Những năm giữa của thập kỷ 80 do được mùa trong nhiều năm liên tiếp dẫn đến sản lượng mía đường của thế giới tăng vững. Sản lượng mía đường năm 1982 là 88,7 đã tăng lên 100,78 triệu tấn vào năm 1984. Do xu hướng tiêu dùng các mặt hàng thay thế đường tăng lên và quota nhập khẩu đường giảm mạnh ở các nước phát triển đã làm cho nhu cầu nhập khẩu đường của các nước này giảm mạnh . Trong khi đó nhu cầu đường tăng lên ở các nước đang phát triển không đủ bù đắp cho sự sụt giảm nhập khẩu của các nước phát triển đã dẫn đến nhập khẩu đường toàn thế giới giảm xuống. Hệ quả là trong những năm giữa của thập kỷ 80 cung lớn hơn cầu đã làm giá đường trên thị trường thế giới giảm mạnh. Năm 1981-83 giá đường ở mức 249 USD/tấn đã giảm xuống chỉ còn ở mức 88 USD/tấn năm 1985, và phục hồi lại ở mức 127,9 USD/tấn năm 1989.
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triển vọng thị trường thế giới trung và dài hạn của một số nông lâm sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
49,6
39,1
43,8
57,9
-11,1
-9,2
-8,3
Nguồn: FAO. 2001.
Bảng 5: Tốc độ tăng kim ngạch thương mại nông sản của các nước đang phát triển (%/năm)
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu ròng
1984-1994
1994-2005
1984-1994
1994-2005
1984-1994
1994-2005
Các sản phẩm nông nghiệp
2,8
3,3
2,3
2,9
-
14,8
Hàng hoá lương thực
3,2
3,3
3,2
3,1
2,9
4,3
Hàng hoá phi lương thực
2,1
3,3
1,1
2,6
-1,9
-0,9
Nguồn: FAO. 2001.
3. Triển vọng thị trường một số nông lâm sản chính
3.1. Mặt hàng gạo
Theo USDA, sản lượng gạo thế giới đến năm 2009 đạt 429 triệu tấn, giai đoạn 1989-2009 sản lượng gạo tăng 2,7%/năm trong khi giai đoạn 1989-1999 tăng 1,4%/năm. Sản lượng gạo tăng chủ yếu bắt nguồn từ tăng năng suất do áp dụng giống lúa mới, chống chịu sâu bệnh và giống lúa lai. Năng suất gạo ước tính tăng 2,1%/năm giai đoạn 1999-2009. Theo USDA thương mại gạo toàn cầu tăng với tốc độ trên 2%/năm trong giai đoạn 2000-2009. Theo dự báo của USDA, thương mại gạo toàn cầu sẽ tăng lên 22,5 triệu tấn năm 2002 và đạt 26,7 triệu tấn vào năm 2009, tăng hơn 6% so với năm kỷ lục 1998.
Biểu 1: Tốc độ tăng diện tích, năng suất, sản lượng gạo thế giới (1989=100)
Nguồn: USDA, 1999.
Nhu cầu gạo bình quân đầu người có xu hướng giảm ở một số nước châu á có thu nhập tăng nhanh. Khả năng cung gạo chất lượng cao Japonica giảm sẽ dẫn tới cầu lớn hơn cung trên thị trường gạo phẩm chất cao do đó giá gạo loại này sẽ tăng mạnh. Dự báo đến năm 2003 Nhật Bản nhập 759 ngàn tấn và Hàn Quốc nhập 180 ngàn tấn. Đến năm 2009 nhập khẩu gạo của Nhật Bản vẫn sẽ như năm 2003, trong khi đó nhập khẩu gạo của Hàn Quốc sẽ tăng lên đến 205 ngàn tấn.
Biểu 2: Dự báo nhập khẩu gạo của Hàn quốc và Nhật Bản
Nguồn: USDA, 1999.
Nhu cầu gạo phẩm chất thấp sẽ giảm nếu không có những đột biến về thiên tai hay khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên chiều hướng này sẽ được bù đắp khi nhu cầu về loại gạo phẩm chất thật thấp cho chăn nuôi tăng lên.
Theo USDA giá gạo có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn 1999-2009, nhưng nếu lấy năm 1990 làm gốc thì giá gạo lại giảm. Giá gạo Mỹ năm 1997 là 414 USD/tấn và Thái Lan 5% tấm là 352 USD/tấn, đến năm 2002 dự báo sẽ giảm xuống còn 391,2 USD/tấn và 317,4 USD/tấn. Dự báo năm 2009 giá gạo Mỹ tăng lên 447,2 USD/tấn và gạo 5% tấm Thái Lan tăng lên 371,4 USD/tấn.
Các quốc gia châu á tiếp tục là các nước nhập khẩu gạo nhiều nhất, chiếm 49% tổng nhập khẩu toàn thế giới. Do kinh tế đi vào giai đoạn phục hồi nên nhu cầu nhập khẩu gạo sẽ tăng lên tại các nước Đông á. Trong đó Philípin và Inđônêxia sẽ tăng nhập khẩu mạnh. Do nhiều nước châu Phi phải giảm hàng rào thuế quan nhập khẩu gạo sẽ tăng. Theo FAO, đến năm 2005 các nước châu Phi sẽ tăng nhập khẩu gạo 30%.
Biểu 3: Xu hướng thị trường gạo thế giới
Biểu 4: Giá gạo thực tế quy về năm 1990 (USD/tấn)
Nguồn: USDA, 1999.
Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, và ấn Độ vẫn sẽ là các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới. Thái Lan tiếp tục dẫn đầu song sẽ bị mất thị phần cho Việt Nam. Xuất khẩu gạo dự báo sẽ tăng lên ở Pakixtan, Miến Điện, Campuchia, và các nước châu Mỹ La Tinh trong khi đó Mỹ và ấn Độ sẽ giảm xuất khẩu. Trung Quốc vẫn xuất khẩu gạo song khối lượng sẽ giảm xuống.
Biểu 5 :thị trường xuất khẩu gạo thế giới
Biểu 6: Thị trường nhập khẩu gạo thế giới
Nguồn: USDA, 1999.
3.2. Mặt hàng cà phê
Tín hiệu giá cả tốt trong những năm giữa thập kỷ 90 đã kích thích sản lượng cà phê tăng lên trong trung và dài hạn. Sản lượng cà phê thế giới tăng 2,7%/năm giai đoạn 1994-2005. Theo FAO, sản lượng cà phê toàn cầu dự tính đạt 7,31 triệu tấn vào năm 2005 so với 5,43 triệu tấn thời gian 1993-95. Khu vực sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê, Sản lượng của các nước thuộc châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribê ước đạt 4,78 triệu tấn vào năm 2005. Trong đó Braxin nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới đạt sản lượng 2,3 triệu tấn năm 2005.
Sản lượng cà phê dự tính sẽ tăng mạnh nhất ở các nước châu á với tốc độ tăng 3,31%/năm giai đoạn 1994-2005. Dự kiến đến năm 2005 sản lượng cà phê của châu á đạt 1,36 triệu tấn. Trong đó Việt Nam tăng 7,9%/năm, Inđônêxia 1%/năm, ấn Độ tăng 1,9%/năm.
Biểu 7: Sản lượng, xuất khẩu và giá cà phê thế giới
Nguồn: FAO. 2001, số liệu giá năm 2005 theo dự báo của Ngân Hàng Thế Giới 4/1999.
Theo dự báo của FAO thị trường cà phê thế giới có xu hướng cung cao hơn cầu nên giá khó có thể tăng cao. Ngân Hàng Thế Giới dự báo đến năm 2005 giá cà phê chè là 2540 USD/tấn và cà phê vối là 1860 USD/tấn.
Theo ước tính của FAO xuất khẩu cà phê đến năm 2005 đạt 5,7 triệu tấn. Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribê là khu vực xuất khẩu lớn nhất, năm 2005 chiếm 66% khối lượng xuất khẩu toàn thế giới. Châu Phi chiếm 16%. Châu Á tăng xuất khẩu, chiếm 17% tổng khối lượng xuất khẩu cà phê.
Nhu cầu nhập khẩu cà phê tăng 1,7%/năm giai đoạn 1994-2005, và đạt 5,15 triệu tấn vào năm 2005. Nhập khẩu cà phê của các nước đang phát triển sẽ chiếm 9% khối lượng nhập khẩu toàn thế giới. Tốc độ tăng nhập khẩu của các nước phát triển chậm (1,3%/năm giai đoạn 1994-2005). Nhu cầu nhập khẩu của Bắc Mỹ tăng 1,3%/năm. Nhập khẩu của châu Âu tăng 1,3%/năm, nhập khẩu của Nhật tăng 2,5%/năm. Nhập khẩu của Nga chỉ đạt 1%/năm.
Biểu 8: Thị trường xuất khẩu cà phê thế giới 2005
Biểu 9: Thị trường nhập khẩu cà phê thế giới 2005
Nguồn: FAO. 2001.
3.3. Mặt hàng chè
Theo FAO, sản lượng chè thế giới tăng từ 1,97 triệu tấn năm 1994 lên 2,7 triệu tấn vào năm 2005, với tỷ lệ 2,8%/năm. ấn Độ, nước sản xuất chè lớn nhất có tốc độ tăng 2,8%/năm giai đoạn 1994-2005. Srilanka sẽ đạt 285 ngàn tấn. Sản lượng chè cũng tăng ở hầu hết các nước sản xuất chè chính.
Tiêu thụ chè thế giới dự kiến sẽ tăng từ 1,97 triệu tấn năm 1994 lên 2,67 triệu tấn năm 2005, tăng 2,8%/năm. Các nước đang phát triển tăng nhu cầu 3%/năm. Thuế giảm khiến tiêu thụ chè tại các nước như ấn Độ, Pakixtan, Iran, và Ai Cập tăng. Tiêu thụ chè tại ấn Độ tăng 3,2%/năm. Các nước như Pakixtan, Iran, và Ai Cập tiêu dùng tăng lên lần lượt là 160, 122, và 90 ngàn tấn/năm. Tiêu thụ chè tại các nước phát triển tăng 2,2%/năm. Nhu cầu chè của Cộng đồng Chung châu Âu sẽ tăng nhẹ do cầu của các nước Đức, Pháp, ý tăng trong khi Anh tiếp tục giảm tiêu thụ. Dự báo tốc độ tăng tiêu thụ chè của Mỹ dưới 1%/năm. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ chè của các nước thuộc Liên Xô cũ tăng 4,5%/năm.
Biểu 10: Sản lượng, xuất khẩu và nhập khẩu chè thế giới
Biểu 11: Giá chề trên thị trường thế giới
Nguồn: FAO. 2001, Ngân Hàng Thế Giới 4/1999.
Năm 2005 nhập khẩu chè thế giới dự kiến đạt 1,27 triệu tấn, tăng 2,3%/năm trong giai đoạn 1994-2005, tăng mạnh (1,6%/năm) ở các nước đang phát triển. Dự đoán nhu cầu nhập chè của các nước thuộc Liên Xô cũ tăng 2,4%/năm, mức này sẽ giảm xuống nếu suy thoái kinh tế tiếp diễn. Các nước thuộc Liên Xô cũ, Mỹ, Anh, Pakixtan, và Ai Cập chiếm 51% khối lượng nhập khẩu chè toàn thế giới.
Dự đoán xuất khẩu chè tăng 2,5%/năm giai đoạn 1994-2005, đạt 1,292 triệu tấn vào năm 2005, Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Srilanka, và Kênya chiếm 78% lượng xuất. Xuất khẩu chè của các nước Bănglađet, Malawi, Tanzania, Thổ Nhĩ Kỳ, và Zimbabuê sẽ tăng nhanh. Srilanka nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới sẽ xuất khẩu 263 ngàn tấn chè năm 2005, tăng 1,6%/năm. Trong khi đó dự kiến xuất khẩu sẽ tăng mạnh ở các nước châu Phi. Xuất khẩu chè của châu Phi năm 2005 sẽ đạt 401 ngàn tấn, tăng 2,8%/năm giai đoạn 1994-2005.
Các thị trường chè tiềm năng có thuế quan rất cao, giảm thuế nhập ở các nước này sẽ tăng tiêu thụ chè thế giới. Theo Ngân Hàng Thế Giới giá chè năm 2005 sẽ tăng lên 1790 USD/tấn. Theo FAO, nên xuất khẩu tập trung các thị trường chè tiềm năng.
Biểu 12: Thị trường xuất khẩu chè thế giới, 2005
Biểu 13: Thị trường nhập khẩu chè thế giới, 2005
Nguồn: FAO. 2001.
3.4. Mặt hàng cao su
Mặc dù cao su nhân tạo cạnh tranh ngày càng mạnh nhưng tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp sản xuất săm lốp vẫn làm nhu cầu cao su thiên nhiên tăng vững trong những thập kỷ 70 và 80.
Dự báo giai đoạn 1994-2005 tốc độ tăng sản lượng cao su sẽ giảm từ mức 4,5%/năm giai đoạn 1984-1994, xuống còn 3,4%/năm và đạt 7,76 triệu tấn vào năm 2005. Đông á sẽ tiếp tục chi phối sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu. Thái Lan sẽ giảm tốc độ tăng sản lượng từ 8%/năm giai đoạn 1984-1994 xuống 5%/năm trong giai đoạn 1994-2005, đạt 2,65 triệu tấn năm 2005 và vẫn là nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới. Sản lượng của Trung Quốc, ấn Độ, và Philípin tiếp tục tăng song tốc độ sẽ giảm xuống do chịu sức ép cạnh tranh của các loại cây trồng khác và giới hạn về đất. Sản lượng cao su của Inđônêxia và Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mạnh, Inđônêxia đạt 1,9 triệu tấn và Việt Nam đạt 200 ngàn tấn vào năm 2005. Diện tích cao su của Malaixia sẽ giảm do chuyển sang trồng dầu cọ. Sản lượng của Malaixia sẽ là 900 ngàn tấn vào năm 2005, chỉ bằng 2/3 so với những năm của thập kỷ 80.
Do tăng trưởng kinh tế toàn cầu có xu hướng giảm sút, đặc biệt trong giai đoạn 1997-1999, nhu cầu xe hơi của các nước phát triển giảm làm cầu cao su thiên nhiên trên thế giới tăng chậm lại. Dự báo xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai gần.
Dự báo trong giai đoạn 1995-2005, nhập khẩu cao su toàn thế giới tăng bình quân 1,7%/năm, đạt 5,7 triệu tấn năm 2005. Trong giai đoạn này nhập khẩu của các nước phát triển chỉ tăng ở mức 1,1%/năm. Mỹ tiếp tục là nước nhập khẩu cao su lớn nhất trên thị trường thế giới. Mỹ sẽ nhập 1,1 triệu tấn năm 2005, các nước thuộc Cộng đồng chung châu Âu và Nhật Bản nhập 920 ngàn tấn và 760 ngàn tấn. Nhu cầu nhập sẽ tăng mạnh ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở Đông á. Tốc độ tăng nhập khẩu các nước đang phát triển sẽ là 2,6%/năm, trong đó Trung Quốc là 12,5%/năm và Hàn Quốc là 4,6%/năm.
Biểu 14: Sản lượng, xuất khẩu và nhập khẩu cao su thế giới (triệu tấn)
Nguồn: FAO. 2001.
Thái Lan và Inđônêxia sẽ tiếp tục thống trị thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên thế giới trong khi xuất khẩu của Malaixia sẽ có xu hướng giảm. Đến năm 2005 ba nước này sẽ xuất khẩu 4,6 triệu tấn cao su thiên nhiên, chiếm 86% thị trường xuất khẩu thế giới. Châu Phi, Mỹ La tinh và Đông á sẽ tiếp tục tăng xuất khẩu cao su, trong đó Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng nhanh nhất. Xuất khẩu của Srilanka sẽ giảm.
Biểu 15: Thị trường xuất khẩu cao su thế giới, 2005
Biểu 16: Thị trường nhập khẩu cao su thế giới, 2005
Nguồn: FAO. 2001.
3.5. Mặt hàng thịt
Trong những năm giữa của thập kỷ 80, do giá thức ăn gia súc thấp, thu nhập tăng, một số thị trường thịt được mở cửa thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, và thương mại thịt toàn cầu tăng lên nhanh chóng.
Biểu 17: Xu hướng sản xuất và tiêu thụ thịt thế giới
Nguồn: FAO. 2001
Kinh tế Nga và Châu á hồi phục trong vòng 1 đến 3 năm tới sẽ mở rộng thương mại thịt. Nếu EC cải tổ thuận lợi sẽ tăng xuất khẩu thịt và tăng cạnh tranh. Theo FAO, sản lượng thịt 1994-2005 tăng 3,19%/năm, đạt 268,2 triệu tấn năm 2005. Thương mại thế giới tăng 3,35%/năm đạt 20,9 triệu tấn.
FAO dự đoán 1994-2005, thịt lợn tăng 2,2%/năm. Trung Quốc, chiếm 40% sản lượng thế giới sẽ tăng sản xuất. Thịt lợn tăng ở Hàn Quốc do trợ cấp của chính phủ. Thịt lợn các nước châu á cũng sẽ tăng. Sản lượng tăng phần lớn từ Mỹ và Canađa do các nước đang cải tổ ngành thịt Sản xuất thịt lợn tại Mỹ thay đổi theo hướng hợp đồng sản xuất, gắn chặt chế biến với người chăn nuôi nhằm giảm giá thành và nâng cao chất lượng. Công ty chế biến sẽ cung cấp giống, tư vấn kỹ thuật đổi lại người sản xuất sẽ cung cấp thịt. Người sản xuất và công ty chế biến giảm rủi ro, chất lượng thịt chế biến sẽ đồng nhất.
. Các nước thuộc Liên Xô cũ sẽ giảm sản lượng. Chính sách về môi trường và sự đình trệ về nhu cầu thịt của EC không khuyến khích đầu tư do đó sản lượng thịt lợn sẽ khó có sự thay đổi lớn.
Biểu 18: Thị trường thịt thế giới
Nguồn: FAO. 2001
Thương mại thịt lợn chỉ chiếm khoảng 4% tổng sản lượng. Năm 1994 Nhật, Nga, và Mỹ chiếm tới 60% nhập khẩu thịt lợn toàn thế giới. EC, Canađa, và Trung Quốc chiếm tới 55% khối lượng xuất khẩu. Thương mại thịt lợn toàn cầu sẽ tăng 1,7%/năm giai đoạn 1994-2005. Nhật Bản sẽ giảm nhập khẩu so với giai đoạn 1984-1994. Các nước sẽ tăng nhập khẩu bao gồm Hồng Kông, Singapo, và Hàn Quốc.. Nga, nhập khẩu thịt lợn lớn thứ hai thế giới sẽ tăng nhập khẩu mạnh. Mỹ và Canađa sẽ tăng xuất khẩu vào châu á và Liên Xô cũ. Đông Âu hồi phục sẽ tăng xuất khẩu. Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm.
Biểu 19: Thị trường xuất khẩu thịt lợn thế giới, 2005
Biểu 20: Thị trường nhập khẩu thịt lợn thế giới, 2005
Nguồn: FAO. 2001
Giá lợn trên thị trường thế giới khó có thể tăng cao. Theo dự báo của FAO, mặc dù giá thức ăn gia súc sẽ tăng 6%/năm song giá thịt lợn Mỹ xuất khẩu chỉ tăng 2,8%/năm lên 2618 USD/tấn vào năm 2005.
3.6. gỗ ván. Gỗ ván (wood-based panels) bao gồm các loại gỗ ván ép (veneer sheets), gỗ ván lạng (plywood), gỗ dăm (particle board), sợi (fibreboard).
Gỗ ván được sử dụng rộng rãi trong ba lĩnh vực xây dựng, nội thất và đóng kiện hàng. Trong suốt ba thập kỷ 60-90 thì sản lượng và thương mại mặt hàng gỗ ván có tốc độ tăng cao nhất trong các sản phẩm lâm nghiệp. Dự báo nhu cầu tiêu dùng và sản lượng gỗ ván toàn thế giới đến năm 2010 sẽ tiếp tục tăng, nhưng tốc độ chậm lại. Sản lượng gỗ ván sẽ đạt 145,8 triệu m3, khu vực châu á Thái Bình dương đạt 42 triệu m3. Các nước sẽ tăng mạnh sản lượng, bao gồm Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu. Trong khi đó Mỹ và Nga sẽ giảm nhẹ sản lượng, còn sản lượng của Malaixia sẽ hầu như không đổi.
Thương mại mặt hàng gỗ ván sẽ tăng bình quân 0,96%/năm giai đoạn 1992-2010, và đạt 29,35 triệu m3 vào năm 2010. Inđônêxia, nước xuất khẩu gỗ ván lớn nhất, tiếp tục tăng xuất khẩu và đạt mức 10,2 triệu m3, Canađa cũng tăng mạnh xuất khẩu lên đến 4,85 triệu m3. Các nước sẽ giảm xuất khẩu bao gồm Malaixia và Mỹ. Do sản xuất tăng mạnh ở các nước châu Âu nên nhu cầu nhập khẩu của các nước này sẽ giảm mạnh còn 2,68 triệu m3. Nhật Bản cũng giảm nhập khẩu 1,5 lần. Mỹ tăng mạnh nhập khẩu lên 7,08 triệu m3 vào năm 2010.
Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu và sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu mặt hàng gỗ ván lớn nhất khu vực châu á Thái Bình dương. Theo FAO, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 6,37 triệu m3 vào năm 2010.
Biểu 21: Sản xuất và tiêu dùng gỗ ván thế giới (triệu m3)
Nguồn: FAO, 1997.
Biểu 22: Thị trường gỗ ván thế giới
Nguồn: FAO, 1997.
Do sản xuất tăng mạnh trong suốt ba thập kỷ từ 60 đến 90 nên đã làm cho giá mặt hàng gỗ ván giảm mạnh. Giai đoạn 1992 đến 2010 xu hướng giá các mặt hàng gỗ ván sẽ tăng, đạt mức 446 USD/ m3 vào năm 2010. Trong các loại gỗ ván thì giá gỗ ván ép (veneer sheets) sẽ tăng lên 697 USD/ m3, gỗ ván lạng (plywood) lên 548 USD/ m3, gỗ dăm (particle board) lên 304 USD/ m3, và sợi (fibreboard) lên 431 USD/ m3.
3.7. Mặt hàng đường
Những năm giữa của thập kỷ 80 do được mùa trong nhiều năm liên tiếp dẫn đến sản lượng mía đường của thế giới tăng vững. Sản lượng mía đường năm 1982 là 88,7 đã tăng lên 100,78 triệu tấn vào năm 1984. Do xu hướng tiêu dùng các mặt hàng thay thế đường tăng lên và quota nhập khẩu đường giảm mạnh ở các nước phát triển đã làm cho nhu cầu nhập khẩu đường của các nước này giảm mạnh Trong những năm giữa thập kỷ 80 nhập khẩu đường của các nước Tây Âu giảm từ 3 triệu tấn xuống còn 2 triệu tấn, trong khi Mỹ giảm nhập khẩu từ 4,2 triệu tấn xuống 3,6 triệu tấn (FAO, 1987).
. Trong khi đó nhu cầu đường tăng lên ở các nước đang phát triển không đủ bù đắp cho sự sụt giảm nhập khẩu của các nước phát triển đã dẫn đến nhập khẩu đường toàn thế giới giảm xuống. Hệ quả là trong những năm giữa của thập kỷ 80 cung lớn hơn cầu đã làm giá đường trên thị trường thế giới giảm mạnh. Năm 1981-83 giá đường ở mức 249 USD/tấn đã giảm xuống chỉ còn ở mức 88 USD/tấn năm 1985, và phục hồi lại ở mức 127,9 USD/tấn năm 1989.
Trong những năm đầu của thập kỷ 90 giá đường thế giới có xu hướng tăng vững và ổn định ở mức 250 USD/tấn. Tuy nhiên kể từ năm 1997 do xu hướng tăng mạnh sản lượng cùng với nhu câù tiêu thụ giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho thương mại và giá đường thế giới giảm mạnh. Năm 1997 giá đường thế giới ở mức 252,6 USD/tấn sang năm 1998 chỉ còn 198,2 USD/tấn và duy trì ở mức thấp 210 USD/tấn trong năm 1999.
Biểu 23: Sản lượng và giá đường thế giới
Nguồn: FAO commodities year book trong nhiều năm và Michael K.Wohlgenant. 1999.
Do chính phủ của nhiều nước trên thế giới duy trì chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thông qua hàng rào thuế quan, quota nhập khẩu Hiện nay Mỹ và các nước Tây Âu áp dụng hạn ngạch nhập khẩu là 3% tổng tiêu dùng của thị trường nội địa.
và trợ giúp xuất khẩu đã kìm hãm sự phát triển của thương mại đường toàn cầu. Dự báo trong những năm tới quá trình tự do hoá thương mại sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thương mại và giá đường toàn cầu.
Dự báo đến năm 2005, các nước thuộc châu Mỹ La tinh và vùng Vịnh Caribê sẽ tăng mạnh xuất khẩu đường, trong khi đó do thuế nhập khẩu giảm sẽ làm cho các nước Tây Âu giảm mạnh xuất khẩu. Từ giai đoạn 1993-1995 đến 2005 khu vực châu Mỹ La tinh và vùng Vịnh Caribê sẽ tăng xuất khẩu ròng mặt hàng đường từ 9,14 triệu tấn lên 19,37 triệu tấn, trong đó Braxin tăng từ 4,3 lên 11,2 triệu tấn, Cu ba từ 3,1 lên 5,1 triệu tấn. Cũng trong khoảng thời gian này xuất khẩu ròng đường của các nước Tây Âu sẽ giảm từ 4 triệu tấn xuống còn 0,29 triệu tấn.
Biểu 24: Xuất khẩu ròng đường của một số khu vực trên thế giới
Biểu 25: Nhập khẩu ròng đường của một số khu vực trên thế giới
Nguồn: FAO, 1999.
Dự báo đến năm 2005 do sản xuất giảm sẽ làm cho nhu cầu nhập khẩu đường tăng mạnh ở các nước thuộc khối Liên Xô cũ. Trong giai đoạn từ 1993-1995 đến 2005 nhập khẩu ròng đường của các nước thuộc khối Liên Xô cũ sẽ tăng từ 3,85 lên 5,77 triệu tấn. Thêm vào đó, cũng trong khoảng thời gian này do hàng rào thuế quan giảm sẽ làm cho nhu cầu nhập khẩu cũng sẽ tăng mạnh tại các nước Bắc Mỹ. Dự báo nhập khẩu đường của các nước Bắc Mỹ sẽ tăng từ 2,4 lên 3,87 triệu tấn. Đối với các nước đang phát triển còn lại do quá trình tự do hoá thương mại cùng với nhu cầu tiêu dùng đường tăng do thu nhập tăng lên sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu. Dự báo trong giai đoạn từ 1993-1995 đến 2005 nhập khẩu ròng mặt hàng đường của các nước Châu Phi tăng từ 2,2 lên 3,9 triệu tấn, Châu á tăng từ 2,5 lên 4 triệu tấn, Trung Đông tăng từ 3 lên 4,2 triệu tấn.
Do tác động của quá trình tự do hoá thương mại với sự cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ làm cho giá mặt hàng đường trên thị trường thế giới tăng mạnh. Năm 1999 giá đường thế giới ở mức 201 USD/tấn, dự báo đến năm 2005 giá đường sẽ tăng lên 287 USD/tấn.
3.8 Mặt hàng quả
Chuối.
Theo dự báo của FAO, nhu cầu nhập khẩu ròng chuối của thế giới sẽ tăng bình quân 1,9%/năm trong thời gian tới, từ khoảng 10,3 triệu tấn năm 1995 lên 12,8 triệu tấn năm 2005. Đồng thời lượng nhập khẩu chuối bình quân đầu người cũng sẽ tăng lên và đạt khoảng 4,2 kg/người/năm vào năm 2005 trong đó tăng chủ yếu ở các nước đang phát triển (đạt khoảng 8,5 kg/người/năm). Trong các nước Châu á thì Trung Quốc vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chuối nhiều nhất, bình quân 19,6%/năm và đạt 676 ngàn tấn vào năm 2005.
Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh của các nước đang phát triển, nhưng trong 5 năm tới Mỹ vẫn là nước nhập khẩu nhiều chuối nhiều nhất với 32% thị phần toàn cầu. Tiếp theo là khối EC với khoảng 27% lượng nhập khẩu toàn thế giới.
Cũng theo dự đoán của FAO, trong những năm tới, lượng xuất khẩu ròng chuối của thế giới sẽ tăng trưởng với tốc độ 2,2%/năm, đạt khoảng 13,7 triệu tấn/năm Sự chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu là do hao hụt trong quá trình vận chuyển buôn bán
. Trong đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chuối của Châu Mỹ La tin và Caribbean, khu vực xuất khẩu nhiều chuối nhất thế giới, sẽ giảm từ 6,5%/năm xuống còn 2,3%/năm trong khi đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chuối của Châu Phi sẽ giảm từ 6,4%/năm xuống còn 4,7%/năm.
Biểu 26: Dự báo lượng xuất khẩu chuối của một số khu vực (1000 tấn)
Nguồn: FAO, 2001
Trong khu vực Châu á, Philipin vẫn là nước xuất khẩu nhiều nhất với lượng xuất khẩu có thể đạt 1,3 triệu tấn năm 2005. Xuất khẩu chuối của Việt Nam có thể tăng nhanh và đạt khoảng 8000 tấn vào năm 2005.
Cùng với sự phát triển của sản xuất, trong 5 năm tới giá chuối xuất khẩu trung bình có thể giảm 18%, trong đó một số thị trường nhập khẩu như Bắc Mỹ có thể giảm tới 25% và ở thị trường Châu âu giá có thể giảm ít hơn khoảng 6%. Tại các thị trường nhập khẩu khác như các nước Liên Xô cũ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, mức giá chuối có thể bị giảm từ 20-22% trong vòng 5 năm tới.
Cam
Trong những năm tới sản lượng cam vẫn có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 2%/năm. Đến năm 2005, sản lượng cam trên thế giới có thể đạt trên 62 triệu tấn. Sản lượng cam ở các nước Châu á sẽ tăng cao hơn so với mức bình quân trên thế giới khoảng 3,7%/năm và trong 5 năm nữa sẽ đạt sản lượng khoảng 13 triệu tấn.
Trong vòng 5 năm tới, sản xuất cam ở các nước đang phát triển sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, sản xuất cam ở Mỹ có thể tăng rất mạnh và Mỹ có thể chuyển từ một nước nhập khẩu thành nước xuất khẩu cam.
Biểu 27: Sản lượng cam thế giới (1000 tấn)
Nguồn: FAO, 2001.
Trong những năm tới, nhu cầu tiêu thụ cam trên thế giới cũng có sự thay đổi và tăng chủ yếu ở các nước phát triển và chủ yếu là cam tươi, mặc dù nhu cầu cam chế biến có thể tăng ở một số nước như Trung Quốc, Mexico, Agentina, Brazil.
Bảng 6. Nhu cầu nhập khẩu cam (1000 tấn)
1992-1994
Năm 2005
Tăng trưởng bình quân năm (%)
Cam tươi
3857
5309
2,7
Cam chế biến
9068
12469
2,8
Nguồn: FAO, 2001.
Một số loại quả nhiệt đới
Dứa, xoài, bơ, đu đủ là 4 loại cây nhiệt đới chủ yếu, chiếm tới 75% sản lượng quả nhiệt đới và khoảng 90% lượng xuất khẩu quả nhiệt đới tươi trên thế giới. Theo đánh giá của FAO, trong những năm tới nhu cầu về các loại cây ăn quả nhiệt đới này sẽ tăng lên từ 3-4,5%/năm.
Dứa
Trong những năm tới, nhu cầu nhập khẩu dứa tươi toàn cầu sẽ tăng lên mặc dù có sự khác nhau giữa các vùng. Theo FAO, lượng nhập khẩu dứa tươi toàn cầu sẽ đạt khoảng 922000 tấn. Lượng nhập khẩu tăng lên chủ yếu là ở các nuớc phát triển với lượng nhập khẩu chiếm 89-90% lượng nhập dứa toàn cầu, trong khi đó, lượng nhập khẩu dứa ở các nước đang phát triển sẽ giảm từ 11% xuống 10%. Châu âu vẫn là thị trường nhập dứa lớn nhất với khoảng lượng nhập khẩu khoảng 484000 tấn vào năm 2005.
Biểu 28: Lượng nhập khẩu dứa trên thế giới (1000 tấn)
Nguồn: FAO, 2001
Xoài
Trong những năm tới lượng nhập khẩu xoài toàn cầu cũng sẽ tăng lên với tốc độ bình quân khoảng 3,9%/năm và sẽ đạt khoảng 459 ngàn tấn vào năm 2005. Khu vực nhập khẩu xoài lớn nhất là Bắc Mỹ với khoảng 42% lượng nhập khẩu toàn cầu, tiếp theo là Châu âu với 24% lượng nhập khẩu toàn cầu.
Biểu 29. Lượng nhập khẩu xoài trên thế giới (1000 tấn)
Nguồn: FAO, 2001
Bơ
Theo FAO, trong những năm tới lượng nhập khẩu bơ toàn cầu sẽ tăng bình quân hàng năm 4,1% và đạt 287000 tấn vào năm 2005. Lượng nhập khẩu bơ tăng chủ yếu ở các nước phát triển, chiếm tới 95% lượng nhập toàn cầu. Khu vực nhập khẩu bơ nhiều nhất là Châu âu, trong đó Pháp là nước nhập nhiều nhất. Dự đoán, năm 2005 Pháp sẽ nhập 108000 tấn bơ, chiếm khoảng 46% lượng nhập khẩu bơ của Châu âu. Trong 5 năm tới, lượng bơ tươi nhập khẩu của Bắc Mỹ sẽ chỉ khoảng 38000 tấn, trong khi đó lượng nhập khẩu bơ của Nhật Bản sẽ tăng lên và đạt khoảng 5000 tấn.
Biểu 30: Lượng nhập khẩu bơ trên thế giới (1000 tấn)
Nguồn: FAO, 2001
3.9. Mặt hàng lạc
Niên vụ 2000/01, dự báo tổng sản lượng lạc toàn cầu đạt 29,97 triệu tấn, tăng 0,82 triệu tấn so với niên vụ 1999/2000. Mức tăng này chủ yếu do ấn Độ và Trung Quốc tăng sản xuất lạc. Dự báo niên vụ 2000/01 xuất khẩu lạc toàn cầu sẽ giảm nhẹ xuống còn 1,54 triệu tấn so với 1,64 triệu tấn niên vụ 1999/2000. Giá xuất khẩu chuyển đến cảng Rotterdam, Hà Lan trong hai tháng 2 và 3 ở mức 375USD/tấn.
Trung Quốc là nước sản xuất lạc lớn nhất thế giới với 10 triệu tấn/năm, tiếp theo là ấn Độ (7,5 triệu tấn/năm), Mỹ (1,8 triệu tấn/năm), Indonexia (1 triệu tấn/năm), và Argentina (0,7 triệu tấn/năm). Trung Quốc và ấn Độ sản xuất lạc chủ yếu để làm dầu nấu ăn cung cấp cho thị trường nội địa, nhưng cũng xuất khẩu khi điều kiện thị trường và tỷ giá hối đoái có lợi. Khoảng 1/3 sản lượng của Mỹ dùng để xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hạt lạc có thể dùng để ăn. Indonexia sản xuất chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong nước. Argentina là nước duy nhất trồng lạc để xuất khẩu, nhu cầu trong nước không đáng kể. Bên cạnh đó còn có một số nước khác tham gia xuất khẩu lạc là: Burma (0,55 triệu tấn), Senegal (0,55 triệu tấn), Zaire (0,56 triệu tấn), Nigeria (0,35 triệu tấn), Việt Nam (0,34 triệu tấn) và Nam Phi (0,17 triệu tấn).
Tuy nhiên, các nước tham gia xuất khẩu lạc thường thay đổi rất lớn qua các năm nên thị trường xuất khẩu lạc thế giới không ổn định. Năm 1970, thứ tự các nước có tỷ trọng xuất khẩu lạc cao là Nigeria, Nam Phi, Sudan, Mỹ, ấn Độ, Trung Quốc và Argentina. Năm 1985, Thứ tự này là Mỹ, Trung Quốc, Argentina, ấn Độ, Nam Phi, Sudan và Malawi. Trong hai năm 1998 và 1999, trình tự này là Argentina (27%), Mỹ (26%), Trung Quốc (18%), ấn Độ (16%), Việt Nam (11%) và Nam Phi (2%).
3.10. Mặt hàng dừa
Các sản phẩm xuất nhập khẩu trên thị trường thế gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Triển vọng thị trường thế giới trung và dài hạn của một số nông lâm sản.doc