Câu 45. Ý nào dưới đây giải thích không đúng về “ cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giành chính quyền bằng bạo lực”?
A. Việc giành chính quyền có sự kết hợp của lực lượng chính trị và vũ trang.
B. Công tác chuẩn bị lực lượng của Đảng diễn ra lâu dài và chu đáo.
C. Lực lượng vũ trang tuy mới hình thành, nhưng góp phần quan trọng làm nên thắng lợi.
D. Lực lượng vũ trang có sự phối hợp với lực lượng Đồng minh tiêu diệt phát xít Nhật.
Câu 46. Sự kiện đánh dấu thời cơ cách mạng chín muồi để Đảng cộng sản Đông Dương quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước là
A. Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945.
B. Đức đầu hàng lực lượng Đồng minh tháng 5/1945.
C. Nước Nhật bị Mĩ ném bom nguyên tử ngày 6 và 9/8/19454.
D. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện ngày 15/8/1945.
Câu 47. Trước khi ĐCS Đông Dương tuyên bố lệnh Tổng khởi nghĩa(13/8/1945), nhiều địa phương trong cả nước đã nổ ra khởi nghĩa vì:
A. Đảng bộ các địa phương vận dụng linh hoạt chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
B. Đảng bộ các địa phương biết tin phát xít Nhật sắp đầu hàng qua đài phát thanh nên đã phát động nhân dân địa phương hành động.
C. Quân Nhật và tay sai ở các địa phương không dám chống cự.
D. Biết tin hồng quân Liên Xô tuyên chiến tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật.
13 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 12 - Bài 16: Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1939 đến 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền.
**Câu 2. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của CM Đông Dương được Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939 xác định là
A. làm cho VN hoàn toàn độc lập. B. làm cách mạng ruộng đất và giải phóng dân tộc.
C. cách mạng ruộng đất. D. giải phóng dân tộc.
*Câu 3. Nội dung nào dưới đây không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng 11-1939 ?
A. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
C. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
D. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
*Câu 4. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 11-1939 đã chủ trương thành lập mặt trận :
A. dân chủ Đông Dương. B. dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương..
C. nhân dân phản đế Đông Dương. D. Việt Nam độc lập đồng minh.
****Câu 5: Điểm mới của HN Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 so với Hn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 là
A. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.
B. thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc.
C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
***Câu 6: Nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại
B. liên minh công – nông vững chắc.
C. sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta.
**Câu 7: Nội dung nào dưới đây không là bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạn Việt Nam.
B. Đảng cần tập hợp tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Đảng phải nắm bát tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
D. Truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào giai cấp công nhân Việt Nam, coi đó là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc.
****Câu 8: Chiến tranh thế giới thứ hai (9/1939) bùng nổ tác động như thế nào đến Việt Nam?
A. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
B. Nhân dân Việt Nam tham gia chống phát xít.
C. Nhân dân Việt Nam vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Thực dân Pháp nới lỏng các quyền dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
*Câu 9: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 đã khẳng định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng Đông Dương là
A. chống chủ nghĩa phát xít Nhật. B. giải phóng dân tộc.
C. giải phóng giai cấp. D. chia lại ruộng đất.
****Câu 10: Một trong những nguyên nhân dẫn tới nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương ngày 9-3-1945 là do
A. Nhật đang giành thắng lợi ở châu Á - Thái Bình Dương.
B. Nhật biết Pháp có mưu đồ khôi phục nền thống trị cũ.
C. Pháp không tuân thủ những điều khoản đã kí kết với Nhật.
D. Nhật bị Đồng minh đánh bại nên trả thù thực dân Pháp.
* Câu 11. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) Đảng ta đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là
A. bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng. B. đế quốc và phát xít..
C. thực dân và phong kiến. D. phát xít Nhật.
****Câu 12. Thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 vì họ
A. được thực dân Anh giúp đỡ trở lại xâm lược.
B. là kẻ thù trước đó của dân tộc Việt Nam.
C.là chủ nghĩa thực dân kiểu cũ điển hình.
D. có hành động xâm lược trở lại Việt Nam.
*Câu 13. Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng tháng 11-1939 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng vì
A. giải quyết kịp thời vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là phát xít Nhật.
C. đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất để đoàn kết các lực lượng dân tộc.
** Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa quốc tế của cách mạng tháng Tám năm 1945
A. góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít .
B. làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc.
C. cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.
D. mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.
*Câu 15. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1939-1945 có đặc điểm
A. phục hồi và Phát triển. B. suy thoái và khủng hoảng.
C. phát triển không ổn định. D. phát triển ổn định.
**Câu 16. Thủ đoạn chính trị của Nhật khi vào Việt Nam là ?
A. Tuyên bố giúp nhân dân Đông Dương giành độc lập.
B. Dùng thủ đoạn lừa bịp để nhân dân ta tưởng chúng là “bạn” chứ không phải là “thù”.
C. Pháp và Nhật cùng giúp đỡ dân tộc Việt Nam.
D. Tuyên truyền “thuyết Đại Đông Á”, sức mạnh vô địch của người Nhật.
*Câu 17. “ Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của đại bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi lại được”. Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại
A. hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939).
B. hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941)
C. thư gửi đồng bào toàn quốc sau hội nghị trung ương lần thứ 8.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
**Câu 18. Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào đã quyết định thành lập
A. Chính phủ liên hiệp quốc dân. B. Uỷ ban lâm thời khu giải phóng.
C. Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam. D. Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc.
**Câu 19. Đội Cứu quốc quân ra đời, đó là sự hợp nhất giữa hai tổ chức vũ trang nào?
A. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Ba Tơ.
B. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
C. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam giải phóng quân.
D. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên
*Câu 20. Việc xây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của tổ chức nào?
A. Đội du kích Bắc Sơn. B. Đội Cứu quốc quân.
C. Đội du kích Thái Nguyên. D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
*Câu 21. Đội Việt Nam giải phóng quân ra đời, đó là sự hợp nhất của các tổ chức nào?
A. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.
B. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân
C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ.
D. Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên.
*Câu 22. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong :
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (9/3/1945).
B. Chỉ thị ‘Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15/8/1945).
D. Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào.
*Câu 23. Quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi Đồng minh vào Việt Nam. Đó là nội dung thể hiện trong Nghị quyết nào của Đảng?
A. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.
B. Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị toàn quốc( 14 đến 15/8/1945)
C. Nghị quyết của Đại hội Quốc dân Tân Trào.
D. Nghị quyết của Ban thường vụ Trung ương Đảng họp ngay trong đêm 9/3/1945.
**Câu 24. Nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) là ?
A. Nhật tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít.
B. Mâu thuẫn Pháp - Nhật càng lúc càng gay gắt.
C. Thất bại gần kề của Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai..
D. Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật nhiều khó khăn.
**Câu 25. Cách mạng tháng Tám diễn ra trong vòng :
A. một tháng. B. 14 ngày. C. 15 ngày. D. 20 ngày.
**Câu 26. Ý nghĩa to lớn của cách mạng tháng Tám 1945 là :
A. Lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.
B. Chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
C. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc và cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới..
**Câu 27. “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Đoạn văn trên được trích dẫn từ ?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch.
B. Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc.
C. Thư của Hồ Chủ Tịch gởi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi nghĩa..
D. Lời “Hịch” của Mặt trận Việt Minh.
***Câu 28. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là :
A. Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
B. Liên minh công nông vững chắc.
C. Phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương đã gục ngã.
D. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
**Câu 29. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn đói khủng khiếp của hơn hai triệu đồng bào miền Bắc cuối 1944 đầu 1945 là do?
A. Thực dân Pháp bắt dân ta bán thóc theo diện tích cày cấy.
B. Phát xít Nhật bắt dân ta nhổ lúa, phá hoa màu để trồng đay và thầu dầu..
C. Lương thực từ miền Nam không thể vận chuyển ra miền Bắc.
D. Vụ mùa năm 1945 thất thu do thiên tai.
*Câu 30. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945 ?
A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
B. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
C. Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
D. Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
***Câu 31: Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc ” và “ Ruộng đất cho dân cày” được giải quyết như thế nào trong thời kì 1939-1945?
A. Tạm gác khẩu hiệu CM ruộng đất.
B. Tạm gác khẩu hiệu CM giải phóng dân tộc.
C. Tiếp tục thực hiện hai khẩu hiệu một các đồng bộ.
D. Chỉ thực hiện khẩu hiệu CMGP dân tộc.
*Câu 32: Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh có đoạn: “ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền...mưu cầu hạnh phúc”. Doạn tư liệu trên được trích trong văn kiện nào sau đây:
A. Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ 1776.
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp 1791.
C. Tuyên ngôn của ĐCS 1848.
D. Tuyên ngôn độc lập của In-đô-nê-xia 1945.
**Câu 33: Sự kiện đánh dấu nước VNDC CH ra đời là
A. Theo đề nghị của Hồ Chí Minh, UB dân tộc giải phóng VN cải tổ thành chính phủ lâm thời nước VNDC CH.
B. Hồ Chí Minh soạn thảo tuyên ngôn độc lập, chuẩn bị để chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân.
C. Ngày 2-9-1945 chủ tịch HCM thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập.
D.Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.
**Câu 34: Việc thành lập khu giải phóng Việt Bắc (6-1945) có ý nghĩa như thế nào?
A. Đánh dấu việc thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở nước ta.
B. Việt Bắc trở thành căn cứ địa của CM, chính quyền lâm thời được thành lập.
C. Việt Bắc trở thành thủ đô của chính phủ lâm thời.
D. Việt Bắc trở thành căn cứ địa của CM cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước VN mới.
*Câu 35: Theo chỉ thị của HCM tháng 12-1944 , lực lượng vũ trang được thành lập có tên gọi là
A. Trung đội cứu quốc quân III. B. Đội du kích Bắc Sơn - Võ Nhai.
C. Đội VN Tuyên Truyền giải phóng quân. D. Đội Việt Nam giải phóng quân.
**Câu 36: Cho các sự kiện: 1. “Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. 2. Đại hội Quốc dân toàn quốc. 3.Ủy ban KN toàn quốc. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo thình tự thời gian.
A. 1-3-2 B. 3-2-1 C. 2-3-1 D. 1-2-3
**Câu 37: Từ ngày 10 đến ngày 19-5 -1941 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng có liên quan đến CM Tháng Tám?
A. Đức mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên Xô. B. Nguyễn Ái Quốc về nước.
C. Quá trình diễn ra HN TƯ lần thứ 8. D. Mặt trận Việt Minh được thành lập.
**Câu 38: Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của chính sách bóc lột và thống trị của Pháp Nhật ở VN trong những năm 1939-1945?
A. Đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng điêu đứng cực khổ.
B. Mọi tầng lớp nhân dân đều tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
C. Nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng kiệt quệ.
D. Nhân dân ta được khuyến khích phát triển kinh tế để phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai của Pháp - Nhật.
****Câu 39: Tính chất điển hình của cuộc cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là
A. giải phóng dân tộc. B. dân chủ tư sản kiểu mới.
C. dân chủ tư sản kiểu cũ D. dân tộc, dân chủ nhân dân.
***Câu 40. Xác định hình thức và phương pháp của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
A. khởi nghĩa từ đô thị rồi lan ra các vùng nông thôn, đấu tranh chính trị là chủ yếu.
B. là một cuộc cách mạng bạo lực có kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.
C. khởi nghĩa từ nông thôn tiến vào thành thị, đấu tranh vũ trang là chủ yếu.
D. là một cuộc cách mạng hòa bình có kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
****Câu 41: CM tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi ở các đô thị vì:
A. nơi tập trung các trung tâm chính trị, kinh tế của kẻ thù.
B. nơi có nhiều đế quốc thực dân.
C. nơi có đông đảo quần chúng được giác ngộ.
D. nơi đặt cơ quan đầu não chỉ huy của ta.
****Câu 42: CM tháng Tám thể hiện rõ hình thức.
A. Khởi nghĩa chính trị và toàn phần. B. KN từng phần phần.
C. KN vũ trang với chính trị. D. KN toàn phần.
Câu 43: Sự kiện thế giới có tác động trực tiếp đến bước chuyển hướng đấu tranh quan trọng của ĐCS Đông Dương giai đoạn 1939-1945 là:
A. Đức tấn công nước Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng.
B. chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
C. Nhật đã xâm lược Trung Quốc và tiến gần biên giới Việt – Trung.
D.Nhật giành thắng lợi trong cuộc đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương.
Câu 44: Thắng lợi nào của ND VN trong thế kỉ XX đã góp phần vào xóa bỏ chủ nghĩa Phát xít trên thế giới.
A. Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Kháng chiến chống Pháp 1945-1954.
C. chiến thắng ĐBP 1954. D. Tổng tấn công và nổi dậy Mùa xuân 1975.
Câu 45. Ý nào dưới đây giải thích không đúng về “ cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giành chính quyền bằng bạo lực”?
A. Việc giành chính quyền có sự kết hợp của lực lượng chính trị và vũ trang.
B. Công tác chuẩn bị lực lượng của Đảng diễn ra lâu dài và chu đáo.
C. Lực lượng vũ trang tuy mới hình thành, nhưng góp phần quan trọng làm nên thắng lợi.
D. Lực lượng vũ trang có sự phối hợp với lực lượng Đồng minh tiêu diệt phát xít Nhật.
Câu 46. Sự kiện đánh dấu thời cơ cách mạng chín muồi để Đảng cộng sản Đông Dương quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước là
A. Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945.
B. Đức đầu hàng lực lượng Đồng minh tháng 5/1945.
C. Nước Nhật bị Mĩ ném bom nguyên tử ngày 6 và 9/8/19454.
D. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện ngày 15/8/1945.
Câu 47. Trước khi ĐCS Đông Dương tuyên bố lệnh Tổng khởi nghĩa(13/8/1945), nhiều địa phương trong cả nước đã nổ ra khởi nghĩa vì:
A. Đảng bộ các địa phương vận dụng linh hoạt chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
B. Đảng bộ các địa phương biết tin phát xít Nhật sắp đầu hàng qua đài phát thanh nên đã phát động nhân dân địa phương hành động.
C. Quân Nhật và tay sai ở các địa phương không dám chống cự.
D. Biết tin hồng quân Liên Xô tuyên chiến tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật.
Câu 48. Nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và chính phủ ta phải thực hiện sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là:
A. kiện toàn bộ máy nhà nước.
B. thực hiện đại đoàn kết dân tộc chĩa mũi nhọn vào kẻ thù.
C. xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
D. giải quyết khó khăn về tài chính.
**Câu 49: Từ ngày 12/3/1945 ĐCS Đông Dương sử dụng khẩu hiệu “ Đánh đuổi phát xít Nhật”, vì:
A. Phát xít Nhật và thực dân Pháp mâu thuẫn với nhau ngày càng sâu săc.
B. hội nghị Ianta có quyết định sẽ tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
C. Phát xít Nhật đã trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
D. thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cho các dân tộc Đông Dương đã đến.
*Câu 50. Bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao lần đầu tiên được chọn là Quốc ca của nươc Việt Nam tại
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng ( 14-15/8/1945).
B. Đại hội quốc dân ngày 16-17/8/1945.
C. Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ II tháng 2/1951.
D. kỳ họp đầu tiên quốc hội khóa VI ( 7/1976).
Câu 51. “Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã . Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang tột độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khỡi đẫ đến”( SGK Lịch sử 12 trang 115). Điều kiện khách quan thuận lợi được đề cập trong đoạn trích là
A. kẻ thù duy nhất của chúng ta đã gục ngã hoàn toàn. B. quần chúng đã sẵn sàng đấu tranh.
C. các lực lượng vũ trang đã vào vị trí. D. sự ủng hộ tuyệt đối của quân Đồng minh.
Câu 52: Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương đứng trước nguy cơ
A. Phong trào cách mạng Đông Dương bùng nổ để xóa bỏ chế độ thực dân
B. Nước Pháp bị phát xít Đức tấn công và chính phủ pháp phải đầu hàng
C. Phong trào cách mạng Đông Dương bùng nổ, Nhật nhảy vào Đông Dương
D. Nhật nhảy vào Đông Dương, biến nơi đây thành thuộc địa, căn cứ quân sự
Câu 53: Thực dân Pháp chọn con đường thỏa hiệp với phát xít Nhật để thống trị nhân dân Đông Dương vì
A. Thực dân Pháp lúc này không đủ sức mạnh chống lại Nhật
B. Pháp muốn chia sẻ quyền lợi với Nhật ở Đông Dương
C. Pháp muốn dựa vào Nhật để giữ sự thống trị của mình
D. Pháp và Nhật đều có chng mục đích chống lại cách mạng Đông Dương
Câu 54. Nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Đông Dương thời kì 1939 – 1945 là
A. Đề cao hai nhiệm vụ chống phong kiến, chống đế quốc
B. Đề cao nhiệm vụ chống phong kiến giành dân chủ
C. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc
D. Lật đổ ách thống trị phong kiến và đế quốc, giành độc lập và ruộng đất
Câu 55. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI quyết định thành lập
A. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
B. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
C. Hội phản đế đồng minh Đông Dương
D. Đông Dương độc lập đông minh
Câu 56. Sự kiện nào của chiến tranh thế giới thứ hai có tác động trực tiếp đến Việt Nam
A. Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ B. Đức tấn công Liên Xô
C. Đức tấn công Pháp D. Nhật mở rộng chiến tranh ở Châu Á - Thái Bình Dương ( 9/1940)
Câu 57. Phát xít Nhật chính thức nhảy vào xâm lược Việt nam
A. tháng 8/1940 B. tháng 9/1940 C. tháng 8/1941 D. tháng 9/1941
Câu 58. Một trong những chính sách tàn bạo, dã man nhất của Nhật, Pháp đối với nhân dân Việt nam là
A. Bắt nhân dân cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.
B. Bắt nhân dân bán thóc theo diện tích cày cấy
C. Bắt nhân dân phải cung cấp nhu yếu phẩm cho chúng
D. Bắt nhân dân nhổ lúa, hoa màu để trồng đay, thầu dầu phục vụ chiến tranh
Câu 59. Thực dân Pháp thi hành chính sách kinh te gì ở Đông Dương khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
A. Chính sách khủng bố trắng B. Chính sách thời chiến
C. Chính sách kinh tế chỉ huy D. Chính sách dụ dỗ mua chuộc
Câu 60. Thực chất chính sách kinh tế chỉ huy của Pháp ở Đông Dương là
A. Tăng cường đàu tư tích trữ vơ vét, bóc lột nhân dân nhiều hơn.
B. Tìm cách để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương
C. Tăng các thứ thuế để kiếm lời
D. Tìm cách loại trừ ảnh hưởng của Nhật khỏi Đông Dương
Câu 61. Hậu quả nặng nề nhất của chính sách thống trị kinh tế của Nhật Pháp đối với nhân dân Việt nam là
A. Làm cho nền kinh tế nước ta bị sa sút nghiệm trọng
B. Làm cho đời sống nhân dân điêu đứng
C. Làm cho mâu thuẫn giữa nhân đân ta với đế quốc Nhật – Pháp trở nên sâu sắc
D. Làm cho hơn hai triệu đồng bào ở miền Bắc bị chết đói cuối 1944, đầu 1945
Câu 62. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII diến ra
A. Từ 10 đến 15/9/1941, tại Thái Nguyên do Nguyễn Ái Quốc triệu tập
B. Từ 10 đến 19/5/1940 tại khuổi Nậm ( Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc triệu tập
C. Từ 10 đến 19/5/1941 tại Pác Bó ( Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc triệu tập
D. Từ 10 đến 19/5/1942 tại Pác Bó ( Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì
Câu 63. Mặt trận nào được thành lập theo nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII
A. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
B. Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương
C. Việt Nam độc lập đồng minh ( Mặt trận Việt minh)
D. Đông Dương độc lập đông minh
Câu 64. Hội nghị trung ương Đảng lần thứ VIII có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám vì
A. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân, nhân tố cơ bản dẫn tới thắng lợi của cách mạng
B. Hội nghị chủ trương giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc
C. Hội nghị đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị TƯ VI.
D. Tạo nên sự đoàn kết chặt chẽ giữa ba dân tộc Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Nhật, Pháp
Câu 65. Những tờ báo tiêu biểu của Đảng và mặt trận Việt minh thời kì 1941 – 1945 là
A. Cờ giải phóng, chặt xiềng, cứu quốc, Việt Nam độc lập
B. Chặt xiềng, Nhân đạo, cứu quốc, người nhà quê
C. Cờ giải phóng, Chặt xiềng, cứu quốc, người nhà quê
D. Chặt Xiềng, Nhân đạo, Cứu quốc, An nam trẻ
Câu 66. Báo chí của Đảng và mặt trận Việt minh xuất bản nhằm mục đích chủ yếu là
A. Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, thu hút quần chúng vào hàng ngũ cách mạng
B. Đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch
C. Thu hút đông đảo quần chúng vào hàng ngũ cách mạng
D. Xây dựng lực lượng chính trị trong quần chúng ở thành thị và nông thôn
Câu 67. Ngày 15/5/1945 Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và cứu quốc quân đã thống nhất thành lập ?
A. Việt Nam quốc dân Đảng B. Việt Nam thanh niên cách mạng
C. Tân Việt cách mạng Đảng D. Việt nam giải phóng quân
Câu 68.Phát xít nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh khi nào?
A. 14/8/1945 B. 15/8/1945 C. 16/8/1945 D. 17/8/1945
Câu 69. Ngày 13.8.1945 Trung ương Đảng và tổng bộ Việt Minh thành lập uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố quân lệnh số ?
A. Số 1 B. Số 2 C. Số 3 D: Số 4
Câu 70. Nội dung quân lện số 1 là?
A. Thông qua kế hoạch Tổng khởi nghĩa B. Chính thức phát động Tổng khởi nghĩa
C. Giải phóng thủ đô D. Giải phóng Tây Nguyên
Câu 71. Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam đã giành chính quyền ngày ?
A. 14-18.8.1945 B. 15-18.8.1945 C. 16-18.8.1945 D. 17-18.8.1945
Câu 72. Ngày 30-8-1945 sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt lịch sử của dân tộc ta?
A. Vua Bảo đại tuyên bố thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam tồn tại chục thế kỷ đã bị lật đổ B. Vua Bảo đại tuyên bố thoái vị song chế độ phong kiến chưa sụp đổ
C. Xóa bỏ chế độ phong kiến D. Nhật đầu hàng Đồng minh
Câu 73. Thắng lợi nào đã quyết định của Tổng khởi nghĩa ?
A. Hà Nội, Tây Nguyên, Sài Gòn B. Hà Nam, Huế, Sài Gòn
C. Hà Nội, Huế, Sài Gòn D. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng
Câu 74. Ngày 28-8-1945 UBDTGP thành chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Hồ Chí Minh đã ?
A. soạn thảo chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt. B. soạn thảo Bản án chế độ thực dân Pháp.
C. soạn thảo Bản Di Chúc. D. soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Độc lập.
Câu 75. Ngày 2-9-1945, tại Quảng Trường Ba Đình (Hà Nội) Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước Quốc dân và thế giới
A. Nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hoà thành lập B. Thành lập chính phủ lâm thời.
C. Thành lập Chính quyền miền Nam Việt Nam
D. Thành lập Chính quyền của giai cấp công nhân.
Câu 76. Phát xít Nhật bất ngờ làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp ( 9/3/1945) vì
A. Tránh hậu họa bị Pháp tấn công từ sau lưng khi Đồng minh vào Đông Dương
B. Để độc chiếm Đông Dương và trừ nguy cơ bị Pháp đánh sau lưng khi quân Đồng minh đổ bộ lên Đông Dương
C. Để độc chiếm Đông Dương
D. Pháp nhiều lần trả đũa Nhật nên Nhật trả thù Pháp
Câu 77. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập
A. Ngày 22/12/1945 tại Thái Nguyên
B. Ngày 22/12/1944 tại Cao Bằng
A. Ngày 12/12/1945 tại Thái Nguyên
A. Ngày 22/12/1946 tại Cao Bằng
Câu 78. Hoạt động chủ yếu của Mặt trận Việt minh là
A. Xây dựng lực lượng vũ trang từ cơ sở là đội du kích Bắc Sơn
B Xây dựng lực lượng chính trị bao gồm các tổ chức quần chúng
C. Xây dựng lực lượng cách mạng, khi thời cơ đến sẽ tiến tới KN vũ trang giành chính quyền
D. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng
Câu 79. Những quyết định được ghi trong bản chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là
A. Xác định kẻ thù cụ thể, duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật, phát động cao trào “ Kháng Nhật cứu nước”
B. Quyết định phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa
C. Quyết định quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, Quốc ca là bài Tiến quân ca
D. Ra hịch kêu gọi đồng bào toàn quốc đẩy mạnh cao trào kháng Nhật
Câu 80. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện đã đưa đến những thuận lợi gì cho cách mạng tháng Tám
A. Các lực lương trung gian đã ngả theo cách mạng.
B. Chính phủ bù nhìn thân Nhật ( Trần Trọng Kim) hoang mang suy yếu.
C. Quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt.
D. Quân Nhật ở Đông Dương bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Câu 81. Những tỉnh giành được chính quyền ngày 28/8/1945 là
A. Đồng Nai Thượng, Hà Tiên B. Đồng Nai Thượng, Hà Tuyên
C. Đồng Nai , Hà Tiên D. Đồng Nai Thượng, Hà Giang
Câu 82. Lễ thoái vị của vua Bảo Đại diễn ra ngày
A. 31/8/1945 tại Huế B. 30
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 16 Phong trao giai phong dan toc va Tong khoi nghia thang Tam 1939 1945 Nuoc Viet Nam Dan chu Co.doc