MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU. 4
1. Lý do chọn đề tài: .4
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: .6
2.1. Ý nghĩa lý luận:. 6
2.2. Ý nghĩa thực tiễn . 6
3. Mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu:.6
3.1. Mục đích nghiên cứu: . 6
3.2.Câu hỏi nghiên cứu:. 7
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:. 7
4. Đối tượng, khách thể: .7
4.1. Đối tượng nghiên cứu: . 7
4.2. Khách thể nghiên cứu: . 7
5. Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu: .7
6. Phương pháp nghiên cứu: .8
6.1. Phân tích tài liệu thứ cấp:. 8
6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu:. 9
6.3. Phương pháp thảo luận nhóm: . 9
6.4. Phương pháp quan sát:. 9
7. Giả thuyết nghiên cứu:.10
8. Khung lý thuyết: .11
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH. 12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 12
1.1. Cơ sở lý luận :.12
1.1.1. Các lý thuyết tiếp cận:. 12
1.1.1.1. Lý thuyết phân công lao động:. 12
1.1.1.2. Lý thuyết trao đổi xã hội: . 13
1.1.1.3. Các lý thuyết liên quan tới di dân:. 15
1.1.2. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu: . 17
1.1.2.1. Khái niệm "Gia đình":. 17
1.1.2.2. Khái niệm "Lao động", "Người lao động": . 17
1.1.2.3. Khái niệm "Dịch vụ giúp việc gia đình": . 18
1.1.2.4. Khái niệm “Người giúp việc gia đình”: . 18
1.1.2.5. Khái niệm “Hoạt động giúp việc gia đình”: . 19
1.1.2.6. Khái niệm “Nhu cầu”: . 19
1.1.2.7. Khái niệm “Chuyên môn”, “Đào tạo", "Đào tạo chuyên môn":. 203
1.2. Cơ sở thực tiễn:.21
1.2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:. 21
1.2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu:. 25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 30
2.1. Một số đặc trưng nhân khẩu - xã hội của người giúp việc gia đình và hộ gia
đình thuê người giúp việc: .30
2.1.1. Nhóm người giúp việc gia đình: . 30
2.1.2. Hộ gia đình thuê người giúp việc:. 31
2.2. Thực trạng hoạt động giúp việc tại Hà Nội hiện nay:.33
2.2.1. Lý do lựa chọn nghề giúp việc và nguồn giới thiệu:. 33
2.2.2. Các loại hình công việc: . 36
2.2.3. Thù lao của người giúp việc gia đình: . 39
2.2.4. Tiền thưởng, phần thưởng và việc thoả mãn nhu cầu tinh thần của
người giúp việc: . 44
2.2.5. Điều kiện làm việc của người giúp việc: .
2.2.6. Kỹ năng của người giúp việc gia đình: .
2.2.7. Những lợi ích và khó khăn của hoạt động giúp việc gia đình:. .
Chƣơng 3: NHU CẦU CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI ĐIỀU KIỆN .
SINH HOẠT, LÀM VIỆC VÀ ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN . .
3.1. Nhu cầu của người giúp việc với điều kiện sinh hoạt: .
3.2. Nhu cầu của người giúp việc với điều kiện làm việc:
.3.2.1. Mức thù lao: . .
3.2.2. Thời gian làm việc: . .
3.2.3. Cách đối xử của người thuê và địa vị của người giúp việc:. .
3.2.4. Sự bảo đảm các quyền lợi, cam kết, hợp đồng: .
3.3. Nhu cầu của người giúp việc với đào tạo chuyên môn: .
3.3.1. Nội dung đào tạo: . .
3.3.2. Người chịu trách nhiệm đào tạo chuyên môn: .
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . .4
1. Kết luận:. .
2. Khuyến nghị:. .
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 46
PHỤ LỤC . .
47 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tìm hiểu hoạt động giúp việc gia đình và nhu cầu của người lao động đối với điều kiện sinh hoạt, làm việc và đào tạo chuyên môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười lao động":
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi
những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình hay của xã hội.
Xã hội học coi lao động như là hành động xã hội có cấu trúc gồm các thành
phần: mục đích lao động, đối tượng lao động, phương tiện lao động, điều kiện lao
động, chủ thể lao động và xu hướng lao động. Các yếu tố này có mối liên hệ hữu cơ
với nhau. Trong đó, vai trò quyết định với nghĩa là chủ động, tích cực "tác động,
điều tiết, kiểm soát" toàn bộ quá trình lao động thuộc về con người xã hội với tất cả
18
các đặc điểm, phẩm chất người được hình thành và phát triển trong cuộc sống. [11,
tr.122-123]
Chủ thể lao động: là cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội với các đặc điểm, phẩm
chất được hình thành và phát triển trong quá trình xã hội hóa và trong hoạt động lao
động. Chính chủ thể lao động với sự nỗ lực vật chất - tinh thần của họ đã gắn kết
các yếu tố lao động thành một quá trình sản xuất. Đồng thời, thông qua lao động,
con người không những cải tạo thế giới mà còn biến đổi chính bản thân mình.
[11,tr.122-123]
Như vậy, có thể định nghĩa rằng người lao động là các cá nhân thuộc các
nhóm, tổ chức xã hội với các đặc điểm và phẩm chất riêng được hình thành và phát
triển trong quá trình xã hội hóa và trong quá trình lao động.
1.1.2.3. Khái niệm "Dịch vụ giúp việc gia đình":
Hiện nay chưa có một định nghĩa chung nhất về dịch vụ giúp việc gia đình
dù cụm từ này được sử dụng trong rất nhiều văn bản và được chấp nhận trong xã
hội. Trên cơ sở những đặc trưng của loại hình dịch vụ này, tác giả xin đưa ra cách
hiểu của mình về dịch vụ giúp việc gia đình là loại hình dịch vụ thuộc khu vực kinh
tế phi chính thức nhằm cung cấp nguồn lao động làm các công việc nội trợ hoặc
chăm sóc các thành viên cho các gia đình có nhu cầu. Người được thuê giúp việc
trong gia đình trực tiếp làm những công việc như đi chợ, chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp
nhà cửa, trông trẻ, trông người già yếu và nhận lương theo thỏa thuận giữa người
thuê và người giúp việc.
Dịch vụ giúp việc gia đình còn có thể hiểu đơn giản là những công việc được
làm bởi người không phải thành viên của gia đình.
1.1.2.4. Khái niệm “Người giúp việc gia đình”:
"Người giúp việc gia đình, (người hầu hay người ở theo cách gọi trong các
xã hội trước đây )là những người làm việc và thường chung sống cùng hộ gia đình
với người thuê. Ở những hộ gia đình lớn, có thể có nhiều người giúp việc làm các
công việc khác nhau, như một phần của hệ thống thứ bậc phức tạp.
19
Người giúp việc gia đình thường làm những công việc như nấu ăn, giặt là,
dọn dẹp nhà cửa, đi chợ..., chăm sóc trẻ em. Tại nhiều nước, người giúp việc (phụ
nữ) giữ vai trò như y tá chăm sóc người già và người khuyết tật. Người giúp việc
(phụ nữ) thường được yêu cầu làm việc ít nhất 15 tiếng một ngày." [22]
Trong xã hội Việt Nam phong kiến, người giúp việc gia đình thường được
gọi bằng những cái tên như “con sen”, “thằng ở” với hàm ý khinh miệt, coi thường.
Sau này, khi bộ phim Nhật Bản có tên “Oshin” được trình chiếu tại Việt Nam với
nội dung chính xoay quanh cuộc đời của một người phụ nữ với tinh thần vượt khó
khăn, từ vị trí của một người giúp việc gia đình thành một người thành đạt thì cụm
từ “osin” xuất hiện và được dùng để chỉ người giúp việc trong gia đình. Đến nay,
cách gọi này vẫn được chấp nhận trong xã hội.
1.1.2.5. Khái niệm “Hoạt động giúp việc gia đình”:
Khái niệm “hoạt động giúp việc gia đình” được sử dụng trong đề tài này
dùng để chỉ một lĩnh vực dịch vụ nhằm cung cấp nguồn lao động thực hiện các công
việc chuyên biệt trong môi trường gia đình bao gồm những hoạt động như nội trợ,
dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc các thành viên, giúp các gia đình thực hiện tốt các chức
năng của mình. Bên cạnh đó, nó còn bao gồm các yếu tố liên quan như mối quan hệ
giữa người thuê và người lao động cả về mặt pháp luật và xã hội, mức độ hài lòng,
khả năng đáp ứng cũng như các nhu cầu, mong muốn của các bên.
1.1.2.6. Khái niệm “Nhu cầu”:
Nhà tâm lý học Abraham Maslow đã đưa ra học thuyết về nhu cầu trong bài
viết "A theory of Human Motivation" (tạm dịch là học thuyết về động lực của con
người) của mình năm 1943. Đây được coi là học thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc
nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung và cho đến nay chưa có
thuyết nào thay thế tốt hơn cho học thuyết này. A.Maslow đã chia các nhu cầu của
con người thành hai nhóm: nhu cầu bậc thấp (bao gồm nhu cầu về thể chất và sinh
lý và nhu cầu về an toàn và an ninh) và nhu cầu bậc cao (nhu cầu về quyền sở hữu
và tình cảm, nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng, nhu cầu được thể hiện mình).
Theo đó, việc thoả mãn các nhu cầu bậc thấp sẽ giúp thoả mãn các nhu cầu bậc cao.
20
Và con người là thực thể xã hội, khác với các loài động vật khác, họ luôn hướng tới
việc thoả mãn các nhu cầu của mình, nói cách khác, họ hành động theo nhu cầu.
Việc được đáp ứng các nhu cầu từ thấp tới cao như một cái thang dẫn họ tới việc tự
hoàn thiện mình và giúp ích cho xã hội. [12]
Người giúp việc cũng là một nhóm đối tượng với những đặc trưng riêng, do
vậy họ cũng có những nhu cầu riêng gắn với hoàn cảnh sống và làm việc của mình.
Ở đây, chúng tôi cũng xem xét nhu cầu của người lao động theo hai nhóm nhu cầu
bậc thấp, bao gồm các nhu cầu về đảm bảo điều kiện sinh hoạt (nơi ăn, chỗ ở, chăm
sóc sức khỏe, nghỉ ngơi giải trí) và điều kiện làm việc và các nhu cầu bậc cao liên
quan đến nhu cầu về địa vị trong gia đình chủ nhà và đào tạo chuyên môn để được
nâng cao vị thế của mình.
1.1.2.7. Khái niệm “Chuyên môn”, “Đào tạo", "Đào tạo chuyên môn":
Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng
năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm,
lương thực, công cụ lao động) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm
nhạc, tranh vẽ) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã
hội. [13, tr.11]
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến
thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những
tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích
nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm
đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, đào tạo được dùng để đề cập
đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ
nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo
chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo... [13,tr.11]
Đào tạo chuyên môn là hoạt động nhằm cung cấp kiến thức cũng như kỹ
năng chuyên sâu thuộc một lĩnh vực nghề nghiệp cho người lao động. [13,tr.11]
21
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
* Trên thế giới:
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ là sự phát
triển của các loại hình dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ phục vụ gia đình. Đối với dịch vụ
giúp việc gia đình, Philippine là một trong những nước đứng đầu. Tác giả Parrenas
trong một nghiên cứu của mình năm 2000 đã chỉ ra rằng, hiện nay ước tính có hơn
2,2 triệu người giúp việc gia đình trong tổng số 6,5 triệu người lao động Philipine
làm việc ở hơn 100 nước trên thế giới. Đa số phụ nữ Philippine ra nước ngoài kiếm
sống đều tốt nghiệp phổ thông và qua đào tạo nghề, hơn nữa, họ lại thông thạo tiếng
Anh. Do đó, lao động của Philippnes làm nghề này có khả năng cạnh tranh rất lớn.
Chính phủ Philipine coi xuất khẩu lao động bao gồm cả lao động nữ giúp việc gia
đình như là một ngành kinh tế rất quan trọng của đất nước. Nguồn tiền gửi về gia
đình hàng năm của riêng số phụ nữ làm nghề giúp việc gia đình ước tính khoảng
14-16 tỷ đô la Mỹ [ 16, tr.560-580]
Theo báo cáo khảo sát của Viện Nghiên cứu Dân số và Xã hội của Đại học
Mahidol, Thái Lan (2007), sự tăng trưởng kinh tế của Thái Lan trong hơn 30 năm
qua cũng làm tăng mạnh mẽ số lượng các gia đình cần thuê người giúp việc gia
đình. Trong những năm 1980, các gia đình chủ yếu thuê người giúp việc là người
Thái. Bắt đầu từ những năm 1990, mức cung lao động giúp việc gia đình là người
Thái bị giảm đi, do kinh tế phát triển và tâm lý xã hội ít coi trọng nghề lao động
này, người lao động phổ thông ở Thái Lan có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp hơn.
Sự thiếu hụt lao động giúp việc gia đình của xã hội Thái Lan đã thu hút những phụ
nữ lao động nghèo từ các nước láng giềng là Myanma, Lào và Căm Pu Chia. Những
năm gần đây, tham gia đội ngũ những người làm nghề giúp việc gia đình ở Thái
Lan có cả phụ nữ Việt Nam đến chủ yếu từ một số tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ
như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
Một nghiên cứu của Philip N.Cohen (Đại học Maryland College Park, 1998)
về sự thay thế công việc nhà trong nền kinh tế dịch vụ cũng đã đánh giá sự tiêu
22
dùng dịch vụ giúp việc gia đình. Qua phân tích số liệu cuộc điều tra sự tiêu dùng tại
Hoa Kỳ năm 1993, tác giả đã chỉ ra rằng việc sử dụng dịch vụ giúp việc gia đình và
việc lựa chọn hình thức đi ăn bên ngoài đã giúp người phụ nữ giảm bớt gánh nặng
công việc nhà. Tác giả đã đánh giá sự tác động của các yếu tố: vị trí của người phụ
nữ trong hôn nhân (thu nhập, nghề nghiệp của người phụ nữ), địa vị kinh tế - xã hội
của gia đình (mức sống, chủng tộc, thu nhập, nghề nghiệp, học vấn của người
chồng) tới việc sử dụng dịch vụ giúp việc gia đình. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy,
nếu như mọi yếu tố khác là như nhau, những gia đình mà người phụ nữ có địa vị
cao hơn cũng như những gia đình có địa vị kinh tế- xã hội cao hơn sử dụng dịch vụ
giúp việc gia đình và đi ăn bên ngoài nhiều hơn. [5, tr.219-231]
Qua tìm hiểu một số nghiên cứu nước ngoài về chủ đề dịch vụ giúp việc gia
đình, có thể thấy chủ đề này đã được quan tâm tìm hiểu ở nhiều quốc gia trên các
khía cạnh khác nhau. Đây sẽ là cơ sở khoa học cho việc tiếp cận, so sánh kết quả
trong nghiên cứu tình hình thực tế Việt nam về thực trạng giúp việc gia đình, các
yếu tố tác động đến thực trạng này, những vấn đề còn tồn tại.
* Ở Việt Nam:
Lao động giúp việc gia đình là một hoạt động kinh tế xã hội có từ lâu đời ở
nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Hoạt động giúp việc gia đình ở
Việt Nam trong khoảng 20 năm trở lại đây trở nên phổ biến và phát triển so với giai
đoạn trước đó là do có nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá hơn hẳn so với thời
kỳ kinh tế bao cấp, cũng như sự dư thừa lao động phổ thông ở khu vực nông thôn
dưới tác động của công cuộc cải cách kinh tế. Một yếu tố cơ bản khác thúc đẩy loại
hình dịch vụ này phát triển là chính sách của Nhà nước ta cho phép và khuyến khích
phát triển dịch vụ khu vực kinh tế tư nhân và phi chính thức. Yếu tố thứ ba là việc
mở rộng những hình thức quản lý về mặt hộ khẩu hay đăng ký tạm trú tạo điều kiện
để những người lao động nông thôn được tự do ra thành phố tìm việc làm.
Tác giả Mai Huy Bích trong bài viết “Người làm thuê việc nhà và tác động
của họ đến gia đình trong thời kỳ đổi mới kinh tế - xã hội” đã nghiên cứu lao động
làm thuê việc nhà của những người phụ nữ nghèo, ít học từ nông thôn ra thành thị.
23
Tác giả đã phân tích một số điểm tích cực và tiêu cực của hình thức lao động này.
Đó là nhu cầu thuê mướn lao động làm việc nhà nhưng điều này chưa được đáp ứng
vì người ta ra thành phố tìm việc làm khác chứ không phải để làm giúp việc gia
đình. Sự xuất hiện của loại hình giúp việc gia đình đã và đang khẳng định vai trò,
tầm quan trọng của công việc gia đình. Trước đây những công việc gia đình do
người vợ, người mẹ làm, thường không được tính đến, còn nếu thuê người làm thì
phải mất từ 300.000 đến 500.000 đồng/tháng với cơm nuôi và chỗ ở. Điều này đã
làm lay chuyển mạnh mẽ quan niệm thịnh hành lâu nay cho rằng việc nhà là loại
hình lao động chỉ tạo ra giá trị sử dụng chứ không tạo ra lời lãi, không được trả
công, không sinh lợi. [4]
Năm 2005, Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em đã thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu nhu cầu dịch vụ gia đình Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới”. Đề tài được tiến hành thành 2 giai đoạn dành cho khảo sát tại 2
địa bàn là thành thị và nông thôn và được áp dụng nhiều phương pháp khác nhau
trong đó có thu thập thông tin bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Dịch vụ gia đình
được đề cập tới trong đề tài này rất rộng, bao gồm 6 lĩnh vực từ y tế, chăm sóc sức
khỏe; chăm sóc học tập của con cái; nội trợ và sinh hoạt gia đình; phương tiện đi lại
tới giải trí văn hóa tinh thần. Trong đó, mảng hoạt động giúp việc gia đình được xếp
vào nhóm các dịch vụ phục vụ công việc nội trợ và sinh hoạt gia đình. Đề tài đã chỉ
ra rằng các gia đình hiện nay đã có nhu cầu sử dụng dịch vụ giúp việc gia đình.
Đồng thời cũng tìm hiểu thêm về lý do lựa chọn dịch vụ, đánh giá chất lượng dịch
vụ và những yếu tố tác động đến việc sử dụng người giúp việc gia đình. Tuy nhiên,
do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng nên hoạt động giúp việc gia đình mới chỉ
được đề cập như một trong các khía cạnh nhỏ của loại hình dịch vụ gia đình. Mặt
khác, đề tài mới chỉ nghiên cứu từ góc độ gia đình – đối tượng thụ hưởng dịch vụ
mà ít quan tâm tới đối tượng cung cấp dịch vụ. [21]
Một nghiên cứu khác của tác giả Lê Việt Nga năm 2005 đã thực hiện thu
thập thông tin từ cả ba đối tượng liên quan trực tiếp đến hoạt động này là người lao
động, chủ hộ gia đình thuê người giúp việc và người làm nghề môi giới hoạt động
24
này. Nghiên cứu này bước đầu chỉ ra những tác động của việc thuê người giúp việc
tới gia đình sử dụng dịch vụ, một số khó khăn trở ngại của các bên liên quan trong
hoạt động này. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhu cầu về thuê người giúp việc hiện
nay ở Hà Nội là rất lớn. Nghiên cứu của Lê Việt Nga chỉ dựa trên một qui mô mẫu
nghiên cứu khá nhỏ bao gồm 20 phỏng sâu người làm thuê, 20 người sử dụng lao
động và 5 cán bộ giới thiệu việc làm. Nghiên cứu chỉ mới tập trung vào một số khía
cạnh trong công việc của người lao động ở trong gia đình có sử dụng dịch vụ. [15]
Khảo sát của Dương Kim Hồng được tiến hành năm 2007 là một nghiên cứu
có liên quan trực tiếp nhất đến nội dung nghiên cứu của đề tài này. Khảo sát này đã
phần nào phản ánh được thực trạng hoạt động giúp việc gia đình ở hai thành phố
lớn nhất nước ta là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả của nghiên cứu này đã chỉ
ra hai loại hình cơ bản trong hoạt động giúp việc gia đình là người lao động ở ngay
trong nhà của gia chủ và người lao động thuê nhà trọ ở ngoài. Tuy nhiên, hạn chế
của nghiên cứu này là chỉ chủ yếu lấy ý kiến của những người là chủ hộ gia đình có
thuê người giúp việc và phỏng vấn một vài người giúp việc. Có 300 phiếu được
phát ra và dưới hình thức là phỏng vấn trực tiếp, gửi qua đường bưu điện và email.
Do vậy, ít thu được những thông tin phản ánh trực tiếp tâm trạng, hoàn cảnh và
những nguyện vọng của người lao động giúp việc gia đình. [10]
Các nghiên cứu liên quan nêu trên đã phần nào cung cấp những thông tin về
các loại hình giúp việc gia đình hiện có nhưng chưa phân tích sâu về điều kiện làm
việc, điều kiện sinh hoạt của người lao động cũng như nhu cầu được đào tạo chuyên
môn của họ. Nhằm có đầy đủ luận cứ về mặt khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất
các kiến nghị về quản lý các hoạt động dịch vụ giúp việc gia đình, đề tài nghiên cứu
này sẽ tập trung vào tìm hiểu đặc điểm loại hình giúp việc gia đình, các nhu cầu của
người lao động đối với điều kiện sinh hoạt, điều kiện làm việc và đào tạo chuyên
môn.
25
1.2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu:
Hà Nội là trái tim của đất nước, có vị trí và địa thế thuận lợi, là trung tâm
chính trị, kinh tế, vǎn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế, du lịch, khoa học và đầu
mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
Hà Nội có diện tích 3.324,92 km2, dân số 6.448.837 nghìn người, trong đó
dân số sống ở khu vực thành thị là 2.632.087 nghìn người, nông thôn là 3.816.750
nghìn người. Mật độ dân số bình quân hiện nay là 1.926 nghìn người/km2 [19]. Hà
Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở
phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang,
Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ. Thành phố Hà
Nội có 10 quận gồm: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ,
Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông; 1 thị xã: Sơn Tây; và 18
huyện bao gồm: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Ba Vì,
Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai,
Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hoà và Mê Linh.
Đề tài đã chọn 3 quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa là những quận đại diện
cho mức độ phát triển đô thị khác nhau trong khu vực nội thành Hà Nội để tiến
hành điều tra về người giúp việc gia đình. Trong mỗi quận, nhóm nghiên cứu lựa
chọn 2 phường để tiến hành thu thập thông tin phục vụ đề tài. Có 6 phường được
chọn, cụ thể là: quận Ba Đình: phường Vĩnh Phúc, phường Quan Thánh; quận Đống
Đa: phường Cát Linh, phường Láng Thượng; quận Cầu Giấy: phường Nghĩa Tân,
phường Trung Hoà. Sau đây là vài nét khái quát về tình hình phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội và trật tự an ninh trên địa bàn 3 quận:
Quận Ba Đình có diện tích: 9,248 km2, dấn số: 225,282 người, với mật độ
dân số trung bình: 24.360 người/km2. Ba Đình là quận nằm ở trung tâm của thủ đô
Hà Nội, phía bắc giáp quận Tây Hồ, phía nam giáp quận Đống Đa, phía đông giáp
sông Hồng, đông nam giáp quận Hoàn Kiếm, phía tây giáp quận Cầu Giấy. Quận có
14 phường: Ngọc Hà, Đội Cấn, Cống Vị, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung
26
Trực, Trúc Bạch, Điện Biên, Thành Công, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu
Giai, Vĩnh Phúc.
Về kinh tế: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận năm 2008 đạt
2.410 tỷ đồng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt
12%, tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước đạt 15%. Giá trị giải ngân
các nguồn vốn ước được 43 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch. Chi ngân sách đảm bảo thực
hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn từ
quận đến phường và các nhiệm vụ đột xuất; ước tổng chi ngân sách được 240,8 tỷ
đồng, đạt 99% kế hoạch.
Về văn hoá - xã hội: hoạt động của các cụm văn hoá thể thao, các câu lạc bộ
sức khoẻ ngoài trời, bóng đá, bóng bàn, cầu lông... phát triển mạnh. Quận đã tổ chức
các lễ hội đảm bảo nếp sống văn minh nơi thờ tự, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
Công tác giáo dục - đào tạo đạt được kết quả tốt, tỷ lệ học sinh được xét tốt nghiệp
trung học cơ sở đạt 99,7% (tỷ lệ khá, giỏi là 62%), tỷ lệ học sinh được xét tốt nghiệp
tiểu học đạt 100% (tỷ lệ khá, giỏi là 88%). Trong năm qua, quận đã phối hợp tổ chức
cho vay vốn quỹ quốc gia với tổng số tiền ước được 7,3 tỷ đồng, góp phần giải quyết
việc làm cho gần 700 lao động.
Công tác dân số, gia đình và trẻ em đạt kết quả tốt. Mức giảm tỷ lệ sinh là
0,08%o, mức giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 0,02%. Thực hiện tốt các chiến
dịch truyền thông, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tư vấn pháp lý cho học sinh. Tiếp
tục thực hiện mô hình truyền thông khu dân cư đặc thù và mô hình cung cấp thông
tin, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho dân di cư, mô hình chăm sóc sức khoẻ
sinh sản tuổi vị thành niên, triển khai mô hình phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ em.
Về trật tự an ninh: trong năm qua, quận đã tiến hành điều tra khám phá 199
vụ phạm pháp hình sự, trong đó điều tra khám phá 10 vụ trọng án; phát hiện, xử lý
46 vụ phạm pháp kinh tế, 215 vụ phạm pháp về ma tuý; xử lý hình sự 01 đối tượng
lợi dụng khiếu kiện thường xuyên gây rối trật tự công cộng; kiểm tra trên 2.000 lượt
27
cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự, xử lý 59 cơ sở vi phạm.
Địa bàn quận là nơi tập trung các cơ quan trung ương, do đó nhiệm vụ đảm bảo
tuyệt đối an toàn các hoạt động của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế, các
hội nghị quốc tế diễn ra trên địa bàn quận được thực hiện tốt. Phối hợp giải quyết
các trường hợp tập trung đông người, khiếu kiện không đúng quy định tại các cơ
quan Trung ương, nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
- Quận Cầu Giấy được lập năm 1996, có diện tích: 12,04 km2, dân số:
147.000 người, với mật độ dân số trung bình: 12.209 người/km2. Quận có 8
phường: Nghĩa Đô, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Trung Hoà, Nghĩa Tân,
Mai Dịch, Yên Hoà.
Về kinh tế: Thu ngân sách quận 6 tháng đầu năm 2009 đạt 535,5 tỷ đồng tăng
15% so với năm 2008, trong đó thu thuế đạt 302,6 tỷ đồng, thu xây dựng đạt 145,8
tỷ đồng. Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn quận đạt 13.130,7 tỷ đồng
tăng 43% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó khu vực kinh tế cá thể đạt 1.842,8 tỷ
đồng, kinh tế hỗn hợp đạt 10.918,7 tỷ đồng, kinh tế tư nhân đạt 369,3 tỷ đồng. Giá
trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 139 tỷ đồng, trong đó khối các công
ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân đạt 58,7 tỷ đồng; khối các công ty cổ phần đạt 53 tỷ
đồng; khối doanh nghiệp tư nhân đạt 227 triệu đồng; khối kinh tế tập thể đạt 250
triệu đồng; hộ cá thể đạt 26,8 tỷ đồng.
Về văn hoá - xã hội: Giáo dục và đào tạo được thực hiện một cách toàn diện,
chất lượng giáo dục được nâng cao, tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi ở bậc tiểu học đạt
84,12%; bậc THCS đạt 41,7%. Công tác y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình thực
hiện tốt, công tác xã hội được quan tâm, quận đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho
2.500 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Các hoạt động thông tin tuyên truyền văn hoá,
văn nghệ, thể dục thể thao triển khai sâu rộng đảm bảo phục vụ tốt các nhiệm vụ
chính trị.
Về trật tự an ninh: tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục
được giữ vững và ổn định. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên
28
mọi lĩnh vực, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với 42 hội nghị thu hút
4.120 người tham gia. Công tác hoà giải ở cơ sở đã hoà giải được 162/196 vụ việc
đạt tỷ lệ 82,65%. Quản lý đô thị, vệ sinh môi trường được triển khai có hiệu quả,
giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn được đảm bảo.
- Quận Đống Đa có diện tích 9.96 km², dân số 352.000 người, với mật độ
dân số trung bình 35,341 người/km2, là một quận đông dân số nhất trong các quận,
huyện của Hà Nội. Phía bắc giáp quận Ba Đình, phía đông bắc giáp quận Hoàn
Kiếm, phía đông giáp quận Hai Bà Trưng, phía nam giáp quận Thanh Xuân, phía
tây giáp quận Cầu Giấy. Đống Đa, có 21 phường: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng
Bột, Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm Thiên, Phương Liên, Cát Linh, Văn Chương,
Phương Mai, Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Láng Thượng, Ô Chợ Dừa, Quang
Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ.
- Về kinh tế: Năm 2008 thu ngân sách đạt 843,64 tỷ đồng, tăng 29,2% so với
kết quả thực hiện năm 2007, có 10/10 khoản thu đạt và vượt kế hoạch. Thuế công
thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh chiếm 72,38% tổng thu, tăng 48,5% so
với năm 2007. Quận đã hoàn thành vượt mức công tác thu ngân sách và tạo chuyển
biến tốt về kinh tế với tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong 6 tháng đầu năm 2009
tổng thu ngân sách nhà nước đạt 573,8 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài
quốc doanh đạt 772,6 tỷ đồng tăng 7,25% so với cùng kỳ năm trước, tăng chủ yếu ở
ngành sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị điện.
- Về văn hoá - xã hội: Triển khai kế hoạch tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử
văn hoá và khoanh vùng bảo vệ di tích Lăng Hoàng Cao Khải, đón nhận Bằng xếp
hạng di tích lịch sử Đình Thịnh Quang. Vận động được trên 90% nhân dân tại các
tuyến phố treo cờ tổ quốc trong các dịp lễ, tết, 98% hộ gia đình đăng ký gia đình
văn hoá, 95% tổ dân phố đăng ký tổ dân phố văn hoá.
- Về trật tự an ninh: Năm 2008, công tác đấu tranh xử lý tội phạm được tăng
cường, đã phát hiện xử lý 72 vụ vi phạm các quy định về trật tự quản lý kinh tế, thu
nộp ngân sách Nhà nước 1,5 tỷ đồng; phạm pháp hình sự xẩy ra 515 vụ, giảm 115
29
vụ so với năm 2007, đã khám phá 380 vụ đạt tỷ lệ 83,3%. Quận đã cơ bản giải
quyết dứt điểm đơn thư tồn đọng, kịp thời phát hiện và xử lý dịch bệnh, giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Một số đặc trƣng nhân khẩu - xã hội của ngƣời giúp việc gia đình và hộ gia
đình thuê ngƣời giúp việc:
2.1.1. Nhóm người giúp việc gia đình:
2.1.1.1. Tuổi:
Số liệu cho thấy độ tuổi của người giúp việc trong gia đình (sau đây xin gọi
là người giúp việc) có khoảng cách khá rộng, từ 14 đến 64 tuổi, trong đó tỷ lệ người
trong độ tuổi thanh niên (14-28) chiếm 36.2%, tỷ lệ người trung niên (32-49) chiếm
37.3% và người thuộc độ tuổi từ 50 đến 64 chiếm 26.5%. Tỷ lệ trẻ em (14-16 tuổi)
tham gia làm giúp việc gia đình là 6.7%.
2.1.1.2. Giới tính:
Với đặc thù hoạt động của nghề giúp việc gia đình là những
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01833_4718_2003122.pdf