MỞ ĐẦU . 1
PHẦN NỘI DUNG . 7
Chương 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH Tư TưỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
THỜI TRẦN.7
1.1. Bối cảnh xã hội hình thành tư tưởng chính trị - xã hội thời Trần. 7
1.1.1. Bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam thế kỷ XIII - XIV.7
1.1.2. Nhu cầu và nhiệm vụ thực tiễn đặt ra của quốc gia Đại Việt thời Trần.24
1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng chính trị - xã hội thời Trần. 27
Tiểu kết chương 1. 40
Chương 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG Tư TưỞNG CHÍNH
TRỊ - XÃ HỘI THỜI TRẦN. 41
2.1. Những quan điểm cơ bản về thể chế chính trị và tổ chức xã hội trong tư
tưởng chính trị - xã hội thời Trần. 41
2.1.1. Quan điểm về cơ cấu xã hội và mối quan hệ giữa các tầng lớp.41
2.1.2. Quan điểm về quyền lực chính trị và thể chế chính trị trong tư tưởng
chính trị - xã hội thời Trần.50
2.1.3. Quan điểm về tổ chức và quản lý xã hội trong tư tưởng chính trị - xã hội
thời Trần .55
2.2. Những quan điểm cơ bản về đối nội và đối ngoại trong tư tưởng chính trị
- xã hội thời Trần. 69
2.2.1. Chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự chủ, tinh thần đoàn kết dân tộc trong hoạt
động đối nội của nhà Trần.69
2.2.2. Quan điểm về cách thức tổ chức quân sự của nhà nước phong
kiến thời Trần .73
2.2.3. Tư tưởng chính trị - xã hội thể hiện trong chính sách và đường lối ngoại
giao của chính quyền phong kiến thời Trần.81
2.3. Những giá trị chủ yếu của tư tưởng chính trị - xã hội thời Trần . 85
Tiểu kết chương 2. 94
KẾT LUẬN . 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 97
43 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triết học - Tư tưởng chính trị - Xã hội thời Trần (1225 - 1400), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vân Đồn
(Quảng Ninh), các cảng biển ở Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa. Tất cả đã tạo những
điều kiện thuận lợi, ổn định để phát triển thương nghiệp và những ngành
nghề thủ công truyền thống thời bấy giờ.
Tóm lại, việc duy trì sự tồn tại song song hình thức công hữu (công
điền) và tư hữu (tư điền) đã giúp nhà Trần tập trung được toàn bộ của cải
và nhân lực, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thực hiện di dân, lập làng, làm
chức năng trị thủy, thủy lợi, phát triển công thương nghiệp, mở rộng giao
lưu buôn bán, trao đổi, làm cho nền kinh tế Đại Việt thực sự phát triển.
Những vấn đề kinh tế nổi bật đó cần ở giai cấp thống trị thời Trần một hệ
thống tư tưởng chính trị làm cơ sở để đề ra những chính sách kinh tế,
những quy định pháp luật hỗ trợ cho những chính sách kinh tế đó, và hơn
hết là những quan điểm chính trị thân dân, phát huy được sức mạnh đoàn
kết toàn dân tộc, từ đó khai thác được toàn bộ sức người sức của trong dân
chúng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, chống lại địch thù trong
ngoài. Bên cạnh đó, mặc dù công thương nghiệp thời kỳ này còn phát triển
theo quy luật, trong khuôn khổ của nền kinh tế tự cấp, tự túc, trong sự ràng
buộc của địa tô phong kiến, chưa là động lực kinh tế tạo nên những mâu
14
thuẫn đối lập dẫn đến những nguy cơ có thể làm tan rã của chế độ phong
kiến, nhưng sự phát triển trên tất cả mọi lĩnh vực ấy đã bộc lộ thành những
mâu thuẫn cơ bản trong xã hội, đặc biệt là mâu thuẫn giữa hình thức công
hữu với sự chiếm dụng tư nhân về ruộng đất, mâu thuẫn trong chính sách
thu thuế, cấp chẩn cho dân chúng Một khi xã hội đã bộc lộ nhiều mâu
thuẫn, nó sẽ đòi hỏi sự giải quyết thỏa đáng được lí luận hóa bằng một hệ
tư tưởng chính trị nhằm đáp ứng nhu cầu giữ vững độc lập, tự chủ, phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đại Việt thời bấy giờ.
Trên bình diện xã hội nói chung và lĩnh vực hoạt động chính trị - xã
hội nói riêng. Đại Việt bắt đầu từ thế kỷ XIII đã chứng kiến những tiến bộ
to lớn về mặt xã hội, đó là sự kiện nhà Trần thay thế nhà Lý vào tháng 12
năm 1225. Sau một thời kỳ dài huy hoàng với nhiều thành tựu nổi bật trên
mọi phương diện, nhà Lý từ đời vua Anh Tông (1138 - 1175) trở đi, nền
chính trị đã dần suy yếu, sút kém. Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã nhận xét
vua Lý Anh Tông rằng: “Trong việc bỏ con nọ lập con kia, vua không mê
hoặc lời nói của đàn bà, ký thác được người phụ chính hiền tài, có thể gọi
là không thẹn với việc gánh vác. Song không phân biệt được kẻ gian tà,
không sáng suốt trong việc hình phạt, cho nên trời xuống tai biến để răn,
giặc cướp nổi lên, giềng mối rối loạn, không thể nói xiết” [11, tr. 232]. Các
vua lên ngôi đều nhỏ tuổi, chết yểu, ham thích tiền của, như vua Lý Cao
Tông “xây dựng không ngớt, ngao du không chừng mực, hàng ngày cùng
cung nữ dạo chơi làm vui, nghe ngoài thành có trộm cướp giả cách không
biết” [11, tr. 254], quyền hành triều chính dần dần nằm trong tay bọn quan
lại, mọt nước, hại dân. Trong khi “Người Tống sang cướp biên giới, dân ta
khó nhọc đối phó, giặc cướp dần nổi”, thì “Vua thì thích làm tiền, các quan
phần nhiều bán quan chức buôn hình ngục” [11, tr. 254]. Cùng với sự
khủng hoảng trầm trọng của đất nước và sự suy yếu của chính quyền trung
15
ương, là sự đói khổ, lầm than của đông đảo quần chúng nhân dân, những
người đang cam chịu sự bóc lột nặng nề nhằm phục vụ cho sự ăn chơi xa xỉ
của giai cấp thống trị; cam chịu nạn mất mùa, thiên tai liên tiếp xảy ra, năm
1156 “năm ấy đói to, một thăng gạo giá 70 đồng tiền” [11, tr. 243], năm
1208, dưới thời vua Lý Cao Tông trị vì (1176 – 1210) xảy ra hiện tượng
“Đói to, xác người chết đói nằm gối lên nhau” [11, tr. 255]. Bên cạnh đó,
các thế lực phong kiến nổi lên chống lại triều đình, chém giết lẫn nhau
hòng chia sẻ quyền lực, đất đai, chẳng hạn như vào tháng 2 năm 1212, lợi
dụng việc nhà vua Lý Huệ Tông sai đi chiêu mộ dân Châu Hồng để bắt
giặc cướp, Đoàn Thượng ( cùng vú nuôi với nhà vua) và là một hào trưởng
lớn, trấn giữ đất Hồng Châu (vùng Hải Dương – Hải Phòng) và nhân “thế
nước suy nhược, triều đình không có chính sách hay, mất mùa đói kém
luôn, nhân dân cùng khổ” đã tự tiện làm oai làm phúc, nhóm họp bè
đảng, đắp thành xưng vương, cướp bóc lương dân, triều đình không thể
ngăn được” [11, tr. 257-258] Ngoài ra, ở vùng biên giới, giặc Nguyên -
Mông hùng mạnh đang ngang dọc đánh chiếm các nước lân bang và sửa
soạn đại binh để đánh chiếm Đại Việt.
Trước tình hình đó, vua Lý bất lực đã phải dựa vào các thế lực khác
nhau cuối cùng là dựa vào nhà Trần, dần dần mọi quyền hành của vương
triều Lý đều do anh em, chú cháu người họ Trần nắm giữ. Trong cảnh loạn
ly của đất nước, thế lực nhà Trần đã dần chinh phục được các lực lượng cát
cứ nổi loạn, thâu tóm được mọi quyền hành trong triều đình, thế lực nhà Lý
mất dần. Do vua Lý Huệ Tông không có con trai nối dõi tông đường, nên
xuống chiếu nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Bằng mưu lược
của mình, Trần Thủ Độ, bấy giờ là em họ hoàng hậu vua Lý, đang giữ chức
Điện tiền chỉ huy sứ, chuyên lo sắp đặt mọi việc trong triều đình, đã chuyển
triều chính từ nhà Lý sang nhà Trần một cách êm thấm. Lý Chiêu Hoàng
16
nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, triều Trần chính thức được thiết lập
(11/12/1225).
Nhà Trần ra đời đã chấm dứt tình trạng hỗn loạn xảy ra từ khi nhà Lý
suy yếu, khôi phục và củng cố chính quyền trung ương tập quyền. Đất nước
Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vương triều Trần, trên nền tảng xã hội được
xây dựng tương đối ổn định và vững chắc từ thời Lý, đã tiếp tục duy trì và
phát triển một chế độ xã hội ổn định với kết cấu xã hội đa dạng. Dưới thời
Trần, kinh tế nông nghiệp phát triển, việc mở rộng giao lưu buôn bán trao đổi
hàng hóa đã đem đến sự phồn thịnh trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa. Nhưng
song hành với quá trình ấy, xã hội thời Trần cũng đã diễn ra sự phân hóa
mạnh mẽ, sự biến động sâu sắc về mặt kết cấu giai cấp xã hội. Một xã hội mới
với những đẳng cấp mới đã dần được hình thành. Có thể thấy, trong gần hai
thế kỷ tồn tại, xã hội Đại Việt thời Trần đã hình thành và tồn tại ba đẳng cấp
chính, đó là đẳng cấp quí tộc, tôn thất, quan lại trong chính quyền quân chủ;
đẳng cấp những người bình dân và đẳng cấp nô tỳ. Trong giai đoạn phồn thịnh
của nhà Trần, sự phân tầng xã hội là tương đối ổn định, nhưng càng về sau, do
những tác động, ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, kinh tế, cũng như sự phát
triển tất yếu của lịch sử, mà những biến động, sự chuyển dịch và phân hóa các
giai tầng xã hội càng thể hiện rõ. Sở dĩ như vậy bởi vì, mỗi một tầng lớp tồn
tại trong xã hội đều mang những đặc điểm riêng, được qui định bởi các nhân
tố như: nguồn gốc xuất thân, địa vị chính trị trong xã hội, quyền lợi kinh tế và
mức độ hưởng thụ của cải xã hội Đặc biệt, “một điều đáng lưu ý hơn nữa là
mỗi tầng lớp xã hội thời Trần đều mang đậm dấu ấn thời đại cùng với những
đặc điểm khác biệt, không hoàn toàn giống những người cùng giai tầng xã hội
với họ ở những thời đại trước hoặc sau đó” [48, tr.102].
Trước hết, trong nội bộ giai cấp thống trị đã phân hóa thành hai tầng
lớp, đó là tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần và tầng lớp địa chủ quan liêu,
17
mà cụ thể là các nho sĩ trong bộ máy quản lí (nho quan) của nhà Trần. Đây
là hai tầng lớp có sự khác nhau về kinh tế và địa vị xã hội, bao gồm nhà
vua, các vương hầu quý tộc và quan lại các cấp. Trong kết cấu đẳng cấp,
nhà vua giữ vai trò đặc biệt, là người đứng ở vị trí trung tâm cộng đồng, có
quyền sở hữu tối cao về danh nghĩa đối với toàn bộ ruộng đất, tài sản của
đất nước; lãnh đạo và điều hành mọi công việc của nhà nước, từ kinh tế,
chính trị đến văn hóa, quân sự Đặc biệt, ở thời Trần, vị trí độc tôn này cùng
do vua và Thái thượng hoàng nắm giữ. Tất cả các vua chỉ ở ngôi một số năm
rồi nhường ngôi cho con và lên làm Thái thượng hoàng. Việc làm này nhằm
đảm bảo vững chắc vị trí và khả năng nắm giữ chính quyền của dòng họ nhà
Trần, tránh những vụ tranh chấp ngai vàng trong hoàng tộc, đồng thời tập sự
cho vua trẻ điều hành việc triều chính. Trên danh nghĩa, họ giữ vai trò “cố
vấn” cho vua trẻ, song thực chất, Thái thượng hoàng là người quyết định mọi
công việc của quốc gia. Theo lời bàn của Ngô sĩ Liên: “Con đã lớn thì cho nối
ngôi chính, cha lui ở cung Thánh từ, xưng là Thượng hoàng, cùng trông coi
chính sự. Thực ra chỉ truyền ngôi để yên việc về sau, phòng khi thảng thốt mà
thôi, chứ mọi việc đều do Thượng hoàng quyết định. Vua nối ngôi không
khác gì Hoàng thái tử cả.” [60, tr. 31]. Tóm lại, “ở thời Trần, trên nguyên tắc,
quyền lực nhà vua là độc tôn, tuyệt đối, toàn diện và đa chức năng. Nhưng đó
chưa phải là một hiện tượng độc đoán chuyên chế, mà là một sự tập trung
quyền lực và thống nhất quản lí cần thiết” [49, tr. 284]. Chính vì vậy trong
một thời gian tương đối dài, các vua Trần đã có khả năng tập hợp được đông
đảo nhân dân, được nhân dân tin yêu, chung sức, đồng lòng, tiến hành thắng
lợi công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội cũng như chống ngoại xâm, sáng tạo
nên những giá trị rực rỡ của nền văn minh Đại Việt.
Đứng dưới vua, trong giai cấp thống trị là đẳng cấp thượng lưu cầm
quyền. Đó là khối vương hầu quí tộc tôn thất quan liêu gần gũi, giúp việc
18
cho vua cai trị đất nước. Bộ phận tôn thất nắm giữ những chức vụ cao nhất
trong triều đình, có ruộng phong, có trang ấp, phủ đệ, gia nô, nô tỳ với số
lượng lớn. Họ là những người thân thích của nhà vua. Khi một dòng họ
nắm trong tay chính quyền, việc quí tộc tôn thất phải nắm trọn vẹn tất cả
những chức vụ cao nhất trong triều đình đã trở thành quốc sách. Tháng 3
năm 1267, Trần Thánh Tông đã đặt ra cả một hệ thống tôn thất “kim chi
ngọc diệp” (cành vàng lá ngọc), dựa theo tiêu chuẩn “ngũ phục” để ấn định
họ hàng xa gần và cũng để qui định các tước hiệu khác nhau: “Tháng 3,
định lệ phong ấm cho hoàng tông, chính phái ngọc điệp của vương hầu
công chúa gọi là kim chi ngọc diệp; cháu ba đời được phong làm hầu và
quận vương, cháu bốn đời được tước minh tự, cháu năm đời được tước
thượng phẩm, tước y theo bản đồ năm bậc tang (3 năm, 1 năm, 9 tháng)”
[11, tr. 292]. Và rút kinh nghiệm từ triều Lý, để đề phòng nạn ngoại thích,
nhà Trần đã cho thi hành chế độ hôn nhân đồng tộc có một không hai trong
lịch sử, nhằm củng cố chặt chẽ mối liên hệ huyết thống, biến nó thành một
tập đoàn thống trị độc quyền gia đình trị có cùng chung một lợi ích, gắn bó
mật thiết cùng nhau. Về vấn đề này, như vào tháng 1 năm 1268, vua Trần
Thánh Tông đã từng nói với người tôn thất rằng: “Thiên hạ là thiên hạ của
tổ tông, người nối nghiệp tổ tông nên cùng với anh em trong họ hưởng phú
quý; tuy bên ngoài thì là cả thiên hạ phụng sự một người tôn quý, nhưng
bên trong thì ta cùng với các khanh là đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui
thì cùng vui, các khanh nên lấy câu nói ấy mà truyền cho con cháu để nhớ
lâu đừng quên, thế là phúc muôn năm của tôn miếu, xã tắc vậy” [11, tr.
292]. Như vậy, có thể nói, dưới thời Trần, tầng lớp quí tộc tôn thất đã giữ
một vai trò quan trọng, cùng với vua điều hành đất nước, tạo nên phương
thức cai trị chuyên chế dòng họ điển hình. Phương thức này thích ứng trong
một cơ chế phong kiến tập quyền mới được thành lập, tạo nên một thế lực
19
trung thành vừa được gắn bó bởi quan hệ huyết thống, vừa bị ràng buộc bởi
quan hệ vua tôi trong bộ máy chính quyền phong kiến quan liêu. Tuy vậy,
khi đất nước đi vào sự ổn định, phát triển thì đòi hỏi nhà Trần phải có một
sự quản lí, điều hành những công việc của đất nước một cách qui mô, toàn
diện hơn, nhất là về mặt hành chính và chuyên môn. Do đó, hệ thống quan
liêu cũng phải không ngừng được mở rộng, tầng lớp quý tộc quan liêu phải
được ra đời nhằm đáp ứng hiệu quả những nhu cầu mới của đất nước. Họ
chủ yếu là các nho sĩ và quan lại không thuộc dòng họ nhà Trần, không
được phong cấp đất đai và cũng không có nô tỳ. Họ được tuyển chọn chủ
yếu thông qua chế độ khoa cử Nho học. Các vua nhà Trần “chọn những
nho sinh hay chữ, bổ sung vào các, quán, sảnh, viện. Nguồn văn học được
giữ quyền bính bắt đầu từ đây” (năm 1267) [11, tr. 292]; tháng 9 năm 1253
và tháng 10 năm 1272, “xuống chiếu tìm người hiền lương (tài giỏi và có
đạo đức) thông hiểu kinh sách làm tư nghiệp Quốc tử giám, người biết
giảng tứ thư ngũ kinh sung vào hầu nơi vua đọc sách” [11, tr. 294]. Do vậy,
thành phần này vừa là những người phục vụ trực tiếp cho vua, vừa cùng
vua bàn luận, điều hành công việc chung của đất nước. Mặc dù ban đầu, họ
chỉ giữ những chức quan chuyên môn thuộc viện, sảnh mà chưa phải là các
chức quyền lãnh đạo, nhưng sử cũ đã ghi nhận: “Theo chế độ cũ, không
phải là nội nhân (hoạn quan), thì không được làm chức hành khiển, chưa
từng dùng người văn học (tức nho sĩ). Người văn học được giữ quyền bính
bắt đầu từ đây” [11, tr. 292]. Dần dần, cùng với sự xâm nhập và ảnh hưởng
ngày càng sâu rộng của Nho giáo, các nho sĩ đời Trần đã được bổ sung
ngày một nhiều vào tầng lớp quan liêu. Cho đến tháng 8 năm 1323, “Bấy
giờ quan ở trong triều như bọn Trần Thì Kiến, Đoàn Nhữ Hài, Đỗ Thiên
Hứ, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Dũ, Phạm Mại, Phạm Ngộ, Nguyễn Trung
Ngạn, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Lê Duy, Trương Hán Siêu, Lê Cư Nhân
20
nối nhau làm quan, nhân tài đầy dẫy” [11, tr. 357]. Như vậy, việc các nho sĩ
thời Trần xâm nhập ngày càng nhiều vào hàng ngũ quý tộc quan liêu, tiến
lên nắm giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình và bộ máy nhà
nước các cấp đã góp phần củng cố vững chắc hệ thống chính quyền nhà
nước, mang những tư tưởng của Nho giáo vào làm cho nó ngày càng đậm
dần tính chất quan liêu, chuyên chế, đồng thời cũng làm nhạt dần tính chất
quí tộc trong đẳng cấp quan liêu. Theo thời gian, họ thực sự dần trở thành
những người điều hành bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Như vậy, giai cấp thống trị nhà Trần mang trong mình tất cả những
đặc quyền, đặc lợi của một đẳng cấp thống trị phong kiến bóc lột, có một
lối sống khác biệt về cơ bản với đông đảo quần chúng nhân dân. Mặc dù
vậy, dưới thời Trần, tầng lớp quí tộc quan liêu vẫn chưa hoàn toàn thoái
hóa, họ vẫn đóng vai trò nhất định, quan trọng trong công cuộc bảo vệ, xây
dựng đất nước. Tuy nhiên, do sự khác nhau về kinh tế và địa vị xã hội như
đã đề cập ở trên, do sự khác nhau về những ràng buộc với triều đình, cũng
như những mâu thuẫn về tư tưởng dần nảy sinh trong quá trình phát triển;
hai tầng lớp quí tộc tôn thất và địa chủ quan liêu cũng đòi hỏi ở nhà Trần
một lý luận chính trị để liên kết họ thành một khối vững chắc, để có thể sử
dụng được tài năng trí tuệ của họ, đồng thời củng cố, bảo vệ được ngai
vàng của dòng họ mình.
Xã hội Đại Việt dưới thời Trần, bên cạnh sự hình thành tầng lớp quí
tộc tôn thất, quan liêu là sự mở rộng tầng lớp bình dân bao gồm ngoài đông
đảo những người nông dân sống trong các làng xã, là thợ thủ công và
thương nhân sống chủ yếu ở các đô thị hay các làng nghề truyền thống, là
các nho sĩ, sư tăng hay đạo sĩ Phần lớn các tầng lớp này là lực lượng sản
xuất chính làm ra của cải vật chất cho xã hội, đồng thời gánh vác hầu hết
các nghĩa vụ xã hội như: nộp tô thuế cho nhà nước, đắp đê chống lụt, tham
21
gia quân đội Từ thế kỷ XIV trở đi, cùng với quá trình phát triển thì sự
phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc trong xã hội, xuất hiện việc chiếm
đoạt ruộng đất nông dân của quý tộc như “Trần Thị Thái Bình là cung tần
của Thượng hoàng, tính tham lam, thường chiếm đoạt ruộng đất của nhân
dân” [60, tr. 102], sự kiệt quệ của quốc khố do mất mùa, thiên tai và chiến
tranh thuế má tăng cao mà nhiều nông dân bị bần cùng hóa. Trong những
năm đói kém, họ nổi lên cướp bóc, năm 1317 “bấy giờ trộm cướp bắt đầu
nổi lên” [60, tr. 102], và trở thành những người xiêu tán, khiến cho cộng
đồng nông thôn làng xã vốn được tạo dựng lâu đời, là nền móng kinh tế xã
hội của nhà nước phong kiến thời Trần thì giờ đây không còn thật sự vững
chắc. Như vậy, không chỉ có sự biến động trong nội bộ giai cấp thống trị
mà trong nội bộ dân chúng, cơ cấu về đẳng cấp và sự phân tầng xã hội cũng
không ngừng biến động. Do đó xét về quan hệ giai cấp, họ là tầng lớp bị
bóc lột; xét về cơ chế đẳng cấp, họ là đẳng cấp bên dưới và bị thống trị, bị
bóc lột.
Tầng lớp nông nô, nô tỳ do nhu cầu phục dịch cho quí tộc thống trị, do
bộ phận nông dân làng xã bị bần cùng hóa, mà tầng lớp này được hình
thành. Họ là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, là lực lượng lao động chủ
yếu trong các đại điền trang, thái ấp của quí tộc tôn thất nhà Trần. Chế độ
điền trang, thái ấp ngày càng phát triển thì tầng lớp nô tỳ ngày càng đông
đảo; mỗi vương hầu, tôn thất đều nuôi nhiều nô tỳ. Tuy nhiên, tầng lớp
nông nô, nô tỳ không hoàn toàn lệ thuộc vào chủ, có tự do nhân thân, có gia
đình và tài sản riêng, có thể chuộc lại thân phận bằng tiền để trở thành quan
nô. Ngoài nghĩa vụ trung thành tuyệt đối, sống chết với chủ, họ còn có
nghĩa vụ với nhà nước, tiêu biểu như Yết Kiêu, Dã Tượng là gia nô của
Hưng Đạo Vương, tham gia chiến đấu chống ngoại xâm và lập nhiều thành
tích. Họ cùng các tầng lớp khác đoàn kết, tạo sức mạnh chiến thắng kẻ thù.
22
Với kết cấu xã hội như thế, xã hội Đại Việt dưới thời Trần đã trải qua một
thời kỳ ổn định và phát triển lâu dài. Mặc dù giữa các tầng lớp có sự phân
biệt về địa vị chính trị, quyền lợi kinh tế, trách nhiệm xã hội nhưng nó
chưa tạo ra hố sâu ngăn cách về đẳng cấp quá rạch ròi, không tạo thành
những mâu thuẫn xã hội gay gắt, phá vỡ sự đoàn kết, đe dọa sự bình ổn của
thể chế chính trị.
Tóm lại, sự khôi phục và phát triển trên nhiều lĩnh vực của nền
kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp cùng với sự phân
hóa tương đối ổn định về kết cấu giai cấp trên bình diện xã hội đã tạo
cho nước Đại Việt thời Trần một thế nước vững mạnh. Sự hưng thịnh
ấy một mặt đã được thể hiện đậm nét trong đường lối trị nước của các
vua Trần; mặt khác, nhà nước và nhân dân thời kỳ này cần đến một lý
luận chính trị mới được xây dựng vừa dựa trên nhu cầu củng cố, khôi
phục và phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội, vừa dựa trên những
chuẩn mực đạo đức của giai cấp thống trị, lấy quan hệ gần gũi, chan
hòa thân tình giữa nhân dân và vua quan làm cơ sở để đề ra những chủ
trương, chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình phát triển và
để dưới nền tảng lý luận ấy, các tầng lớp nhân dân đều có thể cống hiến
hết sức lực, tài năng cho sự nghiệp xây dựng đất nước và để các vua
Trần có thể phát huy được sức mạnh tổng hợp của dân tộc với tinh thần
“vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà góp sức, giặc tự bị bắt”
[11, tr. 330], tạo thành một khối vững chắc làm nên sự ổn định và đạt
nhiều thành tựu của xã hội Đại Việt trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa và đặc biệt là ba lần đại thắng kẻ thù hung bạo, tô
đậm nét vàng son cho đất nước.
Cũng như nhà Lý trước kia, sau một thời kỳ thịnh trị, cuối nhà Trần
mà rõ nhất là từ thời vua Trần Dụ Tông trị vì (1341 – 1369) trở đi, thế chao
23
đảo trong xã hội lại xuất hiện. Khi đất nước đã hòa bình, độc lập, mâu
thuẫn giữa dân tộc với xâm lược ngoại bang đã tạm dịu đi, thì những mâu
thuẫn vốn có mầm mống từ trong nội bộ giai cấp thống trị lại bộc lộ và
ngày càng gay gắt. Sự sa đọa của tầng lớp thống trị, nạn ngoại thích và
những cuộc tranh chấp phe phái đã làm cho hệ thống vua quan đi dần đến
tình trạng khủng hoảng. Gay gắt hơn cả là mâu thuẫn giữa quý tộc tôn thất
nhà Trần và tầng lớp địa chủ quan liêu. Chế độ đại điền trang đã làm cho
tầng lớp quí tộc quan liêu ngày càng xâm phạm nhiều đến chế độ công hữu
ruộng đất làng xã. Họ xa rời việc quản lí nhà nước, lao vào làm giàu, dần
dần mất hết uy tín, không có năng lực. Việc vua Trần Anh Tông cho
Đoàn Nhữ Hài (nho sĩ) làm tri khu mật viện sự mà không cho quí tộc
tôn thất Bảo Hưng Vương dù được “rất yêu mến nhưng không được đặt
vào chức quan trọng vì không có tài” [60, tr. 123] cũng là vì lẽ đó. Mặt
khác, tình trạng nông dân mất đất, bị bần cùng hóa với số lượng ngày
càng nhiều đã phá hoại nghiêm trọng đến sự ổn định của hệ thống cộng
đồng làng xã. Bên cạnh đó, hàng ngũ nho sĩ ngày càng đông đảo, vai
trò ảnh hưởng của họ ngày càng trở nên cần thiết và được khẳng định
đã dần nắm các công việc quản lí hành chính nhà nước quan trọng. Một
khi nhà nước không còn khả năng bảo vệ và chăm lo đời sống nhân dân,
tạo ra sự bình ổn, hài hòa giữa các giai tầng xã hội thì sự bùng nổ
những cuộc đấu tranh giai cấp, những cuộc khởi nghĩa và nổi dậy của
quần chúng nhân dân là một tất yếu. Thực tiễn xã hội như thế đã đặt ra
cho giai cấp thống trị nhiệm vụ phải xác định một hệ tư tưởng lí luận
chính trị đáp ứng nhu cầu giải quyết ổn thỏa những mâu thuẫn gay gắt
nảy sinh trong xã hội lúc này.
24
1.1.2. Nhu cầu và nhiệm vụ thực tiễn đặt ra của quốc gia Đại Việt
thời Trần
Sự hình thành và phát triển về nội dung và tính chất của một tư tưởng
bao giờ cũng có mối liên hệ mật thiết với những nhu cầu xã hội. Một khi
lịch sử, xã hội đặt ra những vấn đề, nhu cầu và nhiệm vụ đòi hỏi con người
phải giải quyết; khi đó những quan điểm, tư tưởng của con người được
hình thành để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ thực tiễn của xã hội ấy. Xã hội
Đại Việt thời Trần cũng vậy, sự ra đời và phát triển của tư tưởng chính trị -
xã hội chủ yếu là nhằm đáp ứng nhu cầu của công cuộc dựng nước và giữ
nước, nhu cầu củng cố trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp phong
kiến đương thời.
Nhu cầu thống nhất về chính trị - xã hội và phát triển nền văn hóa Đại Việt
Là một triều đại vừa được thiết lập, giai cấp quý tộc tôn thất nhà Trần
muốn đứng vững trên ngai vàng để điều hành đất nước thì không có con
đường nào khác ngoài việc nhanh chóng ổn định trật tự xã hội và thống
nhất về tư tưởng chính trị. Qua các bộ Quốc sử cho thấy ngay sau khi nhà
Trần được thiết lập, có được ngôi báu, Trần Thủ Độ cùng với tôn thất nhà
Trần cùng nhau chung sức thực hành pháp trị để đè bẹp các thế lực cát cứ
trong nước, chấn hưng kinh tế, đại xá dân chúng, cải tổ lại bộ máy thống trị
điều hành đất nước từ trung ương đến địa phương và chuẩn bị lực lượng
đối phó với nguy cơ ngoại xâm Như vậy, với động thái chính trị rất phổ
biến mà các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử đã thực hiện đó là
chuyển giao quyền lực từ dòng họ này sang dòng họ khác, mà nhà Trần đã
có được thiên hạ. Đó cũng đồng thời là biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu
thống nhất đất nước, ổn định chính trị lúc bấy giờ. Nhu cầu đó buộc giai
cấp thống trị thời Trần phải cần đến một lý luận chính trị vừa khôn khéo,
vừa kiên quyết để chấm dứt sự thống trị của vương triều cũ, dẹp yên các
25
cuộc nổi dậy của các thế lực cát cứ, cướp giết trong nước, khôi phục và
phát triển nền kinh tế đang hết sức trì trệ; chuẩn bị lực lượng quân sự để
đối phó với kẻ thù ngoại bang đang chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
Nhu cầu củng cố trật tự xã hội, duy trì địa vị thống trị và bảo vệ lợi
ích của giai cấp cầm quyền
Nhà Trần cũng như các triều đại phong kiến khác ở Việt Nam đều
quan tâm đến nhu cầu xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước trung ương
tập quyền sao cho ngày càng lớn mạnh, vừa duy trì địa vị thống trị và đảm
bảo quyền lợi của giai cấp thống trị, vừa tạo ra một xã hội phong kiến có
trật tự và ổn định. Bên cạnh đó, để đáp ứng xu thế phát triển tất yếu của
lịch sử, thì nhiệm vụ tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước của một quốc
gia độc lập được đặt ra một cách khẩn thiết. Dựa trên những nền móng đầu
tiên dưới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, nhà Lý đã tổ chức một nhà nước
phong kiến tập quyền có quy mô, bước đầu đi vào quy củ và từng bước
hoàn thiện, nhà Trần nhiều lần ra sức kiện toàn bộ máy chính quyền chuyên
chế với những cơ quan hành chính chuyên trách từ trung ương đến địa
phương (được định vị trong các bộ Quốc triều thông chế và Quốc triều
thường lễ - soạn vào năm 1230 để thực hiện); biên soạn các điều luật thành
văn quy định cụ thể các công việc xử phạt, khen thưởng của triều đình cũng
như trong việc cai trị, quản lý xã hội (như định các điều về hình luật vào
năm 1244 và vào tháng 8 năm 1341, sai hai nho quan là Nguyễn Trung
Ngạn và Trung Hán Siêu khảo soạn bộ Hình thư,); nhiều lần định lại và
bổ sung quy chế thi cử, lựa chọn nguồn nhân sự cho triều đình, coi trọng
binh pháp, kỹ thuật quân sự và chế độ tuyển duyệt, huấn luyện quân binh
phục vụ cho những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Và chỉ có như
thế, nhà nước trung ương tập quyền dưới thời nhà Trần mới có khả năng
thống nhất được quốc gia, chống kẻ thù xâm lược, tiến hành khôi phục và
26
phát triển kinh tế, đạt được những thành tựu rực rỡ của văn minh Đại Việt.
Nhà nước phong kiến thời Trần được hình thành và phát triển thì giai cấp
phong kiến Việt Nam cũng ngày càng trưởng thành hơn với tư cách là giai
cấp thống trị. Và để củng cố quyền lợi, địa vị thống trị của mình, phát triển
những quan hệ kinh tế và xã hội có ích ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004726_1_0782_2002813.pdf