); “Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu kỹ thuật các công trình thủy lợi tại Lưu trữ Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn”( Luận văn thạc sĩ khoa học của học viên Nguyễn Thị Phương Huyền). - Các bài viết, bài giảng liên quan đến vấn đề khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ trên Tạp chí Văn thư lưu trữ. Ví dụ như: Bài giảng “Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật” năm 2005 của các tác giả Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Liên Hương, Nguyễn Cảnh Đương, bài viết “Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ trong thời kỳ đổi mới của đất nước” trên tạp chí Lưu trữ số 01 năm 1994; bài viết “Một số suy nghĩ về vấn đề tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ ở nước ta” của tác giả Vũ Thị Phụng trên tạp chí Lưu trữ số 02 năm 1994 Những công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các hướng sau đây: + Xây dựng cơ sở khoa học cho công tác chỉnh lý tài liệu khoa học kỹ thuật + Phân tích vai trò của tài liệu lưu trữ và tầm quan trọng của việc tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu phục vụ cho các nhu cầu thiết thực trong quản lý, nghề nghiệp của mình. + Đi sâu nghiên cứu từng cơ quan, từng lĩnh vực cụ thể, từ đó phân tích hiệu quả của việc khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ trong thực tiễn. Có thể nói, những vấn đề mà các đề tài nghiên cứu khoa học, khoá luận, luận văn thạc sĩ, các bài viết trên các tạp chí... đã đề cập tương đối nhiều và khá chi tiết về vai trò của công tác tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu. Mặc dù chưa có công trình nào phản ánh tình hình thực tế tổ chức khai thác và hiệu quả sử dụng của tài liệu kỹ thuật các CTGT tại Bộ GTVT nhưng những tài liệu này đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc nhận thức lý luận và phương pháp đánh giá, nghiên cứu tài liệu dưới nhiều hình thức khác nhau để hoàn thành luận văn này. 9 6. Các nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo - Các văn bản chỉ đạo của Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải về công tác lưu trữ nói chung và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ nói riêng. - Tài liệu về lịch sử, tổ chức bộ máy và hoạt động của Bộ Giao thông vận tải. - Tài liệu mang tính chất phương pháp luận gồm: sách lý luận về chuyên ngành lưu trữ học. - Giáo trình, tài liệu lý luận về khoa học nghiệp vụ lưu trữ như: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, Phương pháp lựa chọn và loại huỷ tài liệu ở các cơ quan, Giáo trình lưu trữ của tác giả Vương Đình Quyền – Nguyễn Văn Hàm – Đào Xuân Chúc. - Các khoá luận tốt nghiệp cử nhân, luận văn thạc sĩ chuyên ngành lưu trữ có nội dung liên quan đến các khâu nghiệp vụ khối tài liệu khoa học kỹ thuật và vấn đề tổ chức sử dụng khối tài liệu kỹ thuật. - Các bài viết trên tạp chí Lưu trữ và Tạp chí Văn thư – lưu trữ về tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông, xây dựng cơ bản. 7. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; - Phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 10 - Trong quá trình khảo sát tình hình thực tế, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra số liệu qua các sổ sách, văn bảnđể đưa ra những đánh giá, nhận xét. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp mô tả để tái hiện lại tình hình thực tế về tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại cơ quan. 8. Đóng góp của luận văn: - Đánh giá đúng ý nghĩa cũng như giá trị vốn có của khối tài liệu kỹ thuật các CTGT đối với công tác quản lý, thẩm định, kiểm tra, xây dựng, duy tucác công trình giao thông. - Phản ánh chính xác, đầy đủ tình hình tổ chức khai thác cũng như hiệu quả của việc sử dụng tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông tại Lưu trữ Bộ. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu kỹ thuật các CTGT - Đề tài nghiên cứu thành công có thể giúp Lưu trữ Bộ GTVT xác định và xử lý một số vấn đề còn tồn tại trong việc thu thập, tra tìm tài liệu, đặc biệt trong công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu kỹ thuật các CTGT. 9. Bố cục của luận văn Chương I: Khái quát thành phần, nội dung đặc điểm và ý nghĩa tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông tại lưu trữ Bộ Giao thông vận tải Chương 2: Thực trạng tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu kỹ thuật các công trìn h giao thông tại Bộ Giao thông vận tải. Chương 3: Nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức khai thác, sử dụng tại Lưu trữ Bộ Giao thông vận tải.. Như đã trình bày ở trên, khối tài liệu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông rất đa dạng và phong phú, vì vậy khi thực hiện đề tài này chúng tôi cũng không tránh khỏi những khó khăn đó là khối tài liệu kỹ thuật các 11 công trình giao thông liên quan đến các số liệu, bản vẽ, bản thiết kếnên rất khó có thể tiếp cận một cách đầy đủ và hoàn chỉnh; kiến thức về chuyên ngành giao thông, xây dựng cơ bản, kiến trúccòn hạn chế do đó cũng đã gây ra không ít khó khăn trong việc tìm hiểu để nhận biết nội dung của tài liệu; nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo còn hạn chế Mặc dù trong quá trình thực hiện đề tài gặp không ít khó khăn song chúng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, cơ quan nơi chúng tôi đến khai thác tư liệu, tài liệu, khảo sát tình hình thực tế như: Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải, Lưu trữ Bộ Giao thông Vận tải, Cục Đường Bộ Việt Nam, Cục Hàng không, Trường Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Công chức ngành Giao thông Vận tải....Đặc biệt là sự hướng dẫn giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của cô giáo TS. Nguyễn Liên Hương cùng các thầy cô giáo trong Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Cô giáo hướng dẫn và những cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan Bộ GTVT đã giúp đỡ, động viên chúng tôi hoàn thành luận văn của mình. Hà nội, tháng 12 năm 2009 Tác giả Đinh Văn Mạnh 12 Tài liệu tham khảo [1] Bộ Giao thông vận tải (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giao thông vận tải – Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội [2] Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, Nxb Đại học và giáo dục Chuyên nghiệp, Hà Nội,1990. [3] Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Kỷ yếu hội nghị khoa học “ Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ yêu cầu chia sẻ nguồn lực thông tin theo tinh thần Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia”. Hà nội 2004. [4] Nguyễn Kim Dung: Thu thập bổ sung tài liệu lưu trữ tại Bộ Giao thông vận tải thực trạng và giải pháp,Luận văn tốt nghiệp khoá 2006. Nguồn: Tư liệu Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng, Trường Đại học KHXH&NV. [5] Lê Văn Đà: Vận dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn đánh giá giá trị tài liệu khoa học kỹ thuật vào việc thu thập tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật các công trình xây dựng cơ bản, Luận văn tốt nghiệp khoá 1977. Nguồn: Tư liệu Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng, Trường Đại học KHXH&NV. [6] Nguyễn Ngọc Đồng: Vài nét về công trình thủy điện Hòa Bình- Tạp chí lưu trữ số 2 – 1999. [7] Nguyễn Thị Phương Huyền: Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu kỹ thuật các công trình thủy lợi tại lưu trữ Bộ NN&PTNT. . Nguồn: Tư liệu Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng, Trường Đại học KHXH&NV. [8] Hà Văn Huề: Xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng tài liệu lưu trữ tại trung tâm lưu trữ Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Luận văn Thạc sĩ khoá 2002. Nguồn: Tư liệu Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng, Trường Đại học KHXH&NV. 13 [9] Phạm Thị Hiền: Một vài nhận xét về việc lập hồ sơ hoàn công các công trình xây dựng cơ bản Giao thông vận tải – Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 4-1997. [10] Trần Thị Loan: Xác định thành phần cơ bản của bộ hồ sơ hoàn chỉnh về một công trình xây dựng cơ bản cần bảo quản tại các cơ quan lưu trữ Nhà nước, luận văn tốt nghiệp -1991. Nguồn: Tư liệu Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng, Trường Đại học KHXH&NV. [11] Nghị định số 110/2004/CP-NĐ ngày 04/8/2004 của chính phủ về công tác văn thư. Nguồn: www.Luutruvn.gov. [12] Nghị định số 111/2004/CP-NĐ ngày 04/8/2004 của chính phủ quy định chi tiết một số điều trong Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia. Nguồn: www.Luutruvn.gov. [13] Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nguồn: WWW. Chínhphu.vn [14] Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều NĐ 16/2005/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nguồn: WWW. Chínhphu.vn [15] Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải [16] Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Liên Hương, Nguyễn Cảnh Đương: Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2005. [17] Nguyễn Minh Phương: Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1992. [18] Lê Văn Sỹ: Một vài nét suy nghĩ về phương pháp hệ thống hóa tài liệu thiết kế các công trình GTVT ở kho lưu trữ Viện Thiết kế - Bộ Giao thụng vận tải, Báo cáo tốt nghiệp, Hà Nội - 1971. Nguồn: Tư liệu Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng, Trường Đại học KHXH&NV. [19] Nguyễn Thị Thảo: Xây dựng phương án tổ chức lưu trữ tài liệu thiết kế tại Công ty tư vấn xây dựng Sông Đà, khóa luận tốt nghiệp - 2004. Nguồn: Tư liệu Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng, Trường Đại học KHXH&NV. 14 [20] Thông tư 12/2009/TT – BGTVT ngày 03 tháng 7 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết công tác lưu trữ của Bộ Giao thông vận tải. Nguồn Lưu trữ Bộ GTVT. [21] Nguyễn Xuân Trung: Vài nét về hiệu quả kinh tế của việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ kỹ thuật ở kho lưu trữ Tổng cục Đường sắt, Tạp chí Văn thư - Lưu trữ, số 4/1987. [22] QuyÕt ®Þnh sè 18/2003/Q§-BXD ngµy 26 th¸ng 6 n¨m 2003 vÒ viÖc ban hµnh Quy ®Þnh qu¶n lý chÊt l-îng c«ng tr×nh x©y dùng. Nguån: WWW. Bé X©y dùng. [23] Quyết định số 2578/QĐ/1998/GTVT ngày 14 tháng 10 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc ban hành nội dung, danh mục hồ sơ hoàn công công trình giao thông cầu, đường bộ. Nguồn Lưu trữ Bộ GTVT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_to_chuc_khai_thac_su_dung_tai_lieu_ky_thuat_cac_cong_trinh_giao_thong_tai_luu_tru_bo_giao.pdf
Tài liệu liên quan