Tóm tắt Luận văn Tư tưởng của Khổng Tử về “nhân” qua mối quan hệ giữa “ái nhân” và “tri nhân”

Nguyễn Hiến Lê trong cuốn sách Khổng Tử đã trình bày một cách

tương đối toàn diện những nội dung tư tưởng cơ bản của Khổng Tử như: tư

tưởng chính trị, chính sách trị dân và đạo làm người. Trong đó, tác giả đã đề

cập đến nhân với ý nghĩa là đạo làm người. Ông cho rằng, “nhân vừa là tu

thân, vừa là ái nhân, vừa là xử kỷ vừa là tiếp vật. Nó là trung tâm của đạo

đức theo Khổng Tử, từ đó mà phát ra các đức khác và các đức khác tụ cả về

nó” [44, tr. 193]. Từ đó, Nguyễn Hiến Lê cho rằng, “nhân trong tư tưởng của

Khổng Tử bao gồm cả hiếu đễ, trung, nghĩa, lễ, trí và dũng, nhưng ngược lại,

không một đức nào đủ coi là nhân được” [44, tr. 198]. Trong sách “Khổng

Tử”, Nguyễn Hiến Lê đã đề cập đến nhân với nghĩa là ái nhân, ở đó, ông ítnhiều đã đề cập đến mối quan hệ giữa nhân và trí, tuy nhiên, tác giả cũng chỉ

dừng lại ở việc nghiên cứu khái quát, do đó cũng chưa lấy ái nhân và tri nhân

làm cơ sở để xem xét các vấn đề liên quan đến phạm trù nhân

pdf15 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tư tưởng của Khổng Tử về “nhân” qua mối quan hệ giữa “ái nhân” và “tri nhân”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ************ NGUYỄN THỊ LAN T¦ T¦ëNG CñA KHæNG Tö VÒ “NH¢N” QUA MèI QUAN HÖ GI÷A “¸I NH¢N” Vµ “TRI NH¢N” LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- NGUYỄN THỊ LAN T¦ T¦ëNG CñA KHæNG Tö VÒ "NH¢N" QUA MèI QUAN HÖ GI÷A "¸I NH¢N" Vµ "TRI NH¢N" Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN NGUYÊN VIỆT HÀ NỘI - 2009 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập quốc tế và xây dựng đất nước, Đảng ta đã chỉ ra sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới tư duy, “Kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài ngườiXây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [24, tr. 213]1. Song, theo Ph.Ăngghen: “Muốn hoàn thiện tư duy lý luận thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [50, tr. 487]. Trong lịch sử tư tưởng dân tộc, Nho giáo cùng với các học thuyết khác trong tam giáo là Phật giáo và đạo Lão-Trang đã có đóng góp không nhỏ vào sự hình thành các giá trị truyền thống. Đó là một thực tế lịch sử cho tới nay không thể phủ nhận. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nội dung tư tưởng của tam giáo nói chung và của Nho giáo nói riêng, từ đó làm rõ những giá trị tích cực cũng như chỉ ra những hạn chế của nó là hết sức cần thiết. Như chúng ta đều biết, Nho giáo là một học thuyết chính trị – xã hội với nội dung tư tưởng căn bản về thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Để thực hiện mục đích này, các nhà sáng lập Nho giáo đã chủ trương dùng đạo đức để cảm hoá con người, giáo dục con người thành những chủ thể có đủ phẩm cách đạo đức của xã hội lý tưởng. Vì vậy, nội dung tư tưởng của Nho gia tập trung vào việc lý giải những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xã hội loạn lạc và con đường thiết lập, duy trì xã hội lý tưởng theo mô hình xã hội của những ông vua huyền thoại trong dã sử của Trung Quốc là Đường Nghiêu và Ngu Thuấn. Trong tư tưởng của Khổng Tử (551 - 479 trước CN), người sáng lập trường phái Nho gia, Nhân là phạm trù đạo đức bao trùm nhất và được ông lý giải theo nhiều phương diện khác nhau. Trong tác phẩm Luận Ngữ, Khổng Tử hơn trăm lần đề cập đến “chữ nhân”, do đó người đời sau mỗi khi nghiên cứu tư tưởng của Khổng Tử, lại tìm đến cách tiếp cận khác nhau theo cách hiểu của mình đối với “chữ nhân” đó. Chúng tôi thấy rằng, khi bàn đến phạm trù nhân trong học thuyết của Khổng Tử, trước hết phải nói đến "ái nhân" (yêu thương con người) và "tri 1. Từ đây trở đi, số đầu tiên trong ngoặc móc chỉ thứ tự tài liệu tham khảo, số thứ hai chỉ trang tài liệu được trích dẫn ở tài liệu này. nhân" (biết người). Đây là hai mệnh đề luôn đi liền với nhau, phản ánh tâm thế của chính nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Hoa cổ đại, trong đó, có thể nói, mệnh đề thứ nhất ("ái nhân") là điều kiện “cần”, còn mệnh đề thứ hai ("tri nhân") là điều kiện “đủ” của nhân. Những nội dung khác của nhân đều liên quan và hầu như được rút ra từ hai mệnh đề này. Đây chính là cơ sở để Khổng Tử xác lập học thuyết mang tính nhân bản của ông, bởi vì trong cách đối đãi, ứng xử với người, Khổng Tử đã đồng nhất giữa “trí” và “tri” (trí giả tri nhân). Hai khái niệm này tuy có những điểm tương đồng về năng lực hiểu biết, nhưng lại khác nhau về cấp độ nhận thức cũng như năng lực tư duy. Từ vấn đề đặt ra ở trên, chúng tôi chọn đề tài "Tư tưởng của Khổng Tử về "nhân" qua mối quan hệ giữa "ái nhân" và "tri nhân" cho luận văn Thạc sĩ triết học của mình với hy vọng rằng, những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn tư tưởng về nhân của Khổng Tử. 2. Tình hình nghiên cứu Nhân là phạm trù xuất phát, cốt lõi trong toàn bộ học thuyết Nho gia, được Khổng Tử lý giải theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, các công trình nghiên cứu về Nho gia khi đề cập đến phạm trù này đều thể hiện cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào phạm vi và mục đích nghiên cứu. Từ trước tới nay, đã có rất nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về Nho gia nói chung và về phạm trù Nhân nói riêng, song, ở mức độ khái quát, có thể chỉ ra các hướng nghiên cứu chủ yếu như sau: Thứ nhất, một số nhà nghiên cứu tiếp cận phạm trù nhân với ý nghĩa là phẩm chất đạo đức cơ bản của người quân tử - mẫu người lý tưởng theo quan điểm của Nho gia. Tác giả Trần Trọng Kim trong cuốn Nho giáo đã nghiên cứu sự hình thành, phát triển của Nho gia qua các thời kỳ lịch sử, từ khi ra đời thời Xuân Thu - Chiến Quốc phát triển qua các giai đoạn Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh và Nho giáo ở Việt Nam. Trong đó, ông đã trình bày những nội dung cơ bản của Nho giáo thông qua các đại biểu xuất sắc của Nho giáo qua từng thời kỳ. Bàn đến nhân, Trần Trọng Kim cho rằng: “Nhân là đầu của điều thiện, chủ bồi dưỡng sự sinh của trời đất” [40, tr. 50]; “Nhân là cái đích tu dưỡng của Nho học” [40, tr. 55]; “Nhân với Trung cũng đồng một nghĩa”, “Chữ nhân bao hàm cả nghĩa chữ ái” [40, tr. 52]. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, Trần Trọng Kim mới chỉ dừng lại ở việc lý giải một cách khái quát nhất nội hàm của của chữ nhân mà chưa đặt nó trong quan hệ với ái nhân và tri nhân. Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu trong cuốn Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (sách do các học trò ghi chép, biên tập lại sau khi ông mất), đã thừa nhận nhân là hạt nhân trung tâm trong học thuyết của Khổng Tử. Ông cho rằng, "nhân" là trung thứ; khắc kỷ phục lễ là "nhân"; hiếu đễ là gốc của "nhân", nhân là đức mục thuộc phạm trù quân tử và bao gồm các đức mục khác; “Nhân bao gồm: dũng (tinh thần dám làm việc nghĩa); thanh (trong sạch); đức (giữ mình đến mức không hiếu thắng, không khoe khoang, không oán giận); tài (tài năng)” [33, tr. 53], Trần Đình Hượu còn nhấn mạnh: “nhân là đức mục thuộc phạm trù quân tử, đức mục của người có địa vị trị nước, chăn dân chứ không phải một đức mục con người phổ biến” [33, tr. 53 ]. Cách tiếp cận như vậy của Trần Đình Hượu là đi từ diễn giải đến qui nạp để làm rõ nội hàm người quân tử. Tuy vậy, Trần Đình Hượu cũng mới chỉ lý giải một cách khái lược về nội dung của nhân và cũng chưa đề cập đến mệnh đề xuất phát trong phạm trù nhân của Khổng Tử là "ái nhân" và "tri nhân" (yêu người và biết người). Nguyễn Tài Thư trong Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ đã đi sâu phân tích các vấn đề về tính người, con người trong các quan hệ với tự nhiên và xã hội, các nhân cách lý tưởng trong Nho học sơ kỳ. Trong đó, ông đã tập trung làm rõ các nhân cách lý tưởng như “sĩ”, “quân tử”, “thánh”, đặc biệt là người quân tử, hình tượng con người tiêu biểu nhất trong quan niệm của đạo Nho. Nguyễn Tài Thư cho rằng “Người quân tử phải trau dồi các phẩm chất đạo đức mà Nho gia đã xây dựng nên, họ phải có nhân, lễ, nghĩa, trí, tín phải thực hiện trung, hiếu” [65, tr. 135], người quân tử phải tu luyện thường xuyên để đạt được các phẩm chất đạo đức cao quý như “nhân”, “trí”, “dũng” [65, tr. 138]. Cũng đề cập đến nhân với ý nghĩa phẩm chất đạo đức của người quân tử, Nguyễn Thị Kim Chung trong luận văn thạc sĩ triết học Quân tử - mẫu người toàn thiện trong Luận Ngữ đã trình bày một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về phẩm cách người toàn thiện trong tư tưởng của Khổng Tử. Tác giả nhận định: “Đức tính toàn thiện của người quân tử bao gồm ba đạt đức cơ bản “nhân”, “trí”, “dũng”, trong đó, “nhân là đạt đức cao nhất của người quân tử” [17, tr 43]. Tóm lại, các tác giả nêu trên đã đề cập đến nhân với tư cách là phẩm chất đạo đức của người quân tử. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ấy lại chưa nghiên cứu nhân một cách đầy đủ và có hệ thống về nội hàm rộng lớn của nhân, chưa đặt nó trong mối quan hệ với ái nhân và tri nhân để xem xét. Thứ hai, hướng nghiên cứu của một số tác giả tiếp cận nhân với ý nghĩa là nguyên tắc căn bản của đạo làm người, nguyên tắc ứng xử giữa người với người, nguyên tắc trị nước của nhà cầm quyền. Nguyễn Hiến Lê trong cuốn sách Khổng Tử đã trình bày một cách tương đối toàn diện những nội dung tư tưởng cơ bản của Khổng Tử như: tư tưởng chính trị, chính sách trị dân và đạo làm người. Trong đó, tác giả đã đề cập đến nhân với ý nghĩa là đạo làm người. Ông cho rằng, “nhân vừa là tu thân, vừa là ái nhân, vừa là xử kỷ vừa là tiếp vật. Nó là trung tâm của đạo đức theo Khổng Tử, từ đó mà phát ra các đức khác và các đức khác tụ cả về nó” [44, tr. 193]. Từ đó, Nguyễn Hiến Lê cho rằng, “nhân trong tư tưởng của Khổng Tử bao gồm cả hiếu đễ, trung, nghĩa, lễ, trí và dũng, nhưng ngược lại, không một đức nào đủ coi là nhân được” [44, tr. 198]. Trong sách “Khổng Tử”, Nguyễn Hiến Lê đã đề cập đến nhân với nghĩa là ái nhân, ở đó, ông ít nhiều đã đề cập đến mối quan hệ giữa nhân và trí, tuy nhiên, tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khái quát, do đó cũng chưa lấy ái nhân và tri nhân làm cơ sở để xem xét các vấn đề liên quan đến phạm trù nhân. Hoàng Thị Bình trong luận văn thạc sĩ triết học Tư tưởng nhân chính qua các tác phẩm Luận ngữ và Mạnh Tử đã đề cập đến phạm trù nhân với ý nghĩa là “nền tảng xuất phát của Khổng giáo trong quan niệm về đạo trị nước và trong chính sách cai trị của nhà cầm quyền” [2, tr. 14]. Theo tác giả, Nhân là cơ sở chỉ đạo học thuyết của Khổng Tử trên mọi bình diện. Nhân vừa là tiền đề, vừa là kết quả của mọi hành động, mọi quan hệ. "Nhân tỏa sáng lời nói, việc làm, suy nghĩ của con người và chỉ đạo con người hành động. "Nhân" chẳng những là nội dung cơ bản tự rèn luyện của con người mà còn đưa xã hội đến ổn định. Đó là những mục đích mà Khổng Tử muốn đạt tới” [2, tr. 17, 18). Thứ ba, cụ thể là Lý Tường Hải (Trung Quốc) trong cuốn sách giới thiệu thân thế và những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Khổng Tử nhan đề Khổng Tử lại cho rằng, “Khổng Tử đã đem chữ “Nhân” trong văn hiến cổ đại như Kinh Thi, Kinh Thư, phú cho nó một hàm nghĩa phổ thông, sâu sắc hơn nữa, không chỉ xem nó là căn cứ nội tại để hình thành nên lễ nhạc mà còn xem nó là bản tính của người ta nói chung” [26, tr. 24]. Ông còn nhấn mạnh, "Nhân" mà Khổng Tử nói đến “làm thành bản chất nội tại của con người sở dĩ thành người, đồng thời cũng hàm chứa căn cứ nội tại sở dĩ yêu người" [26, tr. 28]. Tìm hiểu quan niệm của Khổng Tử về giáo dục, tác giả Nguyễn Bá Cường trong luận văn thạc sĩ triết học Quan niệm của Khổng Tử về giáo dục cho rằng: "Nhân" là kết tinh cao nhất của triết học Khổng Tử và cũng là chủ trương nhất quán xuyên suốt sự nghiệp giáo dục của ông” [18, tr. 43], nhân là một nội dung giáo dục cơ bản nhất của Khổng Tử, Khổng Tử giáo dục học trò về "nhân" với tư cách là những chuẩn mực đạo đức mà người học cần phải có để thực hiện đạo làm người. “Nhân vừa là cơ sở của đạo làm người, vừa là mục đích mà người học cần đạt được” [18, tr. 43]. Trong cuốn Nho giáo xưa và nay (Vũ Khiêu chủ biên), Phan Văn Các phản ánh những nét chính về tình hình nghiên cứu Khổng Tử và Nho giáo ở Trung Quốc qua “Hội thảo quốc tế về Nho học” lần thứ nhất (tháng 10 năm 1987). Trong đó ông nhận xét: “Nhiều ý kiến cho rằng, kết tinh cao nhất của triết lý Khổng Tử là chữ “nhân”- “nhân” chính là sự thăng hoa triết học của con người” [36, tr. 278]. Như vậy, hầu hết các học giả nghiên cứu Nho gia đều thừa nhận rằng, nhân là hạt nhân cốt lõi, xuyên suốt trong tư tưởng của Khổng Tử. Nguyễn Đăng Duy trong Nho giáo với văn hoá Việt Nam đã nghiên cứu Nho giáo dưới góc độ văn hóa và mối quan hệ giữa Nho giáo với các giá trị văn hoá. Trong đó, tác giả đã đề cập đến nhân với ý nghĩa là một trong những nội dung đạo đức của Nho giáo. Ông cho rằng: “Trong đạo đức làm người, chữ nhân được Khổng Tử đặt nên hàng đầu, đức nhân là tiêu chuẩn cao nhất, nhân là điều hợp với đạo trời và lòng người” [22, tr. 174]. Biểu hiện của đức nhân ấy chính là nhân ái, lòng thương yêu con người [22, tr. 176]. Các công trình nghiên cứu trên, ở nhiều khía cạnh, mức độ khác nhau đều đề cập đến "nhân". Tuy nhiên, các công trình ấy chưa đi sâu phân tích làm rõ nội hàm của nhân một cách đầy đủ và có hệ thống, chưa lấy mệnh đề "ái nhân" và "tri nhân" làm cơ sở, nền tảng để xem xét các phạm trù liên quan đến "nhân" trong học thuyết của Khổng Tử. Duy có Phan Bội Châu trong Khổng học đăng đã phân tích, lý giải nội dung của nhân một cách tương đối đầy đủ, chi tiết qua sự đối đáp của Khổng Tử với học trò. Trong đó, Phan Bội Châu đi sâu lý giải nhân ở các góc độ “khắc kỷ phục lễ”, “trung thứ”. Ông còn làm rõ “các bộ phận và các chi tiết ở trong chữ nhân”, Ông cho rằng nhân bao gồm ái nhân; bao gồm cung, khoan, tín, mẫn, huệ [13, tr. 45, 46]. Khi phân tích mối quan hệ nhân, trí, dũng, Phan Bội Châu cho rằng, nhân là ái nhân, nhưng nhờ có tri nhân nên nhân đó càng thêm trọn vẹn. Ông cũng cho rằng, ái nhân và tri nhân có mối quan hệ gắn bó, bổ sung cho nhau: “Yêu người với biết người, vẫn hai thủ đoạn nhưng chỉ là một đạo lý mà thôi” [13, tr. 67]. Mặc dù Phan Bội Châu cũng chưa lấy mệnh đề ái nhân và tri nhân làm cơ sở, nền tảng để xem xét các phạm trù liên quan đến nhân, song chúng tôi cho rằng, ông đã ít nhiều lưu ý tới mối quan hệ giữa hai mệnh đề này của nhân. Điều đó đã tạo đà cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vấn đề này. Qua khảo sát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên đây, chúng tôi thấy rằng, hầu hết các tác giả nghiên cứu học thuyết Nho gia đều đề cập đến nhân ở nhiều khía cạnh khác nhau xuất phát từ đối tượng, mục đích nghiên cứu của họ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ấy chưa làm rõ được nội hàm của “nhân” là ái nhân và tri nhân (yêu thương con người và biết người), cũng chưa thấy được nhân chính là cơ sở, nền tảng để xem xét các phạm trù đạo đức khác trong tư tưởng của Khổng Tử. Mặt khác, Khổng Tử khi nói đến “nhân” là nói đến phẩm chất cao quí của người quân tử trong quan hệ ứng xử với người khác, vì thế mà ông đã đồng nhất “trí” và “tri”, nghĩa là sự “biết người” phải cần đến năng lực tư duy. Từ thực tế đó, trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những học giả đi trước, tác giả luận văn mong muốn đi sâu phân tích, làm rõ hơn nội dung của phạm trù nhân trong học thuyết của Khổng Tử qua mối quan hệ giữa ái nhân và tri nhân. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của luận văn là: trình bày một cách hệ thống tư tưởng của Khổng Tử về nhân qua việc phân tích mối quan hệ giữa ái nhân và tri nhân, từ đó làm rõ ý nghĩa của nhân trong quan hệ ứng xử của con người. Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Trình bày những điều kiện, tiền đề chủ yếu cho sự hình thành học thuyết chính trị - đạo đức của Khổng Tử. - Trình bày khái quát nội dung tư tưởng cơ bản của Khổng Tử. - Trình bày một cách có hệ thống quan niệm của Khổng Tử về ái nhân và tri nhân; phân tích mối quan hệ mật thiết giữa hai mệnh đề "ái nhân" và "tri nhân" để làm rõ nội hàm của Nhân. - Từ việc phân tích ở trên về mối quan hệ giữa “ái nhân” và “tri nhân”, làm rõ những giá trị và hạn chế trong tư tưởng của Khổng Tử về nhân cũng như ảnh hưởng của nó đối với quan hệ ứng xử của con người. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận - Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, xã hội. - Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác-Lênin; phương pháp kết hợp giữa lôgic và lịch sử của khoa học lịch sử triết học; các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng của Khổng Tử về nhân qua mối quan hệ giữa ái nhân và tri nhân. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng của Khổng Tử về nhân, ái nhân, tri nhân, mối quan hệ giữa ái nhân và tri nhân trong Luận Ngữ, trong một số tác phẩm kinh điển của Nho gia và trong một danh môc tµi liÖu tham kh¶o 1. Almanach (1999), Nh÷ng nÒn v¨n minh thÕ giíi, Nxb V¨n ho¸ Th«ng tin Hµ Néi. 2. Hoµng ThÞ B×nh (1996), T- t-ëng nh©n chÝnh qua c¸c t¸c phÈm LuËn ng÷ vµ M¹nh Tö, LuËn v¨n th¹c sÜ triÕt häc, ViÖn TriÕt häc, Hµ Néi. 3. Hoµng ThÞ B×nh (2001), “Nh©n, Nh©n nghÜa, Nh©n chÝnh trong “LuËn ng÷” vµ “M¹nh Tö” , T¹p chÝ triÕt häc, (sè 8). 4. NguyÔn Thanh B×nh (2000), "§«i ®iÒu suy nghÜ vÒ ®èi t-îng vµ néi dung gi¸o dôc, gi¸o hãa cña Nho gi¸o", T¹p chÝ Gi¸o dôc lý luËn (sè 10), tr.50-54. 5. NguyÔn Thanh B×nh (2001), “Quan niÖm cña Nho gi¸o vÒ x· héi lý t-ëng” , Tạp chí Triết học, (số 3), tr. 38-42. 6. NguyÔn Thanh B×nh (2007), “T- t-ëng vÒ “®¹o trÞ n-íc” ë c¸c nhµ Nho ViÖt Nam” , T¹p chÝ TriÕt häc, (sè 1), tr. 28-36. 7. NguyÔn V¨n B×nh (2001), Quan niÖm Nho gi¸o vÒ c¸c mèi quan hÖ x· héi. ¶nh h-ëng vµ ý nghÜa cña nã ®èi víi x· héi ta hiÖn nay, LuËn ¸n TiÕn sÜ triÕt häc, ViÖn TriÕt häc, Hµ Néi. 8. NguyÔn V¨n B×nh (2000), “Quan niÖm vÒ LÔ cña Nho gi¸o vµ nh÷ng bµi häc cho chóng ta ngµy nay” , T¹p chÝ TriÕt häc, (sè 4). 9. Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o (2002), LÞch sö triÕt häc, Nxb Gi¸o dôc. 10. Phan V¨n C¸c (1990), Nh÷ng vÊn ®Ò Nho gi¸o ®-îc ®¸nh gi¸ l¹i trong giíi häc thuËt Trung Quèc, Nho gi¸o x-a vµ nay, Vò Khiªu chñ biªn, Nxb Khoa häc x· héi, Hµ Néi. 11. Phan V¨n C¸c dÞch chó (2002), LuËn ng÷, Nxb Khoa häc x· héi, Hµ Néi. 12. Phan V¨n C¸c dÞch chó (2002), Trung dung, Nxb Khoa häc x· héi, Hµ Néi. 13. Phan Béi Ch©u (1973), Khæng ®äc ®¨ng, Khai TrÝ xuất bản, Sµi Gßn. 14. Do·n ChÝnh (chñ biªn) (1997), §¹i c-¬ng TriÕt häc Trung Quèc, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 15. TrÞnh Do·n ChÝnh (2001), Quan ®iÓm cña Khæng Tö vÒ gi¸o dôc ®µo t¹o con ng-êi vµ ý nghÜa cña nã ®èi víi sù nghiÖp gi¸o dôc ë ViÖt Nam hiÖn nay, Héi th¶o quèc tÕ Nho häc lÇn thø 3: Nho häc t¹i ViÖt Nam, Thµnh phè Hå ChÝ Minh. 16. NguyÔn Träng ChuÈn (2001), Khai th¸c c¸c gi¸ trÞ truyÒn thèng Nho gi¸o phôc vô sù ph¸t triÓn cña ®Êt nưíc trong ®iÒu kiÖn toµn cÇu hãa, Héi th¶o quèc tÕ Nho häc lÇn thø III, Nho häc t¹i ViÖt Nam, TP. Hå ChÝ Minh. 17. NguyÔn ThÞ Kim Chung (2004), Qu©n tö – mÉu ng-êi toµn thiÖn trong t¸c phÈm luËn ng÷, LuËn v¨n Th¹c sÜ TriÕt häc, ViÖn TriÕt häc, Hµ Néi. 18. NguyÔn B¸ C-êng (2002), Quan niÖm cña Khæng Tö vÒ gi¸o dôc, LuËn v¨n Th¹c sÜ TriÕt häc, ViÖn TriÕt häc, Hµ Néi. 19. NguyÔn B¸ C-êng (2008), “Ch÷ “nh©n” trong triÕt lÝ gi¸o dôc cña Khæng Tö” , T¹p chÝ khoa häc, (số 4). Tr-êng §¹i häc s- ph¹m Hµ Néi. 20. NguyÔn Tù C-êng (2001), §äc mét c¸ch phª ph¸n "LuËn ng÷ trÝch lôc dÉn gi¶i" cña Phan Béi Ch©u, Héi th¶o quèc tÕ Nho häc lÇn thø III, Nho häc t¹i ViÖt Nam, TP. Hå ChÝ Minh. 21. Phan §¹i Do·n (1998), Mét sè vÊn ®Ò vÒ Nho gi¸o ViÖt Nam, Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi. 22. NguyÔn §¨ng Duy (1998), Nho gi¸o víi v¨n hãa ViÖt Nam, Nxb Hµ Néi. 23. Quang §¹m (1999), Nho gi¸o x-a vµ nay, Nxb V¨n hãa - Th«ng tin, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 25. TrÇn v¨n GiÇu (1978), “§¹o ®øc Nho gi¸o vµ ®¹o ®øc truyÒn thèng ViÖt Nam” , T¹p chÝ TriÕt häc, (sè 1). 26. Lý T-êng H¶i (2005), Khæng Tö, NguyÔn Huy Cè vµ NguyÔn Quèc Th¸i dÞch, Nxb V¨n hãa - Th«ng tin, Hµ Néi. 27. NguyÔn Hïng HËu (1998), “Mét sè suy nghÜ vÒ ®Æc ®iÓm cña Nho gi¸o ë ViÖt Nam” , T¹p chÝ TriÕt häc, (sè 5), tr. 39-42. 28. Hå SÜ HiÖp (1996), LuËn ng÷- Th¸nh kinh cña ng-êi Trung Hoa, Nxb §ång Nai. 29. Lý Anh Hoa (2001), TrÝ tuÖ Khæng Tö, (T¹ Ngäc ¸i, NguyÔn V¨n NghÞ, NguyÔn ViÕt Chi dÞch), Nxb v¨n ho¸ Th«ng tin, Hà Nội. 30. D-¬ng Hång, V-¬ng Thµnh Trung, NhiÖm §¹i ViÖn, L-u Phong (chó dÞch) (2003), Tø th-, TrÇn Träng S©m, KiÒu B¸ch Vò ThuËn (biªn dÞch), Nxb Qu©n ®éi nh©n d©n, Hà Nội. 31. Cao Xu©n Huy (1995), T- t-ëng ph-¬ng §«ng gîi nh÷ng ®iÓm nh×n tham chiÕu, Nxb V¨n ho¸ Hµ Néi. 32. TrÇn §×nh H-îu (1996), §Õn hiÖn ®¹i tõ truyÒn thèng, Nxb V¨n hãa, Hà Nội. 33. TrÇn §ình H-îu (2001), C¸c bµi gi¶ng vÒ t- t-ëng ph-¬ng §«ng, Nxb §¹i häc Quèc gia Hµ Néi. 34. Chu Hy tËp chó (1972), M¹nh Tö - 2 tËp, NguyÔn Th-îng Kh«i dÞch, Trung t©m häc liÖu Bé gi¸o dôc, Sµi Gßn. 35. Chu Hy (1998), Tø th- tËp chó, NguyÔn §øc L©n dÞch vµ chó gi¶i, Nxb V¨n ho¸ - Th«ng tin, Hà Nội. 36. Vò Khiªu (chñ biªn) (1990), Nho gi¸o x-a vµ nay, Nxb Khoa häc X· héi, Hµ Néi. 37. Vò Khiªu (1995), §øc trÞ vµ ph¸p trÞ trong Nho gi¸o, Nxb Khoa häc x· héi, Hµ Néi. 38. Vò Khiªu (1997), Nho gi¸o vµ ph¸t triÓn ë ViÖt Nam, Nxb khoa häc x· héi, Hµ Néi. 39. Vò Khiªu (1997), Nho gi¸o vµ ®¹o ®øc, Nxb Khoa häc x· héi, Hµ Néi. 40. TrÇn Träng Kim (2003), Nho gi¸o, Nxb V¨n häc, Hà Nội. 41. TrÇn Träng Kim (2001), §¹i c-¬ng triÕt häc Trung hoa. Nho gi¸o, Nxb V¨n ho¸ Th«ng tin, Hµ Néi. 42. Ph¹m V¨n Kho¸i (2004), Khæng Phu Tö vµ LuËn ng÷, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 43. NguyÔn HiÕn Lª (1992), §¹i c-¬ng triÕt häc Trung Quèc, Nxb Thµnh phè Hå ChÝ Minh. 44. NguyÔn HiÕn Lª (1996), Khæng Tö, Nxb V¨n hãa, Hà Nội. 45. NguyÔn HiÕn Lª (2003), Khæng Tö vµ LuËn ng÷, Nxb V¨n häc, Hµ Néi. 46. T¹ Ngäc LiÔn (1999), “VÒ ch÷ LÔ cña Khæng Tö” , T¹p chÝ X-a và nay (sè 62B) th¸ng 4, tr. 6-7. 47. NguyÔn ThÕ Long (1995), Nho häc ë ViÖt Nam - Gi¸o dôc vµ thi cö, Nxb Gi¸o dôc, Hµ Néi. 48. TrÇn TrÝ L-¬ng (1999), §èi tho¹i víi tiªn triÕt vÒ v¨n ho¸ ph-¬ng §«ng thÕ kû 21, Nxb §¹i häc Quèc gia Hµ Néi. 49. NguyÔn §¾c Lý (2008), Nh÷ng néi dung c¬ b¶n trong quan niÖm cña Nho gi¸o vÒ x· héi lý t-ëng, LuËn v¨n Th¹c sÜ TriÕt häc, Khoa TriÕt häc, Tr-êng §¹i häc Khoa häc x· héi vµ Nh©n v¨n- §¹i häc Quèc gia Hµ Néi. 50. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập,tập 20, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 51. NguyÔn ThÞ Thanh Mai (2004), “T- t-ëng “§øc- Tµi” cña Khæng Tö vµ t- t-ëng “Hång- Chuyªn” cña Hå ChÝ Minh” , T¹p chÝ TriÕt häc, (sè 10), tr. 34-41. 52. NguyÔn ThÞ TuyÕt Mai (2005), Quan niÖm cña Nho gi¸o vÒ con ng-êi, vÒ gi¸o dôc vµ ®µo t¹o con ng-êi, LuËn ¸n TiÕn sÜ TriÕt häc, ViÖn TriÕt häc, Hµ Néi. 53. Hµ Thóc Minh (2001), §¹o Nho vµ v¨n hãa Ph-¬ng §«ng, Nxb Gi¸o dôc, Hà Nội. 54. L-¬ng Ninh (chñ biªn) (2007), LÞch sö thÕ giíi cæ ®¹i, Nxb Gi¸o dôc, Hà Nội. 55. NguyÔn Thu Phong (1997), TÝnh thiÖn trong t- t-ëng §«ng ph-¬ng, Nxb V¨n häc, Hà Nội. 56. P.S. Taranèp (2000), 106 nhµ th«ng th¸i, Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia Hµ Néi. 57. Vò Minh T©m (chñ biªn) (1996), T- t-ëng triÕt häc vÒ con ng-êi, Nxb Gi¸o dôc, Hà Nội. 58. Lª SÜ Th¾ng (chñ biªn) (1997), Nho gi¸o t¹i ViÖt Nam, Nxb Khoa häc X· héi, Hµ Néi. 59. NguyÔn §¨ng Thôc (1997), LÞch sö triÕt häc Ph-¬ng §«ng - tËp 1, Nxb TP. Hå ChÝ Minh. 60. TrÇn Hång Thuý (1992), “Qu©n tö qua tø th-” , T¹p chÝ TriÕt häc, (sè 3). 61. NguyÔn Tµi Th- (1978), Con ng-êi trong lÞch sö triÕt häc Ph-¬ng §«ng - VÊn ®Ò x©y dùng con ng-êi míi, tập 1, do Ph¹m Nh- C-¬ng chñ biªn, Nxb Khoa häc X· héi, Hµ Néi. 62. NguyÔn Tµi Th- (1994), "X· héi lµ c¬ së cña nh÷ng ®ßi hái vÒ gi¸o dôc con ng-êi", T¹p chÝ nghiªn cøu Lý luËn, (sè 6), tr.33-36. 63. NguyÔn Tµi Th- (1997), Nho häc vµ Nho häc ë ViÖt Nam (Mét sè vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn), Nxb Khoa häc x· héi, Hµ Néi. 64. NguyÔn Tµi Th- (2001), Nho gi¸o vµ sù nghiÖp c«ng nghiÖp hãa - hiÖn ®¹i hãa ë ViÖt Nam, Héi th¶o quèc tÕ Nho häc lÇn thø III, Nho häc t¹i ViÖt Nam, TP. Hå ChÝ Minh. 65. NguyÔn Tµi Th- (2005), VÊn ®Ò con ng-êi trong Nho häc s¬ kú, Nxb Khoa häc x· héi, Hà Nội. 66. Nguyễn Trãi (1976), Toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 67. NguyÔn Kh¾c ViÖn (2000), Bµn vÒ ®¹o Nho, Nxb ThÕ giíi, Hà Nội. 68. ViÖn TriÕt häc (1994), Nho gi¸o t¹i ViÖt Nam, Nxb Khoa häc x· héi, Hµ Néi. 69. TrÇn Nguyªn ViÖt (2004), “Ph¹m trï “§øc” trong häc thuyÕt cña Khæng Tö” , T¹p chÝ TriÕt häc, (sè 3). 70. NguyÔn H÷u Vui (chñ biªn) (2002), LÞch sö triÕt häc, Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01489_2_5154_2008113.pdf
Tài liệu liên quan