Tóm tắt Luận văn Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông

Nâng cao chất lượng lập kế hoạch tuyên truyền phổ biến về

ATTP gắn liền với các chương trình hoạt động của ngành và

của tỉnh

- Tăng cường kết nối với các cơ quan thông tin đại chúng trên

địa bàn tỉnh để chủ động thực hiện tuyên truyền phổ biến trên

diện rộng, nhất là tuyên truyền theo chủ đề

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự làm công tác tuyên

truyền phổ biến tại Chi cục VSATTP tỉnh Đắk Nông

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng cho công tác tuyên

truyền trên địa bàn tỉnh.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” của GS. TS Nguyễn Đình Phan đã chỉ ra được những tồn tại trong quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong nghiên cứu về Đề tài: “Kiểm soát an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng thực phẩm” của giáo sư Hà Duyên Tư. Tác giả đã phân tích rằng: Kiểm soát chất lượng VSATTP bao gồm các yếu tố: vật lý, hoá học và vi sinh. Nghiên cứu các giải pháp mới cho kiểm soát chất lượng thực phẩm: đề xuất các giải pháp công nghệ, phát triển các phương pháp thử nhanh. Trong nghiên cứu của tác giả Chu Thế Vinh về đề tài: “Thực trạng An toàn vệ sinh thực phẩm ở các cơ sở ăn uống và công tác quản lý tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng năm 2012 - 2013” , tác giả đã có nhìn nhận sâu sắc về thực trạng VSATTP tại thành phố Đà Lạt. Tuy nhiên, từ trước tới nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu tổng hợp độc lập cho tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Đây là một khoảng trống trong nghiên cứu cần khắc phục, xuất phát từ tầm quan trọng của các chính sách QLNN cũng như thực tế đòi hỏi. Vì vậy, đề tài: “Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông” là một đề tài nghiên cứu tiếp theo trong thời gian hiện nay. Qua đó, hy vọng có thể bổ sung, hoàn thiện hơn những kết luận nghiên cứu trước đây Trang 6 nhằm góp phần hoàn thiện việc tuyên truyền phổ biến về VSATTP ở các địa phương trong cả nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài - Mục đích: Tăng cường hiệu quả tuyên truyền phổ biến về VSATTP trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn này là: Một là, hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận đối với tuyên truyền phổ biến về VSATTP trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Ba là, đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm ở tỉnh Đắk Nông. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. + Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ 2014 đến 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thấy rõ được thực trạng Tuyên truyền phổ biến về VSATTP trên địa bàn tỉnh diễn ra như thế nào và đưa ra các giải pháp tăng cường tuyên truyền phổ biến trên địa bàn tỉnh, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Trang 7 Gồm phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Luận văn thu thập, phân loại tài liệu đã được công bố về thực trạng và chính sách nhà nước nhằm tuyên truyền phổ biến VSATTP như: các đề án, đề tài, sách tham khảo, các bài báo khoa học chuyên ngành, các luận văn tiến sỹ, đồng thời thu thập, phân loại các văn bản nhà nước về VSATTP nói chung và những văn bản nhà nước được tỉnh Đăk Nông áp dụng nói riêng đã được ban hành như: Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư, liên quan đến VSATTP. - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Là phương pháp thu thập thông tin trong đó nhà nghiên cứu tiến hành quan sát đối tượng nghiên cứu. Đây là một phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất hữu ích, đầy đủ. Người quan sát có thể sử dụng trực tiếp tai, mắt, để nghe, nhìn bằng phương tiện cơ giới. 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp xử lý dự liệu sơ cấp Để phân tích dữ liệu thu thập trên luận văn tập trung vào phương pháp phân tích thống kê truyền thống, bảng excel. Khi sử dụng phương pháp này, các dữ liệu xử lý bằng phần mềm excel và tổng hợp phân tích dựa trên các phương pháp thống kê truyền thống, sử dụng bảng tính để so sánh, khái quát hóa số liệu từ đồ đưa ra kết luận chung nhất về vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp Sau khi tổng hợp các dữ liệu thứ cấp, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung trong khoa học kinh tế như: Trang 8 phương pháp phân tích định lượng, so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả... từ đó đưa ra kết luận chung nhất. 5.3. Phương pháp khác Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp đồ thị, biểu đồ, hình vẽ hoặc mô hình. Từ các bảng số liệu, lập ra biểu đồ để thông qua đó quan sát và rút ra những đánh giá tổng quát Tuyên truyền phổ biến về VSATTP trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. 6. Ý nghĩa, lý luận và thực tiển của luận văn - Làm rõ một số vấn đề lý luận về TTPB đối với vấn đề VSATTP trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. - Đánh giá một cách tổng quát thực trạng với những kết quả và hạn chế về TTPB đối với vấn đề ATTP trên địa bàn tỉnh Đăk Nông hiện nay. - Nêu phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường TTPB đối với vấn đề ATTP trên địa bàn tỉnh Đăk Nông trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Đối với đề tài: Việc nghiên cứu vấn đề này làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Mục lục, Danh mục, Phụ lục, Bảng biểu, Tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn bao gồm như sau: Chương1: Cơ sở lý luận của tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm Trang 9 Chương 2: Thực trạng tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 1.1.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đề cập tới hai vấn đề là vệ sinh thực phẩm và an toàn thực phẩm. Theo cách hiểu phổ biến, thực phẩm là những sản phẩm dùng cho việc ăn, uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 quy định, Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản (khoản 1 Điều 3). 1.1.2. Quan niệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm QLNN về VSATTP là quản lý theo ngành do nhiều cơ quan thực hiện. Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, cơ chế và chính sách phát triển lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. QLNN về VSATTP là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua Trang 10 các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện VATTP của đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về VSATTP. QLNN về VSATTP bao gồm một số các hoạt động chủ yếu: công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược, kế hoạch có liên quan đến vấn đề VSATTP và công tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý và nghiên cứu khoa học... 1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 1.1.3.1. Ban hành và triển khai các văn bản về an toàn thực phẩm - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về ATTP; - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP, các quy định và tiêu chuẩn về ATTP; - Ban hành các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về ATTP. 1.1.3.2. Xây dựng bộ máy Bộ máy QLNN về ATTP đến nay đã được xây dựng hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương. Bố trí nguồn lực cho bộ máy QLNN về ATTP đảm bảo hoạt động có hiệu quả. 1.1.3.3. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; Trang 11 - Quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm về ATTP; - Quản lý việc công bố tiêu chuẩn ATTP, chứng nhận đủ điều kiện ATTP; - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về ATTP. - Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về ATTP; - Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực ATTP; - Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm - Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về ATTP cho đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP. 1.1.3.4. Hợp tác quốc tế về an toàn thực phẩm Tham quan, học tập kinh nghiệm các nước trên thế giới về quản lý trong lĩnh vực ATTP áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Khuyến khích các doanh nghiệp thực phẩm trong nước áp dụng quy trình HACCP “Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”. 1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm Trong những năm gần đây vấn đề ATTP đang diễn ra ngày càng trầm trọng, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp, gây thiệt hại đến tính mạng con người và tiền của. Trước những diễn biến đó thì vai trò của quản lý nhà nước là đặc biệt quan trọng trong đó Nhà nước là chủ thể trực tiếp và toàn diện của quản lý về ATTP. Trước hết nhà nước thông qua việc hoạch định và ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến ATTP Trang 12 để hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có định hướng để sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP. Ngoài ra, thông qua các văn bản chính sách, nhà nước cũng quy định rõ nhiệm vụ quản lý của từng bộ, ngành và các cấp chính quyền quản lý chặt chẽ vấn đề ATTP. 1.1.5. Nguyên tắc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm Nhà nước là chủ thể quan trọng nhất, thống nhất quản lý về ATTP. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng. Quản lý ATTP phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với ATTP và tuân thủ về luật. Quản lý ATTP phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành. Quản lý ATTP phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. 1.2. Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm 1.2.1.1. Khái niệm Trang 13 Tuyên truyền phổ biến được ghép bởi hai thuật ngữ (động từ) là Tuyên truyền và Phổ biến. Khái niệm tuyên truyền, phổ biến được luận văn đề cập có nhiều ý nghĩa tương đồng với vấn đề thông tin, giáo dục, tuyền thông về ATTP được đề cập tại Chương IX Luật ATTP 2010. Chúng đều là hoạt động có mục đích của chủ thể, nhằm cung cấp thông tin, kiến thức để thay đổi nhận thức, hành vi của đối tượng có liên quan đến VSATTP theo hướng tích cực. Về mặt pháp lý, tác giả luận văn lấy Chương IX của Luật ATTP năm 2010 làm cơ sở pháp lý cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến về VSATTP. 1.2.1.2. Đặc điểm - Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức thực hiện bởi những chủ thể xác định (Chính phủ, Các bộ, ngành Trung ương, UBND các cấp). - Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm là một bộ phận của công tác giáo dục trính trị, tư tưởng. - Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng, thực hiện pháp luật. - Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật giúp đối tượng được tác động có những hiểu biết nhất định về pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng. 1.2.2. Mục đích, yêu cầu của tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm Việc TTPB về VSATTP có mục đích là: nhằm nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây Trang 14 mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực phẩm. 1.2.3. Nội dung tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm Nội dung chính của TTPB về VSATTP gồm: - Kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm. + Tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch TTPB về ATTP; + Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật TTPB về ATTP, các quy định và tiêu chuẩn về ATTP; + Thông báo bằng phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn toàn tỉnh các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về ATTP. - Nguyên nhân, cách nhận biết nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm và các biện pháp phòng, chống sự cố về an toàn thực phẩm. - Thông tin về các điển hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn; việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn, xử lý đối với cơ sở vi phạm nghiêm trọng pháp luật về an toàn thực phẩm. 1.2.4. Đối tượng tiếp cận tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm Đối tượng của TTPB về VSATTP là: - Tổ chức, cá nhân được quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, Trang 15 truyền thông về an toàn thực phẩm. - Ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm cho các đối tượng sau đây: + Người tiêu dùng thực phẩm; + Người quản lý, điều hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; + Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; người dân khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 1.2.5. Hình thức tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm - Thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm. - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. - Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. - Thông qua hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt của các đoàn thể, tổ chức xã hội và các loại hình văn hoá quần chúng khác. - Thông qua điểm hỏi đáp về an toàn thực phẩm tại các Bộ quản lý ngành. 1.3. Trách nhiệm trong tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm 1.3.1. Trách nhiệm của các bộ, ngành Trang 16 Theo quy định của Điều 60, 63, 64 Luật ATTP, trách nhiệm trong TTPB về VSATTP 1.3.2. Trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan, đoàn thể khác Tại các địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm cho nhân dân trên địa bàn. Nhiệm vụ này được giao cho Sở Y tế thực hiện, cơ quan tham mưu của Sở Y tế là Chi cục VSATTP. Tại cấp tỉnh, Chi cục VSATTP là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, có nhiệm vụ chủ trì hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức xã hội có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. 1.3.3. Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng để thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng không thu phí, trừ trường hợp thực hiện theo hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ. Trang 17 Chương 2 THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG 2.1. Khái quát về tỉnh Đăk Nông 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Diện tích tự nhiên có 650.927 ha, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã với dân số thống kê năm 2016 là 636.000 người. Có 40 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%, M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Trung tâm tỉnh lỵ là Thị xã Gia Nghĩa. Đăk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ trung bình năm 22-230C, nhiệt độ cao nhất 350C, tháng nóng nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140C. Vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc đẩy phát triển Trang 18 kinh tế - xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Lĩnh vực Kinh tế Về định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực. Cụ thể ngành nông, lâm, thủy sản phát huy tiềm năng, thế mạnh đất đai và các điều kiện tự nhiên nhằm đẩy mạnh phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa, xuất khẩu, gắn sản xuất nông, lâm nghiệp với công nghiệp chế biến. Về phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Đến năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt khoảng 550 triệu USD, đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1.500 triệu USD. 2.1.2.2. Lĩnh vực xã hội: - Y tế - Sức khoẻ: Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được cải thiện, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, nâng cấp; hệ thống y tế trên địa bàn phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. - Văn hóa - Xã hội – Môi trường: 65 % thôn, bon, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn thôn, bon, tổ dân phố văn hoá; 50 % xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hoá. 100% xã, phường, thị trấn có trạm truyền thanh cơ sở; tỷ lệ hộ được nghe sóng truyền thanh đạt 100; tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt 100%. 2.1.2.3. Đánh giá chung về tỉnh Đăk Nông Trang 19 - Về nhân lực: Lực lượng đội ngũ CBCCVC hoạt động trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn tỉnh thiếu nhiều so với yêu cầu nhiệm vụ. - Về kinh phí: Nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP do Trung ương cấp còn hạn chế (không tăng thêm so với năm 2014). - Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc: còn thiếu trên tất cả các tuyến, các ngành. - Phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, nhân công lao động ít, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, chưa được nhân rộng. 2.2. Tổ chức bộ máy thực hiện tuyên truyển phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm 2.2.1. Thiết lập mạng lưới quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm Công tác TTPB về ATTP đã được tổ chức, thực hiện theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ TTPB về ATTP. 2.2.2. Kiện toàn Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh – cơ quan chủ trì công tác tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Theo quyết định của Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, Chi cục VSATTP tỉnh có vị trí, chức năng: là tổ chức trực thuộc Sở Y tế, giúp Giám đốc Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; thực Trang 20 hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn thực phẩm, thực hiện thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 2.3. Tình hình tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 2.3.1. Tuyên truyền phổ biến thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm Hình thức này được thực hiện thông qua hai kênh cơ bản, đó là phổ biến thông tin tại Chi cục VSATTP tỉnh và tin tại website của Cục ATTP – Bộ Y tế. 2.3.2. Tuyên truyền phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh Việc TTPB thông tin về VSATTP trên địa bàn tỉnh được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên địa tỉnh, như: Truyền hình Đắk Nông ( Báo Đắk Nông ( Tạp chí Nâm Nung, các trang điện tử, công thông tin, đài truyền thanh các huyện, thị xã. 2.3.3. Tuyên truyền phổ biến theo Chuyên đề, Dự án Thực hiện Kế hoạch Dự án Chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2015, năm 2015, Sở Y tế phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể địa phương tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông dưới nhiều hình thức, đặc biệt tập trung vào các dịp cao điểm: Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP và Tết Trung thu. Trang 21 2.3.4. Các hình thức khác Ngoài các hình thức trên, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông còn áp dụng một số hình thức khác để TTPB về VSATTP như: Tuyên truyền phổ biến lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục; Thông qua hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt của các đoàn thể, tổ chức xã hội và các loại hình văn hoá quần chúng khác. 2.4. Đánh giá về tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thời gian qua 2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư, của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh Đăk Nông đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường sự lãnh đạo đối với vấn đề ATTP trên địa bàn. 2.4.2. Những hạn chế, tồn đọng và nguyên nhân - Cơ chế chính sách trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Hệ thống văn bản quy định về ATTP đã hoàn chỉnh, nhưng hướng dẫn của ngành, địa phương chưa kịp thời. UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành quyết định phân công trách nhiệm trong 3 ngành: Y tế, Công thương, Nông nghiệp nhưng quá trình thực hiện còn nhiều chồng chéo, bất cập, không thống nhất. Một cơ sở thực phẩm có nhiều ngành quản lý vừa dễ dẫn đến không thống nhất, đồng bộ trong quản lý, đồng thời quy định chồng chéo gây phiền hà cho các cơ sở thực phẩm như cơ Trang 22 sở sản xuất bánh kẹo, sữa, do ngành Công thương quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nhưng công bố tiêu chuẩn sản phẩm lại do ngành Y tế đảm nhiệm. - Hoạt động tuyên truyền phổ biến về an toàn thực phẩm Các cơ quan, ban ngành, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, đặc biệt huy động hệ thống loa truyền thanh ở xã, phường, thị trấn tham gia tuyên truyền về ATTP với số lượng hạn chế. - Công tác tài chính Nguồn tài chính đầu tư cho lĩnh vực tuyên truyền về ATTP có chiều hướng giảm xuống, phê duyệt kế hoạch còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các hoạt động trong công tác tuyên truyền phổ biến về ATTP. Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Quan điểm tăng cường tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay Việc tăng cường TTPB về VSATTP trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay cần được quán triệt trên các hướng cơ bản sau: - Tuyên truyền phổ biến về VSATTP cần thường xuyên, kịp thời, đầy đủ thông tin, kiến thức Trang 23 - Tuyên truyền phổ biến về VSATTP cần đến được với đa số nhân dân - Tuyên truyền phổ biến về VSATTP cần sự quan tâm chỉ đạo sát sao của người có thẩm quyền, trách nhiệm và sự tham gia chủ động của các cơ quan thông tin đại chúng. 3.2. Giải pháp tăng cường tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay 3.2.1. Các phương hướng giải pháp - Nâng cao chất lượng lập kế hoạch tuyên truyền phổ biến về ATTP gắn liền với các chương trình hoạt động của ngành và của tỉnh - Tăng cường kết nối với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh để chủ động th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_tuyen_truyen_pho_bien_ve_ve_sinh_an_toan_th.pdf
Tài liệu liên quan