Tuyên truyền, nâng cao, đổi mới nhận thức về
công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành
chính tại các bệnh viện
- Tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm
của cán bộ, công chức, viên chức y tế về vai trò, lợi ích của việc ứng
dụng CNTT y tế. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao
tinh thần trách nhiệm của của công chức viên chức ngành y tế trong
hoạt động ứng dụng CNTT. Nâng cao vai trò người đứng đầu ở mỗi
bệnh viện bệnh viện trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng,
triển khai thực hiện các giải pháp ứng dụng CNTT phù hợp với bệnh
viện.
- Thường xuyên có sự kiểm tra, đôn đốc, xử lý nghiêm
những vi phạm; cũng như động viên, khuyến khích công chức viên
chức ngành y tế ý thức tự giác, thói quen trong việc học tập, nghiên
cứu ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc thường xuyên công
việc được giao
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính tại các bệnh viện thuộc sở y tế thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thúc đẩy phát triển và hợp tác.
- CNTT cùng với sự phát triển của hệ thống internet sẽ giúp
cho các bệnh viện xóa bỏ rào cản về mặt vật lý giữa các hệ thống
thông tin dựa trên giấy tờ truyền thống, rút ngắn các quy trình thủ
tục, cung cấp các dịch vụ y tế cho người bệnh và các cơ quan
- CNTT giúp cho việc tự động hóa hoặc vi tính hóa các quy
trình, thủ tục giấy tờ hiện hành. Từ đó, sẽ đơn giản các TTHC, tạo ra
phong cách lãnh đạo mới.
Mục tiêu:
- Tạo dựng một phương thức hoạt động mới, phương thức
lãnh đạo mới, mở rộng tiến trình giao lưu hội nhập quốc tế.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các bệnh
viện, phục vụ người bệnh và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc thực hiện cơ chế
một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Tổ chức nhân rộng mô hình tiêu
biểu bệnh viện thông minh mà ngành Y tế hướng tới.
1.2 Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục
hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế
- Niêm yết công khai TTHC
7
- Công tác giải quyết TTHC: các bệnh viện lập kế hoạch,
quy trình thực hiện, triển khai công tác CCTTHC tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân, viên chức, người lao động tại bệnh viện được tiếp
nhận và giải quyết các TTHC được thuận tiện, nhanh chóng.
- Các bệnh viện có phòng tiếp dân và bố trí cán bộ tiếp
công dân thường xuyên, tiếp nhận, lắng nghe nội dung kiến nghị,
phản ánh, giải quyết kịp thời.
- Cải cách mô hình khoa khám bệnh, rút ngắn tối đa thời
gian khám bệnh, đặt khám hẹn giờ qua tổng đài điện thoại và đặt trực
tuyến trên website.
- Cải cách TTHC trong thanh toán BHYT: ứng dụng
CNTT trích xuất dữ liệu phần mềm quản lý bệnh viện cho công tác
theo dõi, giám sát hoạt động điều trị, chỉ định cận lâm sàng, toa
thuốc.
- Triển khai sử dụng văn bản điện tử, thư điện tử trong
hoạt động bệnh viện.
- Cải cách công tác quản lý tài sản: ứng dụng CNTT giúp
công việc quản lý chứng từ nhập khoa, thời gian sử dụng, thời giam
khấu hao, chờ thanh lý của máy móc, thiết bị.
- Trang bị Kios đánh giá hài lòng đối với cán bộ viên
chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
1.2.1 Triển khai một số ứng dụng phần mềm vào cải
cách thủ tục hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế
- Phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS)
- Phần mềm bệnh án điện tử (EMR)
- Phần mềm quản lý thông tin xét nghiệm (LIS)
- Phần mềm quản lý, lưu trữ và truyền tải hình ảnh
(RIS/PACS)
- Telemedicine:
1.2.1.1 Ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ
tục hành chính giữa bệnh viện với các chủ thể bên ngoài
- Người dân, người bệnh: Tác động sự hài lòng người dân,
khách hàng thông qua Hệ thống Kios đánh giá trải nghiệm, sự hài
lòng của người bệnh tại các bệnh viện. Người dân, người bệnh được
hưởng lợi từ việc giảm thiểu thời gian chờ khám chữa bệnh, các thủ
tục được tinh giản và mọi người dễ dàng tiếp cận với những tiện ích
mà ứng dụng CNTT tạo nên.
8
- Các công ty, doanh nghiệp: việc công khai các thủ tục cần
thiết khi các công ty, doanh nghiệp liên hệ công tác là bước đầu tiên
trong việc CCHC. Công tác đầu thầu qua mạng về các mặt y tế được
công khai các thủ tục trên trang website bệnh viện (đấu thầu thuốc,
vật tư y tế..), được công khai về các dịch vụ, giá.
1.2.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ
tục hành chính tại nội bộ bệnh viện
- Giúp cán bộ y tế nâng cao kiến thức chuyên môn
- Giúp tăng cường chức năng quản lý bệnh viện, giúp cho
nhà lãnh đạo tăng cường chức năng quản lý điều hành.
- Giúp tự động hóa các phương tiện chẩn đoán và điều trị
- Hỗ trợ đắc lực trong thực hành y khoa, ứng dụng CNTT
giúp lưu trữ và phân tích số liệu cho nghiên cứu khoa học.
- Giúp cho các bệnh viện xóa bỏ rào cản về mặt vật lý giữa
các hệ thống thông tin dựa trên giấy tờ truyền thống, rút ngắn các
quy trình thủ tục, cung cấp các dịch vụ công cho người dân.
- Giúp cho việc tự động hóa, vi tính hóa các quy trình, thủ
tục giấy tờ hiện hành. Đơn giản hóa các TTHC, tạo ra phong cách
lãnh đạo mới.
- Cách thức giao tiếp: Hội nghị trực tuyến - giải pháp họp
tối ưu để các chia sẻ các thông tin, hẹn một thời gian thực để chia sẻ
và trao đổi, không cần gặp trực tiếp rất hiệu quả và tiện lợi.
- Bản chất công công việc: không gian làm việc không chỉ
giới hạn tại phạm vi bệnh viện mà có thể mở rộng ra ở một ví trị địa
lý bất kỳ.
1.2.2 Điều kiện bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin
vào cải cách thủ tục hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y Tế
- Xây dựng hạ tầng CNTT đồng đều giữa các bệnh viện,
giúp cho việc phối hợp hiệu quả hơn. Xây dựng hệ thống cung cấp
dịch vụ công điện tử.
- Nâng cao vai trò người lãnh đạo, người lãnh đạo cần đi
đầu làm gương trong việc ứng dụng CNTT vào CCTTHC.
- Tận dụng những phương tiện truyền thông cơ bản và thân
thiện với người dân như tivi, radio, truyền thanh không dây và điện
thoại di động.
9
1.2.2.1 Phát triển nguồn nhân lực bảo đảm ứng dụng
công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính tại các bệnh
viện thuộc Sở Y tế
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phòng công nghệ thông tin, bố
trí đủ nguồn nhân lực phục vụ công việc, thu hút nhân tài chuyên về
ứng dụng phần mềm.
- Trang bị kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng thiết bị
CNTT cho cán bộ lãnh đạo quản lý và cho người sử dụng, đào tạo
đội ngũ những người chuyên về CNTT.
- Xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao
nhận thức, trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức, viên
chức.
1.2.2.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính tại các
bệnh viện thuộc Sở Y tế
- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất,
truyền dữ liệu, thu thập xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao
gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính và cơ sở dữ
liệu. Tùy theo điều kiện tài chính của bệnh viện, nhu cầu ứng dụng
CNTT mà xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin phù hợp.
- Xây dựng hạ tầng CNTT tại các bệnh viện bao gồm phần
cứng, phần mềm máy tính, mạng, thiết bị, an toàn thông tin, trung
tâm dữ liệu, phòng máy chủ, gồm các máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị
lưu trữ, cáp mạng, nguồn điện, thiết bị làm mát, kết nối Internet.
- Xây dựng cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện
tử cung cấp đầy đủ thông tin về TTHC, các hồ sơ, biểu mẫu.
1.2.2.3 Chủ trương, chính sách pháp luật liên quan
đến ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính
tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để điều chỉnh các
giao dịch, dịch vụ điện tử. Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông
điệp dữ liệu điện tử; chữ ký điện tử, giao dịch điện tử và bảo vệ bí
mật thông tin cá nhân.
- Hoạch định chính sách, chiến lược xây dựng và phát triển
ứng dụng CNTT.
1.2.2.4 Tài chính phục vụ ứng dụng công nghệ thông
tin
10
Các bệnh viện cần dành tối thiểu 1% các nguồn kinh phí
của bệnh viện để chi cho việc ứng dụng và phát triển CNTT.
Chi phí đầu tư cho việc ứng dụng CNTT của các bệnh viện
cần sử dụng nguồn kinh phí lớn, gồm kinh phí đào tạo nhân sự, đầu
tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, dữ liệu. Do đó, phải cần sự
chủ động đầu tư của cấp lãnh đạo bệnh viện trong việc phát triển
CNTT, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong CCTTHC. Có thể thực hiện
xã hội hoá, hợp tác công tư trong việc phát triển ứng dụng CNTT.
1.3 Các tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin vào cải
cách thủ tục hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế
- Phải đạt tất cả tiêu chí ở mức đánh giá (nếu có ít nhất 01
tiêu chí không đạt thì xếp ở mức thấp hơn liền kề).
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đạt mức 6 tương ứng với
"bệnh viện thông minh", đạt mức 7 (bệnh viện không sử dụng bệnh
án giấy, nếu đáp ứng được các quy định của pháp luật có liên quan)
- Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách
nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý cấp trên về việc xác định
mức ứng dụng CNTT tại cơ sở phụ trách.
1.4 Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ
tục hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y Tế một số địa
phƣơng
1.4.1 Các bệnh viện thuộc Sở Y Tế Hà Nội
Đẩy mạnh triển khai thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử, một
số bệnh viện đã ứng dụng CNTT, mang lại thay đổi tích cực, giúp
người bệnh thuận lợi hơn khi đi KCB. Việc ứng dụng thẻ từ thông
minh giúp giảm thời gian chờ đợi cho một bệnh nhân đăng ký khám
bệnh từ 30 phút xuống chỉ còn 5 - 10 giây.
1.4.2 Các bệnh viện thuộc Sở Y Tế Đà Nẵng
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều người sử dụng điện
thoại thông minh và các ứng dụng nhắn tin qua internet, việc áp dụng
chatbot trong lĩnh vực thông tin dịch vụ công được kì vọng mang lại
nhiều lợi ích. Người dân sẽ cảm thấy thoải mái và tiện dụng hơn khi
giao tiếp với chính quyền thông qua Chatbot.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Nói đến CCTTHC, chúng ta không thể không nhắc đến vai
trò của CNTT. Việc ứng dụng CNTT đã và đang được ứng dụng rộng
11
rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào sự
tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu, góp phần tự động hóa, đơn giản hóa
các quy trình. CCTTHC tạo ra phong cách lãnh đạo, phong cách làm
việc mới, cải tiến hình thức cung cấp dịch vụ công theo hướng trực
tuyến.
Ở chương 1, tôi chỉ đưa ra những vấn đề mang tính lý luận
về TTHC, CCTTHC, ứng dụng CNTT vào CCTTHC, mối quan hệ
giữa ứng dụng CNTT và CCTTHC. Tuy nhiên, ứng dụng CNTT vào
giải quyết các CCTTHC của cơ các bệnh viện trực thuộc Sở Y Tế
như thế nào cho hiệu quả là một bài toán khó đang được đưa ra cho
các nhà Lãnh đạo Ngành y tế nói chung và cũng như các bệnh viện
trực thuộc Sở Y tế nói riêng là các bệnh viện phát sinh nhiều thủ tục
giao dịch với người bệnh, cơ quan đến liên hệ công tác.
Các bệnh viện trực thuộc là những nơi phát sinh nhiều thủ
tục giao dịch với người dân đến khám, chữa bệnh. Để tạo thuận lợi
cho các đối tượng này, các bệnh viện trực thuộc Sở Y Tế đang từng
bước triển khai các ứng dụng CNTT vào thực hiện CCTTHC. Trên
cơ sở những vấn đề mang tính lý luận chương 1 phía trên, chương 2
sẽ đi sâu vào tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT vào CCTTHC tại
các bệnh viện thuộc Sở Y Tế TP HCM.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN
THUỘC SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Tổng quan về các bệnh viện thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ
Chí Minh
Các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP HCM là các bệnh viện
đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố. Các bệnh viện này là những
bệnh viện tuyến cuối đứng đầu về chuyên môn. Ngoài nhiệm vụ
khám chữa bệnh, các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP HCM còn có
nhiệm vụ đào tạo, hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật cho các
bệnh viện tuyến tỉnh, quận huyện.
- Bệnh viện Đa khoa tuyến thành phố: 10
- Bệnh viện Chuyên khoa tuyến thành phố: 22
12
2.2 Đánh giá thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
cải cách thủ tục hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
vào cải cách thủ tục hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1.1 Cải cách quy trình khám bệnh và công tác
khám chữa bệnh
- Nhờ có ứng dụng CNTT mà quy trình giảm từ 12-14 bước
xuống còn 4-8 bước (tùy theo loại bệnh, tùy theo cơ cấu tổ chức của
từng bệnh viện) như:
- Đăng ký khám bệnh hẹn giờ qua điện thoại hoặc website
bệnh viện. Đăng ký khám chữa bệnh tại chỗ dành cho bệnh nhân tại
khoa khám bằng vi tính.
- Các bệnh viện có niêm yết công khai quy trình khám
bệnh, có hệ thống màn hình LCD thể hiện các nội dung công khai.
- Tại các phòng khám có hệ thống phần mềm, bác sĩ kê đơn
kết nối được với khoa Dược, xét nghiệm, thu viện phí, tính được thời
gian khám của từng người bệnh.
- Ứng dụng CNTT với quy trình thanh toán tiện ích giúp
người khám bệnh thanh toán nhan hơn quy trình thanh toán tiền mặt.
- Triển khai chỉ định cận lâm sàng hẹn theo lịch điều trị trên
phần mềm.
- Các bệnh viện đã triển khai “apps hội chẩn” trên điện
thoại thông minh, các bác sĩ dễ dàng trao đổi chuyên môn với nhau
khi hội chẩn.
- Triển khai hệ thống máy kios khảo sát với màn hình
chạm, lắp đặt tại khoa khám bệnh của các bệnh viện.
2.2.1.2 Cải cách công tác quản lý, điều hành bệnh viện
Phần mềm báo cáo số liệu khám chữa bệnh
Phần mềm quản lý nhân sự (tất cá các bệnh viện dùng
chung 1 phần mềm do Sở Y Tế TP HCM quản lý trực tiếp)
Phần mềm quản lý tài sản
Phần mềm văn thư lưu trữ
Phần mềm hỗ trợ soạn hồ sơ mua sắm
Phần mềm Autocall
Phần mềm ứng dụng “True Conference”
13
2.2.1.3 Cải cách công tác thu chi : Ứng dụng CNTT tại
các bệnh viện thuộc Sở Y Tế TP HCM đã giúp các bệnh viện quản lý
và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thống thất thu viện phí, công khai
minh bạch tài chính, giúp kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý an toàn.
2.2.1.4 Công tác đào tạo và chuyển giao kỹ thuật
Việc ứng dụng CNTT vào công tác này bước đầu mang lại
nhiều lợi ích. Ứng dụng rộng rãi, mọi lúc mọi nơi: trên máy tính, điện
thoại, rất thuận tiện và dễ thực hiện. Tiết kiệm được rất nhiều về kinh
phí và thời gian đi lại cho nhân viên y tế các bệnh viện. Không mất
nhân sự tại các bệnh viện khi tham gia học, hội chẩn hay giao ban
trực tuyến, nhiều người được học, được nghe và thảo luận trong cùng
một thời gian.
2.2.2 Các phƣơng diện đánh giá thực trạng việc triển
khai ứng dụng công nghệ thông tin tại các bệnh viện thuộc Sở Y
tế Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2.1 Về phát triển nguồn nhân lực
- Ở các bệnh viện đa số đã thành lập phòng CNTT. Nhân
lực đáp ứng được yêu cầu ở mức cơ bản về số lượng và trình độ
chuyên môn giữa các bệnh viện với nhau.
- Tại các bệnh viện chưa có đội ngũ CNTT chuyên trách
cho phát triển ứng dụng phầm mềm chính thức.
- Chế độ, chính sách đãi ngộ cho nhân viên chuyên trách
CNTT thấp so với các cơ quan tư nhân, công ty nước ngoài nên khó
thu hút được nhân lực có trình độ chuyên môn cao vào làm việc trong
các bệnh viện. Nhiều lãnh đạo các bệnh viện chưa quan tâm đến việc
kiện toàn tổ chức lực lượng chuyên trách CNTT tại bệnh viện. Công
tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng
CNTT chưa được quan tâm đúng mức.
Nhân lực ứng dụng CNTT vào CCTTHC tại các bệnh viện
thuộc Sở Y Tế TP HCM
- Đa phần công chức, viên chức biết sử dụng máy tính và
có trình độ tin học phổ cập nhưng hiểu biết của họ còn chưa cao chỉ
mới dừng lại ở mức biết sử dụng máy tính và biết sử dụng phần
mềm, bởi vậy hiệu quả của ứng dụng CNTT vào xử lý các quy trình
nghiệp vụ còn chưa thực sự hiệu quả. Chất lượng của đội ngũ công
chức, viên chức nói chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự
phát triển về CNTT.
14
2.2.2.2 Về cơ sở hạ tầng
- Các bệnh viện có số lượng máy chủ, máy tính đáp ứng
được yêu cầu cơ bản của từng đơn vị mình.
- Hạ tầng kỹ thuật CNTT tại đa số các bệnh viện hiện chỉ
đủ đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT ở quy mô nhỏ.
- Các bệnh viện chưa chú trọng hoặc chưa đầu tư nhiều về
bảo mật an toàn thông tin. Không có thiết bị dự phòng.
- Nguồn dữ liệu được tạo lập tại các bệnh viện mang tính
cục bộ, chủ yếu đáp ứng yêu cầu quản lý tại chỗ.
2.2.2.3 Về chủ trương, chính sách văn bản pháp luật
- Các bệnh viện chưa có định hướng chiến lược rõ nét về
phát triển ứng dụng CNTT trong CCTTHC.
- Nhiều bệnh viện đang gặp nhiều khó khăn, do chưa có
một tổ chức chuyên trách về CNTT của ngành y tế để chủ động nắm
bắt những vướng mắc trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT và
kịp thời hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ
- Một số lãnh đạo bệnh viện chưa nhận thức đầy đủ về tầm
quan trọng của ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động của bệnh
viện nên chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho phát triển ứng dụng
CNTT.
- Các bệnh viện thường triển khai ứng dụng CNTT theo
nhu cầu, khả năng của mình. Việc đầu tư ứng dụng CNTT còn tản
mạn, thiếu đồng bộ.
2.2.2.4 Về tài chính
- Các quy định, thủ tục về đầu tư ứng dụng CNTT đối với
các bệnh viện chưa rõ ràng, thống nhất cũng góp phần làm chậm tiến
độ triển khai ứng dụng CNTT tại các bệnh viện.
- Kinh phí đầu tư phát triển ứng dụng CNTT tại các bệnh
viện chủ yếu lấy từ nguồn quỹ phát triển sự nghiệp. Do đó, các bệnh
viện có nguồn thu thấp thường gặp khó khăn trong việc đầu tư cho
ứng dụng CNTT.
- Mặc dù Bộ Y tế đã có Chỉ thị 02/CT-BYT năm 2009 cho
phép ưu tiên dành tối thiểu 1% kinh phí từ các nguồn thu để đầu tư
cho ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện chưa chú ý thực
hiện điều này để chủ động tạo nguồn chi cho hoạt động CNTT tại
bệnh viện mà chỉ trông chờ vào nguồn kinh phí được cấp từ ngân
sách đầu tư của Thành phố.
15
2.2.3 Đánh giá chung
- Hạ tầng kỹ thuật CNTT chỉ mới đáp ứng yêu cầu ở mức
cơ bản, chưa tương xứng với quy mô của bệnh viện.
- Phần mềm, cơ sở dữ liệu, định dạng dữ liệu không đồng
nhất giữa các bệnh viện. Chưa áp dụng các quy định về chuẩn kỹ
thuật, chuẩn dữ liệu
- Còn một số ít bệnh viện chưa thực hiện được kết nối liên
thông để phục vụ giám định, thanh toán, chống lạm dụng BHYT.
Giám sát sử dụng BHYT, chống trục lợi từ BHYT vẫn chưa thực
hiện được một cách đồng bộ, hiệu quả.
- Sự phát triển nhanh chóng của CNTT đang khiến cho vấn
đề mất an toàn, an ninh thông tin ở mức độ cao.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Việc ứng dụng CNTT trong thực hiện CCTTHC tại các
bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP HCM bước đầu đạt một số kết quả
nhất định. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
ngành y tế, phục vụ cho người dân đến khám và chữa bệnh ngày
càng tốt hơn. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT tại các bệnh viện trực
thuộc Sở Y tế TP HCM vào giải quyết CCTTHC trong thời gian qua
vẫn chưa thật sự hiệu quả. Cơ sở hạ tầng chưa đủ mạnh, nguồn nhân
lực còn thiếu và hạn chế về trình độ CNTT, nhận thức của người lao
động về vai trò của ứng dụng CNTT vẫn chưa được đầy đủ.
Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT tại các bệnh viện trực
thuộc Sở Y tế TP HCM sẽ là cơ sở quan trọng để có định hướng cho
phát triển ứng dụng CNTT cho ngành Y tế, góp phần đẩy mạnh
CCTTHC, góp phần xây dựng thành phố thông minh và đáp ứng sự
mong đợi của người dân. Trong thời gian tới, Sở Y tế TP HCM và
các bệnh viện trực thuộc cần có những giải pháp hiệu quả hơn như
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT, tổ chức bộ máy phù hợp,
đầu tư cơ sở hạ tầng, khắc phục những lỗi phần mềm, tăng cường
công tác tuyên truyền để thực hiện CCTTHC hiệu quả hơn.
Chương 3 của luận văn xin tiếp tục đưa ra một số giải pháp
nâng cao ứng dụng CNTT vào CCTTHC tại các bệnh viện trực thuộc
Sở Y tế TP HCM.
16
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN VÀO CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI CÁC
BỆNH VIỆN THUỘC SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1 Định hƣớng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào cải
cách thủ tục hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế Thành
Phố Hồ Chí Minh
Định hướng ứng dụng CNTT vào CCTTHC tại các bệnh
viện:
Xác định đối tượng sẽ thụ hưởng:
- Người dân
- Nhân viên y tế
- Các nhà quản lý bệnh viện giám sát được thời gian thực
việc tuân thủ các qui trình kỹ thuật, tuân thủ phác đồ, tuân thủ quy
chế kê đơn,;
Xác định 3 nguyên tắc cần đảm bảo khi triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính tại các
bệnh viện:
- Phải thống nhất về “ngôn ngữ số”
- Tham gia xây dựng kho dữ liệu dùng chung của ngành y
tế.
- Để phần mềm ứng dụng phát huy hiệu quả mong muốn,
phải có sự phối hợp 3 nhà: chuyên gia công nghệ thông tin + nhà
quản lý + người sử dụng.
Xác định 2 điều kiện không thể thiếu khi triển khai ứng
dụng CNTT vào CCTTHC tại các bệnh viện
- Đầu tư hạ tầng phần cứng tương thích:
- Củng cố nhân lực chuyên trách CNTT
Xác định 10 nhóm ứng dụng theo thứ tự ưu tiên cần được
nghiên cứu và vận dụng triển khai vào CCTTHC tại các bệnh viện:
- Hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện (HIS)
- Triển khai hệ thống quản lý xét nghiệm (LIS)
- Triển khai hệ thống lưu trữ và luân chuyển hình ảnh
(PACs) và quản lý thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS)
- Tích hợp hệ thống HIS, LIS, PACs/RIS : Kết nối các dữ
liệu từ HIS, LIS, PACS/RIS cho từng hồ sơ bệnh nhân
- Xây dựng bệnh án điện tử
17
- Ứng dụng các công nghệ nhận dạng mới: nhận diện người
bệnh, tránh nhằm lẫn thông tin người bệnh, định vị người bệnh trong
quá trình điều trị tại bệnh viện qua các công nghệ nhận dạng như: mã
vạch, điện thoại thông minh, gIọng nói, khuôn mặt, vân tay, RFID
(Radio Frequency Identification),
- Ứng dụng các thuật toán về máy học (Machine Learning)
- Nghiên cứu và ứng dụng các phần mềm trí tuệ nhân tạo
vào hoạt động chẩn đoán và điều trị
- Xây dựng ứng dụng tương tác với người bệnh trên thiết bị
di động, web
- Đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu y khoa
3.2 Các giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng ứng dụng công nghệ
thông tin vào cải cách thủ tục hành chính tại các bệnh viện thuộc
Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh
3.2.1 Hoàn thiện văn bản pháp luật, chính sách, chiến
lƣợc, kế hoạch
- Giải pháp môi trường pháp lý:
+ Đảm bảo việc thực hiện tuân thủ các văn bản quy phạm
pháp luật về môi trường pháp lý cho các hoạt động y tế trên môi
trường điện tử, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về CNTT y tế do Bộ Y tế
ban hành như: quy định về các điều kiện hoạt động, sử dụng các ứng
dụng cụ thể và việc trao đổi thông tin giữa các hệ thống; việc đảm
bảo an toàn, an ninh, bảo mật thông tin; ngoài ra sẽ xây dựng bổ sung
quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy trình nghiệp vụ chuẩn
phù hợp với đặc thù của thành phố lớn; các căn cứ để thuê dịch vụ
CNTT.
+ Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng và phát
triển CNTT y tế; đưa chi phí ứng dụng CNTT thành một thành tố tính
giá dịch vụ y tế;
+ Xây dựng văn bản hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ của bộ phận CNTT tại các bệnh viện.
- Xây dựng các quy trình, quy định, các chính sách liên
quan đến vận hành hệ thống thu thập số liệu phần mềm quản lý bệnh
viện từ khâu tiếp nhận bệnh đến xuất viện (nội trú, ngoại trú), kết
thúc lần khám (khám bệnh); sử dụng và khai thác thông tin bệnh án
điện tử.
18
- Xây dựng, ban hành quy chế về đảm bảo an toàn, an ninh
thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động nội bộ của mỗi bệnh
viện.
- Xây dựng kiến trúc tổng thể cho hệ thống thông tin y tế
TP. Hồ Chí Minh bao gồm xác định được nhu cầu và cơ sở xác định
yêu cầu về hạ tầng CNTT.
- Có chương trình, kế hoạch 5 năm, 10 năm về phát triển
ứng dụng CNTT cho ngành Y tế thành phố để làm căn cứ cho các
bệnh viện xây dựng kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT.
- Khuyến khích thuê sản phẩm, thuê dịch vụ CNTT.
- Kết hợp chặt chẽ triển khai ứng dụng CNTT với CCHC.
3.2.2 Nâng cao năng lực và tạo điều kiện cho đội ngũ
cán bộ làm công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách
thủ tục hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế Thành phố
Hồ Chí Minh
- Đảm bảo tổ chức, nhân lực CNTT để triển khai ứng dụng
CNTT y tế; bố trí nhân lực CNTT thực hiện việc chuyển dữ liệu điện
tử khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội để
phục vụ giám định thanh, quyết toán bảo hiểm y tế.
- Các bệnh viện phải có phòng CNTT, phải có ít nhất 5
nhân sự trong đó có 60% có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành
CNTT trở lên.
- Bố trí cán bộ phụ trách, bộ phận chuyên trách CNTT của
mỗi bệnh viện thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đảm
bảo ATTT cho hệ thống mạng nội bộ.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, y
bác sĩ trong các bệnh viện về mức độ quan trọng của việc đảm bảo an
toàn, an ninh thông tin.
- Tăng cường đào tạo và tuyển dụng thêm nhân sự cho lĩnh
vực phát triển ứng dụng chính thức.
- Kiến nghị có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút nhân
lực CNTT.
- Đào tạo kỹ năng về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công
chức, viên chức. Tạo động lực và ý thức cho cán bộ tích cực ứng
dụng CNTT trong giải quyết công việc.
- Để triển khai ứng dụng CNTT trong giải quyết các quy
trình nghiệp vụ một cách hiệu quả, các bệnh viện trực thuộc Sở Y Tế
19
TP HCM cần xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách về biên
chế, thu hút, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ CNTT.
3.2.3 Nâng cao chất lƣợng phần mềm ứng dụng phục vụ
cho công tác cải cách thủ tục hành chính
- Phát triển, nâng cao chất lượng phần mềm ứng dụng. Để
nâng cao chất lượng, phát triển các phần mềm cần thực hiện một số
biện pháp sau:
+ Tiến hành kiểm tra, rà soát các phần mềm đang được ứng
dụng cho công tác giải quyết TTHC đã và đang được triển khai tại
từng bệnh viện trực thuộc Sở Y Tế TP HCM. Qua đó phát hiện
những sai sót, vướng mắc, hạn chế của các phần mềm rồi tổng hợp
lại để kiến nghị lên Sở Y Tế nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa.
+ Do điều kiện hiện tại các bệnh viện chưa thể tự mình thiết
kế được phần mềm thì khi thuê các công ty chuyên thiết kế phải có
cán bộ giỏi chuyên môn và biết về CNTT cùng theo sát quá trình để
bổ sung nghiệp vụ về y tế, tính chất của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_cai_cach_t.pdf