Công chức phường là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ
một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân
phường, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức phường bao gồm 07 chức danh: Chỉ huy trưởng
Quân sự; Trưởng Công an phường; Văn phòng - thống kê; Địa chính
- xây dựng - đô thị và môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ
tịch; Văn hóa - xã hội.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Văn hóa công vụ của công chức phường, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải cách hành chính ở nước ta
hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa công vụ của công chức
phường.
Chương 2: Thực trạng văn hóa công vụ của công chức phường
tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao văn hóa công vụ
của công chức các phường tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
5
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG VỤ CỦA CÔNG
CHỨC PHƯỜNG
1.1. Công chức phường
1.1.1. Khái niệm
Công chức phường là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ
một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân
phường, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức phường bao gồm 07 chức danh: Chỉ huy trưởng
Quân sự; Trưởng Công an phường; Văn phòng - thống kê; Địa chính
- xây dựng - đô thị và môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ
tịch; Văn hóa - xã hội.
1.1.2. Vai trò
Đội ngũ cán bộ công chức nói chung và công chức phường nói
riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của nền hành
chính nhà nước cũng như đối với hoạt động của UBND phường.
Thứ nhất, đội ngũ công chức phường là người sẽ trực tiếp
tham mưu và tham gia vào hoạt động xây dựng các kế hoạch phát
triển kinh tế, xã hội ở địa phương; trực tiếp triển khai các kế hoạch
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ở địa phương.
Thứ hai, đội ngũ công chức phường là cầu nối giữa nhân dân
địa phương với cơ quan nhà nước.
1.1.3. Nhiệm vụ của công chức phường
Nhiệm vụ của công chức xã, phường, thị trấn được quy định
cụ thể tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9,
Chương 1, Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ
6
trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm
vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
1.2. Văn hóa công vụ của công chức phường
1.2.1. Khái niệm
Văn hóa công vụ của công chức phường là một bộ phận cấu
thành của văn hóa công vụ.Văn hóa công vụ của công chức phường
được hiểu là những hệ thống giá trị, cách ứng xử chuẩn mực của đội
ngũ công chức phường được hình thành và phát triển trong quá trình
thực thi công vụ của công chức phường.
1.2.2. Đặc trưng văn hóa công vụ của công chức phường
Thứ nhất, văn hóa công vụ của công chức phường là hệ thống
biểu tượng, chuẩn mực, giá trị, niềm tin
Thứ hai, văn hóa công vụ của công chức phường tác động đến
hành vi và lề lối làm việc, cách sống của người thực thi công vụ
Thứ ba, văn hóa công vụ của công chức phường không chỉ tác
động đến yếu tố cá nhân mà còn tác động đến môi trường tổ chức
một cách sinh động, phong phú.
Thứ tư, văn hóa công vụ của công chức phường có khả năng
lưu truyền, tạo môi trường hợp tác, đồng thuận.
Thứ năm, văn hóa công vụ của công chức phường mang bản
sắc văn hóa truyền thống dân tộc, cốt cách dân tộc.
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá văn hóa công vụ của công chức
phường
1.2.3.1. Tinh thần, thái độ làm việc của công chức phường
Tinh thần, thái độ làm việc của công chức phường được hiểu
là thể hiện sự tận tâm làm việc, ứng phó với công việc, sự chuyên
tâm đối với công việc được giao. Đó là sự sẵn sàng thực hiện các
nhiệm vụ, công việc được phân công. Tinh thần, thái độ làm việc của
7
công chức phường được thể hiện thông qua: trung thành với Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc
và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân; Phải sẵn
sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công;
không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó.
1.2.3.2. Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của công chức phường
Chuẩn mực giao tiếp ứng xử của công chức phường là những
giá trị, chuẩn mực trong cách giao tiếp, ứng xử của công chức
phường với người dân, với đồng nghiệp, với cấp trên.
Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của công chức phường thể hiện
trên các phương diện sau đây: Trong giao tiếp với người dân, công
chức phường phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy
trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người
dân. Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin
phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe,
1.2.3.3. Chuẩn mực về đạo đức, lối sống của công chức
phường
Đạo đức, lối sống của công chức phường thể hiện trên các nội
dung sau: Công chức phường phải không ngừng học tập, tu dưỡng,
rèn luyện về đạo đức, lối sống. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không có
biểu hiện cơ hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ,
1.2.3.4. Trang phục công chức phường
Trang phục là hình thức biểu hiện bên ngoài của văn hóa công
vụ của công chức phường trong quá trình thực thi công vụ của
họ.Khi thực hiện nhiệm vụ, công chức phường phải ăn mặc gọn
gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp
với tính chất công việc, đặc thù trang phục của ngành và thuần
8
phong, mỹ tục của dân tộc. Đối với những ngành có trang phục riêng
thì phải thực hiện theo quy định của ngành.
1.2.4. Các quy định pháp luật về văn hóa công vụ của công
chức phường
Để xác định các chuẩn mực văn hóa công vụ cũng như góp
phần xây dựng văn hóa công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức nói
chung và đội ngũ công chức phường nói riêng thì Nhà nước đã ban
hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Mặc dù ở Việt
Nam chưa có luật về công vụ hay văn hóa công vụ nhưng đã có
nhiều quy định khác nhau quy định về các chuẩn mực của văn hóa
công vụ.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa công vụ của công
chức phường
1.3.1. Các giá trị, chuẩn mực văn hóa của công chức
Trong mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị đều cần có một định
hướng giá trị và chuẩn mực để tập hợp cộng đồng cùng hành động
tập thể, đồng thuận, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, tình cảm,
hình thành động cơ, năng lực hành động của mọi thành viên, tạo ra
hình ảnh, biểu tượng truyền thống chung của tổ chức, mang bản sắc,
phong cách riêng có tính đặc thù nghề nghiệp của mỗi loại hình của
cơ quan công quyền.
1.3.2. Các quy định pháp luật
Văn hóa công vụ của công chức phường phải xuất phát từ quy
định về ứng xử giao tiếp của công chức phường, các quyền và nghĩa
vụ của công chức phường,Hệ thống pháp luật sẽ là cơ sở xác định
các chuẩn mực văn hóa công vụ của công chức phường.Đồng thời hệ
thống pháp luật cũng đảm bảo cho văn hóa công vụ của công chức
được thực thi trên thực tế.
9
1.3.3. Các điều kiện, phương tiện, môi trường làm việc của
công chức phường
Điều kiện, phương tiện làm việc bao gồm toàn bộ cơ sở vật
chất, các trang thiết bị cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện thực thi
nhiệm vụ của cán bộ, công chức, bao gồm không gian cảnh quan
kiến trúc, trang trí nội thất, bài trí công sở, trang bị các công cụ kỹ
thuật, công nghệ thông tin, liên lạc, các phương tiện phục vụ hoạt
động công vụ; Các yếu tố này vừa là điều kiện để thực thi công vụ
và cũng là yếu tố tạo nên môi trường hoạt động của công chức
phường. Vì vậy nó tác động mạnh mẽ đến văn hóa công vụ của công
chức phường.
1.3.4. Bản thân công chức phường
Để xây dựng và phát triển văn hóa công vụ Việt Nam đáp ứng
đúng yêu cầu cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà
nước là một nhiệm vụ trọng tâm đang được Đảng, Nhà nước và nhân
dân quan tâm.
1.3.5. Các chức năng quản lý nhân sự
Việc thực hiện các chức năng quản lý nhân sự sẽảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công chức, trong đó có văn hóa
công vụ của công chức phường. Các chức năng quản lý nhân sự này
bao gồm tuyển dụng, sử dụng, phát triển và đánh giá công chức.
1.4. Kinh nghiệm của các địa phương về xây dựng đạo đức
công vụ cho công chức phường
1.4.1. Kinh nghiệm của các địa phương
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Các giải pháp được chú trọng thực hiện nhằm xây dựng đạo
đức công vụ cho đội ngũ công chức phường tại Quận Thủ Đức:
10
Thứ nhất, tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ
cán bộ, công chức trên cơ sở hình thành cơ quan chuyên trách về đào
tạo, bồi dưỡng đạo đức công vụ và đổi mới phương pháp giáo dục
đạo đức công vụ.
Thứ hai, coi trọng phát huy tính tự chủ của đội ngũ công chức
phường và thực hành dân chủ rộng rãi trong cơ quan, đơn vị.
Thứ ba, thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động công
vụ; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát.
Thứ tư, UBND quận và các phường luôn đề cao vai trò nêu
gương của cán bộ lãnh đạo và người đứng đầu.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng
UBND quận Sơn Trà đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để
nâng cao văn hóa công vụ cho đội ngũ công chức phường trên địa
bàn quận.
UBND quận luôn chú trọng xây dựng phong cách, tác phong
công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
UBND quận xây dựng các chuẩn mực đạo đức cụ thể gắn với
thực hiện quy định “10 tiêu chuẩn xây, 5 điều cần chống” và quy
định về tiêu chuẩn văn hóa công sở và đạo đức đối với cán bộ, công
chức.
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm đúc rút
Trên cơ sở cách thức mà quận Thủ Đức và quận Sơn Trà đã
thực hiện trong xây dựng văn hóa công vụ cho đội ngũ công chức
phường có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản sau đây:
Trước hết phải nâng cao nhận thức của CBCC về tầm quan
trọng của văn hóa công vụ.Đồng thời nhận thức được trách nhiệm
của mình trong việc thực hiện văn hóa công vụ.
11
Việc xây dựng thể chế quy định về văn hóa công vụphảiđảm
bảo được hoàn thiện, phù hợp với khoa học và thực tiễn của địa
phương.
Các cơ quan nhà nước cần tổ chức tuyên truyền mạnh mẽ, sâu
rộng đến công chức phườngvề văn hóa công vụ của công chức bằng
nhiều hình thức.
Phải luôn luôn chú trọng hàng đầu và kịp thời chỉ đạo các cơ
quan thanh tra, kiểm tra phối hợp nhịp nhàng nhằm đảm bảo thực
hiện văn hóa công vụ.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1 luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về văn hóa
công vụ của công chức phường.Trong đó tập trung làm rõ khái niệm,
đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ của công chức phường. Trong đó chỉ ra
cấu trúc của văn hóa công vụ gồm 4 nội dung: Tinh thần, thái độ làm
việc; Giao tiếp, ứng xử; Đạo đức, lối sống; Trang phục. Đồng thời
chương 1 của luận văn cũng đã đi sâu phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến văn hóa công vụ của công chức phường và chỉ ra các quy
định pháp lý về văn hóa công vụ của công chức.
12
Chương 2:
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG VỤCÁC PHƯỜNG TẠI
QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1. Tổng quan về Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Quận 9 được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Thủ
Đức cũ. Quận 9 cách trung tâm thành phố khoảng 13 km theo xa lộ
Hà Nội, có vị trí địa lý:
Phía Đông giáp huyện Long Thành và thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai, ranh giới tự nhiên là sông Đồng Nai.Phía Tây giáp
Quận Thủ Đức. Phía Tây Nam giáp Quận 2. Phía Nam giáp
Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai. Phía Bắc giáp Thành phố Dĩ
An, Tỉnh Bình Dương.
Quận 9 được chia thành 13 phường: Hiệp Phú, Long
Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước
Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú
A, Tăng Nhơn Phú B, Trường Thạnh.Phường Hiệp Phú là trung tâm
của Quận 9.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Xuất phát điểm thấp và có nhiều khó khăn thách thức. Quận 9
đã trải qua 22 năm xây dựng và phát triển đã đạt được những thành
tựu nổi bật, làm thay đổi diện mạo của quận vùng ven một cách toàn
diện và sâu sắc.
2.2. Thực trạng văn hóa công vụ của công chức phường tại
Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Về tinh thần, thái độ làm việc
13
Trong thời gian qua, Quận 9 luôn chú trọng xây dựng tinh thần
thái độ làm việc nghiêm túc cho đội ngũ cán bộ công chức trên địa
bàn quận nói chung, đặc biệt là đội ngũ công chức phường.
Để tạo cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo ý thức thái độ làm việc
của công chức phường, Quận 9 đã chỉ đạo UBND các phường ban
hành các quy chế ứng xử giao tiếp cũng như trách nhiệm thực thi
công vụ của công chức phường. Đến nay các phường tại Quận 9
cũng đã ban hành các quy chế về trách nhiệm công vụ của cán bộ,
công chức tại đơn vị mình.
Trong quá trình thực thi công vụ, đội ngũ công chức phường
đều ý thức được trách nhiệm công vụ của mình. Lãnh đạo UBND các
phường luôn chú trọng nâng cao nhận thức, ý thức công vụ cho đội
ngũ công chức phường. Vì vậy đội ngũ công chức phường đều có
thái độ nghiêm túc, chuẩn mực với công việc được giao. Công chức
các phường luôn có thái độ nghiêm túc với công việc ý thức được
trách nhiệm đối với công việc.
2.2.2. Về giao tiếp, ứng xử
Cùng với tinh thần, thái độ làm việc thì giao tiếp, ứng xử cũng
là một nội dung được UBND Quận 9 quan tâm. UBND Quận 9 đã
chỉ đạo UBND phường giám sát, kiểm tra việc thực hiện giao tiếp
ứng xử của đội ngũ công chức phường, đặc biệt là trong quan hệ với
người dân. UBND phường dã tuyên truyền, phổ biến kịp thời và yêu
cầu các công chức phải viết các cam kết hằng năm về việc thực hiện
văn hóa ứng xử giao tiếp của mình, đặc biệt là cam kết thực hiện nội
dung giao tiếp, ứng xử theo Đề án Văn hóa công vụ đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày
27/12/2018.
14
Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ các phường luôn ý thức rõ về
chức trách, bổn phận của bản thân như phải sẵn sàng nhận và nỗ lực
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí
công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu
làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào "tư duy
nhiệm kỳ"; Phải có ý thức tổ chức kỷ luật; sử dụng có hiệu quả thời
giờ làm việc; tránh hiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua
loa, đại khái, kém hiệu quả; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy
chế của cơ quan, tổ chức; chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm
vụ, công vụ...
Bên cạnh đó, UBND Quận 9 cũng đã có văn bản gửi Chủ tịch
UBND các phường về việc chấn chỉnh thái độ, ứng xử của cán bộ,
công chức trong thi hành công vụ. Theo đó, UBND quận yêu cầu
Chủ tịch UBND các phường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội
dung của Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ
tướng Chính phủ về Đề án Văn hóa công vụ đến toàn thể cán bộ,
công chức của cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý để nâng
cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, thái độ trong thực hiện nhiệm
vụ; tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chuẩn mực về giao
tiếp, ứng xử và đạo đức lối sống.
Đồng thời, tổ chức quán triệt, triển khai quy tắc ứng xử của
cán bộ, công chức làm việc đến từng công chức phường thuộc
phạmvi quản lý. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra,
giám sát; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cá nhân,
tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền
xử lý theo quy định. Mặt khác, biểu dương, khen thưởng kịp thời
những cán bộ, công chức có thành tích, gương mẫu trong thực hiện
văn hóa công vụ.
15
Tuy nhiên trong giao tiếp ứng xử thì một số công chức phường
có cách ứng xử chưa phù hợp gây búc xúc cho người dân. Một số
công chức trong ứng xử còn mang tính cứng nhắc mà chưa thực sự
mềm mỏng, hài hòa. Một số công chức trong quá trình giao tiếp đã
sử dụng ngôn ngữ không phù hợp. Đã có những trường hợp công
chức có thái độ không đúng chuẩn mực.
Một bộ phận công chức phường có thái độ phục vụ chưa tốt,
thiếu tôn trọng nhân dân trong quan hệ giải quyết thủ tục hành chính,
có biểu hiện hách dịch, nhũng nhiễu, tự đặt ra các loại thủ tục ngoài
quy định không cần thiết, để kéo dài chậm giải quyết, gợi ý bồi
dưỡng nhằm trục lợi cá nhân.
2.2.3. Về đạo đức, lối sống
Phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức phường trên địa bàn
Quận 9 không ngừng củng cố và nâng cao. Một trong những đặc
trưng của hoạt động công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà
nước (hoạt động gắn với nhà nước hoặc nhân danh nhà nước) do các
công chức nhà nước tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà
nước và xã hội.
Công chức các phường phải không ngừng học tập, tu dưỡng,
rèn luyện về đạo đức, lối sống. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không có
biểu hiện cơ hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ. Công chức đã được
tuyên truyền và cam kết thực hiện các nội dung trong Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 4 về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng
hiện nay; Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
16
biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; Chỉ thị 03-
CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và triển khai
quán triệt Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về
đẩy mạnh học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Định
kỳ cuối năm thì các phường trên địa bàn quận đều có đánh giá việc
thực hiện các nội dung này. Nhìn chung các công chức phường đều
cam kết và thực hiện tốt.
UBND các phường cũng quán triệt đội ngũ công chức phường
không được đánh bạc, sa vào các tệ nạn xã hội; không được sử dụng
đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa; hút thuốc
lá đúng nơi quy định; phải tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng
mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm
chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ.
Việc thực hiện các nội dung này cũng có cam kết và đánh giá cuối
năm. Theo đánh giá của các phường thì đa phần các công chức
phường đều thực hiện tốt các nội dung trên.
Nhìn chung, đội ngũ công chức phường trên địa bàn quận có
lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối
sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng,
rèn luyện, trình độ, năng lực được nâng lên, phấn đấu, hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Ða số công chức các phường có năng lực, phẩm
chất, uy tín.
Tuy nhiên việc đánh giá thực hiện phẩm chất đạo đức của
công chức phường thường chủ yếu dừng lại ở việc đánh giá việc thực
hiện các phong trào, các tiêu chí thiên về định tính mà chưa thực sự
định lượng việc thực hiện các nội dung này. Vì vậy kết quả đánh giá
các nội dung này nhìn chung còn chưa cụ thể. Đồng thời trong quá
17
trình đánh giá, theo kết quả của phường thì cũng có một bộ phận nhỏ
có đạo đức, lối sống chưa thực sự đúng chuẩn mực, tính gương mẫu
trong thực hiện một số nội dung chưa cao.
2.2.4. Về trang phục
Trong quá trình thực thi công vụ thì lãnh đạo UBND các
phường chỉ đạo công chức các phường đảm bảo đúng quy định về
trang phục. Lãnh đạo UBND phường thường xuyên kiểm tra và nhắc
nhở các công chức phường thực hiện đúng quy định.
Khi thực hiện nhiệm vụ của công chức, lãnh đạo các phường
yêu cầu các công chức phường phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đi giày
hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công
việc, đặc thù trang phục của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân
tộc. Một số phường cũng đã trang bị đồng phục cho đội ngũ công
chức phường và yêu cầu mặc một số ngày trong tuần.
Các quy chế như trang phục, ngôn ngữ giao tiếp được các
phường đặc biệt chú ý trong quá trình tiếp dân nhằm xây dựng hình
ảnh hưởng công chức phường vừa nghiêm trang vừa thân thiện. Cán
bộ, công chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có
quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù
trang phục của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay thì một số trường hợp công
chức cũng không đeo thẻ trong quá trình thực thi công vụ cũng như
đeo thẻ không đúng cách như cho vào túi áo, hoặc khi lãnh đạo
phường nhắc nhở mới đeo.Vẫn còn tình trạng đối phó trong quá trình
đeo thẻ công chức.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Ưu điểm
Văn hóa công vụ ở tại các phường trên địa bàn Quận 9 đã đạt
18
được nhiều thành tựu đáng kể. Nhận thức của cộng đồng về văn hóa
công vụ đã được nâng lên, cụ thể là những thuật ngữ như: khu vực
công, hành chính công, dịch vụ công, tài chính công, quản lý công,
nhà công vụ, cơ quan công quyền... dần trở nên quen thuộc trong đời
sống xã hội.
Việc thực thi công vụ các phường hướng tới tính minh bạch,
dân chủ, vì lợi ích của con người, vì lợi ích của nhân dân, loại bỏ sự
phiền hà, lãng phí trong hoạt động công vụ đã trở thành nhu cầu và
mong muốn của toàn dân và cộng đồng xã hội.
Các ban, đơn vị cấp phường thuộc Quận 9 thực hiện những
quy chế, quy định chung của cơ quan một cách nghiêm túc và đều
xây dựng lề lối làm việc khoa học, nề nếp, tạo dựng môi trường làm
việc văn minh, duy trì các mối quan hệ, ứng xử tốt đẹp với đồng nghiệp.
2.3.2. Hạn chế
Mặc dù hoạt động công vụ tại các phường đạt được nhiều
thành tựu đáng ghi nhận, song hiện nay vẫn còn khá nhiều vấn đề
khá bức xúc đang đặt ra từ thực trạng văn hóa công vụ. Trước hết là
sự yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự suy thoái biến chất
về đạo đức công vụ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức
tại các cơ quan công quyền vẫn chưa được khắc phục triệt để. Mức
độ hài lòng trong các giao dịch công của doanh nghiệp và người dân
còn chưa cao.
Việc thực hiện văn hoá công vụ của công chức tại các phường
thuộc Quận 9 cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định: còn tồn tại,
hạn chế trong thực hiện văn hóa công sở. Ở một số nơi, công tác tiếp
công dân chưa thường xuyên, chưa đi vào thực chất. Một bộ phận
cán bộ công chức mang nặng tư duy cửa quyền, thiếu trách nhiệm
với dân, không nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế, có lời nói,
19
hành xử không chuẩn mực, không tôn trọng cấp trên, thiếu công
bằng với cấp dưới, gây bức xúc trong nhân dân, cộng đồng doanh
nghiệp.
2.3.3. Nguyên nhân
Những hạn chế nêu trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong đó luận văn khái quát một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất: Nhận thức, ý thức của một số công chức phường
chưa được đảm bảo;
Thứ hai: Hệ thống thể chế quy định về văn hóa công vụ còn
chưa cụ thể rõ ràng;
Thứ ba: Do khối lượng công việc lớn, áp lực công việc nhiều;
Thứ tư: Các điều kiện, chế độ chính sách chưa đảm bảo;
Thứ năm: Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chưa tiến
hành thường xuyên;
Thứ sáu: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức
phường chưa tiến hành thường xuyên và khoa học.
Tiểu kết Chương 2
Chương 2 của luận văn đã khái quát về Quận 9, Thành phố Hồ
Chí Minh và thực trạng văn hóa công vụ của đội ngũ công chức
phường. Trong đó đã chỉ rõ những thành tựu cũng như những hạn
chếvề văn hóa công vụ của đội ngũ công chức phường. Bên cạnh đó
chương 2 của luận văn cũng đã đi sâu phân tích nguyên nhân của
những hạn chếvề văn hóa công vụ của đội ngũ công chức phường.
Những hạn chế cũng như nguyên nhân hạn chế được đề cập và
phân tích trong chương 2 là cơ sở để tác giả luận văn xây dựng các
giải pháp nâng cao văn hóa công vụ của đội ngũ công chức phường
trong chương 3.
20
Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN
HOÁ CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CÁC PHƯỜNG TẠI
QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Một số định hướng về nâng cao văn hóa công vụ của
công chức phường tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức,
tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ, công chức về văn hóa công vụ đối
với các cán bộ công chức cơ sở;
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế tổ chức bộ máy hành chính cấp cơ
sở;
Thứ ba, đấu tranh mạnh mẽ với tình trạng suy thoái về tư
tưởng, đạo đức lối sống;
Thứ tư, triển khai đồng bộ các quy định về văn hóa công vụ
trong tất cả các ngành và lĩnh vực, các cơ quan hành chính nhà nước
ta;
Thứ năm, xử lý nghiêm minh cá nhân sai phạmtheo quy định
của pháp luật;
Thứ sáu, để xây dựng nền hành chính vì dân phục vụ, mỗi cán
bộ công chức cần ra sức học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh.
3.2. Các giải pháp nâng cao văn hóa công vụ của công chức
phường tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức phường
về văn hóa công vụ
Để nâng cao đạo đức công vụ thì trước hết cần nâng cao nhận
thức của đội ngũ công chức phường. Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục,
21
nâng cao nhận thức trong công chức phường về các nội dung của văn
hóa công vụ, về thực hiện văn hóa công sở, giao tiếp ứng xử nơi
công sở.Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về xây dựng văn hóa công
sở cho công chức. Cán bộ lãnh đạo và người quản lý cần thường
xuyên quan tâm, gương mẫu đi đầu và nghiêm túc trong tổ chức thực
hiện văn hoá công vụ của các phường mình.
Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_van_hoa_cong_vu_cua_cong_chuc_phuong_quan_9.pdf