Đa số ý kiến cán bộ cho rằng, nội dung Pháp lệnh đã phù hợp với tình
hình cụ thể của địa phương và nhận được sự hưởng ứng khá tích cực của cán
bộ. Tuy nhiên, khoảng 20% số ý kiến cho biết, chưa tích cực hưởng ứng việc
thực hiện Pháp lệnh và nhiều người còn tham gia một cách hình thức và coi đây
là một hoạt động “phong trào”, chưa đi vào thực chất. Đội ngũ cán bộ cũng
chưa thu hút được sự tham gia tích cực và thực chất của người dân.
Chỉ có trên 30% trong số họ đang trực tiếp tổ chức và thực hiện Pháp lệnh
tại cơ sở của mình. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh, kỹ
năng lập kế hoạch, kỹ năng phát hiện vấn đề để sửa đổi, bổ sung và kỹ năng
kiểm tra, giám sát còn khá yếu và cần được nâng cao, trau dồi hơn nữa.
32 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện dân chủ ở cơ sở - Từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ban hành quy chế dân chủ ở xã, phường.
Sau một quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, UBTVQH đã ban
hành Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH 11 thực hiện dân chủ ở xã, phường,
phường thay thế Nghị định 79/2003/NĐ-CP. Pháp lệnh này có 6 chương, 28
điều quy định những nội dung cần được giải trình trước dân; những nội dung
cần được dân thảo luận và quyết định; những nội dung cần lấy ý kiến của dân
trước khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung phải được
dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền và công chức ở các cấp tổ dân phố-
xã; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và những người có liên quan
trong quá trình thi hành dân chủ ở cấp xã.
1.3.2.2. Một số nội dung cụ thể về trách nhiệm thực hiện dân chủ cơ sở
ở xã, phường, thị trấn
Một là, những nội dung cần công khai để dân biết:
11
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán, quyết toán ngân sách hằng
năm của cấp xã. Dự án, công trình đầu tư, án, công trình trên địa bàn cấp xã;
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch
khu dân cư trên địa bàn cấp xã. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức
cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân.
- Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá
đói, giảm nghèo; vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình
thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế. Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành
chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã.
- Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng
của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; Nội dung và kết quả
tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định
của cấp xã.
- Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do
chính quyền cấp xã trực tiếp thu và Những nội dung khác theo quy định của
pháp luật.
Hai là, những nội dung nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp:
Điều 10, 11, 12 Quy chế quy định: Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc
lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp
toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng
dân cư phù hơp̣ với quy định của pháp luật.
Ba là, những nội dung, hình thức mà nhân dân bàn, biểu quyết, tham
gia ý kiến để cấp có thẩm quyền quyết định:
- Về những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết, Pháp lệnh quy định các
lĩnh vực sau: Hương ước, quy ước của thôn, buôn, tổ dân phố; Bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng thôn, buôn, tổ dân phố; thành viên Ban thanh
tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Bốn là, những nội dung nhân dân giám sát:
Tất cả những nội dung Pháp lệnh quy định người dân có quyền được biết,
được quyết định và được tham gia ý kiến thì người dân cũng có quyền giám
sát. Thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;
thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với các cơ quan công quyền; kiến
nghị qua ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
Năm là, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức thực
hiện dân chủ ở cơ sở.
Pháp lệnh không những chỉ rõ những nội dung cụ thể mà còn xác định
lực lượng nòng cốt tổ chức triển khai thực hiện là chính quyền cơ sở. Pháp lệnh
cũng quy định vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và vai trò phối hợp của Mặt
trận Tổ quốc (MTTQ) cũng như các tổ chức thành viên của MTTQ trong tổ
chức thực hiện.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, ĐĂK LĂK
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI
* Vị trí địa lý:
Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Buôn
Ma Thuột không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn là
thành phố trung tâm cấp vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về
quốc phòng của vùng và cả nước. Tổng diện tích tự nhiên là 37.718 ha; có 21
đơn vị hành chính cấp xã (13 phường, 08 xã); phía Bắc giáp huyện Cư M’gar,
phía Nam giáp huyện Krông Ana, huyện CưKuin, phía Đông giáp huyện Krông
Pắc và phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông).
* Về điều kiện Kinh tế - xã hội
Thực hiện Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị và
Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 11/6/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk
Lắk về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung
tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020), Giai đoạn 5 năm 2010-2015, tốc
độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 12,41%; thu nhập bình quân đầu người
13
năm 2015 (theo giá hiện hành) đạt 53,4 triệu đồng, gấp 1,85 lần so với năm
2010; công nghiệp - xây dựng có tốc độ phát triển khá. Khu vực dịch vụ đạt tốc
độ tăng trưởng bình quân 15,8%/năm. Hệ thống giao thông được xây dựng,
nâng cấp, 98% đường nội thành được nhựa hóa, là đầu mối giao thông cấp vùng
và quốc gia, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
*Về Điều kiện văn hóa - chính trị.
Tổng dân số toàn thành phố 358.173 người, gồm 40 dân tộc cùng sinh
sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 57.786 người (chiếm 16,13% dân số
toàn thành phố). Tín đồ các tôn giáo có gần 119.000 người, 04 tôn giáo chính:
Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài (chiếm 35,15%). Tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên 1,43%. Mật độ dân số của thành phố là 914 người/km2.
Tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế của Thành phố, nông nghiệp vẫn chiếm
ưu thế và chuyển dịch chậm theo hướng tăng dần tỷ trọng trong công nghiệp
và dịch vụ; lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng phương tiện, kỹ thuật lao
động còn đơn giản, lạc hậu. Vì vậy, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm còn hạn chế;
sản xuất, kinh doanh còn nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình,
Song, bên cạnh đó còn có nhiều khó khăn, trở ngại đáng kể, xin nêu lên
một vài khó khăn, cụ thể như sau: Nền kinh tế còn nghèo nàn, sản xuất công
nghiêp̣ phát triển chậm, đất sản xuất nhiều nhưng manh mún, nhỏ lẻ, cơ sở hạ
tầng còn nhiều mặt hạn chế; tỷ lệ hộ nghèo còn cao về các tệ nạn xã hội vẫn
còn một sồ tiềm ẩn chưa triệt để; tình trạng mất dân chủ, đoàn kết ở một số đơn
vị chậm khắc phục và xử lý chưa dứt điểm, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt
còn nhiều bất cập. Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn còn diễn biến phức
tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định nhất là các vấn đề an ninh chính
trị, dân tộc, tôn giáoNhững nguyên nhân trên ít nhiều ảnh hưởng đến thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN
MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK.
2.2.1. Quá trình triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở trên
địa bàn thành phố.
2.2.1.1. Tình hình các xã, phường trước khi triển khai thực hiện pháp lệnh
dân chủ ở cơ sở
Sau khi tiếp thu Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị và Nghị định 29/CP của
Chính phủ do Tỉnh ủy triển khai, Ban Thường vụ Thành ủy đã thành lập Ban
chỉ đạo thực hiện quy chế DCCS. Từ năm 1998 đến năm 2008 Thành ủy Buôn
Ma Thuột đã ban hành các loại văn bản: Chỉ thị số 28 của Ban Thường vụ
Thành ủy, Thông tri số 13, Công văn số 241 về hướng dẫn triển khai, xây dựng,
thực hiện quy chế dân chủ ở có sở và Ban hành 8 Quyết định thành lập, kiện
toàn, bổ sung Ban chỉ đạo thực hiện quy chế DCCS của thành phố. Các xã,
phường sau mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ xã và các kỳ Đại hội nhiệm kỳ các Đoàn
thể và hàng năm dưới sự chỉ đạo của Thành ủy đều kiện toàn, bổ sung Ban chỉ
đạo thực hiện quy chế DCCS của xã, phường.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết
số 25-NQ/TW về “tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác Dân vận trong tình hình mới”; Quyết định số 217-QĐ/TW và số 218-
QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị , tổ chức lồng ghép trong các lớp
tập huấn, cấp phát tài liệu liên quan đến việc thực hiện Quy chế dân chủ cho
247 tổ dân vận của các thôn, buôn, Tổ dân phố; Tập huấn nghiệp vụ cho các
thành viên làm công tác thanh tra nhân dân và giám sát đầu tư cộng đồng ở 21
xã, phường.
Hoạt động của Ban chỉ đạo.
Qua hơn 20 năm thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị(khóa VIII) ban
chỉ đạo thực hiện quy chế DCCS của thành phố Buôn Ma Thuột luôn được kiện
toàn, bổ sung, Ban chỉ đạo đã tham mưu giúp cấp ủy xây dựng kế hoạch hướng
dẫn cơ sở từ khâu triển khai học tập đến việc kiểm tra, đánh giá sơ, tổng kết
theo kế hoạch của cấp trên.
15
Ban chỉ đạo của thành phố đã giúp cấp ủy kiểm tra xây dựng thực hiện
quy chế DCCS ở các xã, phường, cơ quan hành chính, doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp ngoài quốc. Qua các đợt kiểm tra đã đánh giá đúng được kết quả
của thực hiện quy chế DCCS ở tất cả các loại hình cơ sở, đồng thời qua kiểm
tra đã làm rõ những nguyên nhân tồn tại của cơ sở, từ đó tìm ra những giải pháp
khắc phục mặt hạn chế, thiếu sót.
- Xây dựng mô hình thí điểm.
Năm 1998: Ban chỉ đạo quy chế dân chủ thành phố đã chọn xã Hòa Phú,
Phường Thống Nhất. Năm 2001: Đã xây dựng xã Ea Tu làm điểm việc triển
khai học tập đến nhân dân và chọn các xã, phường khá làm trước rồi triển khai
đồng loạt các xã, phường còn lại. Ban chỉ đạo của thành phố phân công các
thành viên phụ trách từ 2 đến 3 xã và kết hơp̣ với Ban chỉ đạo các xã, phường
để giám sát, kiểm tra việc tuyên truyền, học tập quy chế dân chủ và vận động
nhân dân tham gia học tập đạt tỷ lệ cao.
- Việc triển khai và thực hiện các Nghị định của Chính phủ:
100% các xã, phường, cơ quan hành chính, doanh nghiệp Nhà nước,
doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã căn cứ vào Chỉ thị số 10, Thông báo, kết
luận 159 của Ban Bí thư TW Đảng, căn cứ vào kế hoạch kiểm tra 2 năm, 3 năm,
5 năm, 10 năm của Ban chỉ đạo thành phố để xây dựng kế hoạch, kiện toàn ban
chỉ đạo và tiến hành kiểm tra, đánh giá sơ kết, tổng kết đúng quy trình và đạt
được yêu cầu, kế hoạch đề ra.
2.2.2. Kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Thành phố
Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.
2.2.2.1. Kết quả thực hiện phương châm "dân biết, dân làm, dân bàn, dân
kiểm tra.
* Về những việc thông báo đến dân biết.
Thông qua các kỳ họp HĐND, thông qua các Hội nghị tiếp xúc cử tri,
thông qua các Hội nghị đoàn thể và các buổi họp dân, đồng thời thông báo, cụ
thể như: Đề án quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, dự toán thu, chi ngân sách
xã hàng năm, việc thu và sử dụng các loại quỹ từ nguồn huy động đóng góp
của nhân dân, các chủ trương vay vốn để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm
nghèo, việc sơ kết các hoạt động của HĐND, UBND, kế hoạch bồi thường giải
phóng mặt bằng các dự án thu hồi đất. Qua đó để nhân dân biết được tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời góp ý kiến với cấp ủy
Đảng, chính quyền các cấp về những vấn đề mà nhân dân quan tâm.
* Về những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
Các nguồn kinh phí nhân dân đóng góp để xây dựng đường tổ dân phố,
ngõ xóm, xây dựng, sửa đổi, bổ sung bản quy ước tổ dân phố, xây dựng và sửa
chữa các công trình phúc lợi của địa phương đều được đưa ra để nhân dân họp
bàn và quyết định công khai dân chủ, ủy ban nhân dân xã chỉ giám sát, kiểm
tra sau khi đã được nhân dân góp ý và thực hiện.
Kết quả 5 năm qua toàn thành phố đã thành lâp̣, kiện toàn 145 ban thanh
tra nhân dân với 372 thành viên, đã thành lập được 432 tổ hòa giải ở cơ sở với
3.135 thành viên, bầu được 248 trưởng thôn, buôn, tổ dân phố dân cư; nhận và
giải quyết gần 2000 vụ kiến nghị của nhân dân.
Phấn đấu năm 2018 hoàn thành chương trình “xây dựng nông thôn mới”
trên địa bàn 8 xã trực thuộc thành phố. Xây dựng, bổ sung, sửa đổi hoàn chỉnh
được 274/274 bản Quy ước thôn, buôn, tổ dân phố.
* Về những việc nhân dân tham gia ý kiến chỉnh quyền quyết định như:
Các dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất đai, phương án đền bù đất đai đã được nhân dân tham gia thảo luận
và đóng góp ý kiến. Nhất là cuộc bầu cử HĐND các cấp và các cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XII, khóa XIII, nhân dân đã phát huy quyền làm chủ của
mình, đã lựa chọn và giới thiệu các đại biểu có đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm với
nhân dân tham gia ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Có 10 xã, phường làm tốt
8 việc, 5 xã, phường làm tốt 7 việc và 6 xã, phường làm tốt 5 việc.
* Về những việc nhân dân giám sát, kiểm tra
Nhân dân đã thực hiện chức năng giám sát của mình đối với các hoạt
động của HĐND, hoạt động của đại biểu HĐND và cán bộ UBND giám sát
việc thu, chi ngân sách xã, quản lý sử dụng đất đai, giám sát kết quả nghiệm
17
thu các công trình do nhân dân đóng góp xây dựng, thu, chi các loại quỹ và lệ
phí theo quy định của nhà nước. Qua đó, nhân dân kiến nghị những vụ việc xử
lý còn chậm, những vụ việc mới phát sinh để giúp cấp ủy, chính quyền và các
đoàn thể hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng. Tính đến tháng 10/2017 đã nhận
tổng số đơn là 1.032 đơn thư với 359 vụ, thuộc thẩm quyền cấp thành phố là
180 vụ, đã giải quyết 68/98 vụ đạt 70,5%, số vụ còn tồn tại đang được xem xét
giải quyết. Có 11/21 xã, phường làm tốt 10 việc và10/21 xã, phường làm tốt 6
việc.
2.2.2.2. Kết quả thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở với phát triển kinh
tế - xã hội.
Về mục tiêu kinh tế xã hội, cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến các xã,
phường đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ - thương mại, công nghiệp. Giai đoạn
5 năm 2010-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 12,41% (cao
hơn nhiều so với mức bình quân của tỉnh); thu nhập bình quân đầu người năm
2015 (theo giá hiện hành) đạt 53,4 triệu đồng, gấp 1,85 lần so với năm 2010.
Tỷ lệ hộ nghèo là 5,79% (theo tiêu chí mới).
Hiện tại thành phố đang triển khai và thực hiện các dự án phát triển giao
thông, các cụm, điểm công nghiệp, các khu đô thị mới, tổng số là 183 dự án,
tổng diện tích quy hoạch là 3.696 ha. Xây dựng 3 tiểu vùng khôi phục các tổ
dân phố nghề truyền thống: chế biến hàng nông sản thực phẩm, nghề dệt may
thổ cẩm, nghề mộc, đục tượng, nghề sản xuất bánh kẹo, nghề trồng nấm, mộc
nhĩ...
2.2.2.3. Kết quả thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở với cuộc vận động
“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng và
thực hiện Bản Qui ước tổ dân phố văn hóa đã được phát động đều khắp và được
nhân dân đồng tình hưởng ứng, đến nay đã có đã xây dựng được bản Qui ước
tổ dân phố, có 274/274 thôn, buôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa, 33 cơ
quan đạt danh hiệu cơ quan văn hóa, hàng năm có 1.755 hộ gia đình đạt gia
đình văn hóa. Toàn thành phố có 17.566 đối tượng thuộc diện gia đình chính
sách được hưởng chế độ ưu tiên của nhà nước và 1.804 đối tượng xã hội thuộc
diện có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn được hưởng mức trợ cấp thường
xuyên.
2.2.2.4. Kết quả thực hiện pháp lệnh dân chủ đối với việc củng cố và nâng
cao chất lượng hoạt động của chỉnh quyền cơ sở, đẩy mạnh cải cách hành
chính.
Thành phố Buôn Ma Thuột đã thực hiện chương trình cải cách hành
chính. Triển khai thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ- UBND của UBND
Thành phố về quy định thực hiện cơ chế “một cửa” để giảm phiền hà, sách
nhiễu trong nhân dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng hoàn
thành khung thủ tục hành chính công cấp độ 3. Tổ chức 26 lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ cho 2.200 cán bộ công chức thành phố, xã, phường. Thực hiện
phương châm Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
2.2.2.5. Kết quả thực hiện pháp lệnh dân chủ đối với việc nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, đổi mới hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
- Đối với tổ chức Đảng:
Kết quả sau thực hiện QCDC gắn với cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn
Đảng Thành ủy Buôn Ma Thuột đã triển khai đến 100% tổ chức cơ sở Đảng,
chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, tích cực giải quyết các
đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. 100% cấp ủy đã xây dựng Qui chế hoạt
động của cấp ủy và hoạt động theo Quy chế, đồng thời những thiếu sót, khuyết
điểm của tập thể, của cán bộ, đảng viên đã được làm rõ để rút kinh nghiệm và
đề ra biện pháp sửa chữa. Đối với một số cấp ủy, đảng viên có dấu hiệu vi
phạm, được tiến hành kiểm tra, xem xét, kết luận và xử lý thi hành kỷ luật theo
đúng điều lệ Đảng.
- Mặt trận Tổ quốc Thành phố với vai trò là các tổ chức liên minh các tổ
chức chính trị và vai trò thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở,
MTTQ từ thành phố đến cơ sở đã căn cứ vào hướng dẫn của các cấp ủy đảng
19
để xây dựng chương trình phối họp với chính quyền các cấp, triển khai Chỉ thị
30 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 10, thông báo kết luận 159 của Ban Bí thư Trung
ương và các Nghị định: NĐ 29, NĐ 79 của Chính phủ, Pháp lệnh 34 của UB
Thường vụ Quốc hội khóa 11, Nghị quyết liên tịch số 09 của Chính phủ- UBTW
MTTQ Việt Nam.
- Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cũng chú trọng đổi mới và đa
dạng hóa các hình thức tập họp quàn chúng, đổi mới phương thức hoạt động
với nhiều hình thức phong phú. Thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua”
Lao động sản xuất giỏi, lao động sáng tạo. Hơn 5 năm qua đã có 2.475 sáng
kiến cải tiến kỹ thuật làm lợi trên 12 tỷ đồng, phát động phong trào xây dựng
cơ quan văn hoá đã thu hút cán bộ công chức, công nhân viên liên đoàn tham
gia tổ chức công đoàn. Thành lập mới 13 tổ chức công đoàn ngoài quốc doanh
và tổng số đoàn viên công đoàn ưu tú được giới thiệu kết nạp vào Đảng là 130
đoàn viên.
Hội phụ nữ tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “phụ nữ tích
cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và 6 nhiệm vụ
của Hội. Hội Cựu chiến binh phát huy truyền thống anh bộ đội cụ Hồ, tổ chức
các cấp đã tích cực tham gia tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện tốt các
chuơng trình phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng địa phuơng; phát
huy vai trò bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền các cấp, luôn cảnh giác với âm
muu diến biến hoà bình của kẻ địch, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với 2 phong trào: “Thanh niên lập nghiệp và tuổi
trẻ giữ nuớc”, các cấp bộ đoàn đã từng buớc đổi mới cả về nội dung và phuơng
thức hoạt động để tập hợp, thu hút thanh niên, tiếp tục chỉ đạo và thực hiện tốt
phong trào thanh thiếu nhi và hoạt động của Hội Liên hiệp thanh nhiên.
2.3. Kết quả khảo sát về thực trạng trách nhiệm của cán bộ, công
chức cấp xã trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
2.3.1. Về nhận thức của cán bộ cấp cơ sở về Pháp lệnh dân chủ ở cơ
sở
Để đánh giá nhận thức của cán bộ cơ sở về Pháp lệnh, trước hết cần biết
họ có nắm được cấu trúc, nội dung của bản Pháp lệnh, Quy chế hay không? Có
5 chỉ báo được đưa ra để kiểm tra, đó là: số chương của Quy chế (6 chương);
số nội dung cần công khai để nhân dân biết (11 nội dung); những nội dung nhân
dân được bàn và quyết định trực tiếp (2 nội dung chính); những nội dung nhân
dân được bàn, chính quyền quyết định (3 nội dung) và những nội dung nhân
dân được tham gia ý kiến (5 nội dung). Số liệu khảo sát thu được như sau:
(ĐVT: %)
Nội dung chính của Pháp lệnh Chung
Khối
Đảng
Khối
chính
quyền
Khối
đoàn
thể
Số chương 69,0 65,4 74,8 67,5
Số nội dung cần công khai để
nhân dân biết
67,8 65,8 63,5 77,1
Số nội dung nhân dân được bàn
và quyết định trực tiếp
72,1 71,4 70,8 78,3
Số nội dung nhân dân được bàn,
chính quyền quyết định
54,1 57,5 52,5 57,8
Số nội dung nhân dân được tham
gia ý kiến và giám sát
67,9 56,1 54,0 75,8
2.3.2. Về quan điểm, thái độ
2.3.3. Về tham gia tổ chức thực hiện Pháp lệnh
Theo phân tích số liệu, ngoài 7,8% số cán bộ trong diện khảo sát trả lời
rằng, họ chưa tham gia bất kỳ một hoạt động nào liên quan đến Pháp lệnh thì
số cán bộ còn lại đều ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào việc học
tập, nghiên cứu, tuyên truyền vận động và triển khai Pháp lệnh.
Trên 60% cán bộ đã tham dự các buổi nói chuyện, tập huấn về Pháp lệnh,
37,9% trực tiếp tham gia tuyên truyền, vận động về Pháp lệnh Tuy vậy, mới
chỉ có 31,3% số cán bộ trong diện khảo sát trả lời rằng họ đang trực tiếp tổ chức
thực hiện Pháp lệnh.
Đối với chỉ báo này, cũng có một điều đáng quan tâm là cán bộ khối đoàn
21
thể lại cho biết họ đã trực tiếp tham gia vào việc tổ chức xây dựng và thực hiện
Pháp lệnh cao nhất (41%), tiếp đến là những cán bộ thuộc khối Đảng (36,1%)
và thấp nhất vẫn là cán bộ thuộc khối chính quyền (21,4%).
2.3.4. Về kết quả thực hiện trách nhiệm
Theo số liệu thu được của cuộc khảo sát, phần lớn các ý kiến cho biết, từ
khi thực hiện Pháp lệnh, trách nhiệm của người đứng đầu (người chịu trách
nhiệm cao nhất của tổ chức) đã có những chuyển biến tốt hơn (72,9%), lòng tin
của người dân đối với Đảng, chính quyền cũng được củng cố (71,8%), công tác
xây dựng chính quyền cũng có bước chuyển biến theo chiều hướng tốt (70,8%).
Tuy vậy, vẫn còn những lĩnh vực chưa được các ý kiến đánh giá cao.
Vấn đề dân chủ, công khai về tài chính ở địa phương vẫn có đến 36,4% số ý
kiến cho rằng chưa có sự thay đổi gì, cùng với nó là vấn đề dân chủ, công khai
về đất đai hay công khai kiểm soát các vấn đề sai phạm của cán bộ vẫn còn
nhiều ý kiến bày tỏ sự quan ngại. Có khoảng 30% số ý kiến cho rằng bầu không
khí dân chủ ở địa phương vẫn chưa có gì thực sự thay đổi.
Khi đánh giá chung về hiệu quả thực hiện Pháp lệnh, chỉ có 16,1% số
người cho rằng việc thực hiện là tốt so với yêu cầu thực tế, 53% cho rằng mới
chỉ đạt được yêu cầu đặt ra và có 27,1% đánh giá chưa đáp ứng được nhu cầu.
Trong việc triển khai Pháp lệnh, có gần 50% số ý kiến cho rằng còn mang
tính hình thức, 36% cho rằng việc thực hiện Pháp lệnh còn mang tính phong
trào, chưa đi vào thực chất và bản thân nó chưa lôi cuốn được sự hưởng ứng
tích cực của người dân. Khâu kiểm tra, giám sát việc thực hiện Pháp lệnh là
một trong những khó khăn được các ý kiến đồng tình cao nhất.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, ĐĂK LĂK
2.4.1. Hạn chế
Còn nhiều cán bộ ở cơ sở chưa tiếp cận với văn bản của Pháp lệnh hoặc
tiếp cận một cách hời hợt nên chưa nắm được cụ thể, chính xác cấu trúc và
những nội dung cơ bản của Pháp lệnh. Khoảng 50% số cán bộ trong diện khảo
sát tự đánh giá bản thân nắm bắt chưa tốt những nội dung này. Chính vì vậy,
khá nhiều ý kiến cho biết, nhận thức hiện tại của họ chưa thể đáp ứng được yêu
cầu thực tế.
Đa số ý kiến cán bộ cho rằng, nội dung Pháp lệnh đã phù hợp với tình
hình cụ thể của địa phương và nhận được sự hưởng ứng khá tích cực của cán
bộ. Tuy nhiên, khoảng 20% số ý kiến cho biết, chưa tích cực hưởng ứng việc
thực hiện Pháp lệnh và nhiều người còn tham gia một cách hình thức và coi đây
là một hoạt động “phong trào”, chưa đi vào thực chất. Đội ngũ cán bộ cũng
chưa thu hút được sự tham gia tích cực và thực chất của người dân.
Chỉ có trên 30% trong số họ đang trực tiếp tổ chức và thực hiện Pháp lệnh
tại cơ sở của mình. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh, kỹ
năng lập kế hoạch, kỹ năng phát hiện vấn đề để sửa đổi, bổ sung và kỹ năng
kiểm tra, giám sát còn khá yếu và cần được nâng cao, trau dồi hơn nữa.
2.4.2 Nguyên nhân của hạn chế.
Nguyên nhân khách quan:
Thành phố Buôn Ma Thuột là đơn vị đang trong phát triển mạnh các dự
án về công nghiệp, đô thị và giao thông, hàng nghìn ha đất nông nghiệp bị thu
hồi, các chính sách đền bù, hỗ trợ của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đồng
bộ, phần lớn lực lượng lao động nông thôn không có việc làm. Một số doanh
nghiệp sau khi giải phóng mặt bằng; triển khai dự án không phát triển được sản
xuất kinh doanh đã để đất hoang hoá; môṭ số hơp̣ tác xa ̃nông nghiêp̣; công ty
quốc doanh hoaṭ đôṇg không hiêụ quả phải giải thể. Đây chính là một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bức xúc trong nhân dân.
Nguyên nhân chủ quan:
- Hạn chế về chuyên môn của cán bộ, công chức: Trên 55% cán bộ thuộc
diện khảo sát cho rằng họ còn đang gặp phải những hạn chế về chuyên môn mà
cụ thể là việc nắm bắt những nội dung cần phải thực hiện của Pháp lệnh
- Hoạt động của ban chỉ đạo chưa thường xuyên, liên tục cũng như sự lơi
lỏng trong các hoạt động phối kết hợp của các đoàn thể.
- Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân và tổ hoà giải ở cơ sở còn hạn
23
chế, chưa phát huy được vai trò trong việc phối họp để giải quyết những vụ
việc mâu thuẫn, những vụ tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân.
2.5. Bài học kinh nghiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_trach_nhiem_cua_co_quan_quan_ly_nha_nuoc_tr.pdf