Tóm tắt Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng về xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng,

khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ của Ủy ban

nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy sự quyết

tâm của các cấp lãnh đạo trong công tác chấn chỉnh trật tự đô

thị bằng việc tăng cường ra quân xử lý các trường hợp vi phạm.

Mặc dù vậy tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này tại Ủy ban

nhân dân Quận 1 vẫn tiếp tục xảy ra.

pdf24 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sử dụng, 2 khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ vẫn còn tiếp tục xảy ra. Chính vì những bất cập này đặt ra nhu cầu cần phải tìm hiểu và nghiên cứu để từ đó đề xuất các phương hướng nhằm hoàn thiện các quy định về quản lý việc sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại các cấp chính quyền. Trong đó, nghiên cứu các quy định về việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ nhằm phát hiện những mặt được và mặt chưa được của pháp luật hiện hành, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý về việc sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực thi pháp luật. Nguyên nhân nêu trên cũng chính là lý do mà tác giả chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Quận 1, Thành phố Hồ Chính Minh” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ là một trong các lĩnh vực được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cũng bởi chính sự quan trọng của nó trong hoạt động quản lý nhà nước. Qua việc tìm hiểu và khảo sát các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực trên, tác giả nhận thấy có một số công trình tiêu biểu, cụ thể như sau: Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 3 trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và phương pháp hoàn thiện” của Vũ Thanh Nhàn (2010). Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Đông (2011), “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh)”. Tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đồng thời phân tích thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh và giải pháp hoàn thiện. Bên cạnh những công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ nêu trên còn một số công trình nghiên cứu khác có nội dung bao hàm lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thông đường bộ như các loại sách, báo và tạp chí khoa học pháp lý có liên quan như: Tạp chí Luật học số 9/2013, tr. 41: “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Những bất cập và hướng hoàn thiện”, của Cao Vũ Minh (2013). Tác giả phân tích những điểm bất cập trong Nghị định 34/2010/NĐ- CP ngày 02 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ về việc trích tiền phạt cho lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, thẩm quyền xử phạt về đề xuất sửa đổi một số quy định liên quan đến vấn đề trên. Trần Sơn Hà (2012), “Vấn đề cải cách thủ tục hành chính 4 trong xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ”, Quản lý nhà nước. Học viện Hành chính, số 8/2012, tr. 50. Tác giả tập trung phân tích các quy định trong việc xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ rồi đề xuất các phương hướng nhằm cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này. Các bài báo, tạp chí nêu trên đều phân tích một mặt nhất định trong hoạt động xử lý vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và đây cũng là một trong các nội dung mà tác giả phân tích trong đề tài luận văn của mình. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện một công trình nghiên cứu chuyên sâu về các quy định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Do đó, tác giả chọn đề tài này để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Thông qua việc nghiên cứu luận văn, tác giả phân tích được các vấn đề lý luận về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Từ đó làm rõ các mặt được và mặt chưa được về các quy định hiện hành liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, để từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Để đạt được mục đích trên, luận văn phải giải quyết được các vấn đề sau: Một là, làm rõ các cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ theo pháp luật hiện hành. 5 Hai là, phải phân tích được những điểm tích cực, những điểm hạn chế bất cập trong quy định của pháp luật và thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Ba là, nêu ra được một số kiến nghị, giải pháp thiết thực để hoàn thiện xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ rất đa dạng. Mỗi loại hành vi đều có một mức xử phạt khác nhau và sẽ có những cơ quan khác nhau có thẩm quyền đối với các loại vi phạm này. - Phạm vi nghiên cứu: Ủy ban nhân dân Quận 1 là cơ quan đã có đóng góp tích cực trong công tác xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, chấn chỉnh trật tự đô thị của Đoàn liên ngành Quận 1 do ông Đoàn Ngọc Hải – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1 dẫn đầu và hoạt động này đã kéo theo sự ra quân rầm rộ trên phạm vi cả nước. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài của mình, tác giả chỉ tập trung phân tích việc xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ của Ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay – sẽ cho ta đánh giá khách quan được tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Để hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng và thi hành pháp luật. - Phương pháp nghiên cứu: Bên cạnh phương pháp luận, tác giả còn sử dung một số phương pháp khoa học như: phân tích, so sánh, tổng hợp, lịch sử. Cụ thể: + Phương pháp phân tích, tổng hợp: là các phương pháp được sử dụng chủ yếu xuyên suốt trong luận văn nhằm làm sáng rõ vấn đề lý luận, cơ sở pháp lý trong việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó phát hiện những bất cập, hạn chế và đề xuất phương án giải quyết. + Phương pháp lịch sử, so sánh: tác giả chủ yếu sử dụng để so sánh, đối chiếu, xem xét các quy định giữa quá khứ và hiện tại để tìm ra các mặt tích cực, hạn chế của quy định pháp luật hiện hành. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc 7 hoàn thiện chính sách pháp luật về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ; là tài liệu tham khảo cho công tác bồi dưỡng, giáo dục pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ SỬ DỤNG, KHAI THÁC TRONG PHẠM VI ĐẤT DÀNH CHO ĐƯỜNG BỘ 1.1 Khái niệm vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và pháp lý, vi phạm hành chính được cấu thành từ các mặt chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể. Tổng hợp các yếu tố và quan điểm của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt tại Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2013; Tr. 496 thì vi phạm hành chính nên được quy định như sau: “vi phạm hành chính là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của nhà nước, tổ chức và cá nhân; xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính”. Trên cơ sở phân tích khái niệm vi phạm hành chính, có thể suy ra khái niệm vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ cơ bản như sau: là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của nhà nước, tổ chức và cá nhân; xâm phạm 9 các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân về việc sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính. 1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ 1.2.1. Xử phạt vi phạm hành chính Thuật ngữ “xử phạt vi phạm hành chính” được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 với nội dung như sau: “xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”. 1.2.2. Xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ Các hành vi vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ được quy định cụ thể tại Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 1.3. Chủ thể, nguyên tắc, hình thức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ 1.3.1. Chủ thể của hành vi vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ Một là, cá nhân, tổ chức kinh doanh, buôn bán trên lòng 10 đường, vỉa hè; Hai là, cá nhân, tổ chức có hành vi xây dựng trái quy định; Ba là, cá nhân, tổ chức có hành vi gây mất mỹ quan đô thị. 1.3.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ Một là, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; Hai là, việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; Ba là, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; Bốn là, chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; Năm là, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; Sáu là, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức 11 phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 1.3.3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ Các hành vi vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi này chủ yếu là hình thức phạt tiền. Bên cạnh việc xử phạt tiền thì một số loại hành vi còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn rác, vật tư, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. 1.3.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ Chủ thể xử lý vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ rất đa dạng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng Công an cấp xã; Thanh tra giao thông vận tải; Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường. 1.3.5. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về sử 12 dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ được áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, từ giai đoạn phát hiện hành vi vi phạm đến cưỡng chế thi hành. Tiểu kết chương 1 Qua các phân tích về cơ sở pháp lý liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ có thể rút ra một số kết luận như sau: 1. Khái niệm liên quan đến các thuật ngữ vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ còn một số hạn chế về kỹ thuật lập pháp. 2. Các hành vi vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tương đối đa dạng và phân thành nhiều mức xử phạt khác nhau.Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này cũng rất nhiều. Tùy loại hành vi cụ thể mà mỗi loại chủ thể sẽ có thẩm quyền xử phạt khác nhau căn cứ vào mức tiền phạt ứng với các hành vi vi phạm. 3. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ được áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. 13 Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ SỬ DỤNG, KHAI THÁC TRONG PHẠM VI ĐẤT DÀNH CHO ĐƯỜNG BỘ TẠI QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổng quan về Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Vị trí địa lý và dân cư Quận 1 nằm ở vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm Quận Nhất và Quận Nhì (Sài Gòn cũ) được sáp nhập vào năm 1976 là một trung tâm kinh tế trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 1 có diện tích khoảng 7,7211 km2, bao gồm 10 phường. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội Quận 1 có nhiều ưu thế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt các ngành kinh tế như dịch vụ, du lịch, thương mại, đầu tư và xuất nhập khẩu. 2.2. Tình hình vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Từ kết quả báo cáo của Ủy ban nhân dân Quận 1 có thể thấy được tình hình vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Quận 1 chủ yếu là các hành vi vi phạm hành chính từ các chủ thể kinh doanh mua bán trên lòng đường, vỉa hè. 14 2.3. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ của Ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Thông qua các số liệu báo cáo về thực trạng xử phạt sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thấy được sự quyết tâm chấn chỉnh tình hình trật tự lòng lề đường của các cấp chính quyền, điển hình là Ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn tuy nhiên tình hình vi phạm trong sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ vẫn còn rất cao. 2.4. Nguyên nhân vi phạm 2.4.1 Nguyên nhân trong thiếu sót xử lý vi phạm hành chính Các hành vi đều đem lại lợi ích cho người vi phạm. Sự thiếu quyết liệt trong công tác ra quân xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan chức năng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm trong việc sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. 2.4.2 Chủ thể tham gia xử phạt trên thực tế khác biệt với quy định pháp luật Công chức thuộc Đội Quản lý trật tự đô thị lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực này là không đúng thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 2.4.3 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ bị chồng chéo Một hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ bị điều chỉnh bởi nhiều Nghị định khác 15 nhau. Mâu thuẫn về quy định cho phép hay không cho phép kinh doanh trên vỉa hè. 2.4.4 Quy trình xử lý vi phạm hành chính liên quan đến sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ của một số chủ thể quản lý không phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính về trình tự, thủ tục Xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến việc sử dụng lòng đường, vỉa hè lại có một số trường hợp xử lý trái với trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính. 2.4.5. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn chưa hiệu quả Hoạt động tuyên truyền mang nặng tính hình thức như phát xe loa, tuyên truyền miệng, phát tài liệu cho các người dân thì cần phải tuyên truyền các hình thức mang tính trực quan hơn để người dân nhận thức được hành vi của mình. Công tác thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng chưa đạt hiệu quả cao theo các số liệu theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân Quận 1. Tiểu kết chương 2 Qua các phân tích về thực trạng, tác giả rút ra được một số kết luận như sau: 1. Thực trạng về công tác xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ của Ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy sự quyết tâm của lãnh đạo trong công tác chấn chỉnh trật tự đô thị bằng việc tăng cường ra quân xử lý các trường hợp vi phạm. Mặc dù vậy tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này vẫn liên tiếp 16 xảy ra. 2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình vi phạm hành chính gồm một số nguyên nhân như sau: một số hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ đem lại nguồn lợi lớn cho chủ thể vi phạm; các chủ thể vi phạm được sự bao che của cơ quan quản lý nhà nước; công tác quản lý và quy hoạch của cơ quan quản lý nhà nước; quy định của pháp luật trong quản lý lòng đường, vỉa hè vẫn còn một số tồn tại gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý; quy trình xử lý vi phạm hành chính liên quan đến việc sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ của một số chủ thể quản lý không phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính về trình tự, thủ tục;. 17 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ SỬ DỤNG, KHAI THÁC TRONG PHẠM VI ĐẤT DÀNH CHO ĐƯỜNG BỘ TẠI QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trên cơ sở phân tích thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 3.1.1. Bổ sung các trường hợp được sử dụng khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ Nên bổ sung các trường hợp sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ để thống nhất từ trung ương đến địa phương chẳng hạn cho phép kinh doanh tại một số tuyến đường đã được quy hoạch theo kinh nghiệm của Thái Lan, Singapore. 3.1.2. Sửa đổi quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt Sửa đổi quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo hướng cho các công chức Đội Quản lý trật tự đô thị được pháp lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. 3.2. Giải pháp thực hiện pháp luật 3.2.1. Quy trách nhiệm các chủ thể thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi 18 đất dành cho đường bộ Cần phải quy trách nhiệm rõ ràng đối với các chủ thể quản lý tại địa phương (Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, Trưởng Công an phường) khi để xảy ra các tình trạng vi phạm tại địa phương. 3.2.2. Mở rộng phạm vi đối tượng được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ trong xử phạt vi phạm hành chính Cần phải quy định thêm các đối tượng được xử phạt vi phạm hành chính thông qua việc áp dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ chẳng hạn như Đội Quản lý trật tự đô thị. 3.2.3. Tăng cường hiệu quả công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát việc xử lý các trường hợp vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng chức năng có thẩm quyền. Đồng thời, công tác xử phạt phải thực hiện thường xuyên chứ không phải theo phong trào. Các cơ quan cấp trên cũng cần thường xuyên giám sát việc thực thi nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan cấp dưới. Ngoài hoạt động giám sát của cơ quan hành chính cấp trên đối với cấp dưới, để nâng cao hiệu quả công tác giám sát cũng cần phải phát huy hiệu quả giám sát của các đại biểu Hội đồng nhân dân và hoạt động phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp. 3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật Cần phải thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền về các 19 nội dung liên quan đến sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ cho người dân. Đổi mới hình thức cũng như nội dung tuyên truyền pháp luật để tạo sự thu hút đối với người dân. Bên cạnh hình thức tuyên truyền miệng cần phải kết hợp với các hình thức khác như tổ chức hội thi, sân chơi pháp luật để tạo sự đa dạng trong công tác tuyên truyền cho người dân có nhiều cách tiếp cận các quy định của pháp luật. Tiểu kết chương 3 Qua các phân tích nêu trên, tác giả rút ra được một số kết luận như sau: 1. Thực trạng về xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ của Ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy sự quyết tâm của các cấp lãnh đạo trong công tác chấn chỉnh trật tự đô thị bằng việc tăng cường ra quân xử lý các trường hợp vi phạm. Mặc dù vậy tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này tại Ủy ban nhân dân Quận 1 vẫn tiếp tục xảy ra. 2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình vi phạm hành chính gồm một số nguyên nhân như sau: một số hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trái phép lòng đường, vỉa hè đem lại nguồn lợi lớn cho chủ thể vi phạm; các chủ thể vi phạm được sự bao che của cơ quan quản lý nhà nước; công tác quản lý và quy hoạch của cơ quan quản lý nhà nước; quy định của pháp luật trong lĩnh vực này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế; quy trình xử lý vi phạm hành chính của một số chủ thể quản lý không phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính về trình tự, thủ tục và một số biện pháp cưỡng chế 20 thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn khó triển khai thực hiện trên thực tế. 3. Một số các giải pháp để góp phần làm hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính của các cấp chính quyền ngày càng tốt hơn như bổ sung các trường hợp được sử dụng khai thác trong phạm vi đất dảnh cho đường bộ; Sửa đổi quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt; Quy trách nhiệm các chủ thể thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Tăng cường hiệu quả công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát việc xử lý các trường hợp vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ và mở rộng phạm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_ve_su_dung_khai.pdf
Tài liệu liên quan